• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:………

Ngày giảng:………. Tiết : 61

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp hs

- Đánh giá bài tập làm văn, bài kiểm tra tiếng Việt của hs theo yêu cầu của bài văn tự sự: nhân vật, sự việc, cách kể, sửa lỗi chính tả, nội dung yêu cầu “Kể về một người bạn mà em mới quen”

- Hs tự nhận ra lỗi của mình và tự đánh giá được bài làm của mình.

2. Kĩ năng

- Củng cố kĩ năng về xây dựng, nhân vật, sự việc và bố cục của một bài văn kể chuyện.

- Kĩ năng sống: kĩ năng phê và tự phê.

3. Thái độ

- Giáo dục hs có việc phát hiện và tự nhận lỗi.

4. Năng lực hướng tới.

- Năng lực nhận thức, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục tính tự chủ, tự lập, tự tin tong công việc cho học sinh.

II. Chuẩn bị

- Thầy: giáo án, đề bài.

- Trò: vở tập làm văn.

III. Phương pháp, kĩ thuật - PP vấn đáp

- KT động não.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 30’

- Mục tiêu: hs nắm được yêu cầu của đề bài, biết lập dàn bài cho đề văn

- PP vấn đáp - KT động não

Gv chép lại đề lên bảng.

Gv cho hs xác định lại yêu cầu đề và nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong từng phần

I. Bài tập làm văn 1. Đề bài

- Kể về một người bạn mà em mới quen 2. Xác định yêu cầu đề

- Kiểu bài: kể chuyện đời thường - Nội dung yêu cầu :

+ Kể về một người mới quen.

3. Dàn bài a. Mở bài

- Giới thiệu về người bạn mới quen

- Thái độ và tình cảm của em về người bạn b. Thân bài

- Hoàn cảnh quen nhau

- Ấn tượng ban đầu khi mới quen - Sở thích của bạn

- Hành động việc làm của bạn - Tình cảm của bạn

(2)

Hoạt động 2: 10’

- Mục tiêu: hs nhận ra được những ưu, nhược điểm của bản thân trong khi làm bài

- PP vấn đáp.

- KT động não.

c. Kết bài

- Nêu tình cảm và nghĩ của em với người bạn

4. Nhận xét bài làm của học sinh a. Ưu điểm

- Đa số hs xác định được đúng yêu cầu đề - Viết đúng kiểu bài kể chuyện đời thường - Sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại (em, tôi).

- Có bố cục tương đối rõ ràng.

- Kể về người bạn chân thành b. Nhược điểm

- Đa số hs chỉ dừng lại ở mức độ kể lại, các em kể chưa sâu sắc, chưa cụ thể, còn mang tính liệt kê.

- 1 số bố cục chưa rõ ràng, bài viết còn sơ sài

- Bài viết còn sai và lộn các chi tiết, mắc lỗi lặp từ .

- Diễn đạt yếu :

- Sai lỗi chính tả (n/l, ch/tr, ch/tr, s/x )và tên riêng không viết hoa, còn viết tắt trong bài, viết số (đg, đc, , ko): Lan, Hùng, Đạt, Dũng, Triển, Long, Nam, Hải…

- Một số em còn viết hoa tùy tiện: Dũng - Một số em không biết ngắt câu: Huyền - Một số em không chịu tư duy: Nam, Hải, Huy, Long

- Một số bài còn gạch xóa, trình bày bẩn, không khoa học, chữ tủn mủn: Hiếu, Trung, Tiến

5. Đọc những bài viết hay, có lời bình.

- Trí, Thành

II. Bài kiểm tra tiếng Việt 1. Đọc đề và đáp án (tiết 44) 2. Nhận xét

a. Ưu điểm

- Nhiều em nắm được kiến thức phần tiếng Việt.

- Một số em trình bày bài khoa học: Trí, Phát, Thành

b. Nhược điểm

- Một số em phân biệt từ ghép và từ láy chưa tốt

- Viết đoạn văn chưa hoàn chỉnh - Giới thiệu còn lan man

4. Củng cố: 2’

- Gv nhận xét giờ chữa bài.

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Hs về nhà chữa lại bài.

- Chuẩn bị bài : Thi kể chuyện

(3)

+ Ôn lại toàn bộ những văn bản đã học.

+ Sưu tầm một số câu chuyện ngoài chương trình.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Ngày soạn :……….

Ngày giảng:……… Tiết : 62

ĐỌC THÊM: MẸ HIỀN DẠY CON

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Học sinh có những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử, những sự việc chính trong truyện, nắm được nét chính về nội dung, ý nghĩa truyện.

- Cách viết truyện gần với kí (ghi chép sự việc), viết sử (ghi chép chuyện thật) ở thời trung đại.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc – kể văn bản truyện trung đại.

- Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện.

- Kể lại được truyện.

- Kĩ năng sống: Kĩ năng tự nhận thức giá trị tình yêu thương và phương pháp GD con cái trong cuộc sống, đảm nhận trách nhiệm với người khác, giao tiếp/ phản hồi/ lắng nghe tích cực.

3. Thái độ

- Giáo dục tình yêu thương và sự kính trọng với cha mẹ.

- Trân trọng tình cảm và cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh tử 4. Năng lực hướng tới.

