• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15 Ngày soạn: 04/ 12/ 2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 11/ 12/ 2017 Toán

TIẾT 71: 100 TRỪ ĐI MỘT SỐ I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Vận dụng các kiến thức và kỹ năng thực hiện phép tính có nhớ để tự tìm được cách thực hiện phép trừ dạng: 100 trừ đi một số có một chữ số hoặc có hai chữ số - Thực hành tính trừ dạng 100 trừ đi một số

b) Kĩ năng: - Rèn kỹ năng thực hiện phép tính trừ có nhớ.

c) Thái độ: - Hs nghiêm túc học tập, tích cực làm bài luyện.

II. ĐỒ DÙNG: Bộ đồ dùng dạy học III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (4p) - 2 HS lên bảng.

- Lớp nhận xét - GV NX

Đặt tính và tính

71 – 64 92 - 3 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1p)

- GV giói thiệu trực tiếp vào bài

b. GV hướng dẫn HS tìm cách thực hiện phép trừ dạng 100- 36 và 100 – 5(12p)

* Phép trừ dạng 100 - 36 - Giáo viên đưa phép tính - HS nêu cách đặt tính

- GV yêu cầu HS thực hiện vào nháp - HS nêu cách tính

* Phép trừ dạng 100 - 5 - GV nêu phép trừ

- 1 Hs nêu cách đặt tính - 1 HS nêu cách tính

c. Luyện tập(18p)

Bài 1: HS làm bài cá nhân.

-3 HS lên bảng làm bài - Chữa bài :

100- 36 100

- 36 64

- 0 không trừ được 6 lấy 10 trừ 6 - bằng 4 viết 4 nhớ 1

- 3 thêm 1 bằng 4 , 10 trừ 4 bằng 6 viết 6

100

- 5 95

. 0 không trừ được 5 lấy 10trừ 5 bằng 5 viết 5nhớ 1

. 0 không trừ được 1, lấy 10 trừ 1 bằng 9 viết 9 nhớ 1

. 1 trừ 1 bằng 0 viết 0 Bài 1: Tính

100 100 100 100

- 3 - 8 - 54 - 77

(2)

+HS đọc lại các phép tính + NX Đ- S

+ Đổi vở đối chiếu – GV kiểm tra xác suất Bài 2: HS nêu yêu cầu

- 1 HS đọc mẫu

- GV hd mẫu: 100 còn được gọi là mấy chục?

- 20 còn được gọi là mấy chục??

- 100- 20 là mấy chục trừ đi mấy chục?

- 8 chục là bao nhiêu?

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS chữa bài trên bảng.

- Chữa bài, giải thích cách làm bài + Dưới lớp đọc bài làm

3. Củng cố, dăn dò: (1p)

- HS nêu cách tính 100 – 36 , 100 -5 - GV nhận xét giờ học

- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.

Bài 2: Tính nhẩm ( theo mẫu ) Mẫu : 100 – 20= ?

Nhẩm : 10 chục – 2 chục = 8 chục Vậy : 100 – 20 = 80

100 – 60 = 100 – 90 = 100 – 30 = 100 – 40 =

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập đọc HAI ANH EM I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt giọng kể và ý nghĩ của 2 nhân vật (người anh và người em) - Hiểu nghĩa các từ mới.

- Hiểu nghĩa các từ chú giải.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi tình anh em, anh em yêu thương lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.

b)Kỹ năng

- Rèn đọc đúng, đọc to, rõ ràng, lưu loát.

c)Thái độ: Hs có ý thức luyện đọc.

*) GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Hs biết xác định giá trị và tự nhận thức về bản thân.

- Hs biết thể hiện sự cảm thông.

III. ĐỒ DÙNG: Tranh minh họa bài đọc SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1 1. Kiểm tra bài cũ(5p)

- 2 HS đọc lại bài cũ - HS NX – GV NX

Khi viết nhắn tin cần lưu ý điều gì?

B. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1p)

Nhắn tin

(3)

GV giới thiệu và ghi bảng b. Luyện đọc(30p)

a. Đọc mẫu

- Giáo viên đọc toàn bài.

- GV nêu cách đọc bài

b. Hdẫn HS l.đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc câu

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.

- HS luyện đọc từ

* Đọc từng đoạn trước lớp

- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- HS luyện đọc câu dài

- HS đọc chú giải SGK

*Đọc từng đoạn trong nhóm

- Từng HS trong nhóm đọc cho nhau nghe.

- Các HS khác nghe, góp ý.

* Thi đọc giữa các nhóm

- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn.

- Lớp nhận xét

Hai anh em

- Giọng đọc chậm rãi, tình cảm, nhấn giọng các từ ngữ: công bằng, ngạc nhiên, xúc động, ôm chầm lấy nhau.

Từ khó: Lấy lúa, rất đỗi, kì lạ.

- Nghĩ vậy/ người em ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của anh//

- Thế rồi/ anh ra đồng lấy lúa của mình/ bỏ thêm vào phần của em//

- Công bằng: hợp lẽ phải.

- Kì lạ: lạ đến mức khồng ngờ.

TIẾT 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (15p)

? Lúc đầu hai anh em chia lúa như thế nào?

Người em đã nghĩ gì và làm gì?

? Người anh đã nghĩ gì và làm gì?

? Mỗi người cho như thế nào là công bằng?

? Câu chuyện kết thúc như thế nào?

- Họ chia lúa thành 2 đống bằng nhau để ở ngoài đồng.

- Người em nghĩ: Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần của mình cũng bằng phần của anh thì không công bằng. Nghĩ vậy người em ra đông lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh

- Người anh nghĩ: em ta sống 1 mình vất vả.

Nếu phần lúa của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng. Nghĩ vậy, anh ra đồng lấy lúa của mình bảo thêm vào phần của em.

- Anh hiểu công bằng là chi cho em phần nhiều hơn vì em sống một mình vất vả.

- Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ nuôi con.

- Hai anh em bắt gặp nhau mỗi người đang

(4)

*)TH: Trẻ em biết quyền được có gia đình, anh em, được anh em quan tâm, lo lắng, nhường nhịn.

Tuy vậy anh em trong gia đình có bổn phận phải đoàn kết, yêu thương nhau.

- Hãy nói một câu về tình cảm của hai anh em

4. Luyện đọc lại: (1p)

- Tổ chức cho HS thi đọc lại chuyện - Lớp nhận xét.

5. Củng cố, dặn dò(5p)

?Câu chuyện nói về điều gì?

- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.

- GV NX giờ học

- Dăn học sinh về nhà đọc bài nhiều lần cho người thân nghe

ôm trong tay những bó lúa đến bỏ thêm cho người kia. Cả hai cảm động ôm chầm lấy nhau.

- Hai anh em rất thương yêu nhau, sống vì nhau.

- Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc giở hay đỡ đần

- Ca ngợi tình anh em, biết thương yêu, lo lắng, nhường nhịn nhau.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 05/ 12/ 2017

Ngày giảng: Thứ ba ngày 12/ 12/ 2017 Toán

TIẾT 72: TÌM SỐ TRỪ I. MỤC TIÊU

a) Kiến thức

- Biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu

- Củng cố tìm một thành phần của phep trừ khi biết hai thnàh phần còn lại - Vận dụng cách tìm số trừ vào giải toán

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 và giải toán.

c) Thái độ: Hs nghiêm túc học tập, tích cực học bài.

II. ĐỒ DÙNG: Bộ đồ dùng dạy học, Giáo án điện tử III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(4p) - 2 HS lên bảng.

