• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 18: TÊN BÀI DẠY: ÔN TẬP GIỮA KÌ (Tiết 1) Môn học: Toán - Lớp: 7

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. Mục tiêu 1. Về kiến thức:

HS được hệ thống hóa các kiến thức về số hữu tỉ: quy tắc chuyển vế, quy tắc xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, các phép toán trong Q.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: NL tự học, NL sáng tạo, NL hợp tác, NL tính toán.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Rèn luyện các kĩ năng thực hiện tính toán trong Q, tính nhanh, tính hợp lí (nếu có thể), tìm x

+ HS hình thành năng lực giải quyết các vấn đề liên quan đến số hữu tỉ: sử dụng các tính chất của số hữu tỉ để tính nhanh, hợp lí.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập.

- Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Trung thực: Trung thực trong hoạt động nhóm và báo cáo kết quả.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

- Thiết bị dạy học: Phấn màu, bảng phụ, bảng nhóm, thước thẳng.

- Học liệu: Sách giáo khoa, sách bài tập, … III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (7’)

a) Mục tiêu: Hệ thống được các kiến thức cơ bản trong tập hợp Q.

b) Nội dung: Bảng nội dung kiến thức học sinh đã chuẩn bị (giao về nhà) c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành bảng có nội dung như trên.

d) Tổ chức thực hiện:

(2)

Hoạt động của GV + HS Nội dung GV giao nhiệm vụ: Hệ thống

được các kiến thức cơ bản trong tập hợp Q.

HS thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân thực hiện ở nhà.

- Phương thức hoạt động: cá nhân Báo cáo, thảo luận: Cá nhân 1 hs trình bày, đối chiếu kết quả với 3 nhóm còn lại.

Kết luận, nhận định:

- Sản phẩm: Hệ thống được lý thuyết (theo sơ đồ tư duy).

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. (8’)

a) Mục tiêu: Ôn tập định nghĩa số hữu tỉ, quy tắc chuyển vế, quy tắc xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, quy tắc các phép toán trong Q.

b) Nội dung: Bảng lý thuyết có ghi định nghĩa số hữu tỉ, quy tắc xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, các phép toán trong Q đã bị khuyết một số chỗ và yêu cầu học sinh hoàn thành.

c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành bảng có nội dung như trên.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS Nội dung

GV giao nhiệm vụ: GV phát bảng nhóm ghi phần lý thuyết bị khuyết và yêu cầu HS hoàn thành.

+ Nhóm 1; 3: Hoàn thành câu 1, 2.

+ Nhóm 3,4: Hoàn thành câu 3, 4a.

+ Nhóm 5, 6: Hoàn thành câu 4b.

- Thiết bị học liệu: Bảng nhóm.

I. Hệ thống lý thuyết:

1. Định nghĩa số hữu tỉ: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng …… với …….

2. Quy tắc chuyển vế: Khi chuyển một hạng tử từ …….. sang …… ta phải …..

hạng tử đó.

3. Quy tắc xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ:

  x nÕu x 0 x x nÕu x 0

(3)

HS thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện.

- Phương thức hoạt động: Nhóm

Báo cáo, thảo luận: Chọn bảng nhóm của 3 nhóm (các nhóm có các câu khác nhau) rồi so sánh, đối chiếu kết quả với 3 nhóm còn lại.

Kết luận, nhận định:

- Sản phẩm: Hoàn thành bảng lý thuyết.

4. Các phép toán trong Q: a/ Với a b c d m Z m, , , , , 0 :

+ Phép cộng: ...

a b m m

+ Phép trừ: ...

a b m m

+ Phép nhân: a c. ...(b,d 0)

b d

+ Phép chia: a c: ...(b, c, d 0)

b d

b/ Với x y Q m n N, , , :

 

 

. ...

: ...(x 0, m n) ...

. ...

...( 0)

m n

m n

m n

n n

x x x x

x x y

x y

y

 

  

2. Hoạt động 2: Luyện tập (20’)

a) Mục tiêu: Luyện tập các phép tính trong tập hợp số hữu tỉ, tính nhanh, tính nhẩm.

b) Nội dung:

- Dạng 1: Tính giá trị của biểu thức.

- Dạng 2: Tính. (lũy thừa của một số hữu tỉ) - Dạng 3: Tìm x.

c) Sản phẩm: Học sinh giải được các bài toán về tính giá trị của biểu thức, lũy thừa của một số hữu tỉ, tìm x.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV + HS Nội dung

* GV giao nhiệm vụ 1: Tính giá trị của các biểu thức sau.