- Năng lực nhận thức, tư duy ngôn ngữ.

- Năng lực hợp tác, tự quản bản thân - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: Giáo dục phẩm chất yêu gia đình, quê hương, đất nước, tự lập, tự tin, có trách nhiệm với bản thân, lòng nhân ái, khoan dung, chí công vô tư.

* Tích hợp môi trường: liên hệ ảnh hưởng của môi trường giáo dục đối với việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ

II. Chuẩn bị

- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.

- Trò: đọc và chuẩn bị bài ở nhà.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, phân tích, thuyết trình, quy nạp.

- KT động não, trình bày một phút, tóm tắt tài liệu, hỏi và trả lời.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

(4)

- Phân tích cái nghĩa ở hai con hổ?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 5’

- Mục tiêu: hs nắm được đặ điểm của truyện trung đại TQ

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp.

- KT động não.

Gv nói : Truyện được tuyển dịch từ sách “ Liệt nữ truyện ” của TQ.

Liệt nữ: nói về những người đàn bà có tiết nghĩa hoặc có khí phách anh hùng. Truyện

“mẹ hiền dạy con” nổi tiếng ở nước ta và TQ từ xưa đến nay.

- Truyện nói về việc dạy con của người mẹ, người con ở đây là Mạnh Tử (372?-289?

Tr.Cn), tên Mạnh Kha, người đất Trâu (nay huyện Trâu), thuộc Sơn Đông, TQ, là học trò của Tử Tư ( cháu Khổng Tử).

- Ở VN ta Mạnh Tử cùng với Khổng Tử được coi là 2 vị thánh tiêu biểu cho đạo Nho. Hiện nay tượng của 2 ông được đặt tại Văn Miếu (HN).

……….

……….

Hoạt động 2: 22’

- Mục tiêu: hs nhận ra những cách dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử và hiệu quả của những cách dạy đó

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích, thuyết trình, quy nạp.

- KT động não, trình bày một phút

- Gv hướng dẫn cách đọc: truyền cảm, nhẹ nhàng, chú ý giọng của bà mẹ trong 5 lần dạy con.

- Gv đọc mẫu, hs đọc hết bài.

- Gv + hs nhận xét.

? Bậc đại hiền là gì? Thế nào là điên đảo?

? Theo em, văn bản có thể chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần?

- 3 phần

+ Phần 1: 3 đoạn đầu: Chọn môi trường tốt cho việc hình thành nhân cách của con

+ Phần 2: 2 đoạn tiếp: Dạy con bằng cách ứng xử trong gia đình

+ Phần 3: còn lại: kết quả

I. Thể loại

- Truyện ngắn trung đại của TQ.

II. Đọc hiểu văn bản

1 .Đọc, chú thích

2. Bố cục - 3 phần

(5)

? Theo em kết cấu văn bản này có gì đặc biệt?

- 5 sự việc chính, mỗi sự việc đưa ra một cách dạy con khác nhau.

- Gv cho hs đọc lại đoạn văn viết về 3 sự việc.

? Trong 3 sự việc đầu mẹ thầy MT đều làm một việc là gì?

- Chuyển nhà.

? Vì sao?

- Lần 1 : nhà ở gần nghĩa địa.

- Lần 2: gần chợ.

- Lần 3 : gần trường học.

? Tại sao trong 2 lần đầu, ở gần những vị trí đó, bà mẹ lại quyết định chuyển nhà, còn lần 3 lại không?

- Lần 1,2 : môi trường sống không tốt.

- Lần 3 : môi trường sống tốt.

? Qua đây em có nhận xét gì về cách GD con của bà mẹ MT? Bà là người ntn?

→ Là người thương con, có cách GD đúng đắn.

Gv bình : Vấn đề đầu tiên mà bà mẹ MT quan tâm trong việc dạy con là: vấn đề môi trường sống của đứa trẻ. Phải tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp để trẻ có thể tiếp thu những mặt tích cực, những yếu tố lành mạnh của môi trường sống từ đó phát triển và hình thành nhân cách. Trẻ em rất dể bắt chước, nếu môi trường sống không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Lần 3 bà thấy đó là môi trường tốt cho con bà học tập và phát triển (gần trường học), với quan niệm

“gần mực thì đen, gần đèn thì rạng ”.

Gv cho hs đọc nốt đoạn văn còn lại.

? Sự việc thứ 4, bà mẹ MT lỡ miệng nói ra điều gì? Bà đã sửa lại bằng cách nào? Vì sao vậy?

- Lỡ nói đùa. Bà đã thực hiện việc làm để lời nói đùa của mình thành thật vì bà cho rằng :

“con ta thơ ấu….hay sao?”.

? Em có nhận xét gì về cách GD con của bà mẹ MT thông qua sự việc này?

- Cách dạy con khéo léo, tế nhị, không gieo rắc vào đầu con một chút vẩn đục nào.

- Không được dạy con nói dối. Với trẻ nhỏ phải dạy chữ tín, đức tính thành thật

? Sự việc gì đã xảy ra trong lần cuối cùng?

- Cắt đứt tấm vải

? Hành động và lời nói của bà mẹ đã thể hiện

3. Phân tích

3.1. Dạy con bằng cách chọn môi trường sống tốt cho việc hình thành nhân cách của con

- Lần 1,2 : môi trường sống không tốt.

