• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31:

Ngày soạn: Ngày 13/04/2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2022 Toán

Tiết 151: LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt:

- Củng cố về viết số và chuyển đổi đơn vị đo, tính giá trị biểu thức.

- Chuyển đổi được số đo khối lượng. Tính được giá trị của biểu thức chứa phân số.

- Chăm chỉ, trung thực II.Đồ dùng dạy học:

- GV: máy tính, BGĐT - HS: SGK, VBT

III. Các hoạt động dạy học:

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

30’

1.Khởi động

+ Nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó - GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài - GV nhận xét, đánh giá.

2. HĐ thực hành Bài 1

- Củng cố cách viết số có nhiều chữ số.

Bài 2

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- Cho HS chia sẻ trước lớp cách đổi các đơn vị đo khối lượng

+ B1: Vẽ sơ đồ

+ B2: Tìm tổng số phần bằng nhau + B3: Tìm số lớn, số bé

Cá nhân - Lớp Đáp án: a. 365 847 b. 16 530 464 c. 105 072 009

Cá nhân – Lớp Đáp án:

a)2 yến = 20 kg 2yến 6kg = 26kg b)5 tạ = 50 kg

5tạ 75 kg = 575 kg c) 1 tấn = 1000kg

(2)

5’

Bài 3

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- Gọi HS chia sẻ bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét, chốt đáp án đúng.

*KL: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức với phân số

Bài 4:

- Gọi 1 HS đọc và xác định đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm;

+ Bài toán thuộc dạng toán gì?

(...tổng - tỉ)

- Gọi HS nhắc lại các bước giải bài toán ...tổng - tỉ

- Nhận xét, chốt đáp án đúng.

3. Hoạt động vận dụng Bài 5

Yêu cầu hs làm bài tập

- Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị sau

2tấn800kg = 2800kg 3/4tấn = 750 kg 6000kg = 60 tạ.

Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp Đáp án:

a)5221107 104 105 107 58

b) 72

71 72 60 72 131 6 5 72 131 6 5 8 11 9

4

a)209 158 x125 209 92107 18059

d)32:54:127 3245:127 65127 107

Cá nhân – Lớp

Bài giải Ta có sơ đồ :

Gái : |----|----|----|----| 35 học sinh Trai : |----|----|----|

Tổng số phần bằng nhau là:

3 + 4 = 7 (phần)

Số HS trai là: 35 : 7 x 3 = 15 (HS) Số HS gái là: 35 - 15 = 20 (HS) Đáp số: 15 hs trai; 20 hs gái.

- Hình vuông và hình chữ nhật đều có 4 góc vuông, các cặp cạnh đối song song với nhau.

- Hình chữ nhật và hình bình hành đều có các cặp cạnh đối diện song song và

(3)

bằng nhau.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….……….

………..--- Tập làm văn

Tiết 62: MIÊU TẢ CON VẬT (Kiểm tra viết) I. Yêu cầu cần đạt

- Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).

- Diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực.

- HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ các loài vật.

- Giáo dục HS tính cẩn thận, trình bày bài viết sạch sẽ, khoa học.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ.

- HS: Giấy kiểm tra

III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5 p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật, gồm các câu hỏi trong hộp quà:

+ Em hãy nêu cấu tạo một bài văn miêu tả con vật.

+ Em hãy nêu các bộ phận của con gà.

+ Chú mèo mà em biết có màu lông như thế nào?

+ Em hãy tìm một số động từ chỉ hoạt động của một chú chó…

- GV nhận xét, tuyên dương, tặng quà cho HS.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập (30p) - GV treo bảng phụ ghi đề bài. HS đọc đề và lựa chọn.

+ Em chọn đề bài nào? Tại sao?

- Yêu cầu HS phải lập dàn bài ra vở nháp, từ đó phát triển thành bài văn.

- GV quan sát HS viết bài.

- Yêu cầu HS đọc soát bài sau khi hoàn

- HS tham gia chơi trò chơi.

+ Bài văn miêu tả con vật gồm ba phần:

Mở bài, thân bài, kết bài.

+ Thân, bộ lông, đầu, mỏ, hai mắt, hai chân, cựa, cánh, đuôi...

+ Màu đen, trắng, vàng, vằn trắng đen, khoang đen trắng, khoang vàng trắng, mèo tam thể...

+ Sủa, rình bắt, lim rim, rượt đuổi, chảy, nhảy, đi bằng hai chân, ngủ, vẫy đuôi, nằm, ngoe nguẩy đuôi....

- HS tuyên dương.

1. Tả một con vật nuôi trong nhà.

2 . Tả một con vật nuôi ở vườn thú.

3. Tả một con vật em chợt gặp trên đường.

4. Tả một con vật lần đầu tiên em thấy tên báo hay trên truyền hình, phim ảnh.

- 3- 5 HS nêu ý kiến cá nhân.

+ ND bài: Từng phần.

+ Bố cục của bài.

+ Cách sử dụng câu, chữ.

- HS viết bài.

(4)

thành bài kiểm tra.

- Thu bài viết của HS.

- GV nhận xét.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p) + Ngoài con vật mà em tả trong bài viết thì em còn yêu thích con vật nào?

- Yêu cầu HS về nhà tả một con vật mà em yêu thích.

- HS thực hiện kiểm tra lại bài.

- Lắng nghe.

- HS kể.

- HS lắng nghe nhiệm vụ.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….……….

………..--- Luyện từ và câu

Tiết 64 : THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU I. Yêu cầu cần đạt

- Nhận diện được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT1, mục III).

- Điền được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu (BT2, BT3).

- Giáo dục cho HS những mối quan hệ trong cuộc sống.

* Giảm tải: Mục I, II, phần luyện tập chỉ yêu cầu tìm hoặc thêm trạng ngữ (Không yêu cầu nhận diện trạng ngữ gì).

II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu:(5’)

- Em hãy HS đặt câu trong đó có sử dụng từ ngữ thể hiện sự lạc quan- yêu đời?

+ Dẫn dắt giới thiệu bài: Các câu vừa đặt thể hiện sự lạc quan, yêu đời. Vậy để được câu văn hay hơn, ta cần thêm trạng ngữ như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (20’)

Bài tập 1:(Không yêu cầu nhận diện trạng ngữ gì?)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS trao đổi và thảo luận theo nhóm đôi làm bài vào VBT, 2 nhóm làm bài trên bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm, nhận xét - Chữa bài. Kết luận lời giải đúng.

