• Không có kết quả nào được tìm thấy

KINH DOANH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KINH DOANH"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI CƯƠNG

QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

TS Nguyễn Minh Đức

Chương 1. Giới thiệu

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 1

CHƯƠNG 3

CÁC NGUYÊN LÝ KINH TẾ CƠ BẢN TRONG QUẢN TRỊ

KINH DOANH

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 2

(2)

Các khái niệm về kinh tế

Kinh tế là gì?

Sự lưu thông tiền tệ thông qua các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ?

Sự tạo nên giá trị gia tăng

=> lợi nhuận cao nhất?

Là tạo nên sản phẩm có giá rẻ nhất?

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 3

Theo L. Robbins (1932): Kinh tế là môn khoa học nghiên cứu hành vi con người như là một mối quan hệ giữa mục tiêu và các nguồn lực khan hiếm được sử dụng để sản xuất theo những phương thức khác nhau.

"Economics is a science which studies human behavior as a relationship between ends and scarce means which have alternative uses."

Theo O. Lange (1963): Kinh tế Chính trị hay Kinh tế Xã hội là môn nghiên cứu các quy luật xã hội quy định các hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 4

(3)

Theo E. Malinvaud (1972): Kinh tế là môn khoa học nghiên cứu việc sử dụng các tài nguyên hữu hạn nhằm thoả mãn nhu cầu vô hạn của con người.

Một mặt, kinh tế học quan tâm đến các hoạt động sản xuất, sử dụng và phân phối sản phẩm.

Mặt khác, kinh tế quan tâm đến hệ thống tổ chức và hoạt động của hệ thống này nhằm hỗ trợ các hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 5

Sự khan hiếm

Sự khan hiếm là khái niệm về sự giới hạn khả năng cung cấp về sản phẩm vật chất hay dịch vụ. Trong sản xuất kinh doanh, tài nguyên/nguồn lực thường có hạn và không đủ để sản xuất/kinh doanh và thoả mãn nhu cầu vô hạn.

Nếu không khan hiếm, không có nhu cầu sử dụng nguồn lực một cách hợp lý

Nếu không khan hiếm, tất cả tài nguyên/nguồn lực đều được sử dụng tự do

“Something is said to be scarce when at a zero price, more is wanted than is available” (Steven Hackett, 1998)

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 6

(4)

Các ví dụ về sự khan hiếm

Bạn chỉ còn dư 2 viên kẹo để cho, nhưng trong nhóm có đến 5 bạn

Bạn chỉ có 2 ngày nghỉ cuối tuần nhưng bạn phải sử dụng khoảng thời gian này để đi học, tập thể thao, thăm viếng người thân, “bù khú” với bạn bè, dọn dẹp nhà cửa, hay đi làm thêm,…

Mức lương tháng của bạn chỉ là 15 triệu đồng nhưng phải chi trả cho tiền thuê nhà, tiền ăn uống, mua sắm vật dụng quần áo và đi du lịch,…

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 7

Một vùng núi hoang sơ nhưng cảnh quan rất đẹp là nơi trú ngụ và sinh trưởng của những loài động vật hoang dã nhưng cũng là đích đến của các tour du lịch; hơn nữa trong lòng đất lại chứa những khoáng sản đắt tiền có thể xuất khẩu mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước Một khu đất 1000 m

2

công cộng ở giữa khu cư xá có thể xây văn phòng điều hành kiêm bãi giữ xe nhưng cũng muốn được sử dụng để xây trường tiểu học và trạm y tế,…

Một ban giám đốc chỉ có 3 người nhưng phải phụ trách 1000 nhân viên ở 12 phòng ban và 27 phân xưởng sản xuất ở 27 tỉnh thành khác nhau

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 8

(5)

Sự lựa chọn

Sự hạn chế và khan hiếm được hình thành do các nhu cầu, đòi hỏi của con người là không thể thoả mãn, do vậy cần phải có sự chọn lựa

