• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:………

Giảng:……… Tiết 29

LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận diện được đề văn biểu cảm. Biết được đặc điểm kiểu VBBC

- Thành thạo các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc trong bài văn

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng làm bài văn biểu cảm treo trình tự các bước - Thành thạo các thao tác làm bài văn biểu cảm

- Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác, kĩ năng bộc lộ cảm xúc.

3. Thái độ

Rèn thói quen suy nghĩ độc lập, tưởng tượng, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm

4. Năng lực cần đạt - Rèn năng lực tự học - Năng lực sáng tạo

- Năng lực hợp tác, năng lực tự quản lý bản thân

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC Tích hợp kĩ năng sống: suy nghĩ, thảo luận phù hợp với mục đích giao tiếp Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người

II. Chuẩn bị

- GV: sgk, bài soạn, TLTK, bảng phụ - HS chuẩn bị dàn ý và phân tích đề III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề

- KT động não, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực IV. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức : 1’

2. Kiểm tra bài cũ : 4’

? Cho biết yêu cầu của đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 10’ I. Đề bài: Loài cây em yêu.

(2)

- Mục tiêu: Vận dụng lý thuyết luyện tập làm đề văn tự sự theo các bước.

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề - KT động não

* Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường.

* Tích hợp kĩ năng sống: suy nghĩ, thảo luận phù hợp với mục đích giao tiếp.

? Đề yêu cầu viết về điều gì? Tại sao em biết điều đó?

- Hs suy nghĩ, trả lời.

- Viết về 1 loại cây mà em yêu

? Em yêu cây gì? Vì sao em yêu nó hơn các cây khác?

- Hs trả lời theo sở thích.

Gv đưa ra gợi ý - Yêu cây phượng vì:

+ Gắn bó thân thiết với tuổi học trò.

- HS đọc dàn bài ( 99 )

- HS lập dàn bài chi tiết với loài cây đã chọn.

? Nội dung phần Mở bài?

? Phần thân bài cần làm rõ những ý gì?

? Em hãy hình dung xem cây phượng có đặc điểm gì?

? Cây phượng có tác dụng gì đối với đời sống con người?

? Đối với bản thân em, cây phượng có tác dụng gì?

? Phần Kết bài có nhiệm vụ gì?

? Em có những tình cảm gì đối với cây phượng?

Hoạt động 2: 25’

- Mục tiêu: HS thực hành viết đoạn văn biểu

1. Tìm hiểu đề, tìm ý - Xác định yêu cầu của đề

- Định hướng một loài cây và tình cảm dành cho loài cây đó + Các đặc điểm của cây

+ Các sắc thái tình cảm

2. Lập dàn bài a. Mở bài:

- Giới thiệu chung về cây phượng.

- Lí do yêu thích: cây phượng gắn bó với tuổi học trò.

b. Thân bài:

- Tả đặc điểm của cây phượng qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông ->

Tả những đặc điểm gợi cảm.

- Tác dụng của cây phượng đối với đời sống con người: Tạo bóng mát, cung cấp ôxi, hút cácboníc làm sạch không khí.

- Tác dụng của cây phượng đối với em: là người bạn chia sẻ với em mọi nỗi buồn vui của tuổi học trò. Màu hoa đỏ rực rỡ gợi nhớ mùa hè, gợi những sự chia tay.

c. Kết bài:

- Tình cảm của em đối với cây phượng. Nhớ phượng, nhớ lũ bạn cùng lớp khi nghỉ hè.

II. Thực hành viết đoạn văn

* Đoạn văn mở bài:

(3)

cảm và trình bày trước lớp - PP nêu và giải quyết vấn đề

- KT động não, hoàn tất một nhiệm vụ, viết tích cực, chia nhóm.

- Cách tiến hành - 4 nhóm

+ N1: viết đoạn mở bài

+ N2 viết ý 1,2 của phần thân bài + N3 viết ý 3,4 của phần thân bài + N4 viết đoạn kết bài

- Y/c làm đúng theo trình tự các bước của bài văn biểu cảm và cảm xúc phải trong sáng, rõ ràng.

- Đại diện từng nhóm đọc bài viết của nhóm, các nhóm khác góp ý

- Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung, cho điểm

Trường tôi có trồng rất nhiều các loài cây, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng mát. Nhưng cây tôi thích là cây phượng mọc sừng sững giữa sân trường. Tôi không biết bác được trồng từ lúc nào.

Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trường, bác đã già, già lắm.

* Đoạn văn viết cho phần thân bài:

+ đoạn 1:

Nhìn từ xa, cây phượng như một người khổng lồ với mái tóc màu xanh. Vỏ cây xù xì nổi lên những u cục. Nhưng có ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó, dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy đi nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi, nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, ngon lành như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình.

+ đoạn 2:

Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình hoa e lệ ẩn mình trong lớp đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm.

Đoạn văn kết bài:

Mỗi lần hoa phượng nở lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn. Vui vì sắp

(4)

* Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân

ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

- Gv cho hs chấm chéo bài nhau.

được nghỉ hè, còn buồn vì phải xa ngôi trường, xa bạn bè thân yêu…

- HS đọc thêm : SGK (100) Bài tập: Viết bài văn với chủ đề về lòng khoan dung. Lập dàn ý và viết thành bài.

4. Củng cố: 1’

- Nêu các phương thức biểu cảm? Các bước làm một bài văn biểu cảm?

5. Hướng dẫn về nhà: 4’

Ôn lại kiểu bài văn biểu cảm. Chuẩn bị viết bài số 2 V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

_________________________________

Soạn:……….……

Giảng:……….….. Tiết 30 QUA ĐÈO NGANG

- Bà Huyện Thanh Quan - I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được vài nét về Bà Huyện Thanh Quan - Hiểu rõ được đặc điểm thơ của bà

- Giúp HS hình dung được cảnh Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của bà Huyện lúc qua Đèo Ngang

- Thấy được nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản 2. Kĩ năng

- Có kĩ năng đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

- Biết phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài

- Vận dụng tốt kĩ năng đọc hiểu để cảm thụ một văn bản thơ Nôm theo thể Đường luật

3. Thái độ

- Có ý thức trân trọng những giá trị văn học mà người xưa đã để lại - Thông cảm với những tâm trạng của nhân vật trữ trong bài thơ

(5)

4. Phát triển năng lực

- Rèn năng lực đọc hiểu văn bản nghệ thuật

- Rèn năng lực cảm thụ một văn bản văn học trung đại - Năng lực tự học, năng lực thưởng thức văn học

* Tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống GIẢN DỊ, TỰ DO, KHIÊM TỐN, YÊUTHƯƠNG

Tích hợp kĩ năng sống

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về giá trị tư tưởng – nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bàithơ

Tích hợp giáo dục đạo đức

- Tâm trạng cô đơn, lối sống thanh nhàn, nỗi niềm hoàicổ

- Trân trọng vẻ đẹp và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người II. Chuẩn bị

- GV: sgk, bài soạn, TLTK

- HS: sgk, chuẩn bị bài theo nội dung SGK, tìm tài liệu liên quan đến tác giả III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP phát vấn câu hỏi, giảng bình, quy nạp, phân tích

- KT động não, trình bày một phút, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời IV. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức : 1’

2. Kiểm tra bài cũ : 5’

? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bánh trôi nước” và phân tích phẩm chất của người phụ nữ trong bài thơ?

3. Bài mới: Giới thiệu bài 1’

Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đây là nơi có nhiều thi sĩ làm thơ vịnh nhưng bài thơ được nhiều người mến mộ nhất lại là “ Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan mà chúng ta cùng tìm hiểu trong ngày hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 6’

- Mục tiêu: nắm được đôi nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề - KT động não

- Phương tiện: sgv, sgk - Hình thức: cá nhân, nhóm

? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả

- Sống ở thế kỷ XIX - Là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử trung đại VN.

(6)

- Bà xuất thân trong một gia đình quan lại có nhan sắc, có học, có tài thơ Nôm, giỏi nữ công gia chánh -> đ- ược nhà vua (Minh Mạng) mời vào cung làm nữ quan

“ Cung trung giáo tập”

- Bà để lại 6 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật...

- Thơ: man mác buồn, ngôn ngữ trang trọng, hồn thơ đẹp

? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

- HS trình bày, gv nhận xét, bổ sung

? Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

- Thất ngôn bát cú Đường luật

? Em biết gì về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật?

+ Vần: chữ cuối câu 1, 2, 4, 6, 8

+ Đối: Câu 3 – 4; 5 – 6 ( thanh, từ loại) + Bố cục: 4 phần: đề, thực, luận, kết

………

………

Hoạt động 2: 27’

- Mục tiêu: + Đọc và cảm nhận bài thơ, cảnh Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan bằng những nét chấm phá đơn sơ, không gian hoang vắng. Bài thơ vịnh cảnh trở thành bức tranh tâm trạng

+ Nắm được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, quy nạp.

- KT động não, hỏi và trả lời, đặt câu hỏi - Phương tiện: sgv, sgk

- Hình thức: cá nhân, nhóm - GV nêu yêu cầu đọc -> đọc mẫu - HS đọc lại và giải thích một số từ khó

? Nội dung cơ bản của bài thơ là gì?

- Tả cảnh Đèo Ngang buổi chiều tà và tâm trạng u hoài của bà Huyện.

? Hãy nêu bố cục của bài thơ?

- 4 phần: + 2 câu đề + 2 câu thực + 2 câu luận + 2 câu kết

2. Tác phẩm

- Được sáng tác khi Bà trên đường vào Huế nhận chức

3. Thể loại

- Thất ngôn bát cú đường luật.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc, tìm hiểu chú thích

2. Kết cấu, bố cục 4 phần

(7)

* Tích hợp kĩ năng sống

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về giá trị tư tưởng – nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan.

? Hai câu đề miêu tả cảnh gì? Hãy phân tích để làm rõ điều đó?

- Hs phát hiện, phân tích.

+ Thời điểm: “ Bóng xế tà” -> âm “tà” gợi buồn thấm thía...

+ Cảnh sắc: cỏ, cây, hoa, lá, đá

+ Nghệ thuật: sử dụng tiểu đối: cỏ cây chen đá >< lá chen hoa => cảnh vật rậm rạp, hoang vắng, chen lấn nhau để tồn tại

*GV: Với cảm xúc trào dâng, âm điệu thơ réo rắt như một tiếng lòng, nhà thơ biểu lộ sự ngạc nhiên, xúc động trước cảnh vật hoang sơ, vắng vẻ đến nao lòng...