- HS nối tiếp nhau đặt câu.

- Lớp nhận xét.

* Thảo luận cặp đôi - 1 HS nêu yêu cầu bài

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng, lớp đọc thầm: Tìm trạng ngữ.

- HS thảo luận làm bài

- 2 HS lên bảng làm bảng phụ, lớp làm VBT.

Đáp án :

a) Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, b) Vì tổ quốc,

c) Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

(5)

+ Trạng ngữ trong mỗi câu trên trả lời cho câu hỏi nào?

* Kết luận: Bộ phận tả lời câu hỏi: Để làm gì? vì cái gì? Nhằm mục đich gì là trạng ngữ trong câu. Các em sẽ tìm trạng ngữ thích hợp để điền vào câu văn qua nội dung BT2.

Bài tập 2: (Không yêu cầu nhận diện trạng ngữ gì?)

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- Gọi HS đọc bài làm, nhận xét.

- Chữa bài. Kết luận lời giải đúng.

* Kết luận: Các em đã thêm được trạng ngữ thích cho các câu văn rất là hay. Vậy để thêm chủ ngữ, vị ngữ vào trạng ngữ để được những câu văn đúng và hay hơn, chúng ta cùng làm BT3.

3. Hoạt động luyện tập (10’) Bài tập 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài

- Yêu cầu HS suy nghĩ, tảo đổi cặp đôi làm bài

- Gọi 1 cặp đọc các câu đã đặt, nhận xét - GV nhận xét, chữa lỗi dùng từ của HS.

- Kết luận: Qua các bài tập các em đã tìm được trạng ngữ, thêm chủ ngữ, vị ngữ để cho câu văn hoàn chỉnh. Vậy các em sẽ sử dụng trạng ngữ trong câu nói, câu viết sao cho phù hợp và hay nhé.

4. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- Em hãy thêm trạng ngữ để được câu văn hay

+ …., em sẽ chăm chỉ học hành.

+ …, em sẽ thực hiện tốt 5K.

+ Qua giờ học, em nắm được kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học, áp dụng vào đặt câu khi nói và viết cho phù hợp.

- Chuẩn bị bài sau: MRVT: Lạc quan - Yêu

cho học sinh, a) Để làm gì?

b) Vì cái gì?

c) Nhằm mục đích gì?

* Làm bài cá nhân

- HS đọc yêu cầu của BT2: Tìm các trạng ngữ thích hợp điền vào chỗ trống

- HS làm bài, phát biểu ý kiến - 1 HS lên làm bài, chữa bài.

a) Để dẫn nước vào ruộng, ...

b Để trở thành những người có ích cho xã hội,...

c. Để có sức khỏe dẻo dai,...

* Làm bài theo cặp

- 1 HS đọc nội dung bài tập

- HS suy nghĩ trao đổi làm bài, 2 cặp làm trên bảng phụ

- Các cặp khác đọc bài làm, nhận xét a) Chuột thường gặm các vật cứng.

b) Lợn thường lấy mõm dũi đất lên.

- HS lắng nghe.

+ Để đạt kết quả cao, em sẽ chăm chỉ học hành.

+ Để phòng chống dịch covid19, em sẽ thực hiện tốt 5K.

- 2,3 HS nêu

(6)

đời.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….

………

…….….….--- Lịch sử

TIẾT 31: TỔNG KẾT I. Yêu cầu cần đạt:

- Hệ thống những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Văn Lang-Âu Lạc đến thời Nguyễn): Thời Văn Lang- Âu Lạc; Hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc; Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý, thời Trần, thời Hậu Lê, thời Nguyễn.

- Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung.

- Sử dụng lược đồ, bản đồ và sử dụng SGK để thảo luận nhiệm vụ tìm hiểu nội dung bài.

- HS hoàn thành được phiếu học tập; HS nêu được cảm xúc về các nhân vật lịch sử.

- Tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước và và giữ nước của dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học:

Băng thời gian biểu thị các thời kì Lịch sử trong sách giáo khoa được phóng to III. Hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (4’):

- GV cho HS nghe trích đoạn các bài hát:

+ Bài hát các em vừa nghe nói về nhân vật lịch sử nào của nước ta?

- GV: Đó là những nhân vật tiêu biểu qua các thời kì của nước ta.

+ Những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX là gì?

+ Ngoài các nhân vật vừa kể trên còn có những nhân vật tiêu biểu nào nữa?

Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài ngày hôm nay.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Sự kiện tiêu biểu từng thời kì của nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữ

thế kỉ XIX (10’)

- GV đưa ra băng thời gian, giải thích băng thời gian và yêu cầu HS điền nội dung các thời kì, triều đại vào ô trống cho chính xác .

2.2. Hoạt động 2: Công lao của các nhân vật tiêu biểu: (10p)

- HS nghe các bài hát

- Nói về Hai Bà Trưng, Quang Trung, Trần Hưng Đạo,...

- HS làm việc theo nhóm sau đó phát biểu.

+ Buổi đầu dựng nước và giữ nước

+ Bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN

+ Các vua Hùng sau đó là An Dương Vương

+ Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng.

+ Nền văn minh sông Hồng ra đời.

(7)

- GV đưa ra một danh sách các nhân vật lịch sử + Hùng Vương

+ An Dương Vương + hai Bà Trưng + Ngô quyền +Đinh Bộ Lĩnh + Lê Hoàn +Lí Thái Tổ

- Gv yêu cầu một số nhóm HS ghi tóm tắt công lao của các nhân vật lịch sử trên.

3. Hoạt động Luyện tập (10’)

- GV đưa ra một số địa danh, di tích lịch sử, văn hoá có đề cập trong sách giáo khoa như :

+ Lăng vua Hùng + Thành Cổ Loa + Sông Bạch Đằng

- Gv gọi một số HS điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh, di tích lịch sử, văn hoá.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5’) - GV cho HS suy nghĩ trình bày cảm nghĩ về nhân vật lịch sử mà em yêu thích nhất.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà ôn tập, củng cổ lại bài.

- Dặn dò chuẩn bị bài sau: Lịch sử địa phương (Bài 2) Hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.

- HS thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm nêu tên và trình bày về cống hiến của các nhân vật lịch sử.