Lớp nhận xét, GV NX

Đặt tính và tính

100- 27 100 – 9 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1p)

- GV giói thiệu trực tiếp vào bài b. Hướng dẫn cách tìm số trừ(12p)

(5)

- HS quan sát hình vẽ - GV nêu bài toán

- Vài HS nêu lại bài toán

GV: Số ô vuông lấy đi là số chưa biết , ta gọi số đó là x. Có 10 ô vuông lấy đi số ô vuông chưa biết còn lại 6 ô vuông

- HS đọc lại phép tính

- HS nêu tên gọi TP, kết quả của phép tính

? Muốn tìm số trừ ta làm như thế nào?

- HS trả lời dựa vào hình vẽ

- GV hướng dẫn HS trình bày dạng toán - HS nhắc lại cách tím ST

- HS học thuộc quy tắc c. Luyện tập: (18p) Bài 1: HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở

- 3 HS lên bảng làm bài, nx chữa bài +HS đọc lại các phép tính, NX Đ- S

+ Đổi vở đối chiếu – GV kiểm tra xác suất GV: Lưu ý cách tìm số trừ

Bài 2: HS nêu yêu cầu - 1 HS làm bài trên bảng - Lớp làm vở

- Chữa bài :+ NX Đ- S

+ Giải thích cách làm bài + Dưới lớp đọc bài làm Bài 3: HS đọc đề bài.

- GV tóm tắt: ? Bài cho biết gì ? ? Bài hỏi gì?

- HS làm bài cá nhân, hs chữa bài trên bảng.

- Gv nx chữa bài

4. Củng cố, dăn dò: (1p)

- HS nêu cách tìm số trừ chưa biết - GV nhận xét giờ học

Bài toán. Có 10 ô vuông , sau khi lấy một số ô vuôg thì còn lại 6 ô vuông . Hãy tìm số ô vuông bị lấy đi.

10 – x = 6 x = 10 – 6 x = 4

Muốn tìm ST ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu

Bài 1: Tìm x

28 – x = 16 20 – x = 9 x - 14 = 18 17 – x = 8 Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống

Số bị trừ 64 59 76 86

Số trừ 28 48

Hiệu 20 22 39 46

Bài 3 Bài giải

Số học sinh chuyển đến lớp khác là:

38 – 30 = 8 (học sinh ) Đáp số: 8 học sinh

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Kể chuyện HAI ANH EM I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Kể được từng phần và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý.

- Biết tưởng tượng những chi tiết không có trong truyện (ý nghĩ của người anh và người em khi gặp nhau trên cánh đồng)

- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét, đánh gia lời kể của bạn.

(6)

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện, nghe bạn kể và đánh giá lời kể của bạn.

c)Thái độ: Có thái độ yêu quý và trân trọng tình cảm anh em trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết các gợi ý a,b,c,d.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(5p)

- 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện của tiết học trước.

? Câu chuyện nói về điều gì?

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1p)

- GV nêu mục tiêu của tiết học.

b. Hướng dẫn HS kể chuyện (25p) Bài 1: HS đọc yêu cầu và các gợi ý.

- GV mở bảng phụ, nhắc HS mỗi gợi ý ứng với nội dung một đoạn trong truyện.

- HS kể trong nhóm lại từng đoạn câu chuyện theo gợi ý tóm tắt

- Đại diện nhóm thi kể từng đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét đánh giá.

Bài 2: HS đọc yêu cầu

- 1 HS đọc lại đoạn 4 của truyện.

- GV giải thích: Truyện chỉ nói 2 anh em bắt gặp nhau trên đông, hiểu ra mọi chuyện, xúc động ôm chầm lấy nhau, không nói họ nghĩ gì lúc ấy. Nhiệm vụ của các em: đoán nói ý nghĩ của hai anh em khi đó.

- Lớp và GV nhận xét.

Bài 3: HS đọc yêu cầu.

- 4 HS nối tiếp nhau kể theo 4 gợi ý.

- HS NX – GV NX 3. Củng cố, dặn dò: (5p)

? Câu chuyện nói về điều gì?

- GV NX giờ học

-VN kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

Câu chuyện bó đũa.

- Đoàn kết là sức mạn

Hai anh em.

*)Kể lại từng phần câu chuyện

“Hai anh em” theo gợi ý sau:

a. Mở đầu câu chuyện.

b.Ý nghĩa và việc làm của người em.

c.Ý nghĩa và việc làm của người anh

d. Kết thúc câu chuyện

*)Nói ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng:

- Ý nghĩ của người anh: “Em mình tốt quá”

- Ý nghĩ của người em: “Anh mình thật tốt với em”

Kể lại toàn bộ câu chuyện:

- Hai anh em rất yêu thương nhau, sống vì nhau.

––––––––––––––––––––––––––––––––

Chính tả HAI ANH EM I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

Nghe viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài “Hai anh em”. Luyện tập viết đúng 1 số những tiếng có âm, vần dễ lẫn ai/ay; s/x; ât/âc

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng có âm, vần dễ lẫn ai/

ay; s/x; ât/âc

(7)

c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ(1p)

- GV đọc - 2 HS viết bảng lớp.

- Lớp viết nháp.

- HS NX – GV NX 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1p)

- GV nêu mục tiêu của tiết học.

b. Hướng dẫn tập chép

* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị(5p) - GV đọc đoạn cần chép

- 2 HS đọc lại.

? Tìm những câu nói lên suy nghĩ của người em?

?Suy nghĩ của người em được ghi với những dấu câu nào?

- HS luyện viết bảng con

* HS chép bài vào vở. (15p)

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

* Chấm bài(5p)

- GV chấm bài khoảng 5 em.

- Nhận xét bài viết của học sinh, rút kn.

c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả(8p) Bài 1: HS làm bài theo nhóm đôi

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

- Lớp nhận xét bổ xung.

Bài 2

HS nêu yêu cầu.

* Ứng dụng PHTM

- Tiến hành gửi tập tin cho Hs.

- Tiến hành thu thập tập tin cho Hs - Nhận xét

Lấp lánh lanh lợi nặng nề nóng nảy

Hai anh em

- Anh mình còn phải nuôi vợ con.

Nếu phần lúa của mình cùng bằng phần của anh thì thật không công bằng.

- Suy nghĩ của người em được đặt trong ngoặc kép, ghi sau dấu hai chấm

Nuôi, công bằng, nghĩ

Điền vào chỗ trống.

*Tìm 2 từ có tiếng chứa vần ai: mai, sai, trái, đại, khái, sai , ...

*Tìm 2 từ có chứa vần ay:

hay, chạy, đay, khay, dạy,....

Tìm các từ:

- Học sinh dưới lớp nhận tâp tin và làm vào máy tính bảng

a. Chứa tiếng có bắt đầu bằng s hay x

- Chỉ thầy thuốc: bác sĩ

- Chỉ tên 1 loài chim: sáo, sẻ, sơn ca.

- Trái nghĩa với đẹp: xấu

- Học sinh dưới lớp gửi tâp tin cho gv

(8)

- GV NX, sửa chữa những bảng viết sai.

- HS đọc lại các từ vừa tìm được 3. Củng cố, dặn dò(2p)

- GV NX giờ học

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 06/ 12/ 2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 13/ 12/ 2017 Toán

TIẾT 73: ĐƯỜNG THẲNG I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Có biểu tượng về đường thẳng - Nhận biết được 3 diểm thẳng hàng

- Biết vẽ đoạn thẳng , đường thẳng qua 2 điểm , biết ghi tên các đường thẳng b)Kỹ năng:- Rèn kĩ năng vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua 2 điểm.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG:Bộ đồ dùng dạy học III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(4p) - 2 HS lên bảng.