Dạng 1: Tính giá trị của biểu thức sau (Tính hợp lí nếu có thể).

(4)

4 5 4 16

/ A 0,5

23 21 23 21

a

2 3 1

/ :

9 9 5

b B

4 5 12 4 4

c / C . .

13 17 13 17 13

8 4 5

d/ D 2 .7

2 .49.8

Nhóm 1,2: ý a,d Nhóm 3,4: ý b,d Nhóm 5,6: ý c,d

Hướng dẫn, hỗ trợ: GV nêu câu hỏi, em hãy nêu cách làm (đối với mỗi câu).

Thực hiện nhiệm vụ 1: hoạt động nhóm thực hiện.

Báo cáo thảo luận:

- Các nhóm trình bày bài, nhận xét bổ sung (nếu có)

- HS nêu cách làm (đối với mỗi câu).

Kết luận, nhận định: Đưa ra cách tính giá trị của biểu thức một cách hợp lí, bằng việc sử dụng tính chất của các phép toán trong Q.

* GV giao nhiệm vụ 2: Tìm x Q , biết:

3 1

a/ 0

4 2

x

1 2 b/ x 7 3

1 3 1

c/ 2 27

x

HS suy nghĩ, thực hiện

4 5 4 16

/ A 0,5

23 21 23 21

4 4 5 16

0,5 0,5 23 23 21 21

a

 

  

2 3 1 2 9 1

/ : .

9 9 5 9 3 5

2 1 13 3 5 15

b B  

 

4 5 12 4 4

c / C . .

13 17 13 17 13

4 5 12 4

1 .0 0

13 17 17 13

 

8 4 8 4

2

5 5 2 3

2 .7 2 .7

d/ D 7 49

2 .49.8 2 .7 .2

Dạng 2: Tìm x Q , biết:

3 1

a/ 0

4 2

3 1

4 2

1 3: 2 4 2 3

  x x x

x

(5)

Hướng dẫn, hỗ trợ:

- GV hướng dẫn câu b: A(x) k(Với

A(x)là biểu thức chứa x, k0)thì A(x) k

A(x)khoặc A(x) k

- GV hướng dẫn câu c: Đưa vế phải về dạng lũy thừa mũ 3 như vế trái.

HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân, làm bài.

Báo cáo, thảo luận:

- Ba học sinh lên bảng thực hiện.

- Nhận xét kết quả bài làm của học sinh.

Kết luận, nhận định: Đưa ra cách làm bài tìm x trong từng trường hợp cụ thể.

* GV giao nhiệm vụ 3: Chứng minh:

5 4 3

a/ 5  5 5 7

7 8

/ 8 21 14 b

Hướng dẫn, hỗ trợ:

a/ Phân tích các hạng tử về tích các thừa số trong đó có một thừa số chung.

b/ Một tích chia hết cho số a khi có một thừa số chia hết cho a.

HS thực hiện nhiệm vụ 3: HS tiếp thu hướng dẫn và làm bài.

Báo cáo, thảo luận:

- HS lên bảng thực hiện.

- Nhận xét kết quả bài làm của học sinh.

1 2 b/ x 7 3

1 2 7 3 x 

hoặc

1 2

7 3

x  

11 x21

hoặc

17 x21

3

3 3

1 1

c/ 2 27

1 1

2 3

1 1 2 3 5 6

 

 

 

 

  x

x x

x

Dạng 3: Chứng minh:

 

5 4 3 3 2 3 3

3 2 3

a/ 5 5 5 5 .5 5 .5 5 5 5 5 1 5 .21 7

  

  

 

7

 

7 18 3 18 17 4

17

/ 8 2 2 2 2 . 2 2

2 .14 14

b

(6)

Kết luận, nhận định: HS chứng minh được các bài toán lũy thừa dạng chia hết.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (10’)

a) Mục tiêu: Rèn cho học sinh vận dụng các công thức lũy thừa để giải một số dạng bài tập nâng cao.

b) Nội dung: Bài 1, bài 2.

c) Sản phẩm: Nội dung lời giải bài 1, 2 d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV + HS Nội dung

* GV giao nhiệm vụ 1:

Bài 1: So sánh:

a/ 23003200 b/ 853.47

Hướng dẫn, hỗ trợ: đưa về cùng cơ số rồi so sánh số mũ.

Thực hiện nhiệm vụ 1: hoạt động nhóm đôi thực hiện.

Báo cáo thảo luận:

- Các nhóm trình bày bài, nhận xét bổ sung (nếu có)

Kết luận, nhận định: Chốt lại cách làm bài so sánh lũy thừa.

* GV giao nhiệm vụ 2:

Bài 2: Tìm các số tự nhiên n, m sao cho:

/ 9.27n 35

a

3

n

b / 2 : 4 .2 4

c/ 2 .3n1 m 12n

Hướng dẫn, hỗ trợ: đưa về cùng cơ số rồi suy ra số mũ.

Bài 1:

a/ Ta có: 2300

 

23 100 8100 ;

 

100

200 2 100

3  3 9

81009100 nên 2300 3200 b/ Ta có:

5 15 14 14 7 5 7

8 2 2.2 3.2 3.4 8 3.4

Bài 2:

a/ 9.27n 35 3 .32 3n 35 32 3 n 35 32 3 n 35 2 3 n5

 n 1

(7)

Thực hiện nhiệm vụ 2: hoạt động nhóm đôi thực hiện.

Báo cáo thảo luận:

- Các nhóm trình bày bài, nhận xét bổ sung (nếu có)

Kết luận, nhận định: Chốt lại cách làm bài so sánh lũy thừa.

b/

2 : 4 .23

n 4

2 : 2 .23 2

n 22

2n122 n 1 2

 n 1 c/ 2 .3n1 m 12n

2 .3n1 m 2 .32n n

2 1

3 2

3 2

m n

n n

3m n 2n1

m n n   1 0

m n 1

 

* Hướng dẫn tự học ở nhà:

- Ôn tập lại các kiến thức về số hữu tỉ và lũy thừa của một số hữu tỉ.

- Xem lại các bài tập đã làm trên lớp. Làm các bài tập giao về nhà.

Tiết PPCT: 19 Ngày soạn: 22/10/2021

Tuần dạy: 8

ÔN TẬP GIỮA KÌ I ( TIẾT 2) Thời gian thực hiện: (1tiết) I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Hệ thống lại kiến thức về tỉ lệ thức và tính chất dãy tỉ số bằng nhau.

- Biết vận dụng các tính chất của tỉ lệ thức vào giải giải bài tập.

2.Về năng lực:

*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

*Năng lực đặc thù:

- Học sinh trình bày được bài làm một cách chính xác và khoa học sẽ phát triển được năng lực tính toán và tính thẩm mĩ cho học sinh.

(8)

- Học sinh nhận biết được dạng bài tập cần giải quyết, từ đó sử dụng các kiến thức, kỹ năng toán học để giải quyết bài tập đã có, từ đó sẽ rèn luyện cho học sinh giải quyết vấn đề toán học.

- Thông qua các trò chơi trong tiết học để giải quyết các bài tập thì học sinh sẽ phát triển được năng lực tư duy; lập luận toán học và năng lực giao tiếp

- Năng lực tư duy và lập luận toán học thể hiện qua việc:

3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập.

- Trách nhiệm: Trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

- Trung thực: Trung thực trong hoạt động nhóm và báo cáo kết quả..

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

-Thiết bị dạy học: Phấn màu, bảng phụ, bảng nhóm, máy chiếu, phiếu học tập.

- Học liệu: Sách giáo khoa,sách bài tập, sách tham khảo, tài liệu trên mạng internet.

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (7’)

a) Mục tiêu: Thông qua trò chơi giúp học sinh nhớ lại các kiến thức về tỉ lệ thức và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.

b)Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi trong trò chơi.

c) Sản phẩm: Hs giải được các ô chữ bí ẩn, qua các câu hỏi hệ thống lại kiến thức.

1. C 2. B 3. A 4. D 5. B 6. C

d)Tổ chức thực hiện: Gv tổ chức trò chơi: “Ô chữ bí mật”

Hoạt độngcủa GV + HS Nội dung

* Giao nhiệm vụ học tập:Gv cho 1 học sinh lên dẫn, đưa ra trò chơi, luật chơi trên màn chiếu.

Câu 1. Tỉ số

a c

bd là một tỉ lệ thức khi:

A.

a c b d

B.

a c b d

C.

a c b d

D.

a c bd

Câu 2. Từ đẳng thức: a.d b.c khẳng định nào sau đâu là đúng:

A.

a d b c

B.

c d a b

C.

b c a d

D.

a d c b

Câu 3. Cho tỉ số

x 3

4 2

khi đó x bằng:

(9)

A. 6

B.