? Em hãy khái quát lại nội dung hai câu đề?

* GV chuyển ý: Hai câu thực

? Từ cảnh sắc thiên nhiên, tác giả đã chuyển sang miêu tả về con người như thế nào? Nghệ thuật tiêu biểu của hai câu tiếp?

- Phép đối: Đối thanh - Đối từ loại: vài – mấy;

chú – nhà

- Đảo ngữ: Tiều vài chú – Chợ mấy nhà - Đảo trật tự ngữ pháp: lom khom, lác đác...

- Từ láy tượng hình lom khom gợi tả hình dáng vất vả, nhỏ nhoi của người tiều phu giữa núi rừng rậm rạp.

Lác đác gợi sự ít ỏi, thưa thớt của những quán chợ nghèo.

=> Điểm nhìn đã thay đổi: Nhìn xuống, nhìn ra xa.

*GV: Nét vẽ ước lệ nhưng thần tình, tinh tế trong cảm nhận gợi tả hình ảnh con người thưa thớt, cuộc sống

3. Phân tích 3.1. Hai câu đề

+ Thời gian “ bóng xế tà”

gợi nỗi buồn thấm thía...

+ Không gian: Đèo Ngang

+ Cảnh sắc: cỏ, cây, hoa, lá, đá

+ Nghệ thuật: sử dụng tiểu đối: cỏ cây chen đá >< lá chen hoa => cảnh vật rậm rạp, hoang vắng, chen lấn nhau để tồn tại

Cảnh Đèo Ngang đẹp nhưng hoang sơ vắng lặng.

3.2. Hai câu thực

- Con người: “Tiều vài chú”, hoạt động “lom khom”, sự ít ỏi.

- Dấu hiệu của sự sống mờ nhạt “lác đác” với

“chợ mấy nhà”

- Nghệ thuật đối: đối thanh, đối từ loại, đảo ngữ, đảo trật tự ngữ pháp. Nhấn mạnh sự thưa vắng, hiu quạnh của con người và dấu hiệu của sự sống.

Bằng những thủ pháp nghệ thuật, tác giả gợi tả hình ảnh con người ít ỏi, thưa thớt và cảnh sống hoang vắng, heo hút nơi Đèo Nganng.

(8)

hoang sơ...

? Đánh giá của em về cuộc sống và con người nơi đây? Cảm xúc của tác giả như thế nào trước cảnh tượng đó?

- Cảnh hoang sơ, thiếu vắng sự sống của con người.

Từ đó tác giả bộc lộ nỗi buồn man mác trước cảnh tượng xa lạ.

* Đọc 2 câu luận

- Ở hai phần trước xuất hiện cảnh vật, con người nhưng thưa thớt, ít ỏi. Đến phần tiếp theo lại xuất hiện âm thanh.

? Âm thanh vang lên ở đây như thế nào? Nghệ thuật tiêu biểu của hai câu luận có gì đặc biệt? Tác dụng của nó?

- Tiếng chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn.

- Phép đối và đảo ngữ vận dụng tài tình...

+ Đối ý: Nội dung cảm xúc của câu trên Nhớ nước đau lòng con quốc quốc đối xứng với nội dung cảm xúc của câu dưới Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

+ Đối thanh: Hệ thồng thanh điệu câu trên đối lại hệ thống thanh điệu câu dưới

TT BB BTT BB TT TBB + Đảo ngữ: đảo động từ lên trước câu

- Dùng từ: cuốc cuốc, gia gia => âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, khúc nhạc lòng của người lữ khách...

-> Làm nổi rõ hai trạng thái cảm xúc nhớ nước và thương nhà đồng thời tạo nhạc điệu cân đối cho lời thơ.

* GV: Bằng nghệ thuật “lấy động tả tĩnh” trong thi pháp cổ, tác giả lấy tiếng chim rừng để làm cái nổi bật, cái vắng lặng im lìm ở Đèo Ngang vào khoảnh khắc hoàng hôn gợi cảm giác buồn thấm sâu cõi lòng, toả rộng không gian thiết tha.

? Em hiểu như thế nào về cụm từ “nhớ nước, thương nhà”?

- Nhớ kinh thành Thăng Long, nhớ nhà, làng quê.

3.3. Hai câu luận

- Âm thanh: Tiếng chim gia gia, chim cuốc gọi bầy, âm hưởng da diết làm cho bức tranh them tĩnh mịch.

- Nghệ thuật đối, đảo ngữ làm nổi bật tâm trạng nhớ nước, thương nhà của nhà thơ.

(9)

? Ngoài ra tác giả còn sử dụng một BPTT. Đó là biện pháp gì?

- Ẩn dụ, mượn tiếng chim để tỏ lòng người. Tác giả mượn chuyện vua Thục mất nước hóa thành chim quốc kêu hoài nhớ nước và âm thanh của chim đa đa để biểu lộ tâm trạng mình. Đó là nỗi nhớ nước thương nhà bồn chồn trong dạ.

? Em hãy khái quát lại nội dung hai câu luận?

? Toàn cảnh Đèo Ngang hiện lên như thế nào trước mắt tác giả?