+Lí Thường Kiệt +Trần Hưng đạo +Lê thánh Tông Nguyễn Trãi + Nguyễn Huệ v..v....

- Đại diện các nhóm nối tiếp trình bày - Thành Hoa Lư

+ Thành Thăng Long +Tượng phật A-di -đà v.v....

- HS thực hiện, HS nhận xét, bổ xung - HS trình bày

- HS ghi bài, tự ôn IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….………..

……….…

---

Ngày soạn: Ngày 13/04/2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2022 Toán

(8)

Tiết 152: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HK II ---

Tập làm văn

Tiết 63 : ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. Yêu cầu cần đạt

- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Thư chuyển tiền (BT1); bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi (BT2).

* Điều chỉnh nội dung: Bài 1: (Trang 152): Thay mẫu thư chuyển tiền mới nhất.

- Có thái độ đúng mực trong giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp, chọn ngôn ngữ phù hợp.

- HS có ý thức tham gia tích cực các hoạt động học tập.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ; Mẫu thư chuyển tiền.

- HS: SGK, VBT TV.

III. Các ho t đ ng d y h c ch yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- GV tổ chức cho HS khởi động bằng trò chơi “ Bông hoa may mắn”.

- GV nhận xét, dẫn vào bài mới.

- GV giới thiệu: Khi đi du lịch thăm người thân, hay đến một nơi nào nào đó các em đã biết điền vào tờ giấy tạm trú tạm vắng. Vậy để điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Thư chuyển tiền; ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi như thế nào? Cô cùng các em vào tiết học này nhé!

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30 p) Bài 1: Em cùng mẹ ra bưu điện gửi tiền về quê biếu bà. Hãy giúp mẹ điền những điều cần thiết vào mẫu "thư chuyển tiền" dưới đây.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.

- GV hướng dẫn HS thay mẫu thư chuyển tiền mới nhất.

- GV lưu ý HS các tình huống của bài tập:

giúp mẹ điền những điều cần thiết vào mẫu Thư chuyển tiền về quê biếu bà.

- GV giải nghĩa những chữ viết tắt, những từ

- HS tham gia khởi động:

+ HS 1: Đọc đoạn mở bài cho bài văn miêu tả con vật theo cách mở bài gián tiếp.

+ HS 2: Đọc đoạn kết bài cho bài văn miêu tả con vật theo cách kết bài mở rộng.

- HS nhận xét.

- Theo dõi

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS chú ý - Lắng nghe.

(9)

khó hiểu trong mẫu thư:

+ SVĐ, TBT, ĐBT (mặt trước, cột phải, phía trên): là những kí hiệu riêng của ngành bưu điện, HS không cần biết.

+ Nhật ấn (mặt sau, cột trên): dấu ấn trong ngày của bưu điện.

+ Căn cước (mặt sau, cột giữa, trên): giấy chứng minh thư.

+ Người làm chứng (mặt sau, cột giữa, dưới): người chứng nhận việc đó nhận đủ tiền.

- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung (mặt trước & mặt sau) của mẫu thư.

- GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu thư:

+ Mặt trước tờ mẫu cần điền:

Ghi rõ ngày, tháng, năm gửi tiền.

Ghi rõ họ tên mẹ em (người gửi tiền).

Ghi bằng chữ số tiền gửi.

Họ tên, địa chỉ của bà (người nhận tiền) Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em nhớ viết vào ô dành cho việc sửa chữa.

+ Mặt sau cần điền:

Em thay mẹ viết thư ngắn, gọn vào phần riêng để viết thư đưa mẹ kí tên.

Các phần còn lại các em không phải viết.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu 1 số HS trình bày bài làm của mình.

- GV nhận xét và khen những HS điền đúng, đẹp.

*GV kết luận: Các em cần lưu ý điền đúng các mục theo phiếu. Nếu chưa rõ các em có thể tham khảo mẫu hoặc hỏi người lớn.

Bài 2: Theo em, khi nhận được tiền kèm theo thư chuyển tiền này, người nhận cần viết những gì vào bức thư để trả lại bưu điện ?

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Hướng dẫn HS viết mặt sau thư chuyển tiền:

Mặt sau thư chuyển tiền dành cho người nhận tiền. Nếu khi nhận được tiền các em cần điền đủ vào mặt sau các nội dung sau:

+ Số chứng minh thư của mình.

+ Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình.

+ Kiểm tra lại số tiền.

- Theo dõi

- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung (mặt trước & mặt sau) của mẫu thư.

- Cả lớp nghe GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu thư.

- 1 HS đóng vai em HS điền giúp mẹ vào mẫu thư chuyển tiền cho bà – nêu trước lớp: Em sẽ điền nội dung vào mẫu thư Chuyển tiền như thế nào ?

- Cả lớp điền nội dung vào mẫu thư chuyển tiền.

- Một số HS đọc trước lớp thư chuyển tiền đó điền đủ nội dung.

- HS nhận xét - Lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe.

(10)

+ Kí đã nhận được đủ số tiền gửi đến vào ngày tháng năm nào? tại địa chỉ nào ?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu 1 số HS báo cáo bài làm của mình.

HS khác nhận xét.

- GV chốt cách điền vào giấy tờ in sẵn.

GV kết luận: Người nhận tiền phải viết:

+ Số chứng minh nhân dân.

+ Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình.

+ Kiểm tra lại số tiền được lĩnh xem có đúng số tiền ghi ở mặt trước thư chuyển tiền không.

+ Kí nhận đã nhận đủ số tiền đã gửi đến vào ngày, tháng, năm nào, tại địa điểm nào.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

- GV cho HS tìm hiểu về mẫu giấy chuyển tiền hiện nay tại ngân hàng và các hình thức chuyển tiền mới .

+ Ngoài các loại giấy tờ in sẵn trên, em còn biết thêm loại giấy tờ in sẵn nào nữa?

- GV kết luận: Có rất nhiều loại giấy tờ in sẵn khác nhau. Tuy nhiên mỗi cái đều có ý nghĩa và công dụng khác nhau. Các em lưu ý điền cho đúng mẫu theo hướng dẫn.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà hoàn thành phiếu và biết vận dụng bài trong cuộc sống.

- Dăn HS chuẩn bị bài sau: Trả bài văn miêu tả con vật.

- HS viết vào mẫu thư chuyển tiền.

- Từng em đọc nội dung thư của mình.