Nếu tất cả các hoạt động của con người là hoàn hảo thì trước tiên tất cả mọi người sẽ đáp ứng nhu cầu của chính bản thân họ

Những vật chất và sản phẩm có đòi hỏi cao sẽ được lựa trọn trước

Việc lựa chọn là nội dung cơ bản của kinh tế

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 9

Sự lựa chọn

Khi bạn không muốn làm một việc này, bạn có thể làm các công việc khác thay thế

Thời gian cũng là một tài nguyên có hạn nên phải lựa chọn các sử dụng thời gian phù hợp cho các công việc khác nhau

Trong cuộc sống, lựa chọn thường xảy ra nhất là việc sử dụng tài chính

Các nhà kinh doanh thường đặt câu hỏi “Tôi nên đầu tư bao nhiêu, và tôi có thể tiết kiệm bao nhiêu”

Hoặc trong cuộc sống chúng ta thường đặt câu hỏi nên chi bao nhiêu cho việc mua thực phẩm, quần áo, các hoạt động giải trí...

Con người thường cho rằng, ta không thể mua một vài thứ này nếu như ta vẫn còn mong muốn mua những thứ khác hơn

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 10

(6)

Sự lựa chọn

Phân tích kinh tế đòi hỏi một hệ thống giá trị được sử dụng để so sánh và phân loại các cách sử dụng tài nguyên khác nhau

hệ thống các ưu tiên về nhu cầu và đòi hỏi cũng như ưu tiên phân phối tài nguyên nhằm đạt được các nhu cầu đó

Do vậy, kinh tế trở thành môn khoa học về việc đưa ra các lựa chọn

Mỗi người có một hệ thống giá trị khác nhau nên một sự lựa chọn có thể là tốt nhất đối với người này nhưng chưa chắc là tốt nhất đối với người khác

TS Nguyễn Minh Đức 2012 ©

11

Chi phí cơ hội

Khi một tài nguyên được sử dụng cho một mục tiêu, chi phí cơ hội của sự lựa chọn đó là giá trị của sự lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua

Trong các lựa chọn, ta có thể đánh giá tính hợp lý bằng cách so sánh lợi ích mà sự lựa chọn đó tạo ra so với chi phí cơ hội của nó.

Hãy cho ví dụ về chi phí cơ hội!

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 12

(7)

Tính hợp lý về kinh tế

Một giả định quan trọng trong kinh tế đó là trong cuộc sống con người thường đưa ra các quyết định đúng đắn

Một con người kinh tế luôn lựa chọn cách sử dụng tài nguyên để tạo ra các lợi ích (hay sản phẩm) thoả mãn nhất trong điều kiện của họ

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 13

Đường giới hạn sản xuất

D 300

125

Đường giới hạn sản xuất thể hiện các lựa chọn sử dụng tiền đầu tư khác nhau

50 100 150 Lạp xưởng

125 275

200

C B

A

E Xúc xích

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 14

(8)

Mô hình kinh tế của quốc gia

TS Nguyễn Minh Đức 2012 ©

Người tiêu dùng nước

ngoài

Biên giới quốc gia Doanh nghiệp

trong nước

Người tiêu dùng trong

nước

Chính quyền

trong nước Chính quyền nước ngoài Doanh nghiệp

nước ngoài

15

Câu hỏi thảo luận

So sánh KINH TẾ VÀ KINH DOANH!

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 16

(9)

Một số lý thuyết kinh tế áp dụng trong quản trị

Lý thuyết về tiêu dùng – Qui luật cầu Lý thuyết về sản xuất – Qui luật cung

Sự hình thành giá trong các điều kiện thị trường khác nhau và dưới những tác động của chính sách khác nhau

Tối đa hoá lợi nhuận Tối thiểu hoá chi phí

Tối đa hoá sự thoả dụng - Sự lựa chọn của người tiêu dùng/người sản xuất

Định lượng và mô hình hoá

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 17

Hai mục tiêu cơ bản của kinh doanh

Tối thiểu hoá chi phí Tối đa hoá lợi nhuận

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 18

(10)

Tối đa hoá lợi nhuận

Lợi nhuận kinh doanh = Doanh thu – chi phí kinh doanh Lợi nhuận kinh tế = Lợi nhuận kinh doanh

– Chi phí cơ hội (vốn, lao động,…)

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 19

Tối đa hoá lợi nhuận

Giảm chi phí

(Chiến lược cạnh tranh về giá – Bertrand competition) Tăng doanh thu

(Chiến lược cạnh tranh về lượng -Cournot competition) Vừa tăng doanh thu vừa giảm chi phí

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 20

(11)

TS Nguyễn Minh Đức 2012

©

Lợi nhuận của quá trình sản xuất sẽ đạt tối đa khi giá trị của sản lượng biên (VMP - Value of the Marginal Product) bằng với giá của tài nguyên (đầu vào).

VMP = MPP . PY Lợi nhuận của sản xuất sẽ đạt tối ưu khi

VMP = MPP.PY= PX hay MPP = PX/PY PXlà giá củađầu vàoX

PYlà giá sản phẩm Y

Tối đa hóa lợi nhuận với 1 sản phẩm và 1 loại đầu tư

21

TS Nguyễn Minh Đức 2012

©

Tối ưu hóa sản xuất với 2 loại đầu vào thay thế

22

(12)

TS Nguyễn Minh Đức 2012

©

Tối ưu hóa sản xuất với 2 loại sản phẩm

23

TS Nguyễn Minh Đức 2012

©

Tỷ lệ thay thế sản phẩm biên (MRPS) MRPS = - ∆ Y

2

/ ∆ Y

1

thể hiện độ dốc của đường chuyển hoá sản phẩm.

Đường đẳng thu

thể hiện các khả năng kết hợp giữa 2 loại sản phẩm để tạo ra một khoản thu nhập không đổi.

Độ dốc của đường đẳng thu không thay đổi và có giá trị = - ∆ P

Y2

/ ∆ P

Y1

.

24

(13)

TS Nguyễn Minh Đức 2012

©

MPP = ∆ Y/ ∆ X

Tối ưu hóa sản xuất khi

∆ Y

2

/ ∆ Y

1

= - P

Y1

/P

Y2

hay

MPP

Y2

/MPP

Y1

= P

Y1

/P

Y2

hay

MPP

Y2

.P

Y2

= MPP

Y1

.P

Y1

25

Tối ưu hóa sản xuất với 2 loại sản phẩm

Vì sao phải tối thiểu hoá chi phí?

TS Nguyễn Minh Đức 2012 ©

• Nguồn lực giới hạn

• Áp lực cạnh tranh, tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm

• Chiến lược cạnh tranh về giá (Bernand competition)

Ví dụ: thương mai cá da trơn tại thị trường Mỹ

26

(14)

Các loại chi phí

TS Nguyễn Minh Đức 2012 ©

• Chi phí biến đổi + Chi phí cố định (bao gồm chi phí khấu hao)

• Chi phí trực tiếp + Chi phí gián tiếp

• Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được

• Chi phí sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất

• Chi phí sản phẩm vs Chi phí thời kỳ

27

Chi phí trên các báo cáo tài chính

CHI PHÍ SẢN PHẨM CHI PHÍ

NVL TT

CHI PHÍ LĐ TT

CHI PHÍ SXC SẢN PHẨM

ĐANG CHẾ TẠO

GIÁ VỐN HÀNG BÁN Sản phẩm

được bán

DOANH THU

- =

LÃI GỘP

-

CHI PHÍ BÁN HÀNG CHI PHÍ QUẢN LÝ DN

=

LÃI THUẦN BẢNG CÂN ĐỐI

KẾ TOÁN

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

THÀNH PHẨM Sản phẩm hoàn thành

nhập kho

CHI PHÍ THỜI KỲ

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 28

=

(15)

Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội của lao động

Tính hay không tính vào tổng chi phí?