8 3

C. 6

D.

3 8

Câu 4. Cho

a d e b c f

dãy tỉ số nào sau đây là đúng:

A.

a d e a d e b c f b c f

    

  B.

a d e a e d b c f b c f

    

 

C.

a d e a e d b c f b c f

    

  D.

a d e a d e b c f b c f

    

 

Câu 5. Hai bạn An và Bình có có tất cả 25 viên bi biết số bi An và Bình tỉ lệ với 2; 3. Khi đó số bi của An và Bình lần lượt là:

A. 12 viên bi và 13 viên bi C. 13 viên bi và 12 viên bi

B. 10 viên bi và 15 viên bi D. 15 viên bi và 10 viên bi Câu 6. Tỉ số của 2 cạnh một hình chữ nhật là 0,8 và chúng hơn kém nhau 2cm. Gọi chiều rộng và chiều dài lần lượt là x, y. Khi độ dài hai cạnh của hình chữ nhật là:

A. x 10; y 8 B. x 6; y 8 C. x 8; y 10 D. x 8; y 6 - Thực hiện nhiệm vụ:

Hs: Gọi các bạn đứng tại chỗ mở các ô chữ và trả lời các câu hỏi bí mật.

Hs:Đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi của trò chơi.

Gv: Nhận xét, chốt kiến thức hệ thống lại kiến thức.

2. Hoạt động 2: Luyện tập (22’)

a) Mục tiêu: Củng cố các dạng bài tập như lập tỉ lệ thức; tìm thành phần chưa biết trong tỉ lệ thức, tính chất dãy tỉ số bằng nhau; chứng minh các bài toán đơn giản áp dụng tính chất của tỉ lệ thức và tính chất dãy số bằng nhau.

b) Nội dung: Bài 1, bài 2, bài 3

c) Sản phẩm: Học sinh làm được các bài tập, thông qua các bài tập khắc sâu được kiến thức và cách giải các dạng bài.

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS Nội dung

Hoạt động 2.1: Lập tỉ lệ thức - Giao nhiệm vụ học tập:

GV đưa ra bài tập 1 trên màn chiếu tổ chức chơi trò chơi “Tiếp sức” giáo viên đưa ra luật chơi.

Dạng 1: Lập tỉ lệ thức Bài 1.

a) Tỉ số0, 25 :1,753: 21có lập thành tỉ lệ thức vì

(10)

Bài 1.

a) Tỉ số 0, 25 :1,75

3: 21 có lập thành tỉ lệ thức không?

b) Lập các tỉ lệ thức từ đẳng thức:

7.( 28) ( 49).4  

Gv: Cử ra 2 đội chơi mỗi đội 5 học sinh.

Gv: Yêu câu hs 1 phút thảo luận sau đó trong vòng 1 phút trình bày trên bảng phụ. Đội nào nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.

- Thực hiện nhiệm vụ:

GV: Gọi 2 đội chơi lên bảng, các học sinh khác cổ vũ, theo dõi phần bải làm của 2 đội chơi.

HS: 2 đội chơi lên bảng, các học sinh khác cổ vũ, theo dõi phần bải làm của 2 đội chơi.

- Báo cáo, thảo luận:

GV và HS: Theo dõi và nhận xét, đánh giá bài làm của 2 nhóm.

HS: Lắng nghe, nhận xét bài làm của bạn.

- Kết luận, nhận định:

GV: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu, nhận xét ,nhắc các lỗi học sinh hay gặp.

GV: Chốt cách làm ở dạng bài tập.

HS: Bổ sung và khắc sâu kiến thức.

0, 25 :1, 75 3: 21

b) Từ đẳng thức:

7.( 28) ( 49).4  

Ta lập được 4 tỉ lệ thức là:

7 4

49 28

;

7 49 4 28

;

28 4 49 7

;

28 49

4 7

Hoạt động 2.2: Tìm thành phần chưa biết - Giao nhiệm vụ học tập:

GV: Đưa ra bài tập 2 lên màn chiếu.

Bài 2: Tìm x, y Q biết:

a)

x y 3 5

x y  32 b) 3 4

x y

2x3y 18

GV: Yêu cầu hoạt động nhóm - 4 nhóm -Thực hiện nhiệm vụ:

GV: Quan sát HS hoặc nhóm học sinh thực hiện và có hỗ trợ thích hợp, khi cần. Một số câu hỏi dẫn dắt HS: Hoạt động cá nhân 1phút sau đó hoạt động nhóm.