- Lần 3 : môi trường sống tốt.

-> Bà mẹ biết chọn môi trường GD có lợi nhất cho việc hình thành nhân cách cho con cái.

3.2. Dạy con bằng cách ứng xử trong gia đình

- Lỡ nói đùa nhưng tìm mọi cách thực hiện để thành sự thật: Cách dạy con khéo léo.

- Cắt đứt tấm vải: Cách dạy con nghiêm

(6)

động cơ, thái độ, tính cách gì của bà trong khi dạy con?

- Động cơ: vì thương con, muốn con nên người

- Thái độ: kiên quyết, dứt khoát không một chút nương nhẹ

- Tính cách: quyết liệt

? Tác dụng của hành động và lời nói đó?

- Hướng con vào việc học tập chuyên cần để về sau trở nên bậc đại hiền.

? Qua 2 sự việc bà mẹ MT muốn nói về vấn đề gì trong GD?

- Phương pháp dạy con linh hoạt: khi khéo léo, tế nhị, khi cương quyết.

? Qua đây em có nhận xét gì về nhân cách bà mẹ MT?

- MT có một người mẹ tuyệt vời: yêu con, thông minh, khéo léo, nghiêm khắc trong việc dạy dỗ, giáo dục con thành bậc vĩ nhân.

* Tích hợp kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức – hs tự nhận thức được giá trị của tình yêu thương và phương pháp giáo dục con cái trong cuộc sống.

? Kết quả của phương pháp giáo dục con của bà mẹ thầy Mạnh Tử?

- Cách giáo dục đã giúp cho Mạnh Tử trở thành một bậc đại hiền.

? Toàn bộ câu chuyện đều là lời kể của người kể chuyện. Riêng câu cuối cùng: Thế chẳng là nhờ cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao thì lời kể này có thêm tín chất gì?

- Lời bình của người kể. Trong truyện trung đại chủ yếu là dùng lời kể nhưng có khi xen thêm lời bình của người kể chuyện để câu chuyện thêm phần triết lí hơn.

* Tích hợp kĩ năng sống: kĩ năng gioa tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng phản hồi.

? NT chính của văn bản?

- Hs trả lời, gv chốt

? Theo em, bà mẹ thầy Mạnh Tử đã dạy con theo các bước nào?

- Dạy con trước hết phải chọn môi trường tốt cho con

- Dạy con cũng trước hết phải dạy đạo đức

khắc.

-> Phương pháp dạy con linh hoạt: khi khéo léo, tế nhị , khi cương quyết.

3.3. Kết quả

Thầy Mạnh Tử trở thành một bậc đại hiền.

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật

- Xây dựng cốt truyện mạch lạc theo thời gian với 5 sự việc chính về mẹ con thầy MT.

- Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động với người đọc.

4.2. Nội dung

(7)

- Đạo đức chưa đủ, còn phải dạy lòng say mê học tập

- Với con, không nuông chiều mà phải nghiêm khắc, nghiêm khắc phải dựa trên niềm yêu thương thiết tha muốn cho con nên người.

? Vậy truyện đề cao vấn đề gì?

- Hs trả lời, gv chốt - Hs đọc ghi nhớ.

- Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ.

- Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.

4.3. Ghi nhớ - sgk/153 4. Củng cố: 1’

- Giáo dục có vai trò như thế nào trong việc hình thành nhân cách ở trẻ?

5. Hướng dẫn về nhà: 1’

- Học thuộc bài, nắm nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài : Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

+ Đọc văn bản và tóm tắt văn bản + Phân tích văn bản.

+ Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu trong sgk.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Ngày soạn :……….

Ngày giảng:……… Tiết : 63

TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp hs nắm được khái niệm tính từ, cụm tính từ và một số loại tính từ cơ bản.

- Chức năng ngữ pháp của CTT.

- Cấu tạo đầy đủ của CTT.

- Ý nghĩa của phụ trước và phụ sau trong CTT.

2. Kĩ năng

- Nhận diện được cụm tính từ trong câu - Rèn kĩ năng sử dụng cụm tính từ để đặt câu.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp.

3. Thái độ

- Giáo dục tình yêu tiếng Việt, biết gữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực trình bày.

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: Biết yêu quý và trân trọng tiếng Việt - Biết tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân.

II. Chuẩn bị

(8)

- Thầy: giáo án; sgk; máy chiếu; hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng.

- Trò: sgk, đọc và chuẩn bị bài ở nhà.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thảo luận, dạy học nhóm, dạy học tình huống, dạy học định hướng hành động.

- KT động não, đặt câu hỏi, xử lí tình huống, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, công đoạn.

IV. Tiến trình họat động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Cụm động từ là gì ? Cho ví dụ ?

- Nêu cấu tạo của cụm động từ ? Vẽ mô hình cụm động từ ? 3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 10’

- Mục tiêu: hs nắm được các đặc điểm của cụm tính từ như khả năng kết hợp, hoạt động trong câu.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích, quy nạp

- KT động não, đặt câu hỏi, xử lí tình huống, trình bày một phút.

- GV chiếu ngữ liệu trên màn hình - Y/c hs đọc ngữ liệu

? Bằng hiểu biết của em về tính từ đã được học ở bậc Tiểu học, hãy xác định tính từ trong các ngữ liệu trên?

- Hs tìm

? Em hãy tìm thêm một số tính từ khác (chỉ màu sắc, mùi vị, hình dáng)?

+ Tình từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng...

+ Chỉ mùi vị: chua, cay, mặn...

+ Hình dáng: gầy gò, phốp pháp...

? Những tính từ chúng ta vừa tìm có ý nghĩa gì?

- Hs trả lời, gv chốt

? Vậy em hiểu thế nào là tính từ?

? Nhắc lại khả năng kết hợp của ĐT?

- Kết hợp với các phó từ ở phía trước

? Tính từ có khả năng kết hợp với những từ này không? Lấy VD?

- rất đẹp, cũng xinh

? Em có nhận xét gì về khả năng kết hợp của tính từ?

? Tìm 1 ĐT, 1 TT đặt câu với tính từ và ĐT với chức năng làm CN?

- Tính từ: ngọt (ngọt là vị của quả na)

- Động từ: học (học là việc quan trọng nhất

I. Đặc điểm của tính từ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

a. bé, oai

b, nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.

 Chỉ đặc điểm, tính chất của hành động, trạng thái.

- Tính từ cũng có khả năng kết hợp được với: đã, sẽ đang, cũng, vẫn... như ĐT - Kết hợp với: hãy, đừng chớ... hạn chế nhiều so với ĐT

(9)

với tôi)

? Xét 2 ví dụ sau:

+ Em bé ngã.

+ Em bé thông minh

? Theo em, tổ hợp từ nào đã là một câu?

? Để tổ hợp 2 là câu có thể thêm vào đó từ nào?

- Em bé rất thông minh

? Qua VD vừa phân tích, em hãy nêu nhận xét về khả năng làm CN, VN của TT so với ĐT?

? Chúng ta cần ghi nhớ điều gì về đặc điểm của TT?

- Hs trả lời, gv chốt Hoạt động 2: 10’

- Mục tiêu: hs nắm được các loại tính từ như tính từ chỉ đặc điểm tương đối, tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích, quy nạp

- KT động não, đặt câu hỏi, xử lí tình huống, trình bày một phút

? Trong những tính từ vừa tìm được ở mục I, tính từ nào có khả năng kết hợp được với từ chỉ mức độ rất, hơi, khá, lắm, quá..?

- oai, bé, nhạt

? Từ nào không có khả năng kết hợp được với từ chỉ mức độ rất, hơi, khá, lắm, quá..?

- vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi

? Giải thích hiện tượng trên?

? Căn cứ vào đâu người ta phân loại tính từ?

Phân làm mấy loại?

- Căn cứ vào khả năng kết hợp của các loại tính từ

- Gọi HS đọc ghi nhớ 2 Hoạt động 3: 8’

- Mục tiêu: hs nắm được các loại tính từ như tính từ chỉ đặc điểm tương đối, tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích, quy nạp

- KT động não, đặt câu hỏi, xử lí tình huống, trình bày một phút.

- GV chiếu mô hình cụm tính từ.

- Gọi HS lên đứng tại chỗ để điền vào mô hình.

VD: không thể nói: hãy bùi, chớ chua.

- Tính từ làm VN trong câu hạn chế hơn.

- Khả năng làm CN, tính từ và ĐT như nhau.

2. Ghi nhớ 1 - sgk (154) II. Các loại tính từ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Các tính từ có khả năng kết hợp được với các tính từ chỉ mức độ: oai, bé, nhạt,..->

tính từ chỉ đặc điểm tương đối.

- Từ không thể kết hợp được: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi -> tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.

2. Ghi nhớ 2 sgk (154) III. Cụm Tình từ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

Phần trước Phần trung Phần sau

(10)

? Tìm thên những phụ ngữ đứng trước và sau của cụm TT? Cho biết phụ ngữ ấy bổ sung ý nghĩa cho TT về mặt nào?

? Nêu cấu tạo của cụm TT?

- Hs nêu, gv chốt

tâm vốn, đã, rất yên tĩnh

nhỏ lại

sáng vằng vặc ở trên không - Phụ ngữ đứng trước chỉ mức độ, thời gian, sự tiếp diễn.

- Phụ ngữ đứng sau: chỉ vị trí, so sánh, mức độ

2. Ghi nhớ - sgk (155) Hoạt động 4: 10’

- Mục tiêu: hs biết vận dụng kiến thức lí thuyết để giải quyết các BT

- Hình thức tổ chức:

dạy học theo nhóm - PP luyện tập, thảo luận

- KT động não, công đoạn, chia nhóm - Gv chia lớp thành 3 nhóm theo các loài hoa + N1: hoa cúc – BT1 + N2: hao tuylip - BT2 + N3: hoa tigon – BT3 - Mỗi nhóm thảo luận một bài tập

- Y/c các nhóm thảo luận vào giấy A3. Sau khi các nhóm thảo luận xong, sẽ trao đổi cho nhau để bổ sung ( nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 1 cứ thế đến khi các nhóm nhận được đúng kết quả của nhóm mình)

- Gv và các nhóm cùng nhau nhận xét, bổ sung, chốt.