- Lớp nhận xét.

- HS theo dõi .

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS theo dõi.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….

………

……….… --- Ngày soạn: Ngày 13/04/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2022 Toán

Tiết 153 : ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt:

- Ôn tập giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.

(11)

- Chăm chỉ, trung thực II. Đồ dùng dạy học:

- GV: máy tính, BGĐT - HS: SGK, VBT

III. Các hoạt động dạy học:

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

5’

30’

1. Khởi động

- Cho HS chữa bài tập tiết trước.

- Nhận xét, đánh giá.

2. Hoạt động thực hành Bài 1: Viết các số

- Nêu YC bài tập.

- Cho hs tự làm bài- chữa bài.

- Cho hs tự làm.

- Nhận xét đưa ra kết quả đúng.

- Chốt lại.

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Nêu yc bài tập.

- YC tự làm bài.

- Gọi hs nêu kết quả bài làm của mình.

- Nhận xét - chốt kết quả đúng.

Bài 3: Tính

- Gọi hs nêu yc bài tập:

? Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu ta làm ntn?

- Gọi hs làm bài trên bảng.

- Dưới lớp làm VBT theo cặp.

- Nhận xét - chốt lại lời giải đúng.

Bài 4:

- Thực hiện yc của gv.

- Nêu yc bài tập.

- Tự làm bài vào vbt.

- 1 hs làm trên bảng phụ.

- Nhận xét - chữa bài.

KQ: 365 847; 16 530 464;

105 072 009.

- Nêu yc bài tập.

- Tự làm bài vào vbt.

- Nhận xét bài bạn.

a. 2yến = 20kg 2yến6kg = 26kg b. 5tạ = 500kg 5tạ75kg = 575kg c. 1tấn = 10 tạ 52 tạ = 40kg 1tấn = 1000kg 6000kg = 60tạ - Nêu yc bài tập.

- Quy đồng mẫu số các phân số.

- Làm bài theo cặp.

- Đọc kết quả.

- Nhận xét.

- Nêu yc bài tập.

(12)

5’

- Gọi hs nêu yc bài tập.

- YC hs thảo luận tìm cách giải bài toán.

- Làm bài tập- 1 hs lên bảng chữa bài.

- Nhận xét - chốt kq đúng.

Bài 5:

- Gọi hs nêu yc bài tập.

- Cho hs suy luận cùng thảo luận với các bạn làm bài.

- Nhận xét - chốt lại.

3. Hoạt động vận dụng

*Mục tiêu: củng cố kiến thức

Bài hôm nay củng cố cho các em những kiến thức gì?

- Hệ thống ND bài.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò hs về nhà ôn lại bài

- Hs thảo luận tìm cách giải bài tập.

- Tự làm bài vào vở.

Bài giải

Tổng số phần bằng nhau là:

3 +4 = 7 (phần) Số học sinh gái là:

35: 7 x 4 = 20(hs) Đáp số: 20 hs gái.

- Nêu yc bài tập.

- Thảo luận làm bài.

a. Có 4 góc vuông.

b. Có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

- Nắm ND học ở nhà.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….………..

……….…

--- Tập đọc

Tiết 66 : TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ I. Yêu cầu cần đạt:

- Hiểu nội dung: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

- Chăm chỉ, tích cực

* Các kĩ năng sống được giáo dục: Kiểm soát cảm xúc, Ra quyết định, Tư duy sáng tạo ...

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: SGK+ Tranh minh hoạ bài học.

2. HS: SGK.

(13)

III. Các ho t đ ng d y h c:

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

10’

12’

1.Khởi động

- Gọi HS lên bảng học thuộc lòng bài thơ Con chim chiền chiện và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét, dẫn vào bài 2. HĐ khám phá a. Luyện đọc:

- Chia bài thành 3 đoạn, gọi 3 HS nối tiếp đọc bài.

- Chú ý sửa phát âm cho HS.

- Cho HS luyện đọc từ khó.

- Gọi HS đọc chú giải.

- Gọi HS nối tiếp đọc lần 2, kết hợp giải nghĩa từ ngoài chú giải.

- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Đọc mẫu, nêu giọng đọc.

b. Tìm hiểu bài:

- Yêu cầu HS đọc thầm bài, trả lời các câu hỏi:

? Bài báo trên có mấy đoạn? Em hãy nêu nội dung chính của từng đoạn?

? Người ta đã thống kê được số lần cười ở người như thế nào?

? Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?

? Nếu luôn cau có hoặc nổi giận sẽ có nguy cơ gì?

? Người ta tìm ra cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?

? Em rút ra được điều gì từ bài báo trên?

- Giáo dục KNS: Qua bài đọc, các em

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, lớp nhận xét.

- Quan sát, lắng nghe.

- 3 HS nối tiếp đọc bài.

+ HS1: Một nhà văn… 400 lần.

+ HS2: Tiếng cười … mạch máu.

+ HS3: Còn lại.

- Luyện đọc từ khó: người lớn, bốn trăm lần, sống lâu, chắc chắn,…

- 1 HS đọc chú giải.

- 3 HS nối tiếp đọc lần 2, kết hợp giải nghĩa từ ngoài chú giải.

- Luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc toàn bài.

- Lắng nghe và ghi nhớ giọng đọc.

- Đọc thầm bài, trả lời câu hỏi:

- Bài báo có 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Một nhà văn… 400 lần:

Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài vật khác.

+ Đoạn 2: Tiếng cười … mạch máu:

Tiếng cười là liều thuốc bổ.

+ Đoạn 3: Còn lại: Những người có tính hài hước chắc chắn sẽ sống lâu hơn.

- Người ta đã thống kê được, mỗi ngày trung bình người lớn cười 6 lần, mỗi lần kéo dài 6 giây, trẻ em mỗi ngày cười 400 lần.

- Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt thư giãn, thoải mái…

- Nếu luôn cau có hoặc nổi giận sẽ có nguy cơ bị hẹp mạch máu.

- Người ta tìm ra cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, tiết kiệm tiền của

- Bài báo trên cho thấy chúng ta cần

(14)

8’

4’

đã thấy: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật, tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Cô hi vọng các em sẽ biết tạo ra cho mình một cuộc sống có nhiều niềm vui, sự hài hước.Tuy nhiên, cần biết cười đúng chỗ, đúng lúc, nếu không chúng ta sẽ trở thành người vô duyên, làm người khác khó chịu

* Gọi HS nêu nội dung của bài

c. Luyện đọc diễn cảm:

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp nêu giọng đọc đoạn.

- Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 2.

+ Đọc mẫu, yêu cầu HS lắng nghe, tìm chỗ nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi.

+ Gọi HS đọc thể hiện lại.

+ Cho HS luyện đọc theo cặp.

+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

+ Gọi HS nhận xét bạn đọc.

+ Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.

3. HĐ vận dụng

? Bài báo khuyên mọi người điều gì?

- Yêu cầu hs kể câu chuyện hài - Hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ăn “mầm đá”.

biết sống một cách vui vẻ.

- Lắng nghe

Nội dung: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống , làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp nêu giọng đọc đoạn.

- Luyện đọc theo GV hướng dẫn.

- Lắng nghe, tìm chỗ nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi.

+ 2 HS đọc thể hiện lại.

+ Luyện đọc theo cặp.

+ 3-5 HS thi đọc diễn cảm.

+ Nhận xét bạn đọc.

- 1 HS nêu.

- Lắng nghe.

- Kể một câu chuyện hài hước mang lại tiếng cười cho cả lớp

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….

………

……….…

--- Chính tả (Nghe – viết)

Tiết 28 : NÓI NGƯỢC I. Yêu cầu cần đạt:

- Nghe – viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể lục bát.

- Làm đúng bài tập 2 (phân biệt âm đầu, thanh dễ lẫn).

- Hs yêu thích môn học, ý thức học tập tốt.

II. Đồ dùng dạy học

(15)

1. GV: Máy tính SGK, VBT 2. HS: SGK+ VBT.

III. Các hoạt động dạy học:

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

20’

10’

5’

1.Khởi động

- Gọi HS lên bảng viết các từ: trập trùng, chân chất, trung lương, chan chứa,…

- Nhận xét, dẫn vào bài mới 2. HĐ khám phá

a) Trao đổi về nội dung đoạn cần viết - Đọc mẫu.

- Gọi HS đọc bài vè.

? Bài vè có gì đáng cười?

? Nội dung bài vè là gì?

b) Hướng dẫn viết từ khó:

- Yêu cầu HS tìm, đọc và viết các từ khó,dễ lẫn khi viết chính tả.

3. HĐ luyện tập HĐ 1: Viết chính tả

- Đọc cho HS viết chính tả.

- Đọc cho HS soát lỗi.

- Thu một số bài chấm nhận xét tại lớp.

- Nhận xét chung bài viết của HS.

HĐ2. Làm bài tập chính tả:

Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành bài tập, 1 cặp HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Gọi HS đọc lại bài văn hoàn chỉnh.

3. HĐ vận dụng

- Yêu cầu HS tìm thêm các tiếng chứa r/d/gi?

- Nhận xét tiết học.

- 2 HS lên bảng viết các từ, lớp viết ra nháp nhận xét bài bạn.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe GV đọc mẫu.

- 2 HS đọc bài vè.

- Bài vè có nhiều chi tiết đáng cười: ếch cắn cổ rắn, hùm nằm cho lợn liếm lông, quả hồng nuốt người già, xôi nuốt đứa trẻ, lươn nằm cho trúm bò vào.

- Bài vè toàn nói những chuyện ngược đời, không bao giờ là sự thật nên buồn cười.

- HS tìm đọc và viết các từ khó, 1 HS lên bảng viết: liếm lông, lao đao, lươn, trúm, thóc giống,…

- Viết chính tả theo GV đọc.

- Soát lỗi theo GV đọc.

- 3 – 5 HS nộp bài để GV chấm tại lớp.

- 1 HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập.

- Thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập, 1 cặp HS làm bài vào bảng phụ.

Đáp án: giải đáp – tham gia – dùng một thiết bị – theo dõi – bộ não – kết quả - bộ não – bộ não – không thể

- 2-3 HS đọc bài làm.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS thi tìm từ, nhận xét.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

(16)

……….

……….

………

………….……….…

--- Ngày soạn: Ngày 13/04/2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 21 tháng 4 năm 2022 Toán

Tiết 154 : ÔN TẬP I. Yêu cần cần đạt:

- Ôn tập kiến thức về phân số

- Thực hiện được so sánh, rút gọn, qui đồng mẫu số các phân số.

- NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ, máy tính

- HS: Bút, sách, máy tính, điện thoại III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Gọi HS thực hiện: tính:

a) 4 5 x 2

3 b) 15

7 : 3 2 -

2 3

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p)

Bài 1: Gắn bảng phụ, mời HS đọc và nêu YC của BT.

- Gọi 3 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- YC Hs chia sẻ trước lớp cách thực hiện các phép tính cộng, trừ hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.

Bài 2: Tính

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- YC học sinh làm bài.

- Hs tính

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài.

a) 7

6 7

4 2 7 4 7

2 ;

7 4 7

2 6 7 2 7

6

b) 12

9 12

5 12

4 12

5 3

1

12 5 12

4 12

9 3 1 12

9

- HS trả lời

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài

a) 35

31 35 21 35 10 5 3 7

2

35 21 35 10 35 31 7 2 35

31

(17)

- GV nhận xét; khen ngợi/ động viên.

- YC đọc các phân số.

+ Đâu là tử số? Tử số cho biết điều gì?

+ Đâu là mẫu số? Mẫu số cho biết điều gì?

Bài 3:

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- HS chia sẻ trước lớp:

+ Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS.

Bài 4:

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- HS chia sẻ cách quy đồng hai phân số trước lớp.

- GV nhận xét, chốt KQ đúng; khen ngợi/ động viên.

=> GV giúp HS tìm MSC nhỏ nhất 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 5p)

- GV gọi HS đọc ps trên tia số.

+ Các PS trên tia số có chung đặc điểm gì?

- GV tổng kết tiết học - nhận xét giờ học tuyên dương HS có tiến bộ. Dặn dò.

35 10 35 21 35 31 5 3 35

31

35 31 35 10 35 21 7 2 5

3

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân.

Đáp án:

3 2 6 : 18

6 : 12 18

12

10 1 4 : 40

4 : 4 40

4

4 3 6 : 24

6 : 18 24

18

- HS nêu.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài cá nhân a) và

;

b) và

; Giữ nguyên

(18)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

……….