Chi phí cơ hội của vốn

việc nhận 1 đồng ngày hôm nay có giá trị hơn 1 đồng trong tương lai

lãi suất kiếm được nhận 1 đồng sớm hơn Các khía cạnh: số lượng tiền, thời gian, lãi suất

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 29

Ý NGHĨA CỦA TÍNH TOÁN CHI PHÍ CƠ HỘI VỐN TIỀN TỆ TRONG KINH DOANH

- Thẩm định tài chính các cơ hội đầu tư - Định giá chứng khoán

- Quyết định về cơ cấu vốn, quản trị vốn

- Quyết định giữa việc mua hay thuê tài sản cố định - Quyết định vay hoặc cho vay vốn…

- Quyết định về chính sách bán chịu - Tính mức tiết kiệm thuế do khấu hao - Tính lãi suất ngầm

- Xác định giá trị tương đương hoặc khoản tiền thanh toán đều theo định kỳ

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 30

(16)

TS Nguyễn Minh Đức 2012

©

Chi phí chất lượng

31

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 32

Chi phí môi trường

(17)

Chi phí biên (MC - Marginal Cost)

Thể hiện mối quan hệ giữa chi phí và sản phẩm

Chi phí biên là chi phí tăng thêm cần thiết để tạo ra thêm một đơn vị sản phẩm.

Chi phí biên cho thấy bản chất của hàm sản xuất, mô hình sản xuất và chi phí biến đổi đối với một đơn vị sản phẩm.

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 33

Chi phí biên (MC) không được thể hiện trong khái niệm tổng chi phí (TC).

TC chỉ đơn thuần được tính bằng công thức TC = TFC + TVC.

Chi phí biên (MC - Marginal Cost)

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 34

(18)

Tổng chi phí trung bình (ATC - Average Total Cost)

Là tổng của chi phí biến đổi trung bình (AVC) và chi phí cố định trung bình (AFC).

ATC = AVC + AFC = TVC/Q + TFC/Q ATC còn được tính bằng công thức:

ATC = TC/Q

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 35

TS Nguyễn Minh Đức 2012 36 ©

(19)

Tối đa hoá lợi nhuận

mối quan hệ giữa MC và MR (doanh thu biên) quyết định lượng sản phẩm mà tại đó nhà sản xuất có thể tối ưu hoá lợi nhuận.

Trong sản xuất, tại thời điểm MC = MR thì hoạt động sản xuất sẽ mang lại lợi nhuận tối ưu.

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 37

Tối ưu hoá lợi nhuận

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 38

(20)

Tối ưu hoá lợi nhuận

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 39

Bốn môi trường kinh tế

Môi trường tự nhiên

Môi trường xã hội (bao gồm văn hoá, luật lệ, qui định,..) Môi trường kinh doanh

Môi trường ………..?

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 40

(21)

Môi trường tự nhiên

TS Nguyễn Minh Đức 2012 ©

Môi trường tựnhiên

TS Nguyễn Minh Đức 2012

Nhà sản xuất

Người tiêu dùng

Tái sửdụng

Tái sửdụng Chất tồn dư Phụphếphẩm

Hàng hóa

Nguyên vật liệu Chất thái

Chất thải

Môi trường tựnhiên Môi trường tựnhiên

Môi trường tựnhiên

41

Môi trường xã hội

Chính sách thuế/Chính sách ưu đãi,…

Hệ thống luật pháp Tôn giáo/tín ngưỡng Đặc điểm dân số

Sự năng động của xã hội Sự thay đổi trong lối sống Trình độ học vấn

Mức độ thất nghiệp

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 42

(22)

