• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền Tiết 93+94:

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

Môn học: Ngữ Văn - Lớp 8 Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp hs củng cố lại kiến thức đã học của các phân môn và biết vận dụng kiến thức để làm tốt bài kiểm tra

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ; Có ý thức tự giác, chăm chỉ làm bài, không ỷ lại dựa dẫm vào người khác.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bài làm của mình, biết tiết kiệm thời gian và sử dụng thời gian hợp lý để làm bài

3. Năng lực

- Năng lực tư duy sáng tạo; Có khả năng tư duy tốt để tìm ra những phương án đúng nhất và định hướng đúng đắn cho bài làm của mình

II. Hình thức - Kiểm tra - Thời gian: 90’

III. Thiết lập ma trận đề IV. Đề bài

Phần đọc, hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.

Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.”

(Sách giáo khoa Ngữ văn 8 – Tập II, Nhà xuất bản gáo dục Việt Nam) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, của ai?

Câu 2: Xác định thể loại của văn bản và phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên.

Câu 3: Xác định câu nghi vấn trong đoạn văn trên và cho biết mục đích của câu nghi vấn ấy.

Cách thực hiện hành động nói được sử dụng trong câu nghi vấn ấy là gì?

Câu 4: Khái quát nội dung đoạn văn trên bằng một câu văn.

Phần làm văn Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn từ 7-9 câu trình bày suy nghĩ của em về bài thơ tức cảnh Pác Bó của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đó có sử dụng câu phủ định và chỉ rõ.

Câu 2 (5,0 điểm)

Giới thiệu về ngôi trường em đang học.

V. Đáp án, biểu điểm

Phần Câu Nội dung Điểm

Phần

1 - Đoạn văn trích từ văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn 0,5 2 - Văn bản viết theo thể loại hịch

- PTBĐ chính của đoạn văn: Nghị luận

0,25 0,25 3 - Câu nghi vấn

+ Vì sao vậy? 0,25

(2)

đọc, hiểu

-> mục đích gây sự chú ý

+ Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?

-> mục đích để phủ định

- Hành động nói trong cả hai câu đều được thực hiện theo cách gián tiếp

0,25 0,25 0,25 0,5 4 - Thái độ của Trần Quốc Tuấn khi kêu gọi các tướng sĩ học tập Binh thư

yếu lược. 0,5

Phần làm văn

1

* Yêu cầu về hình thức

- Hs biết trình bày một đoạn văn hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, trình bày khoa học, sạch sẽ, đủ dung lượng số câu, có sử dụng câu phủ định và chỉ ra được câu phủ định.

0,25

* Yêu cầu về nội dung

- Mở đoạn: Giới thiệu được hoàn cảnh sáng tác bài thơ - Thân đoạn: Trình bày được một số ý cơ bản sau:

+ Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Bó (3 câu thơ đầu)

Phép đối sáng-tối; ra-vào; suối-hang thể hiện cuộc sống đều đặn, nhịp nhàng, liên tục quay vòng của Bác khi ở Pác Pó.

Ăn uống đạm bạc: "Cháo bẹ, rau măng"

-> Từ láy sẵn sàng diễn tả tâm thế luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn của người chiến sĩ cách mạng.

"bàn đá chông chênh" -> Điều kiện làm việc thiếu thốn, không có bàn mà phải dùng những tảng đá lớn không bằng phẳng

=> Dù cuộc sống sinh hoạt nơi núi rừng hoang dã vô cùng khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy rình rập, song Bác luôn yêu thiên nhiên, yêu công việc cách mạng và luôn làm chủ cuộc sống.

+ Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, hòa hợp với thiên nhiên của Bác (câu thơ cuối)

"Cuộc đời cách mạng thật là sang"

Cuộc sống dù có nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng Bác vẫn luôn cảm thấy vui vẻ, lạc quan, giữ vững một tinh thần "thép".

-> Ở đây, cái sang của Bác là cái sang của cuộc đời cách mạng, được sống giữa thiên nhiên, dưới bầu trời tổ quốc để cống hiến sức mình cho độc lập dân tộc, mang lại cuộc sống hòa bình, no ấm cho nhân dân.

- Kết đoạn: Khái quát giá trị của bài thơ (Tinh thần yêu nước sâu sắc, phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời, hòa hợp với thiên nhiên).

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

* Yêu cầu về hình thức

- Hs biết trình bày một bài văn thuyết minh về một ngôi trường hoàn chỉnh. Bố cục mạch lạc, trình bày khoa học, sạch sẽ.

0,25

* Yêu cầu về nội dung

- Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về ngôi trường đang học - Thân bài:

+ Nguồn gốc tên trường và vị trí của trường .) Nguồn gốc (nếu có)

0,5 0,25

(3)

2 .) Vị trí

+ Khung cảnh của trường .) Cổng trường

.) Sân trường .) Khu nhà hiệu bộ .) Các phòng học .) Nhà để xe

+ Các khung cảnh khác .) Thư viện trường .) Khu vui chơi .) Sân thể chất .) Bể bơi

+ Thành tích và một số hoạt động nổi bật

.) Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu tiên tiến và tiên tiến xuất sắc được cấp trên tặng giấy khen. Năm nào trường cũng có học sinh giỏi cấp thị xã và cấp tỉnh môn lịch sử, sinh học, tin học trẻ….

.) Nhà trường cung thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá như tìm hiểu lịch sử ngày thành lập QĐNDVN, vệ sinh trục đường chính của xã, thi Hoạ mi vàng….

- Kết bài

+ Cảm nghĩ và tình cảm của bản thân về ngôi trường

1,0

1,0

1,0

0,5

* Sáng tạo

- Bài văn vận dụng linh hoạt yếu tố miêu tả, biểu cảm, sử dụng tốt các kiểu câu và các biện pháp tu từ.

0,25

* Ngữ pháp, chính tả: diễn đạt trôi chảy, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

Tổng 10

VII. Gv thu bài, nhận xét giờ làm bài

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường