• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thời gian xây dựng kế hoạch: 10/10/2021 Thời gian thực hiện:

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 15/11 /2021 1C- Tiết 1 (C)

Thứ 6 ngày 19/11 /2021 1A- Tiết 1 (S); 1B- Tiết 1 (C) CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI CHẤM, NÉT, MÀU SẮC

BÀI 6: BÀN TAY KÌ DIỆU (2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1.1. Năng lực mĩ thuật

Bài học giúp HS đạt được một số yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, cụ thể như sau:

- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm của bàn tay

- Biết vận dụng các thế dáng khác nhua của bàn tay để tạo sản phẩm theo ý thích;

bước đầu biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm như làm đồ chơi, đồ dùng.

- Bước đầu biết trưng bày, giới thiệu, chia sẻ cảm nhận vê sản phẩm của mình, của bạn.

1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù khác

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh một số năng lực chung và năng lực đặc thù khác thông qua các hoạt động: trao đổi, thảo luận về nội dung bài học; biết vận dụng đặc điểm của bàn tay để tạo thế dáng khác nhau và vận dụng để sáng tạo sản phẩm...

1.3. Phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, ý thức tôn trong, tinh thần trách nhiệm… thông qua một số biểu hiên như: Biết chuẩn bị đồ dùng học tập cần thiết để thực hành, sáng tạo sản phẩm; Tôn trọng sản phẩm do mình, bạn bè tạo ra và tác phẩm của họa sĩ; giữ vệ sinh cá nhân và lớp học...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, vở thực hành, hình ảnh các con vật, tranh con vật làm tạo hình từ bàn tay... Giấy màu, bìa màu, hồ dán, màu vẽ, băng dính hai mặt.

2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1; các vật liệu, giấy màu, bìa màu, màu vẽ, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số vật liệu khác...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

* Ổn định tổ chức (Khoảng 1') - Kiểm tra sĩ số

- Kiểm tra đồ dùng học tập

Hoạt động chủ yếu của GV Hoạt động chủ yếu của HS Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 2’)

(2)

- GV cho HS hát bài hát: Múa cho mẹ xem (nhạc và lời Xuân Giao) + Trong bài hát em nhỏ đang làm gì?

+ Khi em nhỏ giơ tay lên thì đôi bàn tay tạo thành hình tượng con vật gì?

+ Khi em nhỏ hạ tay xuống thì đôi bàn tay tạo thành hình tượng như thế nào?

- GV giới thiệu bài.

- Hs hát và nhún nhảy theo nhạc

+ Em nhỏ múa cho mẹ xem.

+ Tạo thành con bướm xinh bay múa.

- Con bướm đậu trên cành Hồng.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khoảng 5’)

GV cho HS quan sát hình trong SGK trang 28 yêu cầu các nhóm quan sát và thảo luận theo các câu hỏi sau:

+ Nêu được tên con vật từ cách tạo hình của bàn tay?

+ Mô tả và thực hiện cách tạo hình bàn tay để biểu đạt con vật (hình dạng hoặc một phần của con vật)?

- GV mời đại diện các nhóm lên để có nhiều cách tạo hình khác nhau.

- Có thể dùng đèn pin để tạo bóng cho đôi bàn tay, để hs dễ nhận biết hình dạng con vật bạn muốn thể hiện.

- GV nhận xét, đánh giá kết thúc hoạt động.

- HS làm việc nhóm quan sát sản phẩm trên bảng, thảo luận và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.

- Đại diện nhóm lên trả lời tạo hình trên bảng là con rùa, con vịt, con chó và con thỏ.

- Hs tạo hình đôi bàn tay theo trí tưởng tượng của mình cho các bạn đoán con vật gì.

- HS quan sát cách tạo hình của bạn để đoán con vật gì hay hình ảnh gì.

- Lắng nghe Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 25’)

(3)

3.1 Tìm hiểu cách tạo hình từ bàn tay.

- Cho HS quan sát hình minh họa nội dung “Cách tạo hình từ bàn tay ở trang 29, 30 SGK”

Và trả lời các câu hỏi.

- Cách tạo hình con ốc sên gồm mấy bước?

- Gọi bạn khác nhận xét

- Gv thị phạm minh họa, vừa thị phạm vừa giảng giải, đọc tên từng bước

- Tạo hình con ốc sên.

+ B1: Tạo thế bàn tay: Nắm nhẹ bàn tay và đặt trên giấy.

+ B2: Dùng bút chì hoặc bút màu vẽ nét bàn tay trên giấy.

+ B3:Nâng bàn tay khỏi giấy và vẽ thêm nét xoắn ốc làm rõ hình con ốc sên.

+ B4: Vẽ màu theo ý thích cho hình con ốc sên và cắt khỏi trang giấy sản phẩm đã hoàn thành.

- GV giới thiệu và thị phạm nhanh cách tạo hình bàn tay trên chất liệu giấy màu.

- Tạo hình con cá hoặc con hươu cao cổ. Hướng dẫn hs các thao tác cắt hoặc xé dán hình đã tạo được trên giấy màu.

- Nhắc học sinh cách sắp xếp bố cục

- HS quan sát nội dung minh họa trang 29 và 30 SGK.

- HS nghiên cứu hình vẽ minh họa trong sách giáo khoa và nêu các bước theo ý hiểu của mình.

- Hs quan sát cách tạo hình của GV

- Hs lên thị phạm cùng giáo viên.

(4)

sao cho cân đối với khổ giấy, có thể thêm các chi tiết như mặt trời, mây, cỏ, thức ăn ở xung quanh con vật tạo chủ đề bức tranh theo ý thích.

3.2 Tổ chức học sinh thực hành + GV yêu cầu thực hành cá nhân.

Lưu ý học sinh: lựa chọn màu vẽ hay giấy màu theo ý thích để tạo hình được sản phẩm từ bàn tay.

Gv quan sát, gợi ý cho HS thể hiện ý tưởng cá nhân.

- Gợi mở nội dung hs trao đổi/ thảo luận trong thực hành.

3.3 Hoạt động trưng bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ

Hướng dẫn Hs trưng bày sản phẩm cá nhân

- Gợi mở cho học sinh giới thiệu.

- Tên con vật em tạo được?

- Chất liệu em sử dụng?

- Em đã sử dụng những kiểu nét nào để tạo hình con vật, hình ảnh từ bàn tay?

- Chia sẻ cảm nhận sản phẩm của mình, của bạn.

- HS làm việc cá nhân

- Tạo hình thế dáng bàn tay của mình.

- Vận dụng các bước thực hành để tạo con vật theo ý thích bằng cách chấm, nét, màu sắc.

- Thực hiện các thao tác cắt, dán...để tạo sản phẩm.

- Trưng bày sản phẩm cá nhân - Hs lên trình bày cá nhân, chia sẻ con vật hay hình tượng mình tạo được. Hỏi các bạn “Bạn có câu hỏi gì đặt cho mình không”

- Hs dưới lớp hỏi để bạn trả lời.

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung vận dụng (khoảng 2’) - Hướng dẫn học sinh quan sát hình

ảnh trang 32 SGK

- Gợi mở cho hs các sản phẩm khác từ bàn tay bằng vật liệu, chất liệu

- Quan sát các hình ảnh trong SGK - Chia sẻ mong muốn thực hành (nếu thích)

(5)

khác.

- Khích lệ học sinh thực hành làm ở nhà (nếu hs thích)

* Tổng kết bài học

- Tóm tắt nội dung chính của bài học.

- Nhận xét, đánh giá: Ý thức học tập, thực hành, thảo luận của hs (cá nhân, nhóm, lớp)

- Nhắc học sinh vệ sinh lớp học, xung quanh chỗ ngồi và yêu cầu chuẩn bị các đồ dùng cho bài học sau ở mục chuẩn bị SGK- trang 33.

- HS quan sát và lắng nghe - Chia sẻ cảm nhận về bài học

- HS lắng nghe để chuẩn bị nội dung cho bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giáo tiếp và hợp tác, giải quyết vấnđề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác, như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giáo tiếp và hợp tác, giải quyết vấnđề và sáng