IV. Luyện tập

1. Bài 1: Tìm cụm TT - Sun sun như con đỉa

- Chần chẫn như caí đòn càn - Bè bè như cái quạt thóc - Sừng sững như cái cột đình - Tun tủn như cái chổi sể cùn

- Các cụm TT này đều có cấu tạo 2 phần: phần trung tâm và phần sau.

2. Bài 2: Tác dụng của việc dùng TT và phụ ngữ - Các TT đều là từ láy có tác dụng gợi hình ảnh.

- Hình ảnh mà các từ láy ấy tạo ra đều là các sự vật tầm thường, thiếu sự lớn lao, khoáng đạt, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như con voi.

- Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan

3. Bài tập 3: So sánh cách dùng ĐT, TT - ĐT "gợn": Gợi cảnh thanh bình yên ả.

- ĐT "nổi": cho thấy sóng biển rất mạnh.

- Những tính từ là từ láy đi kèm với ĐT càng làm tăng sự mạnh mẽ, đáng sợ tới mức kinh hoàng. Đây là những tính từ tăng tiến diễn tả mức độ mạnh mẽ, thể hiện sự thay đổi thái độ của biển cả (bất bình, giận dữ) trước sự tham lam, bội bạc của mụ vợ, báo trước thế nào mụ cũng bị trả giá.

4. Củng cố: 1’

- Thế nào là tính từ, cụm tính từ?

5. Hướng dẫn về nhà: 1’

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

(11)

- Hoàn thiện bài tập.

- Chuẩn bị: Ôn tập phần tiếng Việt + Đọc nội dung bài học

+ Trả lời các câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài.

+ Đọc lại toàn bộ kiến thức phần tiếng Việt đã học V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Ngày soạn :……….

Ngày giảng:……… Tiết : 64

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Củng cố những kiến thức đã học ở học kì I về tiếng Việt: cấu tạo từ, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài dạy:

+ Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.

- Kĩ năng sống:

+ Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt nhất là các từ đã được học.

+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ ý tưởng thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ đặc biệt là các loại từ đã học.

3. Thái độ

- Giáo dục tình yêu tiếng Việt, biết giữ gì sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực trình bày.

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: Biết yêu quý và trân trọng tiếng Việt - Biết tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân.

II. Chuẩn bị

- Thầy: giáo án; sgk; máy chiếu; hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng.

- Trò: sgk, đọc và chuẩn bị bài ở nhà.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thảo luận, dạy học nhóm, dạy học tình huống, dạy học định hướng hành động.

- KT động não, đặt câu hỏi, xử lí tình huống, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, công đoạn.

IV. Tiến trình họat động

(12)

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Cụm tính từ là gì ? Cho ví dụ ?

- Nêu cấu tạo của cụm tính từ ? Vẽ mô hình cụm tính từ ? 3. B i m i à ớ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 10’

- Mục tiêu: ôn lại lí thuyết toàn bộ phần tiếng Việt đã học

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích, quy nạp

- KT động não, đặt câu hỏi, xử lí tình huống, trình bày một phút

? Em hãy trình bày lại sơ đồ hệ thống hoá cấu tạo về từ

- Hs lên bảng vẽ mô hình

? Phân biệt từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy).

Cho ví dụ?

- Hs trả lời

? Thế nào là nghĩa của từ? Nghĩa gốc? Nghĩa chuyển? Cho ví dụ?

- Hs trả lời

? Thế nào là từ thuần Việt và từ mượn? Cho ví dụ minh hoạ?

- Hs trả lời

? Cho biết những lỗi thường gặp trong cách dùng từ?

- Hs trả lời

? Phân biệt các từ loại: DT, ĐT, ST, LT, chỉ từ?

? Phân tích cấu tạo cụm từ: DT, ĐT, TT.

Cho VD minh hoạ?

Hoạt động 2: 27’

- Mục tiêu: hs biết vận dụng kiến thức lí thuyết để giải quyết các BT

- Hình thức tổ chức: dạy học theo nhóm - PP luyện tập, thảo luận

- KT động não, công đoạn, chia nhóm a. Hãy đặt câu với từ mũi, một câu là nghĩa gốc và một câu là nghĩa chuyển. Cho biết từ đó chuyển nghĩa theo phương thức nào?

b. Hãy đặt câu với từ tay, một câu là nghĩa gốc và một câu là nghĩa chuyển. Cho biết từ đó chuyển nghĩa theo phương thức nào?

I. Lí thuyết

1. Cấu tạo từ - Từ đơn - Từ phức:

+ Từ ghép + Từ láy

2. Nghĩa của từ - Nghĩa gốc - Nghĩa chuyển 3. Phân loại từ - Từ thuần Việt - Từ mượn

4. Các lỗi dùng từ - Lặp từ

- Lẫn lộn từ gần âm

- Dùng từ không đúng nghĩa 5. Từ loại và cụm từ

- Từ loại: DT, ĐT, ST, LT, tính từ, chỉ từ - Cụm từ: Cụm DT, cụm ĐT, cụm TT

II. Luyện tập 1. Bài tập 1

a. Nghệ sĩ Quang Thắng có cái mũi rất to (nghĩa gốc) – bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống, là cơ quan được dùng để thở và ngửi.

- Mũi giày của bạn bị sứt rồi (nghĩa chuyển - ẩn dụ) – bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước của một số vật.

b.

- Bạn bị đau tay à? (nghĩa gốc) – bộ phận

(13)

Hãy viết một đoạn văn từ 5-7 câu trong đó có sử dụng cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

- Gv chia lớp thành 3 nhóm theo tháng sinh.

Y/c các nhóm thảo luận, mỗi nhóm một đoạn.

+ N1: từ tháng 1-4 (đoạn cụm danh từ) + N2: từ tháng 5-8 (đoạn cụm động từ) + N3: từ tháng 9-12 (đoạn cụm tính từ) - Các nhóm thảo luận viết đoạn trong 7’

- Các nhóm trình bày kết quả trên giấy A3 - Các nhóm cùng nhau nhận xét

- Gv đánh giá.

phía trên của cơ thể người, từ vai đến accs ngón, dùng để cầm nắm, thường được coi là biểu tượng của lao động cụ thể của con người.

- Mã Giám Sinh là một tay buôn người (nghĩa chuyển – hoán dụ) – người giỏi về một môn, một nghề nào đó.

2. Bài tập 2

4. Củng cố: 1’

- Gv nhận xét giờ ôn tập 5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Ôn lại toàn bộ kiến thức phần tiếng Việt đã học.

- Chuẩn bị cho phần kiểm tra học kỳ I V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Ngày soạn :……….

Ngày giảng:……… Tiết : 65

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức đã học về toàn bộ chương trình Ngữ văn 6.

- Định hướng được bài kiểm tra học kì I.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng trình bày bài và phân tích đề.

- Kĩ năng sống: kĩ năng tổng hợp, phân tích, kĩ năng tư duy sáng tạo.

3. Thái độ

(14)

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực trình bày, năng lực tự quản bản thân - Năng lực tư duy ngôn ngữ.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục sự tự tin, tính tự lập, tự chủ trong công việc của học sinh.

II. Chuẩn bị

- Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ.

- Trò: đọc và ôn tập trước ở nhà.

III. Phương pháp

- PP phân tích, thuyết trình tích cực, vấn đáp.

- KT động não, sơ đồ tư duy, trình bày một phút.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ

- Gv lồng trong quá trình giảng bài.

3. B i m ià ớ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 10’

- Mục tiêu: giúp hs định hướng được cách làm bài phần văn bản

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích

- KT động não, trình bày một phút

? Kể tên các truyện truyền thuyết, cổ tích đã học?

- Hs kể tên các truyện

? Để làm tốt bài kiểm tra phần vă, cần phải làm thế nào?

- Hs trả lời, gv chốt + Đọc kĩ các văn bản + Kể tóm tắt các văn bản

+ Nhớ được các đoạn văn trích trong các văn bản.

+ Nêu được tên của văn bản + Biết được ngôi kể của văn bản Hoạt động 2: 15’

- Mục tiêu: giúp hs định hướng được cách làm bài phần tiếng Việt về cụm danh từ và cụm động từ

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích

- KT động não, trình bày một phút

? Muốn xác định được cụm danh từ trong câu ta cần dựa vào đâu?

- Cần dựa vào các phần phụ trước hoặc phần phụ sau của danh từ

I. Phần văn

1. Truyền thuyết - Văn bản Thánh Gióng

- Văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh 2. Cổ tích

- Văn bản Thạch Sanh

- Văn bản Em bé thông minh

II. Phần tiếng Việt 1. Cụm danh từ

(15)

+ Nếu trước danh từ là số từ hoặc lượng từ thì đó là cụm danh từ

+ Nếu sau danh từ là chỉ từ hoặc từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật thì đó là cụm danh từ.

? Hãy lấy ví dụ chứng minh?

- Hai con trâu (Số từ + danh từ) - Ngôi làng ấy (danh từ + chỉ từ)

? Làm thế nào để viết được đoạn văn có sử dụng cụm động từ?

- Cần phải xác định những từ ngữ xung quanh động từ để tạo thành cụm động từ.

+ Trước động từ thường là các phó từ chỉ sự tiếp diễn, chỉ thời gian…

+ Sau động từ thường là những từ chỉ đối tượng…

? Hãy lấy ví dụ?

- Tôi sẽ đi Hà Nội

- Tôi sẽ đến nhà bạn vào chiều nay.

Hoạt động 3: 15’

- Mục tiêu: giúp hs định hướng được cách làm bài văn kể chuyện đời thường hoàn chỉnh

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích

- KT động não, trình bày một phút

? Làm thế nào để làm tốt một bài văn tự sự?

- Đọc kĩ đề

- Xác định nhân vật, sự việc định kể - Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí - Viết bài theo từng phần, từng đoạn - Chú ý lời văn, sử dụng hình ảnh so sán

? Làm thế nào để làm tốt một bài kiểm tra tổng hợp?

- Hs trả lời, gv chốt + Đọc đề

+ Xác định yêu cầu + Làm ra nháp + Tự kiểm tra lại + Viết vào bài

+ Nếu trước danh từ là số từ hoặc lượng từ thì đó là cụm danh từ

+ Nếu sau danh từ là chỉ từ hoặc từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật thì đó là cụm danh từ.

2. Cụm động từ

+ Trước động từ thường là các phó từ chỉ sự tiếp diễn, chỉ thời gian…

+ Sau động từ thường là những từ chỉ đối tượng…

III. Phần tập làm văn

4. Củng cố: 2’

- Gv trả lời những thắc mắc của hs.

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Ôn tập để kiểm tra học kì.

V. Rút kinh nghiệm

………

Ngày soạn :……….

(16)

Ngày giảng:……… Tiết: 66+67

KIỂM TRA HỌC KÌ I

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Kiểm tra kiến thức đã học của hs về toàn bộ chương trình văn 6, bao gồm 3 phân môn: văn, tiếng Việt và tập làm văn.

- Đánh giá việc dạy của thầy.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tổng hợp và trình bày bài của học sinh.

- Kĩ năng sống: kĩ năng nận thức, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng trình bày 3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Phát triển năng lực - Năng lực trình bày

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: Biết tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân.

II. Hình thức - Kiểm tra - Thời gian: 90’

III. Đề bài

I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng (mỗi phương án trả lời đúng 0,25 điểm)

“Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan đưa mắt nhìn nhau.

Không trả lời được câu đố oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút.

Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu,..Nhưng tất cả mọi cách đều vô hiệu.

Bao nhiêu ông trạng và các nhà thông thái được triệu vào đều lắc đầu bó tay”.

Sách giáo khoa Ngữ văn 6 – tập I Câu 1.1: o n v n trên trích t v n b n n o?Đ ạ ă ừ ă ả à

A. Thạch Sanh B. Em bé thông minh

C. Cây bút thần D. Ông lão đánh cá và con cá vàng Câu 1.2: V n b n trên thu c th lo i n o?ă ả ộ ể ạ à

A. Truyền thuyết B. Truyện cười

C. Cổ tích D. Truyện ngụ ngôn

Câu 1.3: Phương th c bi u ứ ể đạt chính c a o n v n trên l gì?ủ đ ạ ă à

A. Tự sự B. Miêu tả

C. Biểu cảm D. Nghị luận

Câu 1.4: Trong câu “Nh ng t t c m i cách ư ấ ả ọ đều vô hi u” có ch aệ ứ

A. Cụm danh từ B. Cụm động từ

C. Cụm tính từ D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Nối từ ngữ ở cột A sao cho tương ứng với nội dung ở cột B

A Nối B

1. Danh từ a. Là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật 2. Chỉ từ b. Là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm

3. Động từ c. Là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian

4. Số từ d. Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật II. Phần tự luận (8,0 điểm)

(17)

Câu 1: 3,0 điểm

Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 9 câu) giới thiệu một nhân vật mà em yêu thích trong đó có sử dụng cụm danh từ. Gạch chân cụm danh từ đó.

Câu 2: 5,0 điểm

Hãy kể về một thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến.

IV. Hướng dẫn chấm

I. Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)

Câu 1 2

1.1 1.2 1.3 1.4

ĐA B C A A 1-b; 2-c; 3-d; 4-a

II. Phần tự luận: (8,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 (3,0 điểm)

- Yêu cầu về hình thức: Học sinh biết viết đoạn văn giới thiệu nhân vật có bố cục rõ ràng, đủ dung lượng (7-9 câu). Diễn đạt mạch lạc, có sử dụng cụm danh từ, chỉ ra được cụm danh từ trong đoạn văn.

0,5

- Yêu cầu về nội dung:

+ Mở đoạn: dẫn dắt để nêu ra được nhân vật định giới thiệu. 0,25 + Thân đoạn: lần lượt giới thiệu các đặc điểm của nhân vật: tên

gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm…

2,0 + Kết đoạn: Tình cảm của bản thân với nhân vật 0,25

Câu 2 (5,0 điểm)

* Yêu cầu về hình thức: Biết viết bài văn kể chuyện đời thường có cấu trúc 3 phần rõ ràng, trình bày khoa học

0,25

* Yêu cầu về nội dung 1. Mở bài

- Giới thiệu được thầy hoặc cô giáo định kể 0,25 2. Thân bài

- Kể về hình dáng, tính tình của thầy, cô giáo - Sở thích của thầy, cô giáo

- Kể những việc làm thể hiện sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc của thầy, cô với mọi người khi ở trường cũng như ở nhà

- Kể về một kỷ niệm của mình với thầy, cô giáo đó

1,0 0,75

1,0 1,0 3. Kết bài

- Suy nghĩ và tình cảm của em với thầy, cô giáo 0,25

* Sáng tạo: hs biết sử dụng các kiểu câu khác nhau, biết sử dụng các biện pháp tu từ tạo sự đa dạng cho bài văn

0,25

* Ngữ pháp, chính tả: diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả

0,25

Tổng 10

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn :……….

Ngày giảng:……… Tiết: 68

THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG

(18)

(Hồ Nguyên Trừng)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh :

- Hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bậc lương y chân chính, chẳng những giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có tấm lòng nhân đức.

2. Kĩ năng

- Hiểu thêm về cách viết truyện gần với cách viết lý, viết sử thời trung đại.

- Kĩ năng sống; kĩ nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị 3. Thái độ

- Có ý thức trân trọng những danh nhân đất Việt 4. Phát triển năng lực

- Năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, tự quản bản thân - Năng lực thưởng thức văn học

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục sự tự tin, tự lập, tự chủ và làm việc có trách nhiệm của học sinh.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng - Trò: sgk, vở soạn, vở BT

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, phân tích, thuyết trình, quy nạp

- KT động não, đọc tích cực, trình bày một phút, tóm tắt tài liệu IV. Tiến trình họat động

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Kể tóm tắt truyện “ Mẹ hiền dạy con”

- Nêu ý nghĩa của truyện?

3. Bài mới

* Giới thiệu bài: Trong xã hội có nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức.

Nhưng có hai nghề mà xã hội đòi hỏi phải có đạo đức là dạy học và thầy thuốc. Truyện

“Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” của Hồ Nguyên Trừng viết vào khỏang nửa đầu thế kỷ XV kể về một bậc lương y chân chính. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về bậc lương y chân chính đó.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 5’

- Mục tiêu: hs nắm được vài nét về tác giả và tác phẩm

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp

- KT động não, trình bày một phút.

? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?

- Hs nêu - Gv chốt

? Hãy nêu xuất xứ của tác phẩm?

- Hs nêu - Gv chốt

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả

- Tác giả: Hồ Nguyên Trừng (1374- 1446)

2. Tác phẩm

- “Nam Ông mộng lục” là tập truyện kí viết bằng chữ Hán trong thời gian Hồ Nguyên Trừng sống lưu vong ở Trung Quốc sau khi bị bắt.

(19)

Hoạt động 2: 32’

- Mục tiêu: hs nắm được những nét về nội dung và nghệ thuật của truyện

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP vấn đáp, phân tích, thuyết trình, quy nạp - KT động não, đọc tích cực, trình bày một phút, tóm tắt tài liệu

? Văn bản này chúng ta nên đọc với giọng như thế nào?

- Đọc to, rõ ràng, diễn cảm - GV đọc 1 đoạn, gọi hs đọc tiếp.

? Giải thích chú thích 9,10,16,17?

- Hs giải thích

? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Kể theo thứ tự nào?

? Bố cục của truyện?

- Mở truyện: từ đầu đến trọng vọng (giới thiệu tung tích, chức vị, công đức đã có của bậc lương y)

- Thân truyện: tiếp đến mong mỏi (y đức của bậc lương y được bộc lộ qua một tình huống thử thách)

- Kết truyện: đoạn còn lại (hạnh phúc của bậc lương y theo luật nhân quả)

? Nhân vật chính trong truyện là nhân vật nào?

- Cụ tổ bên ngoại của Trừng - Họ: phạm

- Tên: Bân

- Chức vụ: Thái y lệnh

? Qua phần giới thiệu, em biết gì về ông?

- Tài giỏi về y học

? Việc lương y họ Phạm được vua Trần Anh Vương phong chức quan thái y lệnh chứng tỏ ông là người thầy thuốc như thế nào?

? Vì sao lương y họ phạm lại được người đương thời trọng vọng

? Theo em, tình huống đặc biệt xảy ra với vị lương y họ Phạm là gì?

? Em có nhận xét gì về tình huống đó?

- Đây là tình huống thử thách gay go đối với y đức.

? Đứng trước tình huống đó thì lương y họ Phạm có cách giải quyết ra sao?

? Điều gì được thể hiện qua lời đối đáp của ông với qua Trung sứ?

- Không chịu khuất phục quyền uy.

II. Đọc, hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích

2. Bố cục

- 3 phần

3. Phân tích 3.1. Mở truyện

- Thái y lệnh là người có tấm lòng yêu thương người bệnh.

3.2. Thân truyện

- Tình huống: cứu người dân lâm bệnh với phận làm tôi.

- Phạm thái y không chần chừ, quyết ngay một đường: "Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống...vương phủ."

-> Coi trọng tính mạng của người bệnh hơn cả tính mạng của mình.

(20)

* GV: Câu trả lời chứng tỏ nhân cách và bản lĩnh đáng khâm phục của ông: quyền uy không thắng nổi y đức; tính mệnh của người bệnh quan trọng hơn bản thân; sức mạnh của trí tuệ trong cách ứng xử

? Thái độ của vua Trần Anh Vương trước cách xử sự của thái y?

+ Lúc đầu tức giận + Sau ca ngợi

? Qua đó, em thấy nhà vua là người như thế nào?

- Một vị vua anh minh, có lòng nhân đức

? Kết thúc truyện, người viết muốn nói với chúng ta điều gì?

- Hs trả lời

? Nghệ thật tiêu biểu của truyện là gì?

- Hs trả lời.

3.3. Kết truyện

Hạnh phúc lâu dài chân chính của gia đình vị lương y.

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện - Hình thức ghi chép truyện thật 4.2. Nội dung

- Ca ngợi phẩm chất cao quý của Thái y lệnh

4.3. Ghi nhớ - sgk - tr164 4. Củng cố: 1’

- Hãy rút ra bài học cho bản thân từ câu chuyện trên.

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Kể lại truyện

- Chuẩn bị Chương trình ngữ văn địa phương V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song