Môi trường kinh doanh

Mức độ lạm phát Chu kỳ kinh doanh

Thu nhập và phân bố thu nhập Nguồn cung cấp nguyên liệu Đối thủ cạnh tranh

Sức mua và thị hiếu của người tiêu dùng Hàng hoá thay thế

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 43

Sự thay đổi trong môi trường kinh doanh so với 20 năm trước

TS Nguyễn Minh Đức 2012 ©

• Sức mua gia tăng

• Hàng hóa phong phú

• Thông tin tràn ngập

• Lựa chọn thuận tiện

• Giao dịch dễ dàng

44

(23)

Câu hỏi thảo luận

Doanh nghiệp Việt Nam nên làm gì trước sự thay đổi của mơi trường kinh doanh?

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 45

TS Nguyễn Minh Đức 2012 ©

Nguồn lực kinh tế

NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG

NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH NGUỒN LỰC VẬT CHẤT

NGUỒN LỰC XÃ HỘI

O

46

(24)

TS Nguyễn Minh Đức 2012

©

Gồm tất cả các nguồn tiền mà người sản xuất/kinh doanh có được để phục vụ cho hoạt động sản xuất/kinh doanh.

vốn tự có (như tiền mặt, trang sức hay các loài gia súc có thể bán ngay để có tiền)

vốn vay (từ ngân hàng hay bạn bè, người thân) tiền trợ cấp

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

47

TS Nguyễn Minh Đức 2012

©

các cơ sở hạ tầng cơ bản các tư liệu sản xuất

Cơ sở hạ tầng (đường giao thông, nơi ở, nguồn cấp thoát nước, năng lượng và hệ thống truyền thông,… ) thường là các tài sản công cộng, có thể sử dụng mà không trả tiền trực tiếp

Các tư liệu sản xuất thường do sở hữu cá nhân hay tập thể hoặc có thể được thuê mướn

Việc thiếu thốn hay hạn chế trong việc tiếp cận tới các nguồn lực vật chất có thể là một trở ngại để phát triển sản xuất/kinh doanh

NGUỒN LỰC VẬT CHẤT

48

(25)

TS Nguyễn Minh Đức 2012

©

Gồm tất cả khả năng lao động, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và sức khỏe mà người quản trị có được để thực hiện các hoạt ơộng sản xuất/kinh doanh nhằm đạt được các kết quả và mục tiêu mong muốn

bao gồm cả số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động sẵn có

Vì sao cần quan tâm nguồn lực này?

NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG

49

TS Nguyễn Minh Đức 2012

©

Gồm tất cả những nguồn lợi thuộc về tự nhiên được sử dụng như nguyên liệu cho quá trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ

hàm chứa tất cả từ những tài sản chung cho mọi người như khí hậu, nhiệt độ, không khí, sự đa dạng sinh học cho đến các tài nguyên được sử dụng trực tiếp cho sản xuất như đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi,…

rất gần với các khái niệm rủi ro

NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN

50

(26)

Vì sao cần phải đánh giá nguồn lực tự nhiên?

Biến đổi khí hậu

nhiệt độ tăng cao

Mưa bão, lũ lụt, sạt lở,… nhiều hơn và khĩ dự báo hơn

Mực nước biển dâng cao, diện tích đất thu hẹp dần, thiếu thốn nguồn nước ngọt

Ơ nhiễm mơi trường => tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm về chất lượng và số lượng

Tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu khan hiếm dần (khống sản, dầu khí đốt,…)

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 51

TS Nguyễn Minh Đức 2012

©

Bao gồm các mạng lưới và sự liên kết ở các cấp khác nhau hay ở các ngành nghề khác nhau giữa những người hoạt động trong cùng một lĩnh vực, chia sẻ cùng loại lợi ích hay có cùng loại sở thích

gồm quyền thành viên trong việc tham gia các hiệp hội, đoàn thể và cả các mối quan hệ với các tổ chức khác nhau trong xã hội

Vì sao cần quan tâm nguồn lực này?

NGUỒN LỰC XÃ HỘI

52

(27)

CUNG CẦU VÀ CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 53

CẦU

-Nhu cầu(Needs) haynhu cầu tiêu dùngxuất phát từsở thíchhay mong muốn tiêu dùng (wants).

- Nhu cầu nếu không có khả năng tài chính để đáp ứng không thể gọi tắt làcầu(Demand).

- Cầucủa một loại sản phẩm được thể hiện ở những số lượng mà người tiêu dùngmuốn mua và có khả năng muaở các mức giá khác nhau, trong điều kiện tất cả các yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu đều không đổi.

- Cầu đối với một sản phẩm được thể hiện cụ thể thông quabiểu cầuđường cầu.

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 54

(28)

Đường cầu thị trường

Đường cầu thị trường bằng tổng cộng các đường cầu cá nhân theo phương nằm ngang (theo từng mức giá). Ký hiệu D (=Demand).

Đường cầu thị trường dốc xuống về phía phải, thể hiện quan hệ nghịch giữa giá sản phẩm (P) và lượng cầu sản phẩm (Q).

Mối quan hệ nghịch này được gọi là qui luật cầu.

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 55

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 56

Đường cầu

Vì sao đường cầu dốc xuống?

Các yếu tố nào làm dịch chuyển đường

cầu?

D P

15 10

Đường cầu 5

200

100 300 Q

(29)

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 57

Các yếu tố nào làm dịch chuyển đường cầu?

Thị hiếu người tiêu dùng Lượng người mua tiềm năng Sự kỳ vọng về giá

Thu nhập người tiêu dùng Giá của hàng hóa liên quan Phong tục tập quán

D P

15 10

Đường cầu

5

100 200 300 D’

Q

Đường cầu

CUNG

Cung thể hiện số lượng sản phẩm mà nhà sản xuất sẵn sàng sản xuất và bán ra thị trường ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Cung của một sản phẩm được thể hiện cụ thể thông qua biểu cung và đường cung.

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 58

(30)

Đường cung cá nhân và đường cung thị trường Đường cung thị trường bằng tổng cộng các đường

cung cá nhân theo phương nằm ngang (theo từng mức giá).

Ký hiệu S (Supply).

Đường cung thị trường dốc lên về phía phải, thể hiện quan hệ thuận giữa giá sản phẩm (P) và lượng cung sản phẩm (Q).

Mối quan hệ thuận này được gọi là qui luật cung.

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 59

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 60

Vì sao đường cung dốc lên?

Giá sản phẩm tăng thúc đẩy sản lượng tăng nhằm tối đa hóa

………..……

……..?

Các yếu tố nào làm dịch chuyển đường cung?

D P

15 10

Đường cung

5

200

100 300

S

Q

Đường cung

(31)

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 61

Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung

Chính sách nhà nước Công nghệ - Kỹ thuật Số lượng người sản xuất Sự kỳ vọng về giá của nhà sản xuất

Giá của các yếu tố đầu vào Khả năng sinh lợi của hàng hoá thay thế

Q P

15 10

Đường cung 5

200

100 300

S S’

Đường cung

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 62

Cân bằng thị trường

Cân bằng thị trường xảy ra khi nào?

Ở mức giá 15, hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Ở mức giá 5, hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Khái niệm về “bàn tay vô hình” D

P

15 10

Cân bằng thịtrường (market equilibrium) 5

200

100 300

S

Q

(32)

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC

TS Nguyễn Minh Đức 2012 © 63

P

O Q

D S

P0

Q0 P1

QS QD

Khan hiếm

Tác động của giá trần đến lượng cung và cầu hàng hóa

Giá trần là mức giá tối đa của một hàng hóa trên thị trường do chính phủ qui định.

Giá trần

TS Nguyễn Minh Đức 2012 ©

64

(33)

CS0 PS0 P

O Q

D S

P0

Q0 P1

QS QD

Khan hiếm

Tác động của giá trần đến lượng cung và cầu hàng hóa

Giá trần là mức giá tối đa của một hàng hóa trên thị trường do chính phủ qui định.

