• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Thời gian thực hiện: 01

Tiết PPCT: 101,102 I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

a. Về Văn bản:

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

- Nhớ rừng – Thế Lữ - Quê hương – Tế Hanh - Khi con tu tú – Tố Hữu

- Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh b. Về Tiếng Việt:

* Nắm được khái niệm, tác dụng và biết cách vận dụng vào làm bài tập các kiến thức sau:

1. Câu nghi vấn 2. Câu cầu khiến 3. Câu cảm thán 4. Câu trần thuật 5. Câu phủ định c. Về Tập làm văn:

1. Viết đoạn văn nghị luận (120 từ) 2. Làm bài văn thuyết minh

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích.

- Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng nhân vật văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản đã học.

+ Biết viết đoạn văn, bài văn nghị luận.

- Biết dùng các kiểu câu rút gọn, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu trong nói và viết.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động rèn kĩ năng nói lưu loát, diễn cảm trước tập thể.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A0...

(2)

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ...

III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP A. NỘI DUNG KIẾN THỨC

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Phần I: Văn bản

- Nhớ rừng – Thế Lữ

+ Giá trị nội dung: Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú cũng là tâm trạng chung của người dân Việt nam bị đàn áp và bị cướp đi cuộc sống tự do. Họ khao khát có một cuộc sống tự do vốn dĩ họ có quyền có được.

+ Giá trị nghệ thuật:

 Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.

 Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.

 Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình.

 Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm.

- Quê hương – Tế Hanh + Giá trị nội dung:

 Bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển.

 Hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài.

 Nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.

+ Giá trị nghệ thuật:

 Hình ảnh so sánh, nhân hoá, động từ, tính từ, từ láy, câu cảm thán.

 Giọng thơ mượt mà, sâu lắng.

 Bút pháp lãng mạn, thể thơ 8 tiếng.

- Khi con tu tú – Tố Hữu

+ Giá trị nội dung: Bài thơ là bức chân dung tinh thần tự họa của Tố Hữu, cho chúng ta hiểu thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng anh hùng. Tuy đang phải sống trong cảnh lao tù nhưng người chiến sĩ cách mạng ấy vẫn tràn đầy sức sống, sức trẻ, chan chứa tình yêu con người, tình yêu cuộc sống.

+ Giá trị nghệ thuật:

 Thể thơ lục bát.

 Giọng điệu linh hoạt.

 Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường.

- Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh + Giá trị nội dung:

 Hiện thực cảnh sinh hoạt bình dị, nề nếp, gian khổ, thiếu thốn nhưng hết sức lạc quan, tự tin, yêu đời, yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng.

(3)

 Vẻ đẹp tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của bác Hồ trong cuộc sống cách mạng gian lao ở Pác Bó. Với người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên niên là niềm vui lớn.

+ Giá trị nghệ thuật:

 Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng.

 Là bài thơ tứ tuyệt bình dị, pha lẫn giọng đùa vui tươi, phấn chấn.

 Ý thơ tự nhiên, phóng khoáng.

Phần II: Tiếng Việt Nhận diện và thực hành:

1. Câu nghi vấn

- Khái niệm: là những câu có chức năng chính để hỏi - Dấu hiệu nhận biết:

+ Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) ... không, (đã) ... chưa,...) hoặc có từ hay (nối các vế câu có quan hệ lựa chọn).

+ Câu nghi vấn kết thúc bằng dấu hỏi.

- Chức năng khác của câu nghi vấn:

+ Dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,...không yêu cầu người đối thoại phải trả lời.

+ Trong một số trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

2. Câu cầu khiến

- Khái niệm: là những câu để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, ...đi, thôi, nào,...hay ngữ điệu cầu khiến;

+ Kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

3. Câu cảm thán

- Khái niệm: Những câu dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết), xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Có những từ cảm thán như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,...

+ Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

4. Câu trần thuật

- Khái niệm: Những câu dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả. Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc,...

(4)

- Dấu hiệu: Kết thúc bằng dấu chấm nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

- Kiểu câu cơ bản, được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.

5. Câu phủ định

- Dấu hiệu: Có những từ phủ định như không, chưa, chẳng, chả, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),...

- Câu phủ định dùng để:

+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).

+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).

Phần III: Tập làm văn

- Viết đoạn văn nghị luận 120 từ, văn nghị luận chứng minh một vấn đề, hiện tượng.

- Văn thuyết minh: Danh lam thắng cảnh.

1. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.

- Cảm nghĩ khái quát về danh lam thắng cảnh đó.

2. Thân bài

a) Giới thiệu khái quát:

- Vị trí địa lí, địa chỉ - Diện tích

- Phương tiện di chuyển đến đó - Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành:

- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành - Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có) c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật:

( Cần thuyết minh cụ thể) - Cấu trúc khi nhìn từ xa...

- Chi tiết cụ thể...

d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với:

- Địa phương...

- Đất nước...

- Du khách nước ngoài…

3. Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật (chỉ ra đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm) và nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật

+ Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ, … của nhân vật).. + Nghệ

2. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn?.. Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc kể trong

2/ Ngoaïi hình cuûa chò Nhaø Troø noùi leân ñieàu gì veà tính caùch vaø thaân phaän cuûa.. nhaân

+ Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ: giản dị, chân thành, giàu lý tưởng; góp phần thể

biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn; Nêu được một số điểm nổi bật về

 Một nhân cách cao đẹp: yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân, dũng cảm đấu tranh với nền chính trị

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: biết liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh cô giáo trong bài thơ.. - Bồi dưỡng tình cảm yêu