……….……….…

--- Luyện từ và câu

Tiết 65: MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1) ; - Biết đặt câu vối từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2, BT3).

- HS Chăm học, tự tin II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Máy tính, SGK, VBT 2. HS: SGK + vở ô li

III. Các ho t đ ng d y h c

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

5’

30’

1.Khởi động

- Yêu cầu 2 HS lên bảng đặt 2 câu có sử dụng trạng ngữ chỉ mục đích?

- GV nhận xét, dẫn vào bài 2. HĐ luyện tập

Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

a. Từ chỉ hoạt động trả lời câu hỏi Làm gì ?

b.Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi Cảm thấy thế nào ?

c. Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi Là người thế nào ?

d.Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời 2 câu hỏi: Cảm thấy thế nào ? Là người thế nào ?

- HS thảo luận nhóm đôi, sắp xếp các từ đó theo bốn nhóm, 2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày kết quả

- Nhận xét sửa chữa

- 2 HS lên bảng, lớp nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc đề bài - Bọn trẻ làm gì ?

- Bọn trẻ đang vui chơi ngoài vườn hoa - Em cảm thấy thế nào?

- Em cảm thấy rất vui thích - Chú ba là người thế nào?

- Chú ba là người vui tính./ Chú ba rất vui tính.

- Em cảm thấy thế nào? Em cảm thấy vui vẻ.

- Chú Ba là người thế nào? Chú ba là người vui vẻ.

- HS thảo luận nhóm

- 2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày kết quả.

a) vui chơi, góp vui, mua vui

b) vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui

c. vui tính, vui nhộn, vui tươi d. vui vẻ

- 1 hs đọc đề bài

(19)

5’

Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài, hs tự làm bài nối tiếp nhau đọc kết quả

- GV nhận xét sửa chữa Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài

- GV: Chỉ tìm các từ miêu tả tiếng cười - tả âm thanh (không tìm các từ miêu tả nụ cười như: cười ruồi, cười rượi, cười tươi,

…)

- HS trao đổi với bạn để tìm được nhiều từ miêu tả tiếng cười, yêu cầu HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến mỗi em nêu một từ, đồng thời đặt câu với từ đó. GV ghi nhanh những từ ngữ đúng, bổ sung những từ ngữ mới.

- Nhận xét sửa chữa 3. HĐ vận dụng:

- Yêu cầu hs thi đua tìm thêm các từ - Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau:

Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.

- HS tự làm bài nối tiếp nhau đọc kết quả.

VD: Cảm ơn các bạn đã đến góp vui với bọn mình.

- 1 HS đọc - Lắng nghe

- Nối tiếp nhau trả lời VD: cười ha hả

Anh ấy cười ha hả, đầy vẻ khoái chí.

cười hì hì

Cu cậu gãi đầu cười hì hì,vẻ xoa dịu.

- Tìm thêm các từ ngữ cùng chủ điểm - HS nêu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….……….

………

--- Kể chuyện

Tiết 23 : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN, THAM GIA I. Yêu cầu cần đạt:

- HS chọn được 1 câu chuyện về người vui tính. Biết kể chuyện theo cách nêu những sự vật minh họa cho đặc điểm tính cách nhân vật hoặc kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật.

- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét lời bạn kể.

- Chăm chỉ, trung thực II. Đồ dùng dạy học

1. GV: Bảng phụ; chuyện đã chuẩn bị.

2. HS: Truyện sưu tầm.

III. Các hoạt động dạy học:

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

5’ 1. Khởi động :

- Gọi 1 HS kể lại 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc về người vui tính.

? Nêu ý nghĩa của câu chuyện?

- Nhận xét, dẫn vào bài mới

- Thực hiện yêu cầu của GV.

(20)

12’

18’

4’

2. HĐ khám phá - Gọi HS đọc đề bài.

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý.

- Nhắc HS:

+ Nhân vật trong truyện của các em phải là người vui tính mà các em biết trong cuộc sống hằng ngày.

+ Có thể kể chuyện theo 2 hướng :

Giới thiệu một người vui tính, nêu những sự việc minh họa cho đặc điểm tính cách đó.

Kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật.

- Cho 1 số HS nói về nhân vật mình chọn kể.

3. HĐ luyện tập

- HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

+ Cho HS kể chuyện theo cặp.

- Đến từng nhóm nghe HS kể chuyện- góp ý hướng dẫn.

* Cho HS thi kể trước lớp.

- Cho HS nối tiếp nhau kể câu chuyện của mình trước lớp.

- YC mỗi nhóm hoặc cá nhân kể xong đều nói ý nghĩa của câu chuyện hoặc cùng các bạn đối thoại.

- Cho cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu truyện nhất.

4. HĐ vận dụng

- Yêu cầu hs kể lại được câu chuyện cho người thân

? Em học tập được gì từ các câu truyện trên?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập.

- Lắng nghe.

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Đọc gợi ý.

- Nghe.

- Thực hành kể chuyện.

- Kể theo cặp.

- Nối tiếp nhau kể chuyện trước lớp.

- Một vài HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

* Thi kể chuyện trước lớp.

- Thi kể toàn bộ câu chuyện.

- Nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét bạn kể.

- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

- HS nêu.

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- Kể về một diễn viên hài hước hoặc chi tiết hài hước trong các tiểu phẩm hài mà em xem

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….……….

……….

--- Khoa học

(21)

Tiết 59 : ÔN TẬP HỌC KÌ II I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, HS được:

- Ôn tập về thành phần chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống, vai trò của thực vật với sự sống trên trái đất.

- Phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.

- Chăm học, biết giữ gìn môi trường sống của con vật II. Đồ dùng dạy học:

- GV: máy tính, BGĐT - HS: SGK, VBT

III. Các ho t đ ng d y:

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

5’

30’

1. Khởi động :

- Trình bày sơ đồ chuỗi thức ăn? Nêu ví dụ ? - Nhận xét, dẫn vào bài

2. HĐ luyện tập

Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” :

- GV yêu cầu HS trong cùng một thời gian thi đua thể hiện nội dung của 3 câu hỏi trang 138

- GV quan sát các nhóm thực hiện

- GV nhận xét, khen nhóm nhanh, đúng, đẹp nhất.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi :

- GV chuẩn bị viết các câu hỏi ra phiếu, chơi trò chơi “Hộp quà bí mật” để HS trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, khen/ động viên.

Hoạt động 3: Thực hành :

- GV cho HS làm bài 2 theo hình thức thi đua. Mỗi dãy sẽ cử các bạn lên mang về những tấm thẻ gi chất dinh dưỡng và tên thức ăn phù hợp với nhau. Các dãy chơi theo hình thức thi đua tiếp sức

Hoạt động 4: Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống

- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.

- Lắng nghe.

- Các nhóm chuẩn bị giấy A4, bút vẽ - Trong cùng thời gian, các nhóm thi đua thể hiện nội dung nhanh, đúng, đẹp - Các nhóm cử người lên trình bày - HS vừa hát, vừa chuyền tay nhau hộp

(22)

5’

- GV chia lớp thành 2 đội

- Cách tính điểm: đội nào có nhiều câu hỏi và nhiều câu trả lời đúng đội đó sẽ thắng

3. HĐ vận dụng:

- Đề xuất các thắc mắc khoa học - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về chuẩn bị bài sau: Ôn tập.

quà bí mật, bài hát ngừng ở bạn nào thì bạn đó trả lời câu hỏi

- HS làm bài 1 - HS thi đua tiếp sức

- Các dãy cài thẻ từ vào bảng cài, sau đó trình bày

- Hai đội trưởng bắt thăm xem đội nào được đặt câu hỏi trước

- Đội này hỏi, đội kia trả lời. Nếu trả lời đúng mới được hỏi lại. Mỗi thành viên trong nhóm chỉ được hỏi hoặc trả lời một lần

- Đề xuất các thắc mắc khoa học

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….……….…

--- Ngày soạn: Ngày 13/04/2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2022 Toán

Tiết 155: ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được nhân, chia phân số.

- Tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số.Vận dụng các phép tính với phân số giải được bài toán có lời văn.

- HS có ý thức học bài II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ. Máy tính - HS: sgk, vở ô ly

III.Các hoạt động dạy học ch yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- ? Nêu cách thực hiện nhân hai phân số?

? Muốn chia hai phân số ta làm thế nào?

- Qua câu hỏi vừa rồi các em đã được ôn lại cách thực hiện phép tính nhân, phép chia phân số. Để tiếp tục ôn lại các phép tính với phân số chúng ta cùng tìm hiểu

+ Muốn nhân 2 phân số, ta nhân tử số với tử số, mẫu số với mẫu số.

+ Muốn chia 2 phân số, ta chia tử số cho tử số, mẫu số cho mẫu số.

- Lắng nghe

(23)

qua bài học hôm nay.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20p) Bài tập 1: Tính

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

+ Để thực hiện phép nhân phân số, ta làm như thế nào?.

+ Để thực hiện phép chia phân số, ta làm như thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS đọc bài làm, nêu cách làm - Nhận xét, chữa bài.

+ BT củng cố kiến thức gì?

+ Em hãy nêu lại cách thực hiện phép nhân, chia 2 phân số; nhân và chia phân số với số tự nhiên?

Bài tập 2: Tìm x

- GV yêu cầu HS tự làm bài

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

+ Muốn tìm số chia chia ta làm như thế nào?

+ Muốn tìm số bị ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, chốt lại cách tìm thừa số, số bị chia, số chia chưa biết.

GV KL: Để tính nhanh kết quả biểu thức trong phép nhân phân số ta có thể rút gọn

- HS tự làm vào vở và 3 HS làm bảng phụ.

a) 4 5 x 2

3 b) 15

7 : 3 2

12

4 12

5 9 12

5 12

9

12 9 12

4 12

5 3 1 12

5

- HS nêu cách làm

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS trả lời

* Thảo luận cá nhân - HS nêu yêu cầu bài

- HS trao đổi theo cặp, cử đại diện lên chữa bài

a. x 7 2 x =

3

2 b.

3 x 1 5:

2 

x = 7 :2 3

2 x = 3 :1 5 2 x =

6

14 = x = 5 6 c. x :

11 7 = 22 x = 22 x = 14

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

+ Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương

+ Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia

-Lắng nghe.

* Thảo luận cá nhân - HS đọc yêu cầu BT.

- HS trả lời

+ Chu vi hình vuông chia cho 2.

+ Ta lấy diện tích chia cho chiều rộng.

(24)

các phân số có cùng tử số và mẫu số.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15p)

Bài 3. Giải bài toán:

- HS đọc bài toán và tóm tắt.

+ Bài toán cho biết, hỏi gì?

+ Cách tìm nửa chu vi hình vuông.

+ Muốn tìm chiều rộng hình chữ nhật, biết số đo chiều dài, diện tích, ta làm như thế nào?

- HS làm bài. 1 HS chữa bài.

+ Qua bài hôm nay các em đã được ôn tập các kiến thức gì?

- GV hệ thống kiến thức: Qua bài hôm nay các em đã được ôn tập các kiến thức về các phép tính với phân số và vận dụng giải được bài toán có lời văn liên quan đến tình huống trong cuộc sống.

- GV nhận xét tiết học.

HS tự làm vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ - HS chữa bài ở bảng lớp

Bài giải

Nửa chu vi của hình chữ nhật:

56 : 2 = 28 (m) Chiều rộng hình chữ nhật:

28 - 18 = 10 (m) Diện tích hình chữ nhật:

18  10 = 180 (m2) Đáp số: 180m2 - Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS nêu

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Tập đọc

Tiết 67 : ĂN “MẦM ĐÁ”

I. Yêu cầu cần đạt:

- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh vừa biết cách làm cho chúa biết ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa: No thì chẳng có gì vừa miệng.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện.

- HS Chăm chỉ, tích cực II. Đồ dùng dạy học 1. GV: Máy tính, Bảng phụ 2. HS: SGK, VBT

III. Các hoạt động dạy học:

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

5’

10’

1. Khởi động :

- Yêu cầu 2 HS đọc Tiếng cười là liều thuốc bổ - trả lời câu hỏi của bài.

- Nhận xét, dẫn vào bài mới 2. HĐ khám phá

a. Luyện đọc :

- Gọi HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài.

+ Lần 1: Lưu ý sửa lỗi phát âm cho hs.

- Thực hiện yêu cầu của GV.

- Đọc nối tiếp 4 đoạn của bài.

- HS đọc từ khó: tương truyền, đói lả, lấy

(25)

12’

10’

3’

- Gọi HS đọc chú giải. Kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó ngoài phần chú giả..