- Trời, non, nước.

? Những hình ảnh đó gợi lên một không gian và con người như thế nào?

- Không gian mênh mang, xa lạ, tĩnh vắng; con người lẻ loi.

? Hãy phân tích nghệ thuật để làm rõ điều đó?

- Dừng chân đứng lại: Nỗi niềm xúc động đến bồn chồn

- Cảnh vật: Trời – rộng Vũ trụ bao la, Con Non – cao vô hạn, hùng người nhỏ Nư ớc – mênh mông vĩ bé, cô đơn

=> Đối lập

? Em hiểu như thế nào là tình riêng ta với ta? Tình riêng ấy là gì?

- Tâm sự sâu kín, một mình mình biết một mình mình hay. Tình riêng là tình thương nhà, nỗi nhớ nước da diết, âm thầm lặng lẽ.

? Nhận xét của em về cụm từ “ ta với ta”?

- Bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối, cực tả nỗi buồn xa vắng của tác giả lúc chiều tà => Tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà buồn mà đẹp.

GV: Có lẽ, ở khía cạnh này, ta thấy có điểm tương đồng giữa tâm hồn của nữ sĩ với thân phận nàng Kiều của Nguyễn Du khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Một không gian mênh mang đã trải dài ra trước mắt: trời – non – nước. Không gian ấy có chiều cao của bầu trời, chiều rộng của mặt nước đã choán hết cảnh vật để rồi con người cảm thấy cô đơn, lẻ loi. Và một người nặng lòng với gia đình, với đất nước như

Âm thanh khắc khoải lúc chiều tà gợi nỗi niềm nhớ nước thương nhà da diết của tác giả.

3.4. Hai câu kết

- Không gian mênh mang chỉ thấy : trời, non nước, vừa cao, vừa rộng, vừa sâu - Con người: chỉ có “ta với ta”, sự cô đơn không có ai chia sẻ, giãi bày tâm sự

(10)

bà Huyện thì không thể không buồn, không nhớ trước sự vắng vẻ, tiêu điều của Đèo Ngang cũng như nàng Kiều nhớ về tình thân nơi đất khách quê người.

? Có người cho rằng đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt bút. Tại sao?

- Cảnh đèo Ngang thấm đượm nỗi buồn man mác - Giọng thơ: du dương, réo rắt

- Phép đối, đảo ngữ: tác dụng gợi âm thanh, tạo hình - Tình yêu quê hương đất nước qua hồn thơ trang nhã

*GV: Bài thơ là tiếng nói của một người và trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người. Đây là bài thơ một thời và mãi mãi

* Tích hợp kĩ năng sống

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích bình luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

? Hãy khái quát nội dung văn bản?

? Thành công về nghệ thuật của bài thơ là gì?

- Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật một cách điêu luyện.

- Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình

- Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm, khác nghĩa gợi hình, gợi cảm.

- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình

* Gv gọi hs đọc phần ghi nhớ.

……….

……….

Hoạt động 3 (5p)

- Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức về bài thơ

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích - Kĩ thuật: Viết sáng tạo, trình bày 1 phút

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Tâm trạng cô đơn, lối sống thanh nhàn, nỗi niềm hoài cổ.

- Trân trọng vẻ đẹp và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người.

- Gv cho hs chấm chéo bài nhau.

Hai câu kết bài thơ tả nỗi buồn, cô đơn xa vắng và thầm lặng của tác giả.

4. Tổng kết 4.1.Nội dung 4.2. Nghệ thuật

4.3. Ghi nhớ: sgk

III. Luyện tập

Viết 1 đoạn văn từ 5-7 câu trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiê hiên đất nước và khát vọng tự do của con người trong bài QĐN.

4. Củng cố : 2’

- Nêu đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật?

(11)

- Đánh giá thành công về nội dung – nghệ thuật của bài thơ?

5. Hướng dẫn về nhà: 3’

- Học thuộc lòng bài thơ, phân tích, nắm nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

- Chuẩn bị bài Bạn đến chơi nhà.

+ Tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Khuyến trong sgk.

+ Chú ý cách đọc bài thơ (giọng điệu trong sáng, ấm áp thể hiện tình cảm chân thành mà hóm hỉnh của nhà thơ, cách ngắt nhịp 4/3…)

+ Tìm hiểu thể thơ của bài thơ (chú ý số câu, số chữ, cách gieo vần) + Cách đưa tình huống bạn đến chơi nhà có gì đặc biệt?

+ Tìm hiểu cảm xúc của nhân vật trữ tình khi bạn đến chơi nhà, gia cảnh nhà mình và tình bạn chân tình.

+ Sự đối lập giữa rất nhiều cái không với một cái có nhằm mục đích gì?

+ Cụm từ ta với ta ở bài này có gì khác với bài Qua đèo Ngang của bà huyện Thanh Quan?

+ Em hiểu gì về nhà thơ và tìnhn bạn của ông?

+ Phân tích bài thơ và trả lời câu hỏi phần đọc - hiểu vb.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Soạn:………

Giảng:……….…. Tiết 31 BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

(Nguyễn Khuyến ) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được vài nét về nhà thơ Nguyễn Khuyến

- Thấy được sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ

- So sánh được cách sử dụng đại từ nhân xưng trong bài thơ với bài Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan

2. Kĩ năng

- Nhận biết được thể loại của vb

- Đọc - hiểu vb thơ Nôm đường luật thất ngôn bát cú - Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường luật

(12)

3. Thái độ

Có ý thức học tập nghiêm túc, tích cực, trân trọng, thông cảm với hoàn cảnh của nhà thơ

4. Phát triển năng lực

- Năng lực trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong tác phẩm - Năng lực cảm thụ văn bản thơ Nôm Đường luật

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp

* Kĩ năng sống: kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng tư duy sáng tạo, xác định giá trị, thể hiện sự cảm thông

* Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phong cách sống thanh đạm, trong sáng, giản dị, tâm hồn thoải mái, phong phú

II. Chuẩn bị - GV: sgk, giáo án

- HS: sgk, vở soạn, tìm tư liệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP phát vấn câu hỏi, giảng bình, phân tích, quy nạp

- KT động não, trình bày một phút, đọc hợp tác, đặt câu hỏi IV . Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ : ( Kiểm tra 15’)

? Chép lại bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ?

Đáp án, biểu điểm:

- Chép chính xác bài thơ (5 điểm) - Phân tích: (5 điểm)

+ Tâm trạng cô đơn gần như tuyệt đối, cực tả nỗi buồn xa vắng của tác giả lúc chiều tà.

+ Nỗi nhớ nước, thương nhà, thương nhớ triều đại cũ đã qua, thương nhớ kinh kì Thăng Long khi bà đang trên đường đặt chân vào đất Huế.

- Nỗi buồn cô đơn lan tỏa cả vũ trụ bao la rộng lớn.

3. Bài mới: Giới thiệu bài : (1’)

“ Bạn về có nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ bạn như trăng nhớ trời”

Tình bạn là một trong những đề tài truyền thống, lâu đời của văn học VN. Có rất nhiều cách thể hiện tình bạn khác nhau.“ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là bài thơ hay trong đề tài này.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 4’

- Mục tiêu: Nắm được đôi nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

I. Giới thiệu chung

(13)

- PP vấn đáp - KT: hỏi trả lời

- Phương tiện: sgv, sgk - Hình thức: cá nhân

- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

Gv đặt câu hỏi, hs trả lời.

? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?

- Hs nêu dựa vào phần chú thích sgk.

- Gv nhận xét, chốt.

? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Hs phat hiện, trả lời.

- Gv bổ sung: Là bài thơ có thật viết về sự kiện Dương Khuê ( bạn đồng khoa) đến thăm Nguyễn Khuyến khi ông về quê ở ẩn.

? Bài thơ có thể loại giống bài thơ nào đã học?

Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó?

- Hs phát hiện, trả lời dựa vào bài Qua đèo Ngang đã học.

………

………

Hoạt động 2: 16’

- Mục tiêu: Đọc và cảm nhận bài thơ Nôm, hiểu được cuộc sống đạm bạc nhưng tình bạn cao cả vượt lên trên vật chất của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

- Nắm dược nội dung và nghệ thuật của bài thơ - PP vấn đáp, phân tích, thuyết trình, quy nạp - KT động não, đặt câu hỏi, đọc hợp tác, trình bày một phút.

- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung văn bản.

* GV hướng dẫn đọc ( chú ý cách ngắt nhịp, giọng điệu hóm hỉnh nhưng chứa đựng tình cảm bạn bè đậm đà, tha thiết). Gv đọc mẫu – 2HS đọc lại

? Trong bài thơ, có từ nào em chưa rõ?

- Hs phát hiện trả lời, gv giải thích các từ: nước cả, khôn, rốn...

? Xét về nội dung các phần trong bố cục bài thơ có gì đặc biệt?

1. Tác giả ( 1835 – 1909)

- Là nhà thơ Nôm kiệt xuất của dân tộc Việt Nam.

2. Tác phẩm

- Viết trong thời gian ông về quê ở ẩn

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích

2. Kết cấu, bố cục

- Bố cục đặc biệt, ranh giới

(14)

+ Ranh giới giữa các phần không rõ ràng.

- Câu 1: Lời chào

- 6 câu tiếp: Tình huống tiếp bạn - Câu 8: Khẳng định tình bạn

=> Sự sáng tạo của nhà thơ trong việc vận dụng thơ Đường luật.

Gv đặt câu hỏi cho hs 1 trả lời.

? Trong câu thơ đầu của bài thơ có từ nào là từ xưng hô? Từ đó biểu thị thái độ gì?

- Hs 1: Từ “ Bác”: thái độ niềm nở, thân mật, gần gũi, tôn trọng tình cảm bạn bè.

- Hs 1 đưa câu hỏi:

? Cụm từ “Đã bấy lâu nay” có ý biểu thị điều gì?

- Hs 2 trả lời: Cụm từ “Đã bấy lâu nay”: Chỉ thời gian không cụ thể nhưng đã khá lâu ý bày tỏ niềm đợi chờ, mong nhớ bạn đến chơi đã từ lâu.

- Hs 2 tiếp tục đưa câu hỏi:

? Tâm trạng của chủ nhân như thế nào khi bạn đến chơi nhà?

- Hs 3 trả lời: tâm trạng hồ hởi, vui vẻ, thỏa lòng.