- Lớp nhận xét - GV NX

Tìm x

71 – x = 54 64 – x = 56 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1p)

b. Giới thiệu đường thẳng - ba điểm thẳng hàng(12p)

* Giới thiệu đường thẳng

- GV hdẫn HS cùng vẽ đoạn thẳng AB - Vài HS nhắc lại cách vẽ

GV: Dùng bút thước kéo dài đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng Ab và viết là đường thẳng AB

* Giới thiệu ba điểm thẳng hàng

- GV chấm trên đường thẳng AB 1 điểm C Trên đường thẳng AB chấm điểm C, điểm A, B ,C cùng nằm trên một đường thẳng. Ta gọi A, B , C là ba điểm thẳng hàng

- GV chấm 1 điểm D bất kì và yêu cầu HS rút ra NX : A. B . D không thẳng hàng 3. Luyện tập(18p)

Bài 1: HS nêu yêu cầu - GV hướng dẫn phần a.

+ Vẽ đoạn thẳng vào vở + Đặt tên cho đoạn thẳng + Kéo dài mãi về hai phía

A

. .

B

A

.

B

.

Chấm hai điểm Avà B, dùng thước bút nối từ điểm A đến điểm B ta được đoạn thẳng AB

A

.

B

.

C

.

Bài 1: Vẽ các đoạn thẳng như hình dưới đây. Dùng thước thẳng và bút kéo dài các đoạn thẳng về hai phía để được đường thẳng rồi ghi tên các đường thẳng đó :

(9)

+ Nêu đường thẳng

- HS làm bài vào vở - 2 HS làm bảng phụ - Chữa bài :

+ NX Đ- S

+ Giải thích cách làm bài + Dưới lớp đổi chéo vở

+ GV kiểm tra. Lưu ý cách vẽ đường thẳng 4. Củng cố, dăn dò(2p)

- HS nêu cách vẽ đường thẳng - GV nhận xét giờ học

- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập đọc BÉ HOA I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức

- Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em giúp đỡ bố mẹ.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc to, rõ ràng và lưu loát phù hợp với bài c)Thái độ: Có thái độ yêu quý, chăm sóc anh em trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG: Tranh minh họa bài đọc trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(2p)

- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài cũ Người em đã nghĩ gì và làm gì?

Người anh đã nghĩ gì và làm gì?

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1p) b. Luyện đọc(15p) a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài.

- GV hướng dẫn cách đọc

b. Hdẫn HS l.đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc câu

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.

- GV hướng dẫn HS đọc từ khó.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV chia đoạn.

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- HS luyện đọc câu.

Hai anh em.

- Giọng tình cảm, nhẹ nhàng.

Từ khó: Nụ, lớn lên, đen láy, nắn nót.

- Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.

- Có lúc, mắt em mở to,/ tròn và đen láy.//

Đêm nay,/ Hoa hát hết các bài hát

(10)

- HS đọc chú giải - GV giải nghĩa thêm

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Từng học sinh trong nhóm đọc - Các HS khác nghe, góp ý.

*Thi đọc giữa các nhóm:

- Đại diện giữa các nhóm thi đọc - HS nx – gv nx

3. Tìm hiểu bài: (10p)

? Em biết gì về gia đình Hoa?

? Em Nụ đáng yêu như thế nào?

? Tìm từ ngữ cho biết Hoa rất yêu em?

*)TH: Hs biết quyền được có gia đình, anh em và bổn phận phải biết yêu thương, chăm sóc em và giúp đỡ bố mẹ.

- Hoa giúp mẹ chăm sóc em ntn?

- HS liên hệ về việc chăm sóc em của mình.

HS đọc đoạn 3.

- Trong thư gửi bố, Hoa kể chuyện gì?

Nêu mong muốn gì?

4. Luyện đọc lại(10p) - 3HS thi đọc lại cả bài.

- HS NX – GV NX 5. Củng cố, dặn dò(1p)

- HS phát biểu ý kiến về nội dung bài.

- GV NX giờ học

- Dăn HS học tập bạn Hoa.

mà mẹ vẫn chưa về.//

- Đen láy: Đen và sáng long lanh.

- Gia đình Hoa có 4 người: bố, mẹ, Hòa và em Nụ. Em Nụ mới sinh.

- Môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy.

- Hoa ru em , trông em

- Hoa kể về em Nụ, về chuyện Hoa hát bài hát ru em. Hoa mong muốn khi nào bố về, bố sẽ dạy thêm những bài hát khác cho Hoa.

- Hoa rát yêu thương em, biét chăm sóc em giúp bố mẹ.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập viết CHỮ HOA N I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết viết chữ N hoa theo cỡ vừa và nhỏ.

- Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng: Nghĩ trước nghĩ sau cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết chữ N hoa theo cỡ vừa và nhỏ.

3. Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong rèn viết chữ đẹp và giữ vở sạch II. ĐỒ DÙNG: Mẫu chữ N hoa đặt trong khung chữ.

- Bảng phụ viết sẵn cụm từ ứng dụng trên dòng kẻ li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(11)

1. Kiểm tra bài cũ(4p) - 2 HS viết bảng lớp - Lớp viết bảng con.

- GV kiểm tra phần luyện viết ở nhà 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1p)

b. Hướng dẫn viết chữ hoa: (10p)

* Hướng dẫn HS quan sát nhận xét - HS quan sát mẫu chữ.

? Chữ N hoa cỡ nhỡ có chiều cao bao nhiêu ?

? Chữ N hoa gồm mấy nét, là những nét nào?

- GV hướng dẫn viết chữ N hoa.

- GV vừa viết mẫu chữ N hoa cỡ nhỡ vừa giảng giải cách viết.

* Luyện viết bảng con.

- HS luyện viết chữ M hoa 2 lượt - GV nhận xét, uốn nắn

c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng(5p)

* Giới thiệu cụm từ ứng dụng - HS đọc cụm từ ứng dụng.

- Giúp HS giải nghĩa cụm từ ứng dụng.

* Hdẫn học sinh quan sát, nhận xét

? Nêu độ cao của các chữ cái?

? Khoảng cách giữa các chữ cái ? - GV hướng dẫn cách nối nét - GV viết mẫu chữ Nghĩ.

* Hướng dẫn viết bảng con

- HS viết bảng con chữ Nghĩ 2 lượt - GV nhận xét uốn nắn .

4. Viết vở tập viết(12p) - GV nêu yêu cầu viết.

- HS viết bài theo yêu cầu.

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu.

5. Nhận xét bài (3p) - GV kiểm tra bài 5 em.

M – Miệng

Chữ hoa N

- Chữ N hoa cỡ nhỡ cao 5 li.

- Chữ N hoa gồm 3 nét: móc ngược trái, thẳng xiên, và móc xuôi phải.

Nét 1: ĐB trên ĐK 2, viết nét móc từ dưới lên lượn sang phải DB ở DK 6.

Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút viết 1 nét thẳng đứng xuống ĐK 1

Nét 3: Từ điểm ĐB của nét 2, đổi chiều bút viết 1 nét móc xuôi phải lên ĐK 6 rồi uốn cong xuống ĐK5

- Hs giải nghĩa + Cao 2,5 li: N, g, h.

+ Cao 1,5 li: t.

+ Cao 1 li: Các chữ cái còn lại.

- Bằng khoảng cách viết 1 chữ cái O - Nét móc của chữ N và g giữ 1 khoảng cách vừa phải vì 2 chữ cái này không nét với nhau

1 Dòng chữ N hoa cỡ vừa.

2 dòng chữ N hoa cỡ nhỏ.

1 dòng Nghĩ cỡ vừa.

1 dòng Nghĩ cỡ nhỏ.

2 dòng cụm từ ứng dụng

(12)

- NX bài viết của HS, rút kinh nghiệm 6. Củng cố, dặn dò(1p)

? Hôm nay học viết chữ hoa gì?

- GV nhận xét giờ học.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tự nhiên xã hội

Bài 15 : TRƯỜNG HỌC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nói được tên, địa chỉ và kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường của trường em.