Dạng 2: Tìm thành phần chưa biết

Bài 2:

a) Cách 1:

Ta có:

x y 3 5

x y  32

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

x y x y 32

3 5 3 5 8 4

   

x 4 x 4.3 12

3       

y 4 y 4.5 20

5       

Vậy x 12; y 20

(11)

– Hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm khi cần: Phần b)

? Theo đề bài ta có 2x3y 18 để xuất hiện

2 ;3x y ta phải làm gì?

HS: Để xuất hiện 2x ta nhân cả tử và mẫu của phân số với 2, để xuất hiện 3y ta nhân cả tử và mẫu của phân số với 3. Ta có

2 3

3 4 6 12

x y x y

HS: Thực hiện nhiệm vụ. khi các nhóm báo cáo gv chiếu kết quả bài 2 cho hs đối chiếu, gợi mở cách làm khác cho hs.

- Báo cáo, thảo luận:

GV: Gọi đại diện 1 nhóm lên báo cáo, các nhóm khác thảo luận nhận xét chéo về bài làm các nhóm.

HS: 1 nhóm lên trình bày, 3 nhóm còn lại đổi chéo bài nhau rồi nhận xét.

HS: Lắng nghe, nhận xét bài làm của các nhóm.

HS: Có thể đưa ra cách làm khác.

- Kết luận, nhận định:

GV: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu, nhận xét ,nhắc các lỗi học sinh hay gặp.

GV chốt cách làm ở dạng bài tập.

HS: Bổ sung và khắc sâu kiến thức.

Cách 2: Đặt

x y 3 5 k x 3k; y 5k

  x y  32nên:

3k 5k  328k    32 k 4

Do đó:

x 3.( 4) 12

     y 5.( 4)   20

b) 3 4

x y

2x3y 18

Ta có:

2 3

3x  4y 6x 12y

2x3y 18

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

x y 2x 3y 2x 3y 18 3 4 6 12 6 12 18 1

   

x 1 x 1.3 3

3       

y 1 y 1.4 4

4       

Vậy x 3; y 4

Hoạt động 2.3: Chứng minh Giao nhiệm vụ học tập:

Gv đưa ra bài tập 3 lên màn chiếu.

Bài 3:

Từ tỉ lệ thức

a c b d

hãy chứng tỏ rằng

a b c d

a b

GV phát phiếu học tập, yêu cầu hs hoạt động nhóm đôi theo bàn.

-Thực hiện nhiệm vụ:

GV: Quan sát học sinh thực hiện và có hỗ trợ thích hợp, khi cần. Một số câu hỏi dẫn dắt hs thực hiện nhiệm vụ.

HS:Thực hiện nhiệm vụ gv đưa ra.

GV: Đi kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ các

Dạng 3: Chứng minh.

Bài 3:

Ta có:

a c

b d a b c d

 

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

a b a b c d c d

 

Áp dụng tính chất tỉ lệ thức ta có:

a a b a b c d

c c d a c

(đpcm)

(12)

nhóm.

- Báo cáo, thảo luận:

GV: Gọi 1 nhóm hs lên báo cáo

HS: Đại diện 1 nhóm lên báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. (chiếu trên máy chiếu hắt).

GV: Thu lại phiếu học tập của các nhóm, chiếu những lỗi các nhóm còn mắc phải qua máy chiếu hắt cho HS thảo luận.

HS: Lắng nghe, nhận xét bài làm của các nhóm.

HS: Có thể đưa ra cách làm khác.

- Kết luận, nhận định:

GV: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu, nhận xét, nhắc các lỗi học sinh hay gặp.

GV: Chốt cách làm ở dạng bài tập.

HS: Bổ sung và khắc sâu kiến thức.

3. Hoạt động 3: Vận dụng (13’)

a) Mục tiêu: Từ tính chất của dãy tỉ số bằng nhau giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.

b) Nội dung: Bài 4, bài 5

c) Sản phẩm: Lời giải và kết quả bài 4, tìm tòi mở rộng hướng dẫn về nhà bài 5 d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV - HS Nội dung

* Giao nhiệm vụ học tập:

GV đưa ra bài tập 4 trên màn chiếu.