- Hs 3 tiếp tục đặt câu hỏi:

? Bạn hình dung như thế nào về lời chào bạn của tác giả?

- Hs 4 suy nghĩ, trả lời: Lời chào vồn vã, biểu lộ niềm vui mừng khôn xiết.

*GV: Bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian được đặt lên đầu câu thơ diễn tả sự xa cách nhớ mong, niềm xúc động và niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn của nhà thơ.

Gv tiếp tục điều khiển cho học sinh tìm hiểu nội dung bằng cách hỏi luân phiên.

Gv đưa câu hỏi 1

? Khi gặp lại bạn như thế lẽ ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn như thế nào?

- Hs 1 phát hiện, trả lời: Tiếp đãi bạn thịnh soạn vì thời gian xa cách đã lâu.

- Hs 1 đưa câu hỏi:

? Thế nhưng Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi

không rõ ràng

3. Phân tích 3.1. Lời chào bạn

- Cụm từ “Đã bấy lâu nay”: Chỉ thời gian không cụ thể nhưng đã khá lâu ý bày tỏ niềm đợi chờ, mong nhớ bạn đến chơi đã từ lâu.

- Tâm trạng hồ hởi, vui vẻ, thỏa lòng.

Là lời chào tự nhiên, thân mật, biểu lộ niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn hiền.

3. 2. Tình huống tiếp bạn

(15)

bạn trong điều kiện hoàn cảnh nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặ biệt như thế?

- Hs 2 phát hiện, suy nghĩ, trả lời:

- Trẻ: đi vắng

- Chợ: xa => Tình thế éo le Có tất cả mọi thứ mà

- Ao: sâu=> ko bắt được cá cũng như chẳng có

- Vườn: rộng => khó đuổi gà gì để đãi bạn

- Cải: non, cà: mới nụ

- Bầu: non, mướp: đương hoa - Trầu: không có

*HS bình: Bức tranh vườn Bùi hiện lên sống động, vui tươi, bình dị đáng yêu: nhưng tất cả đều thiếu vắng trống trơn, thậm chí “miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng không có nốt.

- Dụng ý: Vừa như để thanh minh với bạn vừa giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình.

- Hs 2 tiếp tục đặtcâu hỏi:

? Bạn có nhận xét về giọng điệu thơ ở đây?

Nghệ thuật? Tác dụng?

- Hs 3 suy nghĩ, trả lời:

+ Giọng nhỏ nhẹ, chân chất, thật thà mà hóm hỉnh, hài hước, yêu đời.

+ Phép đối +1 loạt tính từ được sử dụng thần tình làm hiện lên khung cảnh vườn tược xinh xắn.

+ Lối nói thậm xưng: thi vị hoá cái nghèo tạo cảm giác hóm hỉnh, vui vui để bày tỏ cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của nhà thơ khước từ lương bổng cuả TDP lui về sống bình dị giữa xóm làng.

- Hs 3 đặt câu hỏi:

? Qua cách miêu tả và giọng điệu bài thơ bạn hãy cho biết hàm ý của tác giả về cuộc sống của mình?

- Hs 4 trả lời: Đằng sau cái nghèo, thiếu hiện hữu như ẩn chứa, hứa hẹn 1 cuộc sống phong lưu...

*GV: Trong nghèo, thiếu con người không bi

Tác giả muốn khẳng định:

tình bạn chân thành, trong sáng, thuỷ chung sẽ vượt qua mọi thiếu thốn về vật chất.

3.3. Cảm nghĩ về tình bạn

(16)

quan, than thở mà vẫn bình thản để giãi bày, tâm sự, cảm thông, chia sẻ để hiểu nhau hơn, quý trọng nhau hơn…

? Qua tình huống đó, em thấy tác giả là người như thế nào?

- Là ng trọng tình nghĩa hơn vật chất, là ng tin ở sự cao cả của tình bạn.

? Trong câu kết của bài thơ, từ ngữ nào đáng chú ý nhất?

- Hs phát hiện, trả lời: cụm từ “ta với ta”.

? Ta với ta là ai với ai?

- Hs suy nghĩ, trả lời: chủ nhân và khách.

? Trong hoàn cảnh gặp gỡ đó thì ta với ta có ý nghĩa gì?

- Hs suy nghĩ, trả lời: không còn là quan hệ tách rời mà là quan hệ gắn bó, hòa hợp.

+ Cụm từ chỉ “ tôi và bác” không có khoảng cách -> Bộc lộ niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng không gian và thời gian.

? So sánh cụm từ này với bài Qua Đèo Ngang?

- So sánh: cấu tạo ngữ pháp, từ ngữ giống nhau - Ý nghĩa khác nhau:

+ Qua Đèo Ngang: nói về cái tôi riêng lẻ, cô đơn + Bạn đến chơi nhà: nói về 2 người gắn bó thân mật ấm áp tình đời và sâu nặng tình bạn

? Câu kết muốn diễn tả điều gì?

- Khẳng định: Tình bạn là trên hết, không thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ.

*GV: Mọi thứ đều không có nhưng lại có tình bằng hữu thân thiết, sự nghèo thiếu tan biến để tình bạn, tình người thăng hoa. Câu kết là sự

“bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị mà chỉ cần có một tấm lòng, 1 tình bạn chân thành thắm thiết.

? Qua đây nhà thơ muốn bộc lộ điều gì?

- Hs suy nghĩ, trả lời.

- Gv chốt.

Tác giả bộc lộ niềm tin tưởng ở tình bạn trong sáng thiêng liêng.

(17)

? Vì sao nói đây là bài thơ hay nhất về tình bạn?

- Hs tự bộc lộ.

? Em hãy khái quat nội dung bài thơ?

- Hs khái quát.

? Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ là gì?

- Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng òa ra niềm vui đồng cảm.

- Lập ý bất ngờ

- Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện - Gọi 2 HS đọc ghi nhớ

Hoạt động 3: 3’

- Mục tiêu: Làm bài tập giúp hiểu sâu sắc hơn về bài thơ ở các khía cạnh: ngôn ngữ, giá trị khác

- PP vấn đáp

-KT: trình bày một phút - HS làm miệng

? Ngôn ngữ của bài thơ có gì khác với bài Sau phút chia li?

? Tìm những giá trị gợi cảm khác của bài thơ

? Tìm từ Hán Việt trong bài thơ?

4. Tổng kết 4.1. Nội dung 4.2. Nghệ thuật

4.3. Ghi nhớ sgk III. Luyện tập 1. Bài 1 (106)

- Ngôn ngữ giản dị, thuần Việt - Ngoài ca ngợi tình bạn, bài thơ còn gợi tả cảnh quê, sắc quê - Từ Hán Việt: không có

4. Củng cố: 1’

- Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ?

- Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành, ấm áp, bền chặt dựa trên giá trị tinh thần.

5. Hướng dẫn về nhà: 4’

- Học thuộc lòng bài thơ và nộidu ng, nghệ thuật của bài thơ

- Chuẩn bị bài: Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch và Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế.

+ Giới thiệu chung.

- Tìm hiểu về nhà thơ Lí Bạch, Trương Kế. Tại sao Lí Bạch lại được mệnh danh là

“thi tiên”?

- Ông là người như thế nào?

- Tìm hiểu xuất xứ của hai bài thơ.

+ Đọc – hiểu

- Chú ý cách đọc bài thơ: giọng điệu, cách ngắt - Tìm hiểu thể thơ của bài thơ

- Phân tích cảnh thác núi Lư qua các từ ngữ như: động từ chiếu, sinh, quải, phi;

hình ảnh tiền xuyên

- Nhận xét về chữ lạc trong bài Xa ngắm thác núi Lư.

(18)

Hình dung của em về cảnh núi Lư.

- Tình cảm của nhà thơ trước thức núi Lư thể hiện qua những từ ngữ: ngắm, trông, tưởng.

- Tâm trạng của người xa quê như thế nào trong đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều?

Phân tích từ ngữ để làm rõ điều đó?

+ Trả lời câu hỏi phần đọc – hiểu trong sgk V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Soạn:…………..………

Giảng:………..….. Tiết 32 CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Tiếp tục cho HS làm quen với những lỗi thường gặp về quan hệ từ: Dùng thiếu quan hệ từ, dùng quan hệ từ không thích hợp hoặc dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết và cách sửa lỗi

- Biết cách sửa lỗi về quan hệ từ trong câu, đoạn văn 2. Kĩ năng

- Có kĩ năng phát hiện và sửa lỗi chính xác

- Kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn

3. Thái độ

Giáo dục ý thức khi dùng quan hệ từ trong khi viết văn hoặc giao tiếp 4. Phát triển năng lực

- Năng lực tư duy ngôn ngữ

- Năng lực phát hiện, năng lực phân tích II. Chuẩn bị

- GV: sgk, bài soạn, phiếu học tập, bảng phụ - HS: sgk, vở soạn

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, quy nạp, thảo luận - KT động não, khăn phủ bàn, chia nhóm, hoàn tất một nhiệm vụ IV. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức : 1’

2. Kiểm tra bài cũ : 4’

? Thế nào là quan hệ từ? Nêu cách dùng quan hệ từ? Lấy VD minh hoạ.

(19)

Đáp án: - HS trình bày như ghi nhớ và vở ghi 3. Bài mới: Giới thiệu bài 1’

Trong khi nói và viết hàng ngày, chúng ta hay sử dụng quan hệ từ để cho lời nói hoặc câu văn trau chuốt, rõ ý. Tuy nhiên có những lúc chúng ta không để ý đến việc sử dụng quan hệ từ như thế nào cho hợp lí và có hiệu quả nên dẫn đến hậu quả là dùng sai quan hệ từ khiến cho người nghe khó tiếp nhận thông tin. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những lỗi về quan hệ từ là gì và cách sửa ra sao.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 15’

- Mục tiêu: Biết sử dụng và phát hiện các lỗi sai về việc sử dụng quan hệ từ khi nói, khi viết - PP vấn đáp, quy nạp, phân tích

- KT: hỏi trả lời

- Phương tiện: sgv, sgk - Hình thức: cá nhân

* GV gọi 1 HS đọc VD trong sgk.

? Hai câu trên thiếu quan hệ từ ở chỗ nào?

Hãy chữa lại cho đúng?

- Đừng nên...mà đánh giá kẻ khác

- Câu ... đối với xã hội xa, còn đối với xã hội...