2. Kỹ năng: Nói được ý nghĩa của tên trường em: tên trường là tên danh nhân hoặc tên của xã, phường, …

3. Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học tập II. CHUẨN BỊ

- GV: Các hình vẽ trong SGK. Liên hệ thực tế ngôi trường HS đang học.

- HS: SGK.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động(1p)

2. Bài cũ(4p)

Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

+Hãy nêu những thứ có thể gây ngộ độc cho mọi người trong gia đình?

+Nêu những nguyên nhân thường bị ngộ độc?

-GV nhận xét.

3. Bài mới

Giới thiệu: (1p) Trường học Phát triển các hoạt động

 Hoạt động 1: Tham quan trường học. (10p)

 Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.

 ĐDDH: Đi tham quan thực tế.

Yêu cầu HS nêu tên trường và ý nghĩa:

- Trường của chúng ta có tên là gì?

- Nêu địa chỉ của nhà trường.

Các lớp học:

- Trường ta có bao nhiêu lớp học? Kể ra có mấy khối?

Mỗi khối có mấy lớp?

- Hát

- HS trả lời. Bạn nhận xét.

- HS trả lời. Bạn nhận xét.

- Trường Tiểu học Xuân Sơn

- Địa chỉ: Khu 3 Xuân Sơn – P. Xuân Sơn- Tx Đông Triều – T. QN 18 lớp, 5 khối

K1: 1A, 1B, 1C, 1D K2: 2A, 2B, 2C K3: 3A, 3B, 3C, 3D K4: 4A, 4B, 4C K3: 5A, 5B, 5C, 5D

(13)

- Cách sắp xếp các lớp học ntn?

- Vị trí các lớp học của khối 2?

- Các phòng khác.

- Sân trường và vườn trường:

- Nêu cảnh quan của trường.

- Kết luận: Trường học thường có sân, vườn và nhiều phòng như: Phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng hội đồng, phòng truyền thống, phòng thư viện,

… và các lớp học.

 Hoạt động 2: Làm việc với SGK. (10p)

 Phương pháp: Trực quan, thảo luận.

 ĐDDH: Tranh

- Yêu cầu HS quan sát tranh và TLCH:

- Cảnh của bức tranh thứ 1 diễn ra ở đâu?

- Các bạn HS đang làm gì?

- Cảnh ở bức tranh thứ 2 diễn ra ở đâu?

- Tại sao em biết?

- Các bạn HS đang làm gì?

- Phòng truyền thống của trường ta có những gì?

- Em thích phòng nào nhất? Vì sao?

- Kết luận: Ở trường, HS học tập trong lớp học hay ngoài sân trường, vườn trường. Ngoài ra các em có thể đến thư viện để đọc và mượn sách, đến phòng y tế để khám bệnh khi cần thiết, …

Hoạt động 3: Trò chơi hướng dẫn viên du lịch.

(10p)

 Phương pháp: Thực hành.

 ĐDDH: Tình huống.

GV phân vai và cho HS nhập vai.

- 1 HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch: giới thiệu về trường học của mình.

- HS nêu.

- Nêu vị trí.

- Tham quan phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng hội đồng, thư viện, phòng truyền thống, phòng y tế, phòng để đồ dùng dạy học, …

- Quan sát sân trường, vườn trường và nhận xét chúng rộng hay hẹp, trồng cây gì, có những gì, …

- Ở trong lớp học.

- HS trả lời.

- Ở phòng truyền thống.

- Vì thấy trong phòng có treo cờ, tượng Bác Hồ …

- Đang quan sát mô hình (sản phẩm) - HS nêu.

- HS trả lời.

- 1 HS đóng làm thư viện

(14)

- Giới thiệu hoạt động diễn ra ở thư viện.

- Giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng y tế.

-

- Giới thiệu hoạt động diễn ra ở phòng truyền thống.

4. Củng cố – Dặn dò (1p) - Nhận xét tiết học.

- Tuyên dương những HS tích cực

- Chuẩn bị: Các thành viên trong nhà trường.

- 1 HS đóng làm phòng y tế

- 1 HS đóng làm phòng truyền thống

- 1 số HS đóng vai là khách tham quan nhà trường: Hỏi 1 số câu hỏi

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 07/ 12/ 2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 14/ 12/ 2017 Toán

TIẾT 74: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Giúp HS củng cố về - Cách trừ nhẩm

- Cách thực hiện phép trừ có nhớ

- Tìm thành phần chưa biết trong phép trừ b)Kỹ năng

- Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ nhẩm và cách thực hiện phép trừ có nhớ.

c)Thái độ

- Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5p) - 2 HS lên làm bài trên bảng.

- HS NX - GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1p) b. Luyện tập(28p) Bài 1: HS nêu yêu cầu

- Học sinh đọc kết quả từng cột.

- Lớp nhận xét, nêu cách trừ nhẩm 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17,18 trừ đi một số.

GV: Vận dụng bảng trừ để làm bài tập này Bài 2: HS đọc yêu cầu.

- 2 HS chữa bài trên bảng, lớp làm vở.

- Chữa bài, nx

+ Nêu cách tính ở phép tính cụ thể + Lớp đổi chéo vở NX

Tìm x:

18 – x = 6 27 – x = 9

Bài 1: Tính nhẩm

12 – 9 = 11 – 6 = 17 – 6 = 15 – 7 = 14 – 7 = 13 – 5 = Bài 2: Đặt tính rồi tính

66 41 82 53 - 29 - 6 - 37 - 18

(15)

+ GV kiểm tra

GV: Lưu ý các phép tính có nhớ Bài 3: HS nêu yêu cầu

- 2 HS lên bảng làm bài – Lớp làm vở - Chữa bài :

+ Giải thích cách làm bài + NX Đ-S

+ Dưới lớp đọc bài làm của mình 3. Củng cố, dăn dò(1p)

GV hệ thống nội dung bài GV nhận xét giờ học.

Bài 3: Tìm x:

X + 18 = 50 60 – x = 27

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Luyện từ cà câu

TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. CÂU KIỂU: AI – THẾ NÀO?

I. MỤC TIÊU a)Kiến thức

- Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật và sự vật.

- Biết đặt câu theo mẫu: Ai thế nào?

b)Kỹ năng

- Rèn kĩ năng đặt câu với từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật và sự vật.

c)Thái độ: Có thái độ dùng câu đúng khi nói và viết.

II. ĐỒ DÙNG: Giáo án điện tử - Tranh minh họa nội dung bài tập 1.

- Giấy khổ to A4 viết nội dung bài 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(3p)

? Kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ?

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1p)

b. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28p) Bài 1: HS đọc yêu cầu, hs qsát tranh.

- Nêu nội dung từng bức tranh

- GV hỏi từng câu – HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.

- GV chốt lại và hd HS phân biệt từ chỉ đặc điểm của em bé, đặc điểm của con voi, của những quyển sách và của những cây cau.

- Yêu cầu HS tìm những từ chỉ đặc điểm khác

Bài 2: HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài theo nhóm đôi - Đại diện các nhóm báo cáo

- HS NX – GV NX- chốt lại lời giải

Quét nhà Trông em,...

Từ chỉ đặc điểm.

Câu kiểu Ai - Thế nào?

Dựa vào tranh trả lời câu hỏi:

- Em bé rất xinh (đẹp, dễ thương) - Con voi rất khỏe (to, chăm chỉ)

- Những cây cau rất cao (thẳng xanh tốt) - Những quyển sách rất đẹp (nhiều màu, xinh xắn)

Tìm những từ chỉ

a. Đặc điểm về tính tình của 1 người : - Tốt, xấu, ngoan, hư, hiền, dữ, chăm chỉ, lười biếng, cần cù, kiêu căng...

(16)

đúng.

Bài 3: HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc câu mẫu.

? Câu này theo yêu cầu tả cáigì?

? Mái tóc của ông em thế nào?

- HS làm bài cá nhân - HS đọc bài làm của mình - HS nêu kết quả - GV ghi bảng.

- Lớp nhận xét.

- TH: TE biết quyền được có gia đình.

3. Củng cố, dặn dò: (3p)

? Từ chỉ đặc điểm trả lời cho câu hỏi nào trong câu ?

- GV NX giờ học

- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập

b. Đặc điểm về màu sắc cảu 1 vật:

- Trắng, xanh, đỏ, đen, đỏ tươi, vàng nhạt, nâu, hồng, ...

c. Đặc điểm về hdáng của người, vật:

- Cao, thấp, ngắn, dài, to, bé, béo, mập.

Ai Thế nào?

M. Mái tóc của ông Tính tình của mẹ Bàn tay của em bé Nụ cười của anh

Bạc trắng.

Hiền hậu mũm mĩm rạng rỡ

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 07/ 12/ 2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15/ 12/ 2017 Toán

TIẾT 75: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Giúp hs củng cố về - Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm.

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết tính giá trị của biểu thức số có đến 2 dấu phép tính.

- Biết giải toán với các số có kèm đơn vị xăng - ti - mét.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện tính nhẩm và thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.

c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4p) - 2 HS lên làm bài trên bảng.

- HS NX - GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1p) b. Luyện tập(28p) Bài 1: HS nêu yêu cầu .

- Học sinh đọc kết quả từng cột.

- Lớp nhận xét, nêu cách trừ nhẩm 11, 12

* Vẽ đoạn thẳng đi qua 2 điểm M, N

* Cho ví dụ về 3 điểm thẳng hàng , dùng đường thẳng để kiểm tra

Luyện tập chung Bài 1: Tính nhẩm

12 – 9 = 11 – 6 = 17 - 6 = 15 –7 =

(17)

, 13, 14, 15 , 16 ,17 , 18 trừ đi một số.

GV: Vận dụng bảng trừ để làm bài tập này

Bài 2: HS đọc yêu cầu.

- 2 HS chữa bài trên bảng- Lơp làm vở.

- Chữa bài : + NX D- S

+ Nêu cách tính ở phép tính cụ thể Bài 3: HS nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở - 2 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài

Bài 5: HS đọc bài toán.

- GV tóm tắt: ? Bài toán cho biết gì ? ? Bài toán hỏi gì?

- Lớp làm vở, 1 HS chữa bài trên bảng - Chữa bài: + NX Đ- S

+ Nêu cách đặt lời giải khác 3. Củng cố, dăn dò(2p) - GV hệ thống nội dung bài - GV nhận xét giờ học

14 –7 = 13 – 5 =

Bài 2: Đặt tính rồi tính:

66 – 29 41 – 6 82 – 37 53 – 18 Bài 3: Ghi kết quả tính

56 – 18 –2 = 74 – 27 –3 = 48 + 16 – 25 = 93 – 55 + 24 = Bài 5:

Bài giải Em cao số dm là

15 – 6 = 9 ( dm) Đáp số : 9 dm

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tập làm văn

CHIA VUI. KỂ VỀ ANH CHỊ EM.

I. MỤC TIÊU a)Kiến thức

- Biết nói lời chia vui (chúc mừng) hợp với tình huống giao tiếp.

- Biết viết đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em của mình.

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng nói, viết câu văn có hình ảnh kể về anh, chị, em của mình.

c)Thái độ: Có thái độ yêu quý anh, chị, em trong gia đình.

*) GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.

TH: Quyền được tham gia(nói lời chia vui) kể về anh chị em ruột( hoặc anh chị em họ)

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Hs biết xác định giá trị và tự nhận thức về bản thân.

- Hs biết thể hiện sự cảm thông.

II. CHUẨN BỊ: Tranh minh họa bài 1.VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5p)

- 2 HS đọc lời nhắn tin đã viết - Lớp nghe, nhận xét

- GV NX

2. Bài mới

Bố mẹ ơi!

Chiều nay, bà đến chơi nhưng đợi mãi mà bố mẹ chưa về. Bà đưa con sang nhà bác Nam. Đến tối hai bà cháu sẽ về.

Con Phương Thảo

(18)

a. Giới thiệu bài(1p)

b. Hướng dẫn HS làm bài tập(28p) Bài 1: HS đọc yêu.

- HS tiếp nối nhau nói lại lời của Nam.

GV : Nói lời chia vui một cách tự nhiên, thể hiện thái độ vui mừng.

- GV khen những học sinh nói lời chia vui của Nam đúng nhất.

Bài 2: HS nêu yêu cầu

- HS nối tiếp nhau bày tỏ lời chúc mừng theo các cách khác nhau.

- HS NX

Gv nx tuyên dương.

Bài 3: HS nêu yêu cầu.

- HS viết bài vào vở bài tập.

- 1 HS làm bài trên bảng. Gv nx.

- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài viết - GV nhận xét

3. Củng cố, dặn dò(2p)

TH: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ giữa anh em trong gia đình.

- GV nhận xét giờ học

Chia vui – Kể về anh, chị, em.

1. Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải nhất trong kì thi HS giỏi tỉnh.

Hãy nhắc lại lời của Nam

- Em chúc mừng chị, chúc chị sang năm được giải nhất.

2. Em sẽ nói gì chúc mừng chị Liên - Em xin chúc mừng chị.

- Chị ơi, chị giỏi quá. Em rất tự hào về chị.

3. Hãy viết từ 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột của em.

Bài làm

Anh trai của em tên là Hoàng Minh. Da anh trắng, đôi mắt sáng và dáng người to khỏe. Anh em là học sinh lớp 9A trường THCS Xuân Sơn.

Anh là cầu thủ xuất sắc của đội bóng đá thiếu niên. Em rất yêu quý và tự hào về anh.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Chính tả BÉ HOA I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Nghe, viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Bé Hoa”

- Tiếp tục luyện tập, phân biệt các tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn ai/ay, s/x b)Kỹ năng

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn ai/ay, s/x c)Thái độ: Giáo dục học sinh tình cảm yêu thương em và có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG: Bảng lớp viết sẵn bài tập 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(4p) - 2 HS viết bảng lớp.

- Lớp viết bảng con.

- HS NX - GV nhận xét 2. Bài mới

(19)

a. Giới thiệu bài(1p) b. Hướng dẫn nghe viết

* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị(5p) - GV đọc toàn bài chính tả.

- 2 HS đọc lại

? Em Nụ đáng yêu như thế nào?

? Hoa yêu em như thế nào?

? Đoạn văn có mấy câu

? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào viết hoa? Vì sao?

- HS luyện viết bảng con

* Học sinh chép bài vào vở. (12p) - GV đọc – HS viết bài

- GV theo dõi uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

* Chấm, chữa bài: (5p) - GV đọc - HS soát lại bài - GV chấm 5 bài

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả(7p) Bài 2: HS đọc yêu cầu bài.

* Ứng dụng PHTM

- Tiến hành gửi tập tin cho Hs.

- Tiến hành thu thập tập tin cho Hs - Nhận xét

- 2HS đọc lại những từ vừa viết 4. Củng cố, dặn dò(1p)

- GV nx chung bài viết - GV NX giờ học

Bé Hoa

- Môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy.

- Hoa nhìn em mãi, thích đưa võng ru em ngủ.

- Đoạn văn có 8 câu - Hoa, Nụ: tên riêng.

- Bây, Hoa, Có, Em là những tiếng đầu câu.

- Nụ, lớn lên, võng

2. Điền vào chỗ trống:

- Học sinh dưới lớp nhận tâp tin và làm vào máy tính bảng

a, s hay x Sắp xếp sáng sủa xếp hàng xôn xao

- Học sinh dưới lớp gửi tâp tin cho gv

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Sinh hoạt

SINH HOẠT TUẦN 15 (20p) I. MỤC TIÊU

- HS thấy được những ưu điểm, nhược điểm của mình trong tuần vừa qua.

- Đề ra phương hướng và biện pháp trong tuần tới.

- Giáo dục HS có ý thức vươn lên trong học tập.

II-NỘI DUNG

1. Đánh giá các hoạt động tuần 15

(20)

* Ưu điểm :

...

...

...

...

*Nhược điểm

...

...

...

* Tuyên dương:...

*Phê bình …...

.

2. Các hoạt động tuần 16

+ Hưởng ứng tích cực đợt thi đua chào mừng ngày 22 – 12: Lớp làm báo tường với chủ đề về Chú bộ đôi, Bác Hồ.

+ Khắc phục những tồn tại của tuần trước.

+ Duy trì tốt các nề nếp.

+ Thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, lớp, trường.

+ Tuyệt đối không ăn quà vặt ở cổng trường.

+ Tích cực giải Toán và GTTM trên mạng Interne trên mạng –––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Phần II: Giáo dục kĩ năng sống (20’)

BÀI 3. CHỦ ĐỀ 2: KĨ NĂNG LẮNG NGHE TÍCH CỰC ( Tiết 1) I MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Học sinh nhận biết được những hành vi biết lắng nghe tích cực.

- Nhận biết các hậu quả có thể xảy ra nếu không lắng nghe tích cực.

b)Kỹ năng: Học sinh có thói quen lắng nghe tích cực.

c)Thái độ: Học tập tích cực và tuyên truyền mọi người xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG: Tranh ảnh, máy chiếu - Bài tập thực hành kĩ năng sống III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A. Ổn định tổ chức(1p) B. Bài mới

1. Giới thiệu bài(1p) 2. Dạy bài mới HĐ 1: Bài tập 1(7p)

- Giáo viên treo tranh y/c HS q/ sát tranh - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 - Tổ chức cho HS TLtheo nhóm bàn nói cho nhau nghe trong 3 phút

- Gọi đại diện từng nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét.

- Học sinh quan sát tranh - Thảo luận nhóm.

- Đại diện trình bày.

+Tranh 1: Các bạn đều biết lắng nghe tích cực , vì các bạn đều đang chú ý nghe

(21)

- Giáo viên nhận xét và chỉ tranh nêu lại.

Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp - ? Em hiểu thế nào là Lắng nghe ?

- Giáo viên nhận xét từng ý kiến của học sinh và đa kết luận.

HĐ2: Bài tập 2- Xử lí huống( 5p) - Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2 - Giáo viên phát phiếu.

- Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm 4 nói cho nhau nghe trong 5 phút

- Gọi đại diện từng nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét và nêu lại.

*Ngoài những cách ứng xử trên thì trong mỗi tình huống có còn cách ứng xử nào khác.

- Giáo viên nhận xét.

HĐ3- Bài tập 3: Hậu quả không lắng nghe tích cực( 5p)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 3

bạn trưởng nhóm trình bày.

+Tranh 2: Các bạn ngồi phía trên đã biết lắng nghe. Còn các bạn ngồi bàn dưới cha biết vì vẫn còn tranh nhau quyển truyện cha nghe bạn lớp trưởng nói.

+Tranh 3: Hai anh em cha lắng nghe vì còn tranh nhau nói.

+Tranh 4:Ccả lớp đã lắng nghe cô giáo nói , còn bạn nam cha lắng nghe vì bạn phải nhờ cô giải thích rõ hơn

- Nghe+ q/sát.

- 2HS đọc to

* Thảo luận nhóm 4 HS

+TH1: Giờ văn nghệ của lớp, các bạn lên hát và đọc thơ....thật hay và nhiết tình. Sau mỗi tiết mục em sẽ: Vỗ tay khen ngợi các bạn

+TH 2: Bạn sang chơi và đang say sưa kể cho em nghe 1 cuốn truyện hay.

Nhưng đã đến giờ phải đi đón em. Em sẽ:

+TH3: Nhân ngày Quốc phòng toàn dân nhà trường mời chú bộ đội đến nói chuyện với học sinh. Em đang nghe thì bạn bên cạnh cứ quay sang nói chuyện.

Em sẽ:

+TH4: Lớp em tổ chức tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh em còn muốn biết hồi nhỏ ….Em sẽ

- Xin lỗi bác vì còn phải đi học đúng giờ, hen với bác tan học về sẽ nghe tiếp

- Đại diện nhòm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét.

(22)

- Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm để tìm trong 5 phút và ghi kết quả vào trong phiếu

- Giáo viên phát phiếu cho các nhóm - Yêu cầu các nhóm khoanh vào chữ cái trước những hậu quả của việc không biết lắng nghe tích cực.

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét

* Ngoài những hậu quả trên thì còn có những hậu quả nào khác.

- Giáo viên nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò( 1p)

- Thực hành lắng nghe tích cực.

* Thảo luận theo nhóm

PHIẾU HỌC TẬP

Theo em nếu không biết lắng nghe tích cực có thể dẫn đến hậu quả như thế nào?

a) Có thể hiểu sai , hiểu không đầy đủ những điều người khác nói với mình.

b) Có thể làm cho người đang nói với mình cảm thấy không vui, cảm thấy bị coi thường, bị xúc phạm.

c) Có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của mình với người khác.

d) Mất thời giờ.

đ)………..

- 3 HS đại diện trả lời và giải thích.

Các nhóm khác nhận xét và bổ sung nếu cần.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––––

TUẦN 15 (CHIỀU) Ngày soạn: 04/ 12/ 2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 11/ 12/ 2017 Thực hành Tiếng việt

TIẾT 1 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết đọc đúng, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung bài thơ Dạy em học chữ.

2. Kĩ năng

- Rèn đọc đúng, đọc to, rõ ràng, lưu loát.

3. Thái độ

- Có thái độ yêu quý và trân trọng tình cảm của người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán Và TV III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (3p)

- Hs đọc lại nội dung bài tập 2.

2. Bài mới 2.1. Gtb (1p)

2.2. luyện đọc(15p) - Gv đọc mẫu - Hs khá đọc

- Hs đọc nối tiếp câu thơ - Đọc từ tiếng khó - Đọc đoạn

1hs

Mỗi hs đọc một dòng thơ.

Hs đọc từ tiếng khó

(23)

- Hs đọc từng khổ thơ.

- Hướng dẫn hs tìm hiểu bài 2.3. Chọn câu trả lời đúng (8p)

a. Thấy anh mở sách, em làm gì?

b. Anh nói chữ A như cái ghế của thợ quét vôi, em bảo gì?

c. Em nói gì khi thấy chữ T?

d. Anh sững sờ ngạc nhiên vì điều gì?

e. Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ phẩm chất của người?

2.4. Luyện đọc lại (7p) - Hs đọc cá nhân 3. Củng cố dặn dò (1p) - Gv nx tiết học.

a. Lẫm chẫm đến bên.

b. Đầu chữ A nhọn có ngồi được không?

c. Chữ T giống cái bơm xe đạp.

d. Chữ T đúng là giống cái bơm. Em giỏi quá.

e. Giỏi, thông minh, nhanh trí.

- Hs đọc bài trong nhóm - Hs đọc cá nhân

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Thực hành Toán TIẾT 1

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Củng cố bảng trừ 100 trừ đi một số, cách tìm số trừ, số bị trừ, hiệu.

- Củng cố cách giải toán có lời văn,

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ, tìm số trừ, số bị trừ và giải toỏn.

3. Thái độ: Hs hăng hái phát biểu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán Và Tiếng Việt III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A/ KTBC(5 p)

- Gọi 2hs lên bảng làm, lớp làm nháp - Hs n.xét, nêu lại cách tìm số hạng, sbt.

- GV nhận xét B/ Bài mới

a. Giới thiệu bài (1p)

b. Hướng dẫn hs làm bài tập (28p) Bài 1

Hs đọc yêu cầu Hs lên bảng làm bài.

Gv và hs nx.

Bài 2

Gọi hs đọc yêu cầu Gọi 5 hs lên bảng làm Gv nhận xét chữa

X + 23 = 42 x – 34 = 51

Bài 1: Tính nhẩm.

90 + 10 = 20 + 80 = 70 + 30 = 100 – 10 = 100 – 80 = 100 – 70 = 100 – 90 = 100 – 20 = 100 – 30 = Bài 2: Tính

100 100 100 100 100 - - - - - 5 16 37 99 1

(24)

Bài 3: Hs đọc yêu cầu Hs tự làm bài

Hs đọc kq.

Bài 4

Hs nêu tìm số hạng Hs làm bảng con Gv nhận xét chữa bài Bài 5

Gọi hs đọc bài toán Hd hs giải. Gọi hs giải Gvnhận xét chữa bài C/Củng cố dặn dò. (2 p) Gv nx tiết học

Bài 3: Tìm x:

25 – x = 5 12 – x = 8 35 – x = 17

Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống

Số bị trừ 38 22 51 100

Số trừ 19 14 18

Hiệu 23 35 12

Bài 5

Bài giải

Đã bán đi số con lợn là:

12 – 4 = 8 (con) Đáp số: 8 con

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 06/ 12/ 2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 13/ 12/ 2017 Thực hành Tiếng việt

TIẾT 2 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố cho hs quy tắc viết chính tả các âm vần s, x, ai hoặc ay, âc hoặc â.

- Biết xác định được các từ chỉ hình dáng, màu sắc, tính tình.

- Biết đặt câu với từ chỉ màu sắc, hình dáng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài tập chính tả dạng điền âm, vần.

3. Thái độ: Hs nghiêm túc học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán Và TV III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ktbc: (4p)

- 2hs đọc bài thơ Dạy em học chữ 2/ Bài mới

2.1.Gv gtb(1p)

2.2.Hd hs ôn tập (28p) Bài 1, 2: Gọi hs đọc yêu cầu - Hướng dẫn hs làm bài tập - Hd hs làm

- Hs làm bảng con - Gọi hs đọc bài

- Gv nhận xét chữa bài Bài 3

Gọi hs đọc yêu cầu

Bài 1: Điền tiếng có vần ai hoặc ay:

Ngày, lại, hái.

Bài 2: Điền vào chỗ trống

a. S hoặc x: sao xa, xóm, sương.

b. ât hoặc âc: gấc, nhất, đất, tất.

Bài 3: Nối từ ngữ với chủ đề thích hợp ở ô tròn in đậm.

(25)

gọi 2hs lên bảng làm Gv nhận xét chữa bài

Bài 3: Hs làm vở bài tập - Hs đọc câu vừa đặt.

- Hs gv chữa bài 3/Củng cố dặn dò(2p) - Gv nhận xét tiết học

- Từ ngữ chỉ hình dáng: thấp bé, bụ bẫm, cao to, xinh xẻo,

- Từ ngữ chỉ màu sắc: trắng tinh, xanh biếc, đỏ hồng, vàng tươi.

- Từ ngữ chỉ tính tình: nóng nảy, chịu khó, vui vẻ, cởi mở.

Bài 3: Đặt 2 câu với từ ngữ chỉ màu sắc, hình dáng:

a. Đôi mắt của búp bê đen láy.

b. Con cún con nhà em trông rất ngộ nghĩnh.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Bồi dưỡng học sinh

ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU. TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU

a)Kiến thức: Bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức đã học cho học sinh về tõ chØ t×nh c¶m gi÷a anh chÞ em trong nhµ

b)Kỹ năng: Rèn kn sử dụng các từ chØ t×nh c¶m gi÷a anh chÞ em trong nhµ c)Thái độ: Có thái độ tích cực, hứng thú trong giờ học.

II. CHUẨN BỊ: Hệ thống các bài tập III. C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H CẠ

Hoạt động dạy

a. Hoạt động 1: (2ph)Giới thiệu bài Hôm nay chúng ta ôn luyện về LTVC, TLV .

b. Hoạt động 2 : (15ph) Luyện từ và câu.

Bài 1: Ghép các tiếng sau với nhau để tạo thành từ chỉ tình cảm giữa anh chị em trong nhà: thương, yêu, quý, mến, kính, trọng.

Bài 2: Dùng câu hỏi: Ai? Thế nào? để tách mỗi câu thành hai bộ phận?

a. Bố em đang tỉa cây b. các bạn đang nhảy dây.

c. Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ Hướng dẫn học sinh làm bài.

G/V: Theo dõi và uốn nắn giúp h/s làm tốt.

Hoạt động 3(15ph)Luyện tập làm văn.

Em hãy viết từ 3 – 4 câu kể về anh

Hoạt động học

- HS lµm bµi vµo vë.

- §äc bµi lµm.

- NhËn xÐt bµi lµm cña nhau.

Thương yêu, yêu thương, yêu quý, yêu mến, kính trọng, kính mến.

- Lµm bµi vµo vë.

Ai Làm gì

Bố em Các bạn Đàn trâu

đang tỉa cây đang nhảy dây.

đang thung thăng gặm cỏ - Hs theo dõi nhận xét lẫn nhau.

- Hs viết đoạn văn

- Hs đọc đoạn văn trước lớp - Gv nx, tuyên dương

Bé Chi là em gái của em. Năm nay Chi 23 tháng tuổi. Em rất bụ bẫm và đáng yêu…..

(26)

chị, em ruột: (hoặc anh chị em họ) của em

Hoạt động 4 : (3ph) Nhận xét,dặn dò.

- Gv chấm và nhận xét 4- 5 em.

- Hệ thống lại bài.

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Ngày soạn: 07/ 12/ 2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 15/ 12/ 2017 Thực hành Toán

TIẾT 2 I . Môc tiªu

1. Kiến thức

- Củng cố cho hs kĩ năng vẽ đường thẳng, các bảng trừ đã học, cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ.

- Củng cố cho hs cách giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ đường thẳng 3. Thái độ: Hs nghiêm túc học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán Và Tiếng Việt

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5 p) 2hs lên bảng làm bài Hs làm bài nháp.

Hs nx kq.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1p) b. Hướng dẫn hs làm bài tập(28p)

Bài 1

Gọi hs đọc yêu cầu : Hs làm bảng con Bài 2

- Hs làm bài cá nhân.đọc kq.

- Hs nhận xét - Gv chữa bài

Bài 3: Hs đọc yêu cầu.

- 3hs lên bảng làm bài.

- Hs nx, đối chiếu kq.

- Gv nx chữa bài.

Bài 4

- Gọi hs đọc yêu cầu : - Bài toán cho biết gì - Bài toán hỏi gì ? - Gọi hs lên bảng giải . - Nhận xét chữa bài

- 2hs chữ bài tập Tìm x

73 – x = 36 42 + x = 91

Bài 1: Vẽ Đường thẳng đi qua hai điểm A và B, M và N, N và P, P và Q, Q và M.

Bài 2: a. Hs tự vẽ

b. Ba điểm thẳng hàng là: AOB, BOD

Bài 3: Đặt tính rồi tính

a. 42– 17 b. 85 – 39 c. 100 - 25

Bài 4: Tìm x

x + 9 = 12 x – 9 = 12 12 – x = 9

(27)

- Gv nx chữa bài Bài 5

- Hs quan sát hình vẽ.

- Hs trả lời

- Lớp nhận xét. Gv sửa 3. Củng cố dăn dò(2 p) - Nhắc lại nội dung luyện tập - Nhận xét giờ học

Bài 5

Bài giải

Trường Cao Sơn có số lớp học là:

14 – 5 = 9 (lớp) Đáp số: 9 lớp

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Thực hành Tiếng việt TIẾT 3

I.MỤC TIÊU a)Kiến thức

- Củng cố cho hs về cách chọn từ ngữ chỉ đặc điểm thích hợp để đặt câu văn tả về người, hoa.

- Hs dựa vào tranh để đặt câu.

- Luyện viết bưu thiếp chúc mừng sinh nhật anh ( hoặc chị, em) b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai thế nào?.

c)Thái độ: Có thái độ quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách thực hành Toán Và TV III.C C HO T Á Ạ ĐỘNG D Y H C

1. kiểm tra bài cũ(4p)

- Y/c hs đặt câu theo mẫu Ai làm gì?

- Gv nhận xét 2. Bài mới 2.1. GTB (1p)

2.2. HD hs luyện tập (28p) Bài 1: Hs đọc yêu cầu

- Quan sát tranh và giới thiệu về hoa quỳnh, kể về ông của mình.

- Hs làm bài trong nhóm bàn - Các nhóm trình bày bài làm.

- Gv nx sửa sai, tuyên dương câu văn hay.

Bài 2: Hs đọc yêu cầu:

- Gv hướng dẫn: Nhắc lại cách viết bưu thiếp

- Hs làm bài

- Hs đọc bài làm của mình.

- Các nhóm nhận xét

- Hs đặt câu

Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp, đặt câu với từ ngữ đó

a. Màu sắc của hoa quỳnh( trắng tinh, xanh biếc, đỏ thắm, ...)

VD: - Bông hoa quỳnh trắng tinh

- Bông hoa quỳnh trắng tinh rất đẹp.

b. Tính tình của ông em hiền hậu, nóng nảy, vui vẻ, ...)

VD: - Tính tình của ông em rất hiền hậu.

- Tính tình ông em rất vui vẻ.

Bài 2: Viết 2- 3 câu vào thiếp chúc mừng sinh nhật anh (hoặc chị, em) của em

VD:

Chúc mừng sinh nhật lần thứ 11 của chị. Em chúc chị thật nhiều niềm vui.

Em của chị

(28)

Gv sửa câu lời

3. Củng cố dặn dò (1p) Nhận xét giờ học.

Ngọc Minh

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Văn hóa giao thông

Bài 4. GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN TRONG THAM GIA GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được giúp đỡ người khác gặp khó khăn trên đường khi tham gia giao thông là thể hiện nếp sống văn minh.

2. Kĩ năng: Có hành động đẹp giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn trên đường.

3. Thái độ: HS thực hiện và vận động bạn bè, người thân có ý thức giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn trên đường.

II- CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

− Tranh ảnh về những hành động biết giúp đỡ người gặp khó khăn khi tham gia giao thông trên đường cũng như một số tranh ảnh về những hành động chưa biết giúp đỡ người khác.

− Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị, hoặc tranh ảnh về giao thông trong đồ dùng học tập của trường.

− Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2 2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 2.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Gv

1) Trải nghiệm(5p)

- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về việc giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông trên đường:

+ Ở lớp, những bạn nào tự đi bộ đến trường?

+ Khi đi đi bộ trên đường em đã bao giờ gặp một người nào đó cần mình giúp đỡ không? Ví dụ như một cụ già hay một em nhỏ muốn sang đường, hay một người nào đó sơ ý bị té hay là một người đau chân mà xách đồ nặng,…. Em hãy chia sẻ cho các bạn trong lớp cùng nghe về những tình huống đó.

+ Khi họ cần giúp đỡ thì em có sẵn sang giúp họ không? Em đã làm gì trong

− HS thảo luận theo nhóm đôi, sau đó GV mời một số HS trình bày trước lớp.

- Hs trả lời - Hs trả lời

- Hs trả lời

(29)

những tình huống như vậy?

2) Hoạt động cơ bản: (10p) Nghiên cứu truyện

− GV yêu cầu HS đọc truyện “Đi chậm thôi bạn nhé” (tr. 16) và thảo luận theo các câu hỏi cuối truyện đọc.

− HS trao đổi thảo luận theo nhóm lớn hoặc nhóm đôi.

Câu 1: Tại sao Thanh phải nghỉ học mấy hôm?

Câu 2: Vì sao Trang rất vui khi thấy Thanh đi học lại?

Câu 3: Trang đã giúp đỡ Thanh đi đến trường bằng cách nào?

Câu 4: Em có muốn kết bạn với Trang không? Tại sao?

− GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý đúng

Để HS hiểu rõ hơn về làn đường dành cho xe đạp, ngoài việc HS quan sát trong sách, GV còn có thể trình chiếu video clip hoặc các tranh ảnh.

- Cho HS xem thêm một số tranh ảnh về những hành động đẹp biết giúp đỡ người khác.

3) Hoạt động thực hành (10p)

- HS quan sát hình trong sách và thảo luận nhóm 4 câu hỏi sau:

- GV nêu câu hỏi: Em sẽ làm gì nếu gặp các trường hợp đó? Tại sao em làm như vậy?

- HS đại diện các nhóm trả lời và nhóm khác bổ sung. HS giải thích vì sao?

- Sau đó GV tùy tình huống chốt lại kết luận sau: Giúp đỡ người gặp khó khăn trên đường là thể hiện nếp sống văn minh.

4) Hoạt động ứng dụng (10p)

+ Thanh phải nghỉ học mấy hôm vì Thanh bị té, cổ chân bị sưng không thể đi học được.

+ Khi thấy Thanh đi học lại, Trang rất vui vì đã có bạn đi cùng đến trường cho vui.

+ Nhưng chân Thanh còn đau lắm nên cần được giúp đỡ. Thế là Trang đã xách cặp dùm bạn và còn đưa vai cho bạn vịn vào và còn dặn Thanh là đi chậm thôi nhé! Hành động của Trang thật đẹp đúng không các em?

- Hs trả lời

- Hs trả lời

- Hs trả lời

(30)

a. Gv yêu cầu HS đọc mẫu chuyện trong SGK?

- GV nêu câu hỏi: Theo em, tại sao Long từ chối lời đề nghị giúp đỡ của Khôi.

- Gọi đại diện 2 nhóm trả lời và nhóm khác bổ sung.

- GV chốt ý: Giúp đỡ người khác phải có lòng chân thành và lời nói phải nhẹ nhàng, dễ nghe.

b. GV yêu cầu HS đóng vai tình huống vừa rồi.

- HS thảo luận nhóm 4 đóng vai.

- Mời 2 nhóm lên đóng vai, các nhóm khác nhận xét.

- GV chốt ý:

Lời nói lịch sự, chân thành Là món quà quý bạn dành cho ta

Hành động chu đáo thiết tha Nối tình bè bạn dẫu xa cũng gần

- HS thảo luận nhóm đôi tìm ra câu trả lời.

- HS thảo luận nhóm và đóng vai

––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b)Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe viết đúng chính tả, phân biệt được các tiếng có vần khó c) Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quý và tự hào về cảnh đẹp quê hương.. * GDBVMT:

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn tập viết, thấy được vẻ đẹp của chữ viết.. Từ đó hs có ý thức rèn chữ đẹp và giữ được sách vở

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu và quy trình viết chữ Đ. c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. - BVMT: Giáo dục hs ý thức giữ gìn trường lớp

- Kỹ năng: Viết đúng chính tả,viết đep, phân biệt đúng tiếng có vần ưi/ươi - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong việc rèn luyện chữ

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả 1 số tiếng có âm đầu, vần, dấu thanh dễ lẫn 3.Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú trong học

b)Kỹ năng: Rèn kĩ năng chính tả nghe viết đúng chính tả. c)Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch... ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp viết sẵn ND bài chính tả

- Chị Bống cẩn thận gieo hạt vào chậu cây

b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. c) Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức viết chữ đẹp, II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Mẫu chữ, bảng con.2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY