• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29 Ngày soạn: 01/4/2022

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 04 tháng 4 năm 2022 Chào cờ - HĐTN

BÀI 29: BẢO VỆ CẢNH QUAN QUÊ EM.

I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- Biết chăm sóc, bảo vệ cảnh quan xung quanh mình;– Biết những gì là “của chung”

để giữ gìn.

II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

2. Học sinh: tranh

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Tham dự phát động phong trào “ Chung tay bảo vệ cảnh quan quê hương”. (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

− GV giới thiệu bài hát “Ra chơi vườn hoa” của

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

- HS theo dõi

(2)

nhạc sĩ Văn Tấn. Cả lớp cùng hát tập thể.

− GV gợi ý HS định nghĩa thế nào là “của chung”. Tại sao bông hoa lại là “của chung”?

Bông hoa do ai trồng? Ai được ngắm hoa? Có được ngắt hoa về làm của riêng trong nhà mình không?

Kết luận: Mỗi địa phương, mỗi khu vực đều có những cảnh quan chung – là của chung tất cả mọi người, ai cũng có quyền sử dụng, ai cũng có trách nhiệm phải giữ gìn, bảo vệ.

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời

- Lắng nghe

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

___________________________

Toán

BÀI 96: ÔN TẬP VỀ SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 1000 (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng cộng, trừ và cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 1000. Thực hiện nhân, chia trong phạm vi các bảng nhân, chia 2 và 5. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản, HS biết vận dụng phép nhân, phép chia để giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2.

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, ƯDCNTT, KHDH, Một số tình huống tranh và liên quan đến ý nghĩa phép nhân, phép chia tạo không khí vui và phần khởi trước khi vào giỏ học, giữa giờ học.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” ôn lại các Bảng nhân 2, Bảng chia 2, Bảng nhân 5, Bảng chia 5

- HS quan sát, lắng nghe.

- Mỗi nhóm cử 5 HS lên chơi trò

(3)

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết nối, giới thiệu bài mới.

2. LUYỆN TẬP 20p Bài tập 1: Tính nhẩm:

300 + 600 500 - 400 700 + 300 1000 - 800 400 + 60 + 3 900 – 300 – 50

- Cá nhân HS làm bài 1: GV yêu cầu HS tính nhẩm và nếu kết quả.

- HS đổi vở chữa bài, nói cho bạn nghe cách nhẩm.

Bài tập 2: Tính nh m:

2 x 7 2 x 4 2 x 8

5 x 2 5 x 9 5 x 6

12 : 2 6 : 2 20 : 2

15 : 5 30 : 5 50 : 5

- HS thực hiện tìm kết quả các phép tính nhân, chia

- GV yêu cầu HS đọc cho bạn nghe cùng chữa bài.

3. Vận dụng 10p

Bài tập 3: Xem tranh rồi viết phép nhân và phép chia thích hợp:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận rồi viết phép tính thích hợp.

- HS nhận xét từ một phép nhân ta viết được hai phép chia

- GV khuyến khích HS nêu tình huống phù hợp với mỗi phép tính nhân, chia đã viết

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

- Em thích nhất bài tập nào? Vì sao?

chơi trong vòng 2 phút .

Hs làm bài vào VBT

- HS tính nh m:

2 x 7 = 14 2 x 4 = 8

2 x 8 = 16

5 x 2 = 10 5 x 9 = 45 5 x 6 = 30 15 : 5 = 3

30 : 5 = 6 50 : 5 = 10

12 : 2 = 6 6 : 2 = 3 20 : 2 = 10

- HS quan sát tranh thảo luận rồi viết phép tính thích hợp:

5 x 4 = 20 20 : 5 = 4 20 : 4 = 5

HS nêu ý kiến HS lắng nghe

(4)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………..

Tiếng việt Tập đọc

BÀI 30: CÁNH ĐỒNG QUÊ EM (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Cánh đồng quê em; tốc độ đọc khoảng 60 - 65 tiếng/ phút.

Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của cánh đồng quê hương thể hiện qua tranh ảnh minh họa và bài thơ.

- Phát triển vốn từ về nghề nghiệp, biết nói về nghề nghiệp và công việc.

- Có tình cảm trân trọng đối với quê hương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - ƯDCNTT; KHBD, SGK, SGV.

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động 5p

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Nói về cảnh vật trong bức tranh dưới đây

- GV gợi ý cho HS:

+ Tranh vẽ những cảnh vật gì?

+ Em thấy những cảnh vật ấy như thế nào?

+ Những cảnh vật nào quen thuộc, những cảnh vật nào không quen thuộc với em?

+ Em có thích bức tranh này không? Vì sao?

- GV dẫn dắt vấn đề: Vừa rồi các em đã thấy được vẻ đẹp của cánh đồng quê

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.

(5)

hương trong bức tranh. Bây giờ chúng ta sẽ đọc bài thơ Cánh đồng quê em. Bài thơ sẽ cho chúng ta thấy cảnh đẹp của cánh đồng quê hương qua trí tưởng tượng của một em bé sống ở nông thôn.

Qua bài thơ, chúng ta hiểu được tình yêu quê hương tha thiết của bạn nhỏ. Chúng ta cùng vào Bài 30: Cánh đồng quê em.

2. Trả lời câu hỏi 20p

* Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài Cánh đồng quê em một lần nữa để chuẩn bị trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Trong bài thơ bé nhìn thấy vầng dương đẹp như thế nào?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS đọc lại khổ thơ 1, tìm câu trả lời.

+ GV mời 1-2 HS trình bày kết quả.

+ GV nhận xét, đánh giá.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Nắng ban mai được tả như thế nào?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS đọc lại khổ thơ thứ 2 để tìm câu trả lời.

+ GV mời 1-2 HS trình bày kết quả.

+ GV nhận xét, đánh giá.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:

Câu 3: Đàn chiền chiện và lũ châu chấu làm gì trên cánh đồng?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS đọc lại khổ thơ thứ 3 để tìm câu trả lời.

+ GV mời 1-2 HS trình bày kết quả.

- HS đọc thầm.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi 1.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Bé nhìn thấy vầng dương rực đỏ.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi 2.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Nắng ban mai được miêu tả hiền hòa, như những dải lụa tơ vàng óng, như con sóng dập dờn trên đồng lúa xanh.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi 3.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

(6)

+ GV nhận xét, đánh giá.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4:

Câu 4: Theo em, vì sao bé ngân nga hát giữa đồng?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS đọc lại đoạn 4 để tìm câu trả lời.