* HS đọc VD 3, 4

? Quan hệ từ “và, để” có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận câu không? Em thay bằng quan hệ từ nào thì phù hợp?

+ Câu 3: Hai bộ phận của câu diễn đạt ý tương phản -> Dùng quan hệ từ “ và” không phù hợp -

> thay bằng “nhưng”

+ Câu 4: Phần 2 của câu muốn giải thích vì sao chim sâu là bạn của người nông dân -> dùng quan hệ từ “để” không được phải thay bằng quan hệ từ

“vì”

? Hai câu trên dùng quan hệ từ như thế nào?

- Không thích hợp về nghĩa

* Gọi HS đọc VD 5, 6

? Phân tích các thành phần câu trong 2 câu trên?

- Hai câu đều thiếu chủ ngữ

? Vì sao?

- Vì các quan hệ từ đã biến chủ ngữ thành vị ngữ.

I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

a. Thiếu quan hệ từ

* Cách chữa:

- Thêm quan hệ từ phù hợp

b. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.

* Cách chữa: Thay quan hệ từ thích hợp với nội dung câu

c. Thừa quan hệ từ

* Cách chữa: bỏ quan hệ từ thừa d. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.

* Cách chữa:

2. Ghi nhớ:sgk (107)

(20)

? Em hãy sửa lại câu cho đúng?

- Bỏ quan hệ từ ở đầu câu

* Gọi HS đọc VD 7, 8

? Các câu gạch chân sai ở đâu? Hãy chữa lại ?

+ Câu 7: Thiếu quan hệ từ tạo thành cặp quan hệ từ nhượng bộ – tăng tiến

-> Sửa: Không những giỏi Văn mà còn giỏi nhiều môn khác nữa.

+ Câu 8: Quan hệ từ “với” không có tác dụng liên kết cụm từ thứ 2 với cụm từ thứ nhất

-> Sửa :...không thích ( tâm sự) với chị

? Ta thường gặp những lỗi như thế nào khi dùng quan hệ từ?

- 2 HS phát biểu ->GV chốt -> Gọi 1 HS đọc ghi nhớ

Hoạt động 2: 20’

- Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập - PP nêu và giải quyết vấn đề

- KT động não, khăn phủ bàn, chia nhóm, hoàn tất một nhiệm vụ

Gv chia lớp thành 3 nhóm, y/c hs thảo luận theo KT khăn phủ bàn, mỗi nhóm một bài tập.

- Các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét.

- Gv sửa chữa, bổ sung

- HS làm phiếu học tập - Đánh dấu trắc nghiệm - HS giải thích rõ vì sao

- Trao đổi nhóm hai bàn về bài tập làm văn, nhận xét cách dung quan hệ từ của bạn

………

………

II. Luyện tập Bài 1 (107)

- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối

- Con xin báo một tin vui (để cho) cha mẹ mừng

Bài 2 (107)

- Thay: với = như ; bằng = về Tuy = dù

Bài 3 (108)

- Bỏ các quan hệ từ: đối với; với, qua

Bài 4 (108) - Đúng: a, b, d, h

- Sai: Các trường hợp còn lại Bài 5 (108)

4. Củng cố: 1’

- Nêu các lỗi dùng sai quan hệ từ? Khắc phục bằng cách nào?

(21)

5. Hướng dẫn về nhà: 3’

- Học bài, hoàn thành các bài tập (108)

- Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu (chủ đề tự chọn). Trong đoạn văn có sử dụng quan hệ từ, gạch chân quan hệ từ đó

- Chuẩn bị bài Từ đồng nghĩa

+ Tìm hiểu khái niệm từ đồng nghĩa

+ Đọc ngữ liệu, phân tích ngữ liệu bằng cách trả lời các câu hỏi

+ Có mấy loại từ đồng nghĩa, cách dùng những từ đồng nghĩa trong từng hoàn cảnh

+ Chuẩn bị bài tập phần luyện tập V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: Biết yêu quý và trân trọng tiếng Việt - Biết tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm

Dựa vào tổng quan các đề tài nghiên cứu trước, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động về chính sách tiền lương của

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chia khách hàng thành các nhóm dựa trên tiêu thức doanh số mua vào, từ đó phân tích đánh giá của khách hàng trong những nhóm khác nhau đối với

Trƣờng hợp hợp đồng song vụ. Trong hợp đồng song vụ, có trƣờng hợp bên có quyền đồng thời là bên có nghĩa vụ đã không thực hiện nghĩa vụ của mình, nhƣng lại cho rằng đó

- Yếu tố mức giá rẽ hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thì có 50 khách hàng tương ứng tỷ lệ 38,5% trong tổng số khách hàng được điều tra đánh

Qua so sánh và phân tích các quy định về chế tài thương mại quy định trong pháp luật Việt Nam và trong Công ước, có thể thấy rằng các chế tài mà CISG cho phép sử dụng

Ý kiến 2: Không cần đọc nhiều sách, không cần học thuộc nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ văn.. Anh (chị)

GV: Việc giải quyết các vấn đề trên là trách nhiệm của cả loài người chứ không riêng một quốc gia nào dân tộc nào để hoàn thành sứ mệnh lịch sử này cần có sự hợp tác