Giá trần

PS1 CS1

TS Nguyễn Minh Đức 2012 ©

65

Tác động của giá sàn đến lượng cung và cầu hàng hóa

P

O Q

D S

P0

Q0 Pf

QD QS

Dư thừa

Giá sàn

Giá sàn là mức giá tối thiểu của một hàng hóa trên thị trường do chính phủ qui định.

66

(34)

P

O Q

D S

P0

Q0 Pf

QD QS

Tác động của giá sàn đến lượng cung và cầu hàng hóa Dư thừa

PSo

Giá sàn

Giá sàn là mức giá tối thiểu của một hàng hóa trên thị trường do chính phủ qui định.

PSCS1o

CS1

?

TS Nguyễn Minh Đức 2012 ©

67

P

O Q

D S

P0

Q0

Tác động của thuế đến giá cả và lượng hàng hóa tiêu thụ Q’

PD

PS

T

PD= giá người tiêu dùng trả

PS= giá người sản xuất nhận

Thuế

TS Nguyễn Minh Đức 2012 ©

68

(35)

CSo

PSo

P

O

Q

D S

P0

Q0

Tác động của thuế đến giá cả và lượng hàng hóa tiêu thụ Q’

PD

PS

T

PD= giá người tiêu dùng trả

PS= giá người sản xuất nhận

Thuế

?

PS1 CS1

?

TS Nguyễn Minh Đức 2012 ©

69

P

O Q

D S

P0

Q0

Sự phân chia gánh nặng tiền thuế giữa người sản xuất và người Q’

PD

PS

T

PD= giá người tiêu dùng trả

PS= giá người sản xuất nhận Khoản thuế người tiêu dùng gánh chịu

Khoản thuế người sản xuất gánh chịu

70

(36)

P

O Q

D S

P0

Q0

Sự phân chia gánh nặng tiền thuế giữa người sản xuất và người tiêu dùng (cầu co giãn theo giá ít hơn cung)

Q’

PD

PS

T

Khoản thuế người tiêu dùng gánh chịu

Khoản thuế người sản xuất gánh chịu

TS Nguyễn Minh Đức 2012 ©

71

P

O Q

D S1

P0

Q0

Tác động của trợ cấp đến giá cả và lượng hàng hóa tiêu thụ Qs

PD PS

s

PD= giá người tiêu dùng trả PS= giá người sản xuất nhận

S2

TS Nguyễn Minh Đức 2012 ©

Trợ cấp

72

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mô hình “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm gạo hữu cơ Quế Lâm của người tiêu dùng Thành phố Huế” sẽ sử dụng mô hình hành động hợp lý (TRA)

Qua các bước phân tích ở trên, các yếu tố như thương hiệu, sản phẩm, giá cả, chuẩn mức chủ quan thực sự ảnh hưởng đến quyết định liệu rằng một người tiêu dùng có

Theo đó, các nội dung được tác giả mô tả: lý luận cơ bản về hành vi người tiêu dùng, lý thuyết hành động hợp lý TRA, lý thuyết hành động có kế hoạch TPB, … Sau đó,

Thứ ba, đề tài đã đề xuất mô hình và thang đo nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định của khách hàng đối với sản phẩm ngói màu Thiên Tân tại thành

Trong mô hình này có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa thái độ và ý định hành vi, sự khác biệt giữa thái độ và ý định sẽ xảy ra khi người tiêu dùng không

 Giai đoạn 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên cơ sở lý luận đã được kết hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp từ đó xác định các nhân

Đối với giá trị kế thừa của công trình nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu khác có thể dựa theo hướng nghiên cứu mà tôi đã phát triển, để phân tích sâu hơn về những vấn đề

Thang đo mô hình TRA sẽ được dùng để đo lường nhận thức của khách hàng đối với các thuộc tính của dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đông Á Huế, đo lường vai trò