+ GV mời 1-2 HS trình bày kết quả.

+ GV nhận xét, đánh giá.

- GV giải thích thêm cho HS:

+ Khi trong lòng cảm thấy vui sướng, hạnh phúc, người ta có thể cất tiếng hát.

+ Ý nghĩa của bài thơ: Tình yêu đối với cảnh đẹp quê hương, đất nước của bạn nhỏ.

3. Vận dụng 15p

Hoạt động 1: Luyện đọc lại

- GV hướng dẫn HS luyện đọc theo cặp.

- GV mời 1-2 HS xung phong đọc toàn bài.

- GV đọc lại toàn văn bản một lần nữa.

Hoạt động 2: Luyện tập theo văn bản đọc.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Tìm trong bài từ ngữ a. chỉ màu sắc của mặt trời.

b. chỉ màu sắc của ánh nắng.

c. chỉ màu sắc của cánh đồng lúa.

+ GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm: HS xem lại khổ thơ 1 và khổ thơ 2, thảo luận để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả.

+ GV nhận xét, đánh giá.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Tìm thêm từ ngữ tả ánh mặt trời, ánh nắng, đồng lúa.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời một số câu hỏi gợi ý:

+ Trong bài thơ, mặt trời được tả có màu

+ Đàn chiền chiện bay quanh và hót tích ri tích rích.

+ Lũ châu chấu đu cỏ uống sương rơi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Theo em, bé ngân nga hát giữa đồng vì bé cảm thấy cánh đồng quê hương thật là đẹp, bé cảm thấy hạnh phúc trong lòng.

- HS luyện đọc lại.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

a. Mặt trời: đỏ rực.

b. Ánh nắng: vàng óng.

c. Cánh đồng lúa: xanh.

(7)

đỏ rực. Theo các em, mặt trời còn có màu gì vào buổi sáng sớm, lúc hoàng hôn? Mặt trời có hình dạng như thế nào?

+ Trong bài thơ, ánh nắng có màu vàng óng. Theo các em, ánh nắng còn có màu gì nữa?

+ Cánh đồng có màu gì khi lúa còn non?

Khi lúa đã chín?

- GV mời đại diện 3-4 HS trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

- HS trả lời:

+ Mặt trời còn có màu vàng, màu trắng.

+ Mặt trời hình tròn, to tròn như cái mâm.

+ Ánh nắng có màu trắng, màu vàng chói chang.

+ Cánh đồng có màu xanh, màu vàng.

- HS trả lời.

- HS đọc bài. Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

_____________________________________________________________________

Ngày soạn: 02/4/2022

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 05 tháng 04 năm 2022 Toán

BÀI 96: ÔN TẬP VỀ SỐ VÀ PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 1000 (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng cộng, trừ và cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 1000. Thực hiện nhân, chia trong phạm vi các bảng nhân, chia 2 và 5. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản, HS biết vận dụng phép nhân, phép chia để giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2.

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, ƯDCNTT, KHDH, M t số tình huống tranh và liên quan đên ý nghĩa phép nhân, phép chia t o khống khí vui và phâ0n kh i tr ước khi vào gi h c, gi a gi h c.ỏ ọ ờ ọ

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

HS chia sẻ các tình huống có phép nhân, phép chia gắn với thực tế

2. LUYỆN TẬP 15p

Hs chia sẻ

(8)

Bài tập 4: Số ?

Mỗi xe đạp có 2 bánh xe:

a. 2 xe đạp có [?] bánh xe b. 5 xe đạp có [?] bánh xe c. 6 xe đạp có [?] bánh xe

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận rồi tìm số thích hợp cho ô [?]

- GV khuyến khích HS nêu phép tính tương ứng để nắm chắc ý nghĩa phép tính hơn.

4. VẬN DỤNG 15p

Bài tập 5: Nhà Nam thu hoạch được 20 quả dưa hấu

Trả lời các câu hỏi:

a) Nếu chia đều vào 5 rổ thì mỗi rổ có mấy quả dưa hấu?

b) Nếu xếp vào mỗi rổ 5 quả dưa hấu thì con mấy rổ?

- GV yêu cầu HS quan sát tranh nói cho bạn nghe tình huống trong tranh.

- HS thảo luận với bạn trả lời câu hỏi và nêu phép chia tương ứng.

- GV có thể chiếu trên màn hình việc chia đều 10 quả dưa vào 5 rổ và xếp vào mỗi rổ 5 quả dưa để HS hiểu rõ hơn ý nghĩa phép tính. Khuyến khích HS nêu thêm những tình huống thực tế liên quan đến các phép nhân, phép chia đã học.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

- Em thích nhất bài tập nào? Vì sao?

- HS quan sát tranh, thảo luận rồi tìm số thích hợp:

a) Mỗi xe đạp có 2 bánh xe, 2 xe đạp có 4 bánh xe. Phép nhân: 2 x 2 = 4 b) Mỗi xe đạp có 2 bánh xe, 5 xe đạp có 10 bánh xe. Phép nhân. 2 x 5 = 10 c) Mỗi xe đạp có 2 bánh xe, 6 xe đạp có 12 bánh xe. Phép nhân: 2 x 6 = 12.

- HS thảo luận với bạn trả lời câu hỏi:

a) Có 20 quả dưa hấu. Nếu chia đều vào 5 rổ thì mỗi rổ có 4 quả. Phép tính: 20 : 5 = 4

b) Có 20 quả dưa hấu. Nếu xếp vào mỗi rổ 5 quả thì cần 4 rồ. Phép tính:

20 : 5 = 4.

- HS chia sẻ

- HS chia sẻ trước lớp

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………..

………

______________________________

Tiếng việt Chính tả (tiết 2)

NGHE – VIẾT: CÁNH ĐỒNG QUÊ EM. VIẾT HOA TÊN RIÊNG ĐỊA LÍ.

Phân biệt: r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(9)

- Nghe - viết đúng chính tả 3 khổ thơ đầu; biết viết hoa chữ cái đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ; làm đúng bài tập chính tả về cách viết hoa tên riêng địa lí, phân biệt r/

d/gi hoặc tiếng có dấu hỏi, dấu ngã.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: KHBD, SGK, SGV, ƯDCNTT. Phiếu bài tập chính tả.

- HS: SGK, VBT, Vở ô ly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

- GV giới trực tiếp vào bài Cánh đồng quê em (tiết 3).

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Viết chính tả:

- GV nêu yêu cầu nghe - viết trong bài Cánh đồng quê em.

- GV đọc một lần 3 khổ thơ đầu trong bài thơ Cánh đồng quê em cho HS nghe.

- GV mời 1 - 2 HS đọc lại trước lớp.

- GV hướng dẫn HS:

+Vị trí dấu câu: dấu chấm cuối khổ thơ.

+ Viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa chữ cái đầu tiên trong tên bài.

+ Khoảng cách giữa các khổ thơ (để một dòng ô li).

+ Chữ dễ viết sai chính tả: vầng dương, kim cương, hiền hoà, tích ri tích rích...

- GV đọc từng câu câu cho HS viết vào vở.

Mỗi câu thơ đọc 2-3 lần. GV đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.

- GV đọc lại đoạn văn cho HS soát lại bài viết.

- GV chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.

* Làm bài tập Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thay cho ô vuông

- Hs hát

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

- HS soát lại bài viết của mình.

(10)

-

GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thay cho ô vuông Một Cột, Bến Thành, Tràng Tiền, Hạ Long).

GV giải thích cho HS biết đây là tên địa danh, phải viết hoa giống tên riêng của người.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm:

+ HS đọc các từ ngữ trong ngoặc đơn (Một Cột, Bến Thành, Tràng Tiên, Hạ Long).

+ HS quan sát từng tranh, nói những sự vật các em quan sát được; đọc câu ở dưới tranh, thảo luận để chọn từ ngữ phù hợp thay cho ô vuông trong câu.

- GV yêu cầu 2 - 3 HS đại diện cho các nhóm trình bày kết quả theo từng bức tranh.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV khuyến khích các em chia sẻ những hiểu biết của mình về 4 địa danh nói trên.

Hoạt động 2: Chọn a hoặc b Bài a:

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: 1. Chùa Một Cột; 2. Câu Tràng Tiên; 3. Vịnh Hạ Long; 4. Chợ Bến Thành.

- HS chia sẻ hiểu biết của mình trước lớp.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

(11)

hỏi: Chọn r, d hoặc gi thay cho ô vuông

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

+

HS đọc từng câu, thảo luận để chọn r, d hoặc gi thay cho

ô vuông. Các nhóm viết kết quả ra giấy nháp.

- GV gọi 2 - 3 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài b:

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm: HS đọc câu thơ, lần lượt điền dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm cho đến khi tìm được tiếng thích hợp, có nghĩa.

- GV gọi 2 - 3 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

+ Mùa gặt, đường làng phủ đầy rơm vàng.

+ Mọi dòng sông đều đổ về biển cả.

+ Các chú bộ đội đang canh giữ biển trời Tổ quốc.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Bàn tay ta làm nên tất cả/

Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………..

………

______________________________

(12)

Tiếng việt Luyện tập (Tiết 3)

MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ NGHỀ NGHIỆP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết thêm được các từ chỉ nghề nghiệp.

- Có khả năng nhận biết và chia sẻ những suy nghị, trải nghiệm, cảm xúc của bản thân về cảnh đẹp của làng quê, có tình yêu quê hương, đất nước. Có khả năng làm việc nhóm và tinh thần hợp tác.

- Yêu thích mọi nghề nghiệp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGV, SGK, KHBD, ƯDCNTT - HS: Vở BTTV. SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

- GV nhận xét, tuyên dương - GV giới trực tiếp vào bài

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

a. Hoạt động 1: Kết hợp từ ở cột A với từ ở cột B để tạo từ ngữ chỉ công việc của người nông dân

Cách tiến hành:

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Kết hợp từ ở cột A với từ ở cột B để tạo từ ngữ chỉ công việc của người nông dân

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm:

- HS hát

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

(13)

+ HS đọc các từ ở cột A và B.

+ HS lần lượt kết hợp từ ở cột A với từ ở cột B để tạo thành từ ngữ phù hợp, có nghĩa, chỉ công việc của người nông dân.

+ GV mời 2 - 3 HS đại diện trình bày kết quả.

+ GV nhận xét, đánh giá.

b. Hoạt động 2: Hỏi – đáp về công việc của những người trong từng ảnh

Cách tiến hành:

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Hỏi – đáp về công việc của những người trong từng ảnh

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm:

+ HS quan sát từng bức ảnh, đặt câu hỏi và trả lời về công việc của người trong ảnh.

+ HS trả lời một số câu hỏi gợi ý: Em nhìn thấy ai trong ảnh? Muốn biết về công việc của người này ta hỏi như thế nào?

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

c. Hoạt động 3: Nói về công việc và nghề nghiệp của những người trong từng ảnh

Cách tiến hành:

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Nói về công việc và nghề nghiệp của những người trong từng ảnh yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi gợi ý: Em nhìn thấy ai trong ảnh? (Những) người đó đang ở đâu? (Những) người đó đang làm gì? Em đoán nghề nghiệp của (những) người này? Vì sao em đoán như vậy?

- HS trình bày: cày ruộng, gặt lúa, gieo mạ, bón phân, tưới nước.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

+ Tranh 1:

Hỏi: Người đàn ông trong ảnh đang làm gì?

Đáp: Người này ẳang cày ruộng.

+ Tranh 2:

Hỏi: Người đàn ông trong ảnh đang làm gì?

Đáp: Người ấy đang trông cây.

+ Tranh 3:

Hỏi: Những người trong ảnh đang làm gì?

Đáp: Họ đang gieo mạ.

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Tranh 1: Họ là công nhân. Họ đang may giầy.

+ Tranh 2: Ông ấy là bác sĩ. Ông ấy đang khám bệnh cho em bé.

+ Tranh 3: Cô ấy là công an. Cô ấy đang điêu tiết giao thông - HS trả lời.

(14)

- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá

- GV yêu cầu HS so sánh để tìm ra những điểm khác biệt giữa các nghề nghiệp được thể hiện trong các bức ảnh.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………..

………

_____________________________________

Ngày soạn: 02/4/2022

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 06 tháng 4 năm 2022 Toán

BÀI 97: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng nhận dạng và gọi tên các hình đã học; đo và tính độ dài đường gấp khúc; vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, xem đồng hồ chỉ giờ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6.

- Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, đo, vẽ chia sẻ ý kiến về xem đồng hồ, tính toán cân nặng để giải quyết vấn đề, ước lượng độ dài gắn với bối cảnh thực, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn để toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán, kích thích trí tò mò của HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.

- Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2.

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, ƯDCNTT, KHDH, Đồng hồ có thể quay được kim phút và kim giờ. Thước kẻ có vạch chia xăng-ti-mét.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

(15)

1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bạn có mấy giờ?". HS quay kim đồng hồ và đố bạn đọc giờ 2. LUYỆN TẬP 30p

Bài tập 1:

a. Chỉ ra đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong hình sau:

b. Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng trong hình sau:

c. Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 6 cm

a) GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ chỉ cho bạn nghe đường thẳng, đường cong, đường gấp khác trong hình bài la

b) GV yêu cầu HS đọc tên các điểm và các đoạn thẳng trong hình.

GV lắng nghe, quan sát HS và định hướng cho GV yêu cầu HS đọc đúng tên điểm, nếu đúng tên các đoạn thẳng theo một thứ tự dễ dàng theo dõi.

c) HS vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 6 cm rồi đưa cho bạn kiểm tra, nói cho bạn nghe cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

Bài tập 2 : Số ?

HS thực hiện các thao tác sau:

a) Quan sát hình vẽ ở câu a, đếm số hình tam giác, hình tứ giác, chỉ và nói cho bạn nghe

- HS chơi trò chơi “Bạn có mấy giờ?"

- HS quan sát hình vẽ

a. HS quan sát hình vẽ chỉ đường thẳng, đường cong, đường gấp khác trong hình

b.

- Điểm: A, B, C, D, E, G

- Đoạn thẳng: AB, AD, DC, CB, DE, EG, GC

c. HS vẽ đoạn thẳng MN dài 6 cm

a.

Có 5 hình tam giác Có 3 hình tứ giác b.

Có 3 khối trụ Có 4 khối cầu

(16)

b) Quan sát hình vẽ ở câu b, đếm số khối trụ, khối cầu, chỉ và nói cho bạn nghe.

Bài tập 3: Đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG sau:

- HS đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG.

- HS nói cho bạn nghe các thao tác đo và tính độ dài đường gấp khúc

- GV gợi ý để HS chia sẻ những lưu ý khi đo để số đo được chính xác, những lưu ý khi tính độ dài đường gấp khúc.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý

- HS đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG

HS lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

_______________________________________

Tiếng việt

Luyện viết đoạn (Tiết 4)

VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ CÔNG VIỆC CỦA MỘT NGƯỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được 4-5 câu kể về công việc của một người.

- Phát triển kĩ năng đặt câu.

- Biết bày tỏ cảm xúc của mình về nghề nghiệp của một người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: KHBD, SGK, VBT, SGV, ƯDCNTT - HS: Vở BTTV, SGK

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

- GV giới trực tiếp vào bài Trên các miền đất nước.

2. Thực hành, luyện tập 30p

* Hoạt động 1: Nói những điều em biết về một nghề nghiệp em thích

Cách tiến hành:

- HS hát

(17)

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Nói những điều em biết về một nghề nghiệp em thích.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm:

+ HS trong nhóm lần lượt chia sẻ với nhau tên một nghề nghiệp em thích.

+ Giải thích tại sao em lại chọn nghề nghiệp đó.

- GV mời đại diện 3-4 HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Hoạt động 2: Viết 4-5 câu về công việc của một người mà em biết

Cách tiến hành:

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Viết 4-5 câu về công việc của một người mà em biết.

- GV hướng dẫn HS: viết 4-5 câu về công việc của một người mà em biết theo gợi ý sau

+ Em muốn kể về ai, người đó làm công việc gì?

+ Người đó làm việc ở đâu?

+ Công việc đó đem lại lợi ích gì?

+ Em có suy nghĩ gì về công việc đó?

- GV yêu cầu từng HS viết bài vào vở.

- GV mời 3-4 HS đọc bài trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS có cách viết tốt, bài viết hay và có sáng tạo.

* Củng cố dặn dò về nhà chuẩn bị tiết sau.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

- HS đọc bài.

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………..

………

_____________________________________________________________

Tiếng việt Đọc mở rộng (tiết 5) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích theo chủ đề.

- Biết chia sẻ trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến bài đọc; trao đổi về nội dung của bài đọc và các chi tiết trong tranh.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.

(18)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sưu tầm bài đọc, KHBD, SGK, SGV, ƯDCNTT - HS: Sưu tầm bài văn, thơ…..

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

- Đọc bài thơ sưu tầm tuần trước.

2. Thực hành, luyện tập 30p

Hoạt động 1: Tìm đọc một câu chuyện hoặc một bài thơ nói về nghề nghiệp

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Tìm đọc một câu chuyện hoặc một bài thơ nói về nghề nghiệp.

- GV chuẩn bị một số câu chuyện hoặc bài thơ nói về nghề nghiệp phù hợp và cho HS đọc ngay tại lớp: Làm bác sĩ, Bé làm họa sĩ, Ước, Làm nghề như bố, Chú bộ đội,....

Hoạt động 2: Nói với bạn những điều thú vị của nghề nghiệp được nói đến trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Nói với bạn những điều thú vị của nghề nghiệp được nói đến trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: HS cùng nhau đọc và chia sẻ với nhau về câu chuyện hoặc bài thơ các em đã đọc theo gợi ý:

+ Tên của bài thơ (hoặc câu chuyện) là gì?

+ Bài thơ (hoặc câu chuyện) kể về ai?

Người đó làm nghề gì?

+ Theo em, điều gì thú vị nhất về nghề nghiệp đó? Vì sao em thấy thú vị nhất?

- GV mời 2 – 3 HS kể trước lớp về một điều thú vị nhất về nghề nghiệp trong câu chuyện/ bài thơ các em đọc và lí do các em cho là điều thú vị. Các HS khác có thể nhận xét hoặc đặt câu hỏi.

- Hs hát bài.

- Hs đọc

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS đọc bài, các HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày.

(19)

- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị.

* Củng cố

Cách tiến hành:

- GV yêu cẩu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính:

Sau bài học, các em đã:

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- HS nhắc lại những nội dung đã học.

- HS nêu ý kiến về bài học.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

_____________________________________________

Chiều

Hoạt động giáo dục theo chủ đề BÀI 29: BẢO VỆ CẢNH QUAN QUÊ EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nhớ lại và kể được những cảnh quan chung cần chăm sóc ở địa phương, ở gần nơi em ở, nơi em học.

- Giúp HS đặt mình vào các tình huống khác nhau để biết cách ứng xử phù hợp khi muốn bảo vệ cảnh quan chung.

-Tạo cảm xúc vui vẻ cho HS, đồng thời dẫn dắt vào hoạt động khám phá chủ đề giữ gìn bảo vệ cảnh quan chung.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Bộ dụng cụ làm vệ sinh trường học. Bộ dụng cụ chăm sóc hoa, cây thông thường. Loa phát nhạc. Vài hình ảnh về cảnh quan đẹp như vườn hoa, sân trường, công viên, …

- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động:

- GV giới thiệu bài hát “Ra chơi vườn hoa” của nhạc sĩ Văn Tấn. Cả lớp cùng

- HS hát.

(20)

hát tập thể.

- GV gợi ý HS định nghĩa thế nào là

“của chung”. Tại sao bông hoa lại là

“của chung”? Bông hoa do ai trồng? Ai được ngắm hoa? Có được ngắt hoa về làm của riêng trong nhà mình không?

Kết luận: Mỗi địa phương, mỗi khu vực đều có những cảnh quan chung – là của chung tất cả mọi người, ai cũng có quyền sử dụng, ai cũng có trách nhiệm phải giữ gìn, bảo vệ.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Khám phá chủ đề: Chia sẻ về những cảnh quan cần chăm sóc, bảo vệ ở quê em.

- GV hỏi: Những gì trong bài hát các em vừa nghe được gọi là “của chung”

- GV đề nghị HS làm việc nhóm 4. Mỗi nhóm nhớ lại cảnh quan xung quanh mình và viết hoặc vẽ ra những nơi cần được gìn giữ.

- GV đặt câu hỏi:

+ Vì sao mỗi người đều có trách nhiệm phải gìn giữ cảnh quan này? Đây có phải “của mình” đâu, “của chung” cơ mà!

+ Gìn giữ cảnh quan nghĩa là làm những việc gì?

Kết luận: Nếu muốn giữ cho cảnh quan xung quanh mình xanh, sạch, đẹp thì mỗi người cần có ý thức chăm sóc, bảo vệ của chung.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

- GV đề nghị HS chia thành hai nhóm chính: một nhóm thể hiện tình huống và một nhóm đưa ra lời khuyên.

- Trong tiểu phẩm HS đưa ra lời khuyên bắt đầu bằng các từ “Hãy…” với các việc cần làm và “Đừng / Xin đừng…”

với các việc không nên làm.

- Khuyến khích các nhóm đưa ra thật nhiều tình huống và khen ngợi những

- 2-3 HS trả lời “của chung” là tất cả mọi người mà em biết (công viên, vườn hoa, bảo tàng và các nơi công cộng khác).

-HS làm việc nhóm 4

- HS lắng nghe.

- HS làm việc theo hai nhóm.

(21)

nhóm đưa ra được nhiều lời khuyên phù hợp nhất.

Ví dụ: HS diễn cảnh đi chơi vườn hoa, người ngắm hoa, người khen hoa đẹp, ngửi hoa – khen hoa thơm… Một bạn nhỏ định ngắt hoa. Bạn khác nói: “Ấy ấy! Xin đừng hái hoa!”.

Một nhóm khuyên: Hãy giữ gìn cảnh quan chung: không giẫm nát cỏ, không ngắt hoa. Ngược lại, chúng ta có thể tưới cây, tưới hoa, nhặt rác,…

Kết luận: Nếu muốn giữ cho cảnh quan xung quanh mình xanh, sạch, đẹp thì mỗi người cần có ý thức chăm sóc, bảo vệ của chung.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

-Về nhà, các em kể lại cho bố mẹ nghe những việc các em đã làm để bảo vệ cảnh quan quê em.

- Hai nhóm thực hiện.

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS trả lời - HS thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………..

………

________________________________________________________________________________________

Ngày soạn: 03/4/2022

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 07 tháng 4 năm 2022 Toán

BÀI 97: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng nhận dạng và gọi tên các hình đã học; đo và tính độ dài đường gấp khúc; vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, xem đồng hồ chỉ giờ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6.

- Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, đo, vẽ chia sẻ ý kiến về xem đồng hồ, tính toán cân nặng để giải quyết vấn đề, ước lượng độ dài gắn với bối cảnh thực, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn để toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán, kích thích trí tò mò của HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.

- Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(22)

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2.

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, ƯDCNTT, KHDH, Đồng hồ có thể quay được kim phút và kim giờ. Thước kẻ có vạch chia xăng-ti-mét.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p - Hát 1 bài.

2. THỰC HÀNH LUYỆN TẬP 20p Cách thức tiến hành:

Bài tập 4: Nam nhảy dây từ mấy giờ đến mấy giờ?

- GV yêu cầu HS quan sát đọc giờ trên mỗi đồng hồ

- HS trả lời câu hỏi: Nam nhảy dây từ mấy giờ đến mấy giờ?

- GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ thêm thông tin từ tình huống bức tranh, tạo c hội cho GV yêu cầu HS quan sát nêu lập luận, phản biện.

Bài tập 5: Một thang máy chở được tối đa 600 kg. Hiện tại, thang máy đó đã chở 570kg.

Bạn Lan cân nặng 35 kg. Theo em, bạn Lan có thể vào tiếp trong thang máy đó được không?

- GV yêu cầu HS đọc tình huống.

- HS suy nghĩ đưa ra lập luận xem bạn Lan có thể vào tiếp trong thang máy được không?

- GV tạo cơ hội cho nhiều HS được nói, được trình bảy, khuyến khích HS trình bày rõ ràng, nói đủ thông tin cho người khác hiểu; giải thích ý kiến của mình

3. VẬN DỤNG 10p

Bài tập 6: Ước lượng chiều cao cột cờ trường em

- HS sử dụng các đơn vị đo độ dài đã học để

- HS hát

- Bạn Nam nhảy dây từ 20 giờ 15 phút đến 8 giờ rưỡi

- HS phân tích bài toán Bài giải:

Hiện tại, thang máy đó đã chở 570kg, nếu bạn Lan vào thì số cân nặng là:

570 + 35 = 605 (kg) Vượt quá tối đa 600 kg

Vì thế bạn Lan có thể vào tiếp trong thang máy đó được - HS ước lượng:

+ Cột cờ trưởng em cao khoảng 6m.

+ Lớp học của em cao khoảng 4

(23)

ước lượng trong một số tình huống thực tế gắn với lớp học, trường học, gia đình, địa phương các em.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau.

m.

+ Quãng đường từ nhà em đến chợ dài khoảng 3 km

- HS chia sẻ ý kiến IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

______________________________________________

Tiếng việt

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ II (TIẾT 6 +7) PHẦN I: ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng); đọc rõ ràng câu chuyện, bài thơ; biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 - 70 tiếng trong 1 phút. Hiểu nội dung bài đọc; nhận biết các sự việc chính trong bài đọc, nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói,...

- Phát triển vốn từ, biêt sử dụng các từ ngữ trong để diễn đạt trong nhiều trường hợp, tình huống.

- Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - ƯDCNTT; KHBD, SGK, SGV. Các tờ giấy ghi danh sách các bài đọc cần luyện đọc lại, các tờ thăm ghi số thứ tự tương ứng với số thứ tự trong đanh sách bài đọc.

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động mở đâu 5p - Hát 1 bài

GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập (tiết 1- 2).

2. Thực hành luyện tập 30p

* Luyện đọc các bài đã học Cách tiến hành:

HS hát

- HS đọc yêu cầu bài tập.

(24)

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu hỏi: Đọc lại các bài đã học.

-

GV hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm:

+ Từng em bắt thăm và đọc bài. Đọc xong, nghe bạn trong nhóm đọc câu hỏi ở cuối bài đọc để trả lời.

+ Cả nhóm nhận xét và góp ý.

- GV quan sát HS các nhóm, ghi nhận xét/ cho điểm.

* Trao đổi về các bài đọc

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Trao đổi về các bài đọc: Nêu tên bài đã đọc, chi tiết, nhân vật hoặc đoạn văn, đoạn thơ mình yêu thích.

- GV hướng dẫn chung cả lớp sau khi tất cả đã đọc bài mình gắp thăm được: Trao đổi về bài đọc (nêu tên bài đọc, chỉ tiết, nhân vật hoặc đoạn văn, đoạn thơ yêu thích nhất).

- GV cho cả lớp nhận xét về bài đọc các nhóm:

+ Bạn thích bài đọc nào nhất? Vì sao?

+ Bạn nhớ nhất hoặc thích nhất chi tiết hoặc nhân vật nào trong bài đọc?

+ Bạn thích đoạn thơ hoặc đoạn văn nào nhất trong bài đọc?

- GV yêu cầu các nhóm hỏi - đáp theo câu hỏi GV đã chuẩn bị.

- GV nhận xét giờ học.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài bốc thăm được.

- HS lắng nghe GV nhận xét, cho điểm.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS nhận xét, trao đổi về các bài đọc.

- HS hỏi - đáp theo câu hỏi GV đã chuẩn bị.

- Hs lắng nghe

(25)

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………..

………

Ngày soạn: 06/4/2022

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 08 tháng 4 năm 2022 Toán

BÀI 98: ÔN TẬP VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT (1 TIẾT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng kiểm đếm số lượng và ghi lại kết quả, đọc và nhận xét thông tin trên biểu đồ tranh; sử dụng các thuật ngữ “chắc chắn”, “có thể”, “không thể để mô tả khả năng xảy ra của một hoạt động trò chơi.

- Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, kiểm đếm, thảo luận, chơi trò chơi, chia sẻ ý kiến HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề, NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán, kích thích trí tò mò của HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2.

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, ƯDCNTT, KHDH, Một số bông hoa với các màu xanh, đỏ, vàng. Các thẻ ghi từ số 1 đến số 5.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhiệm vụ bí mật”

- HS nhặt ngẫu nhiên một tờ giấy hoặc một phong bị ghi nhiệm vụ bí mật (hoặc HS truyền hoa, truyền bóng, khi bóng dừng lại ở bạn nào thì bạn đó nhận được một nhiệm vụ bí mật). HS mở nhiệm vụ, có thể trả lời hoặc mời một vài bạn khác trả lời.

- Nội dung của các nhiệm vụ bí mật giúp HS ôn lại các kiến thức về thống kê và xác suất

- HS chơi trò chơi “Nhiệm vụ bí mật”

- HS ôn tập về thống kê xác suất - HS thực hiện theo nhóm bàn + Chim: 6

+ Vẹt: 3 + Rùa: 4 + Thỏ: 7

(26)

2. THỰC HÀNH LUYỆN TẬP 20p Bài tập 1: Xem tranh rồi kiểm đếm số lượng từng loại con vật và ghi lại kết quả (theo mẫu):

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm bàn:

Quan sát tranh, kiểm đếm số lượng từng loại con vật, ghi lại kết quả.

- Dựa vào kết quả đã kiểm đếm nêu nhận xét về số lượng từng loại con vật

- GV đặt câu hỏi để HS nêu cách kiểm đếm và ý nghĩa của việc kiểm đếm trong cuộc sống.

Bài tập 2 : Quan sát biểu đồ tranh sau:

Trả lời các câu hỏi:

a) Biểu đồ tranh trên cho ta biết điều gì?

b) Bạn Khỏi uống mấy cốc nước trong một ngày

c) Bạn nào uống nhiều nước nhất? Bạn nào uống ít nước nhất?

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp hoặc nhóm bàn:

+ Quan sát biểu đồ tranh, nói cho các bạn nghe thông tin em biết được từ biểu đồ.

+ Cùng nhau đặt và trả lời các câu hỏi liên quan đến thông tin biểu đồ.

- Từ các thông tin đó, em có rút ra nhận xét gì?

- Nếu được làm biểu đồ tranh thống kê số nước uống trong một ngày của chính nhóm mình em có làm được không? Hãy thử xem và nêu nhận xét.

Bài tập 3: Hà và Nam chơi trò chơi “ Bịt mắt chọn hoa”

Chọn chữ đặt trước câu mô tả đúng khả

+ Cá: 15

- HS quan sát biểu đồ tranh và trả lời câu hỏi:

a) Biểu đồ tranh trên cho ta biết số cốc nước uống trong một ngày của các bạn Khôi, Giang, Trâm, Phước b) Bạn Khôi uống 7 cốc nước trong một ngày

c) Bạn Phước uống nhiều nước nhất, Bạn Trâm uống ít nước nhất

- HS làm biểu đồ tranh thống kê số nước uống trong một ngày của chính nhóm mình

- HS chơi trò chơi “Bịt mắt chọn hoa theo nhóm

- HS dự đoán minh sẽ rút được bông hoa màu gì rồi chơi xem dự đoán có đúng không:

Đúng - A. Hà có thể chọn được bông hoa màu vàng

Sai - B. Hà không thể chọn được bông hoa màu vàng.

(27)

năng xảy ra của một lần chơi:

A. Hà có thể chọn được bông hoa màu vàng.

B. Hà không thể chọn được bông hoa màu vàng.

C. Hà chắc chắn chọn được bằng hoa màu vàng.

a) GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bịt mắt chọn hoa theo nhóm. HS dự đoán minh sẽ rút được bông hoa màu gì rồi chơi xem dự đoán có đúng không. HS sử dụng các thuật ngữ

"chắc chắn”, có thể", không thể để mô tả khả năng lấy được một bông hoa màu gì đó sau mỗi lần chơi.

b) HS cùng nhau đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK. Chọn chữ đặt trước câu mô tả đúng khả năng xảy ra của một lần chơi 4. VẬN DỤNG 10p

Bài tập 4: Có 5 thẻ ghi các số 1, 2, 3, 4, 5.

Hãy rút ra một thẻ và dọc số ghi trên thẻ đó.

Sử dụng các từ “chắc chắn", “có thể”,

“không thể” để mô tả dùng khả năng xảy ra của một lần rút thẻ

a) Thẻ được rút ra là thẻ ghi số 0.

b) Thẻ được rút ra là thẻ ghi số 1.

c) Thẻ được rút ra là thẻ ghi một số bé hơn 10

- HS chơi theo nhóm, rút một thẻ bất kì đọc số ghi trên the. HS có thể chơi nhiều lần. Sau khi chơi, HS sử dụng các thuật ngữ “chắc chắn”, “có thể”, “không thể ” để mô tả đúng khả năng xảy ra của một lần rút thẻ:

a) Không thể rút ra được một thẻ ghi số 0.

b) Có thể rút ra được một thẻ ghi số 1.

c) Chắc chắn thẻ được rút ra là thẻ ghi một số bé hơn 10.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

Sai - C. Hà chắc chắn chọn được bằng hoa màu vàng.

a) Thẻ được rút ra là thẻ ghi số 0 : không thể

b) Thẻ được rút ra là thẻ ghi số 1:

có thể

c) Thẻ được rút ra là thẻ ghi một số bé hơn 10 : chắc chắn

- HS liên hệ thực tế

- HS chia sẻ theo y kiến cá nhân

(28)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………..

______________________________

Tiếng việt

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ II (TIẾT 10) PHẦN I: ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết nói ngắn gọn về một câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc theo lựa chọn của cá nhân (tên văn bản, chi tiết, nhân vật hoặc đoạn văn, đoạn thơ yêu thích); biết nói và đáp lời an ủi, động viên phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (trí tưởng tượng về các sự vật, sự việc trong tự nhiên). Phát triển vốn từ, biêt sử dụng các từ ngữ trong để diễn đạt trong nhiều trường hợp, tình huống.

- Bồi dưỡng phầm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: KHBD, SGV, SGK, ƯDCNTT. Phiếu bài đọc hiểu và bài viết đoạn ở tiết 9 - 10 để các em làm quen với bài kiểm tra cuối kì 2.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập (tiết 5-6).

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Tìm lời giải các câu đố về loài chim - GV mời 1HS đọc yêu câu câu hỏi: Đoán xem mỗi câu đố nói về loài chim nào?

Hs trả lời Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

(29)

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm:

+ HS quan sát tranh, đọc kĩ các câu đố.

+ HS nêu tên của các loài chim được nhắc đến trong mỗi câu đố.

- GV mời đại diện 3-4 nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, khen ngợi nhóm giải đố nhanh, chính xác.

- GV giải thích cho HS một số đặc điểm của các loài chim:

+ Chim gõ kiến: có đầu rìu mỏ dài, mảnh và cong dần xuống, lưỡi của chúng ngắn. Một con chim gõ kiến có thể gõ liên tục vào thân cây 100 lần/phút.

+ Chim bói cá: thường sống gần sông và ăn cá.

+ Chim cuốc: có một chiếc mỏ dài và sắc nhọn, đi cùng là một chiếc cổ khá dài và có bộ lông trắng đen.

* Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của một loài vật mà em thích

- Cách tiến hành:

- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của một loài vật mà em thích

-

GV hướng dẫn chung cả lớp:

+ Quan sát kĩ bức ảnh chím chích bông, tìm từ ngữ chỉ đặc điểm bên ngoài của chích bông: màu lông, hình dạng,...

+ HS trình bày ý kiến cá nhân: nêu thêm những đặc điểm của chích bông dựa bức ảnh và hiểu biết thực tế của các em (tiếng hót,

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: chim gõ kiến, chim cuốc, chim bói cá.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

(30)

dáng bay,...). VD: xinh xắn, nhỏ nhắn, đáng yêu, nhanh nhẹn,...

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân:

+ Đọc tên các loài vật dưới mỗi bức ảnh, chọn một loài vật mình yêu thích.

+ Dựa vào ảnh và hiểu biết của bản thân về loài vật em chọn, tìm thêm từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật đó.

+ Viết từ ngữ tìm được vào vở.

- GV mời 3 – 4 HS phát biểu ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

* Củng cố

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- GV khuyến khích HS kể lại câu chuyện Chuyện quả bầu cho người thân nghe.

- HS viết bài.

- HS đọc bài.

Ví du: con thỏ lông trắng, đáng yêu, hiền lành, dễ thương, lông mượt,...

- HS nhắc lại nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện nhiệm vụ, chuẩn bị bài cho buổi học sau.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

____________________________________________

Ngày soạn: 06/4/2022

Ngày giảng: Thứ 7 ngày 09 tháng 4 năm 2022 Tiếng việt

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ II (TIẾT 8+9) PHẦN I: ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng bài chính tả khoảng 50 - 55 chữ theo hình thức nghe - viết, tốc độ khoảng 50 - 55 chữ trong 15 phút; viết đúng các từ ngữ có tiếng chứa âm/ vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Viết được đoạn văn khoảng 4 - 5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc khi sắp kết thúc năm học, kể lại một hoạt động ở trường hoặc ở lớp.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Phát triển vốn từ, biêt sử dụng các từ ngữ trong để diễn đạt trong nhiều trường hợp, tình huống.

(31)

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. Bồi dưỡng phầm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: KHBD, SGK, SGV, ƯDCNTT, Chuẩn bị các phiếu học tập để HS không làm bài vào SHS (VD: BT chính tả, BT luyện từ và câu...).

- HS: SGK, VTV; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

- Gv tuyên dương.

- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập (tiết 3- 4).

2. Hình thành kiến thức mới, thực hành luyện tập 30p

* Hoạt động 1: Đọc bài thơ, trả lời câu hỏi và thực hiện theo yêu cầu

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc thầm bài thơ Thăm bạn ốm.

- GV nêu yêu cầu của mục a, b, hướng dẫn chung cả lớp:

+ HS quan sát tranh, nói tên các nhân vật được vẽ trong tranh.

+ Đọc bài thơ, tự trả lời câu hỏi a, b.

+ GV mời 2-3 HS trình bày câu trả lời trước lớp.

+ GV nhận xét, đánh giá.

- GV nêu yêu cầu của mục c và hướng dẫn HS thực hành nói theo nhóm.

+ GV hướng dẫn HS: Từng bạn đóng vai một trong số các bạn đến thăm thỏ nâu, nói 2 - 3 câu thể hiện sự quan tâm, mong muốn của mình và các bạn trong lớp đối với thỏ nâu. Mỗi bạn nên có cách nói khác nhau.

+ GV viên mời 2-3 HS trình bày kết quả.

+GV khen những bạn có cách nói hay, tình cảm.

- GV nêu yêu cầu mục d: Tưởng tượng em là bạn cùng lớp với thỏ nâu. Vì có việc bận, em không đến thăm thỏ nâu

- HS hát

- HS đọc thầm.

- HS đọc yêu cầu mục a,b.

- HS trả lời: tên các nhân vật được vẽ trong tranh: thỏ nâu, gấu, mèo, hươu, nai.

- HS trả lời:

a. Thỏ nâu nghỉ học vì thỏ nâu bị ốm.

b. Các bạn bàn nhau chuyện đi thăm thỏ nâu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

+ Đóng vai Gấu: Thỏ nâu ơi, tớ là Gấu đây. Tớ nghe tin Thỏ nâu bị ốm, tớ đến thăm bạn đây. Tớ mua khế cho Thỏ nâu ăn đấy. Chúc bạn chóng khỏe, chúng mình lại cùng đi học nhé.

+ Đóng vai Hươu: Thỏ nâu ơi, tớ là Hươu đây. Tớ nghe tin Thỏ nâu bị ốm, tớ đến thăm bạn đây. Tớ mua sữa bột cho Thỏ nâu ăn đấy. Chúc bạn chóng khỏe, chúng mình lại cùng đi học nhé.

(32)

được. Hãy viết lời an ủi, động viên thỏ nâu và nhờ các bạn chuyển giúp.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân:

Viết lời an ủi, động viên thỏ nâu (có thể viết vào giấy nháp, vào vở hoặc vào tấm thiệp tự làm).

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

đóng vai nói lời để nghị các bạn (gấu, mèo, hươu, nai) chuyển tấm thiệp đến thỏ nâu.

+ GV mời 3-4 HS trình bày kết quả.

+ GV nhận xét các đoạn viết của một số HS.

* Hoạt động 2: Quan sát tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm - GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Quan sát tranh, tìm từ ngữ:

a. Chỉ sự vật (người, đồ vât, con vât, cây cối).

M: trẻ em b. Chỉ đặc điểm M: tươi vui c. Chỉ hoạt động M: chạy nhảy

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp:

HS quan sát tranh, tìm từ ngữ theo yêu cầu.

- GV k trên b ng l p và m i HS tìm t ng , GV ghi vào b ng:

Từ ngữ chỉ sự vật Trẻ em, ông cụ Từ ngữ chỉ đặc

điểm

Tươi vui, chăm chú

Từ ngữ chỉ hoạt động

Chạy nhảy, đọc báo

- GV mời đại diện 3-4 nhóm trình bày kết quả.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Tớ là Khỉ nâu đây. Hôm nay tớ phải ở nhà trông em Khỉ con cho mẹ đi hái chuối, không đi thăm Thỏ nâu được. Tớ chúc bạn nhanh khỏi ốm để đến lớp học nhé.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện

- HS nói đáp án, GV viêt lên b ng:

Từ ngữ chỉ sự vật

Trẻ em, ông cụ, người mẹ, ong bướm, chim, cây, vườn hoa, thùng rác

Từ ngữ chỉ đặc điểm

Tươi vui, chăm chú, vui vẻ, rực rỡ, đỏ thắm, xanh rờn, đông vui

Từ ngữ chỉ hoạt động

Chạy nhảy, đọc báo, chạy bộ, tập thể dục, đá bóng, đọc báo, trò chuyện, bay

(33)

- GV nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 3: Đặt câu

- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu hỏi: Đặt câu

a. Câu giới thiệu sự vật M: Đây là công viên.

b. Câu nêu đặc điểm

M: Công viên hôm nay đông vui.

c. Câu nêu hoạt động

M: Mọi người đi dạo trong công viên.

- GV hướng dẫn HS:

+ Câu giới thiệu thường có từ là.

+ Câu nêu đặc điểm có từ ngữ chỉ đặc điểm.

+ Câu nêu hoạt động có từ ngữ chỉ hoạt động

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: dựa vào mẫu để đặt câu theo yêu cầu.

- GV mời đại diện 3-4 nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS làm việc theo cặp.

- HS trình bày kết quả:

+ Câu giới thiệu: Ghế ngồi ở công viên là ghế đá.

+ Câu nêu đặc điểm: Thảm cỏ xanh rờn.

+ Câu nêu hoạt động: Ông cụ đọc báo Hs trả lời

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………..

………..

(34)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- GD HS yêu thích âm nhạc, và nghe bài hát Làng tôi hs sẽ cảm nhận được tình cảm mà tác giả muốn gửi gấm trong bài hát.. - Học sinh nghiêm túc, tích

- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc - Những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc nhiều lần tiết sau kiểm tra lại.. - Về nhà tập đọc lại các bài thơ, đoạn văn

Kĩ năng : Hs được luyện kĩ năng phân tích đề bài, áp dụng các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình trụ cùng các công thức

- HS ngồi đúng tư thế, khởi động máy tính và lắng nghe các yêu cầu thực hành của GV2. - HS quan sát,

- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc - Những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc nhiều lần tiết sau kiểm tra lại.. - Về nhà tập đọc lại các bài thơ, đoạn

+ GV đàn giai điệu cả bài TĐN, HS đọc nhạc hòa theo.. + HS đọc cả bài TĐN và gõ phách

-HS đọc từng đoạn -Lắng nghe.. - Phát triển kĩ năng nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung dược thể hiện trong tranh. - Phát triển phẩm chất

- Gv chú ý nghe và phát hiện những chỗ Hs hátchưa chính xác, hát hoặc đánh đàn cho Hs nghe và sửa, nhắc Hs hát đúng sắc thái của bài.. Hs nghe Hs