- Cho HS đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Đọc mẫu, nêu giộng đọc toàn bài.

b. Tìm hiểu bài

? Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá?

? Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa ntn?

? Cuối cùng chúa có được ăn món mầm đá không? Vì sao?

? Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng?

? Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?

? Bài nói lên điều gì?

c. Luyện đọc diễn cảm

- Cho HS đọc nối tiếp 4 đoạn bài.

- GV giới thiệu đoạn luyện đọc.

- Gọi HS đọc thể hiện.

- HD HS đọc diễn cảm.

- Cho HS thi đọc.

- Nhận xét.

3. HĐ vận dụng

? Nhắc lại nội dung câu chuyện?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập.

làm lạ,..

- Đọc chú giải.

- HS đọc nối tiếp.

- Đọc theo cặp - Đọc toàn bài.

- Nghe.

- Đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi.

- Vì chúa ăn gì cũng không thấy ngon miệng, thấy "mầm đá" là món ăn ngon nên muốn ăn.

- Trạng cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ Đại phong. Trạng bắt chúa phải chờ cho đến lúc đói mềm.

- Chúa không được ăn món "Mầm đá" vì thật ra không hề có món đó.

- Vì khi đói thì ăn cũng thấy ngon.

- Trạng Quỳnh là người thông minh.

Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, no thì chẳng có gì vừa miệng.

- Nhắc lại.

- Đọc nối tiếp 4 đoạn của bài.

- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3.

- HS đọc thể biện.

- Thi đọc diễn cảm đoạn 3.

- Nhận xét.

- 1 HS nêu lại.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….……….

……….

--- HĐNG

Đọc sách thư viện

---

(26)

Buổi chiều

Khoa học Tiết 60 : ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt:

- Ôn tập về thành phần chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống, vai trò của thực vật với sự sống trên trái đất.

- Phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.

- Chăm học, biết giữ gìn môi trường sống của con vật II. Đồ dùng dạy học:

- GV: máy tính, BGĐT - HS: SGK, VBT

III. Các ho t đ ng d y:

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

5’

30’

1. Khởi động :

- Trình bày sơ đồ chuỗi thức ăn? Nêu ví dụ ? - Nhận xét, dẫn vào bài

2. HĐ luyện tập

Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” :

- GV yêu cầu HS trong cùng một thời gian thi đua thể hiện nội dung của 3 câu hỏi trang 138

- GV quan sát các nhóm thực hiện

- GV nhận xét, khen nhóm nhanh, đúng, đẹp nhất.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi :

- GV chuẩn bị viết các câu hỏi ra phiếu, chơi trò chơi “Hộp quà bí mật” để HS trả lời câu hỏi

- GV nhận xét, khen/ động viên.

Hoạt động 3: Thực hành :

- GV cho HS làm bài 2 theo hình thức thi

- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.

- Lắng nghe.

(27)

5’

đua. Mỗi dãy sẽ cử các bạn lên mang về những tấm thẻ gi chất dinh dưỡng và tên thức ăn phù hợp với nhau. Các dãy chơi theo hình thức thi đua tiếp sức

Hoạt động 4: Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống

- GV chia lớp thành 2 đội

- Cách tính điểm: đội nào có nhiều câu hỏi và nhiều câu trả lời đúng đội đó sẽ thắng

3. HĐ vận dụng:

- Đề xuất các thắc mắc khoa học - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về chuẩn bị bài sau: Ôn tập.

- Các nhóm chuẩn bị giấy A4, bút vẽ - Trong cùng thời gian, các nhóm thi đua thể hiện nội dung nhanh, đúng, đẹp - Các nhóm cử người lên trình bày - HS vừa hát, vừa chuyền tay nhau hộp quà bí mật, bài hát ngừng ở bạn nào thì bạn đó trả lời câu hỏi

- HS làm bài 1 - HS thi đua tiếp sức

- Các dãy cài thẻ từ vào bảng cài, sau đó trình bày

- Hai đội trưởng bắt thăm xem đội nào được đặt câu hỏi trước

- Đội này hỏi, đội kia trả lời. Nếu trả lời đúng mới được hỏi lại. Mỗi thành viên trong nhóm chỉ được hỏi hoặc trả lời một lần

- Đề xuất các thắc mắc khoa học

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

….………..

……….…

--- SINH HOẠT

I. Yêu cầu cần đạt - Ổn định tổ chức lớp.

- Nhận xét các hoạt động trong tuần 31, triển khai kế hoạch tuần 32 - Hs có ý thức thực hiện tốt nội quy lớp học

II. Các hoạt động chính 1. Nhận xét tuần qua

1. Các tổ trưởng báo cáo nhận xét về học tập và thực hiện các nền nếp, hoạt động của tổ mình

(28)

2. Lớp trưởng báo cáo, nhận xét chung về tình hình của lớp tuần qua.

3. Giáo viên nhận xét về kết quả học tập và các hoạt động của lớp trong tuần.

2. Triển khai kế hoạch tuần sau 3. Tuyên truyền:

- Thực hiện tốt ATGT

- Tuyên truyền phòng tránh dịch bệnh Covid-19

---&&&---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1.. 1) HS học kỹ quy tắc, tính chất của phép nhân hai

Hai phân thức được gọi là nghịch đảo của nhau nếu tích của chúng bằng 1. Hướng

[r]

Hồ Chí Minh x km. Quãng đường từ Hà Nội đến Huế ngắn hơn quãng đường từ Huế đến TP. Một con tàu xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh đi Hà Nội. Sau đó 8 giờ con tàu.. thứ hai

Quy tắc chia hai phân số (có tử và mẫu đều dương), ta nhân số bị chia với phân số nghịch đảo của số chia.. Nếu An chỉ muốn làm 6 cái bánh thì

+ Nếu số dương lớn hơn hoặc bằng số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm. + Nếu số dương nhỏ hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi

Phép nhân số tự nhiên có các tính chất: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, phân phối của phép nhân với phép cộng và phép trừ... Cách làm đó vẫn đúng khi chia hai phân số

Bỏ dấu “–“ trước số nguyên âm và giữ nguyên số nguyên dương còn lại. Sau đó, tính thương của hai số nguyên dương vừa nhận được. Thêm dấu “–“ vào trước kết quả vừa