Bài 4: Trong cuộc phát động tết trồng cây. Ba lớp 7A; 7B; 7C trồng được 150 cây. Hỏi mỗi lớp 7A, 7B, 7C trồng được bao nhiêu cây, biết rằng số cây trồng được của lớp 7A, 7B, 7C lần lượt tỉ lệ với 4;

5; 6.

Yêu cầu hs hoạt động cá nhân.

- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoạt động cá nhân.

- GV: Quan sát học sinh thực hiện và có hỗ trợ thích hợp, khi cần. Một số câu hỏi dẫn dắt uốn nắn HS thực hiện nhiệm vụ.

- Hướng dẫn, hỗ trợ:

Bài 4:

Gọi số cây 3 lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là x, y, z (cây)

(x, y, z N*, x, y, z 150 )

Vì số cây trồng được của lớp 7A, 7B, 7C lần lượt tỉ lệ với 4;

5; 6 và ba lớp 7A; 7B; 7C trồng được 150 cây nên theo bài ra ta có:

x y z 4  5 6

x y z 150   Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:

x y z x y z 150 4 5 6 4 5 6 15 10

    

 

(13)

GV: Để tìm được số cây trồng của mỗi lớp trong bài tập này ta tiến hành theo các bước nào?

- GV: Gọi HS lên trình bày, ở dưới làm vào vở.

- GV sửa sai (nếu có) chốt kiến thức.

GV: Đi kiểm tra, uốn nắn HS.

HS: Thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra, lắng nghe và trả lời các câu hỏi GV đưa ra.

- Báo cáo, thảo luận:

GV: Gọi 1hs lên bảng trình bày, ở dưới các học sinh khác cùng làm ,theo dõi.

GV gọi 1 hs khác nhận xét.

HS: Lắng nghe, nhận xét bài làm của bạn.

- Kết luận, nhận định:

GV: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu, nhận xét ,nhắc các lỗi học sinh hay gặp.

GV chốt cách làm ở dạng bài tập.

HS: Bổ sung và khắc sâu kiến thức.

x 10 x 4.10 40

4  

y 10 y 5.10 50

5  

z 10 z 6.10 60

6  

Vậy số cây 3 lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là 40 cây, 50 cây, 60 cây.

* Hướng dẫn tự học ở nhà (3’) - GV giao nhiệm vụ:

GV đưa ra bài tập 5:

Bài 5: Tìm x, y, z Q biết:

a)

x y y z 2 3 4; 5

x y z   90 b) 2x 3y 5z x y z   33

GV: Hướng dẫn học sinh tìm tòi, mở rộng bài tập 5.

– Hướng dẫn, hỗ trợ:

Để tìm được x, y, z cần đưa 2 tỉ lệ thức trên về dãy 3 tỉ số bằng nhau theo mẫu

x y z a  b c

. - Hs thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra, lắng nghe và khắc sâu kiến thức.

- Sản phẩm học tập: HS tự tìm tòi các cách giải.

* Hướng dẫn về nhà:

- Xem lại và hoàn thiện các bài tập đã làm trên lớp.

- Làm bài tập số 5

- Ôn tập tốt để chuẩn bị tiết sau kiểm tra giữa kì I.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nếu hai tỉ số bằng nhau thì chúng lập thành một tỉ lệ thức.. thức dạng ad

Phương pháp 3: Dùng biến đổi đại số và tính chất của dãy tỷ số bằng nhau để từ tỷ lệ thức đã cho biến đổi dần thành tỷ lệ thức phải chứng minh.. Tính số

Tỉ lệ thức, tính chất của dãy tỉ số

- Mục đích: Hướng dẫn hs giải các bài tập chứng minh tỉ lệ thức, vận dụng tính chất tỉ lệ thức, tính chất dãy tỉ số bằng nhau vào giải toán chia

Biết vận dụng các tính chất của tỉ lệ thức vào các dạng bài tập: Lập tỉ lệ thức từ một đẳng thức số hay từ các số cho trước; tìm ngoại tỉ hoặc trung tỉ chưa biết trong

Kĩ năng: Nhận biết được tỉ lệ thức và các số hạng của tỉ lệ thức đặc biệt là ngoại tỉ, trung tỉ, bước đầu vận dụng các tính chất của nó vào giải bài tập

Kiến thức: Củng cố các quy tắc thực hiện phép tính, tính chất của tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau. Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hiện phép tính, tìm số chưa biết, tìm

Rèn kĩ năng áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau vào các bài toán tìm thành phần chưa biết trong dãy tỉ số bằng nhau..