• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 16 Ngày thực hiện: Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021

CHÀO CỜ

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM BÀI 16: LỰA CHỌN TRANG PHỤC I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

HS có khả năng:

1. Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

3. Giữ gìn được vẻ bề ngoài sạch sẽ, chỉn chu khi ra đường và ở nhà; Biết lựa chọn trang phục phù hợp cho mỗi hoạt động và trong các tình huống khác nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

2. Học sinh: trang phục

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Tham giá trình diễn thời trang “ Vẻ đẹp học sinh” (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

(2)

* GV cho HS xem biểu diễn thời trang do các bạn trong trường biểu diễn

- GV hỏi:

+ Các bạn biểu diễn trang phục như thế nào?

+ Nội dung các bạn đưa ra có phù hợp với trang phục các bạn mặc không?

+ Nêu cảm nhận về từng trang phục?

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS xem biểu diễn thời trang do các bạn trong trường biểu diễn -HS trả lời

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

………...

_______________________________________

AN TOÀN GIAO THÔNG

Bài 5 : CHỌN VÀ ĐỘI MŨ BẢO HIỂM ĐÚNG CÁCH (tiết 2) I. YÊU CẦU CẤN ĐẠT

- Nhận biết được các bộ phận chính của mũ bảo hiểm

- Biết lựa chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn. Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách khi tham gia giao thông. Nhận biết được người đội mũ bảo hiểm đúng cách và chưa đúng.

- Có trách nhiệm với bản thân và người thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Giáo viên: Tranh ảnh, mũ bảo hiểm.

b. Học sinh: -Vở, bút.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. 1. HĐ Mở đầu (2’)

*Mục tiêu: Gợi mở nội dung bài học.

Kích thích hứng thú học tập ở HS vào bài học.

*Cách tiến hành:

- Giới thiệu một số loại mũ bảo hiểm thông dụng qua vật thật: mũ bảo hiểm nửa đầu, mũ bảo hiểm ba phần tư đầu, mũ bảo hiểm trùm kín đầu

- HS quan sát

(3)

Hoạt động 3:Đội mũ bảo hiểm đúng cách ( 5’)

*Mục tiêu: HS biết đội mũ bảo hiểm đúng cách khi tham gia giao thông.

*Cách tiến hành:

- Cho HS quan sát tranh và đọc các bước đội mũ bảo hiểm đúng cách

- So sánh với cách em thường làm khi đội mũ bảo hiểm

- HS Quan sát và đọc cá nhân - 2 – 3 HS đọc to

- HS nêu cá nhân.

3. HĐ thực hành

*Mục tiêu: Nhận biết và cách xử lí khi đội mũ bảo hiểm chưa đúng cách.

*Cách tiến hành:

Cho HS quan sát tranh 1-4/ tr 23 và chỉ ra những người đội mũ bảo hiểm chưa đúng cách HS hoạt động cá nhân và nêu

Cho HS nhận xét

- Thực hành đội mũ bảo hiểm đúng cách

- HS Quan sát và nêu hình 2

3 HS lên thực hành Lớp quan sát nhận xét 4. HĐ vận dụng (5’)

*Mục tiêu: Thực hiện và chia sẻ với người khác mũ bảo hiểm và cách đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

*Cách tiến hành:

- Cùng bạn nhận xét về mũ bảo hiểm

Cho mỗi nhóm quan sát 1 mũ bảo hiểm và nhận xét

* Cho HS tự đánh giá ở 3 mức độ: Tốt, đạt, cần cố gắng

- Nhận biết được các bộ phận chính của mũ bảo hiểm

Tốt Đạt Cần cố gắng - Biết cách lựa chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn Tốt Đạt Cần cố gắng

Thực hiện độ mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Tốt Đạt Cần cố gắng - Nhận xét tiết học.

- HS thảo luận trình bày

- HS tự đánh giá bằng cách giơ tay.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

...

(4)

TOÁN

BÀI 50: ÔN TẬP (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Luyện tập tổng hợp về cộng, trừ. Nêu được cách đặt tính, cách tính cộng/ trừ không nhớ trong phạm vi 100.

- Vận dụng giải toán dạng nhiều hơn.

- Hình thành, phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng và công cụ toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học. Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ 2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, … III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo liên kết kiến thức cũ với bài thực hành luyện tập hôm nay.

- GV cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”

Đếm số cách 5.

Luật chơi: Chẳng hạn , một bạn bắt đầu nêu số 3, truyền cho bạn tiếp theo phải nêu số hơn số của bạn lúc đầu là 5 đơn vị, số bạn thứ hai phải nêu là 8, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi dược kết quả gần bằng 100 thì dừng lại.

- GV cho HS chơi

- GV đánh giá HS chơi (Hs chơi tốt thì được thưởng tràng pháo tay)

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới

- HS lắng nghe luật chơi

- HS chơi - HS lắng nghe

2. Thực hành – Luyện tập (22’).

Bài 1a (trang 100).

Mục tiêu:

Củng cố kĩ năng nhận biết được tia số, đọc được các số có trên tia số. Từ đó, xác định được mỗi chữ cái ở vạch chỉ số nào trên tia số trong bài.

(5)

- GV chiếu bài 1a trên màn hình - GV cho HS đọc YC bài

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra kết quả trong 03 phút.

- Cho đại diện các nhóm nêu.

- GV nx

- Hỏi: Bài tập 1a củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 1a.

Bài 1b (trang 100) Mục tiêu:

Xác định được số liền trước, số liền sau của mỗi số.

- GV chiếu bài 1b, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào vở.

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 1b củng cố kiến thức gì?

- - GV nhấn mạnh kiến thức bài 1b - Bài 2a (trang 100)

Mục tiêu: Rèn và củng cố kĩ năng tính nhẩm các phép tính cộng/ trừ trong phạm vi 20.

- - GV cho HS đọc bài 2a

- GV hỏi: Bài 2a yêu cầu gì? Tính nhẩm là tính thế nào? Nhận xét các số trong phép tính.

- GV cùng HS làm mẫu, nêu cách nhẩm - GV cho HS làm việc nhóm 2 trong 3 phút để hoàn thiện bài.

- GV gọi đại điện các nhóm nêu cách nhẩm và kết quả.

- GV đánh giá HS làm bài

- HS quan sát - 1 HS đọc YC bài - HS làm bài nhóm đôi

- HS nêu lần lượt các số ứng với mỗi chữ cái trên tia số.

- HS đối chiếu, nhận xét - HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm - HS làm cá nhân, 03 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.

- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - 1-2 HS nêu

- HS cùng HS khai thác mẫu, khái quát cách nhẩm

- HS làm bài nhóm đôi.

- Đại diện nhóm nêu - HS khác nhận xét - HS lắng nghe, chữa bài - 1-2 HS nêu

- HS lắng nghe

(6)

- Cho HS nêu lại cách tính nhẩm

- GV đánh giá, nhấn mạnh cách tính nhẩm Bài 2b (trang 100)

Mục tiêu: Rèn và củng cố kĩ năng đặt tính, tính cộng/ trừ trong phạm vi 100.

- GV chiếu bài 2b, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào vở.

- Nhận xét.

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 2b củng cố kiến thức gì?

- - GV chú ý cho HS nhắc lại cách đặt tính, rồi tính.

Bài 2c (trang 100)

Mục tiêu: HS thực hành tính đối với dãy tính có hai dấu phép tính.

- GV chiếu bài 2c, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào bảng con lần lượt từng dãy tính.

- GV đánh giá HS làm bài ở bảng con.

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 2b củng cố kiến thức gì?

- GV chú ý cho HS nhắc lại cách thực hiện phép tính từ trái sang phải.

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm - HS làm cá nhân, HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- 4 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ và nêu cách tính.

- HS khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe và nhắc lại.

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm - HS làm cá nhân, HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau trong nhóm đôi.

- 2 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.

- HS khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe và nhắc lại.

3. Hoạt động vận dụng (5’) Bài 3 (trang 100)

Mục tiêu: HS vận dụng tính cộng trong phạm vi 100 giải quyết tình huống thực tế trong cuộc sống( bằng cách giải toán)

(7)

- Gọi HS đọc bài 3 - GV hỏi:

+ Bài toán cho biết gì?

+Đề bài hỏi gì?

+ Muốn biết khối lớp Ba làm được bao nhiêu sản phẩm thì phải làm thể nào?

+ Bài toán thuộc dạng toán gì?

- GV yêu cầu HS làm cá nhân vào vở.

- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu lớp nhận xét, nêu lời giải khác.

- GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài của bạn

- GV đánh giá HS làm bài - GV nx

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - HS nêu để phân tích đề

- Em thực hiện phép tính cộng.

- Bài toán thuộc dạng nhiều hơn.

- HS làm cá nhân vào vở

- 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.

- HS kiểm tra chéo vở và báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe

- HS khác nhận xét bài bạn làm trên bảng.

* Củng cố - dặn dò (3’)

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

………

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 (TIẾT 3+ 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng lời của nhân vật. Tốc độ đọc khoảng 60 - 65 tiếng trong một phút.

- Biết trao đổi ý kiến về bài đọc yêu thích trong học kì 1. Biết nói lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Học sinh biết được trách nhiệm của mình trước những thông tin về bản thân. Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học;

- HS: Vở BTTV.

(8)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ mở đầu:(5’)

- GV tổ chức cho HS hát bài “ Chim vành khuyên”.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ Luyện tập (20’) HĐ 1 Kiểm tra đọc

- GV đưa phiếu và gọi Hs bốc thăm (kiểm tra khoảng 2 đến 3 em)

a. Một giờ học b. Niềm vui của Bi và Bống c. Cầu thủ dự bị

d. Sự tích hoa tỉ muội

- Yêu cầu Hs nhẩm bài trong thời gian 2 phút - Gọi Hs đọc bài bốc thăm

- Gv đặt câu hỏi về đoạn hoặc nội dung của bài

- Gv nhận xét

+ Đọc đúng từ, đúng tiếng

+ Nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp + Đạt tốc độ 60- 65 tiếng/phút

Hoạt động 2: Đọc lời của Hải âu và trả lời câu hỏi.

- GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài và đọc lời của chim hải âu

+ Theo em, chim hải âu nói những câu trên với ai, trong tình huống nao?

- GV tổ chức cho HS đóng vai (nhóm 4)

- Ai cũng cần nên biết bản tự thuật để giới thiệu về bản thân của mình.

3. HĐ vận dụng (10’)

Hoạt động 3: Thực hành luyện nói theo tình huống

- Gv yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.

-Yêu cầu cả lớp đọc thầm 2 tình huống

- Lớp hát và vận động theo bài hát

- Hs nhẩm bài bốc thăm được - Hs đọc bài bốc thăm được

- Hs trả lời câu hỏi của giáo viên theo nội dung từng bài

- Lớp nhận xét

- HS yêu cầu và lời nói của nhân vật, cả lớp đọc thầm theo

- Chim hải âu nói với các loài chim khác khi đi đâu xa hoặc khi các bạn khác từ đâu đến.

- HS thảo luận theo nhóm và phân vai các thành viên trong nhóm, sau đó chia sẻ trước lớp.

- HS đọc yêu cầu bài

(9)

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 6.

Nhiệm vụ các nhóm sẽ thực hiện 2 tình huống. Đưa ra các cách giải quyết của 2 tình huống trong bài yêu cầu. Thể hiện 2 tình huống đó bằng cách đóng vai

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV nhắc HS cần nói lời tự giới thiệu với thái độ vừa lễ phép với người trên vừa chững chạc, tự tin.

* Củng cố:

- Bài học hôm nay ôn được những kiến thức gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về nhà ôn lại câu bài tập đọc..

- HS đọc thầm 2 tình huống

- Nhóm trưởng yc các bạn đọc yêu cầu bài tập 5

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nêu cách làm và cả nhóm thống nhất dựng tình huống.

- Đại diện 2-3 nhóm lên chia sẻ và giao lưu cùng các bạn. (các nhóm chỉ chia sẻ 1 tình huống trước lớp)

- HS chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

………

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2021 TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 (Tiết 5 + 6) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ ngữ chỉ người, chỉ vật, chỉ hoạt động. Bước đầu biết sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

- Viết được 2-3 câu nói về một nhân vật trong tranh, nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động của người khác.

- Biết ý thức sử dụng câu đúng văn cảnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ mở đầu (5’)

- GV tổ chức cho HS vận động theo bài - HS hát và vận động theo bài hát

(10)

hát “Ngày tết quê em”.

- GV kết nối vào bài mới.

2. HĐ luyện tập (20’)

Hoạt động 1: Dựa vào tranh tìm từ ngữ - GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh:

- GV có thể giới thiệu thêm về đồ để nặn tò he…

- Tổ chức cho học sinh trao đổi cặp đôi về:

+ Chỉ người, chỉ vật + Chỉ hoạt động.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. HĐ vận dụng (10’)

Hoạt động 2: Nói 2- 3 câu về một nhân vật trong tranh

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- GV đưa ra gợi ý + Người đó là ai?

+ Người đó đang làm gì?

+ Em có nhận xét gì về cử chỉ, hành động của người đó?

- Yêu cầu học sinh nói thành đoạn văn từ các câu trả lời trên.

- GV YC HS thực hành viết vào VBT . - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS nêu ( Tranh 1: Cảnh chợ tết. Người đi chợ, người bán hàng….. Tranh 2: Các bạn nhỏ đang vây quanh bác bán tò he đồ chơi.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo cặp.

- 3 cặp lên chỉ tranh hỏi đáp.

+ Chỉ người, chỉ vật: Người bán hàng, người đi chợ…, đào, quất, đèn lồng, tò he…

+ Chỉ hoạt động: Mua, bán, đi chợ, nặn tò he….

- Nhóm khác nhận xét, bổ xung.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- HS trả lời các gợi ý gv đưa ra.

- Bác bán đồ chơi tò he.

- Bác đang nặn đồ chơi tò he cho các bạn nhỏ xem.

- Đôi tay rất nhanh nhẹn và khéo léo để nặn được các con vật, người bằng bột…

Chú đang nặn tò he rất cẩm thận.

Đôi tay chú rất khéo léo để nặn được các con vật, người bằng bột.

- HS thực hành viết vào VBT - HS đọc bài làm của mình - HS lắng nghe

(11)

- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.

* Củng cố:

- Bài học hôm nay ôn luyện cho các em những gì?

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau.

- HS chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

______________________________________

Buổi chiều:

TOÁN

BÀI 51: EM VUI HỌC TOÁN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đo cân nặng của các bạn trong nhóm thông qua đó củng cố kĩ năng sử dụng cân đồng hồ và giải quyết vấn đề với các đơn vị lít.

- Hình thành, phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng và công cụ toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, các đồ vật có thể chứa được nước, cân sức khoẻ cho các nhóm, cuộn dây để tạo hình bằng dây, dụng cụ để chơi trò chơi

“Tung vòng”.

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, … III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3’)

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- Gv mở clip bài hát “Đếm sao”

- Cho lớp nghe và hát theo bài “Đếm sao”

- Bài hát nói về ……sau đó GV giới thiệu bài…

- Lớp hát và kết hợp động tác….

2. Thực hành – Luyện tập (22’)

* Hoạt động 1: Thực hành cân Bài 1/103

Mục tiêu:

Nhận biết được cân nặng của mình.

- GV chiếu bài 1 trên màn hình - GV cho HS đọc YC bài

- GV hd HS cân theo tổ: chia lớp thành 4

- HS quan sát - 1 HS đọc YC bài

- HS tập trung theo tổ và thực

(12)

tổ.

- GV theo dõi HS các nhóm thực hành cân.

- Sau khi cân xong, HS về lại vị trí ban đầu.

- Cho đại diện các nhóm nêu.

- GV nx

- Hỏi: Bài tập 1 củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 1.

* Hoạt động 2:

Bài 2a/ 103 Mục tiêu:

Trưng bày và sắp xếp đồ dùng đã sưu tầm theo yêu cầu

- GV chiếu bài 2a, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS thực hành theo nhóm 4.

- GV nx phần chuẩn bị đồ dùng và cách sắp xếp đồ dùng đã sưu tầm của HS.

.

* Hoạt động 3:Thực hành đong đo sức chứa của một vật sử dụng ca 1 lít .

Bài 2b/ 103

Mục tiêu: Thực hành trải nghiệm đong đo sức chứa của một vật sử dụng ca 1 lít

- - GV cho HS đọc bài 2b

hành cân.

- Lần lượt các bạn trong nhóm cân rồi viết kết quả vào bảng.

Tên Cân nặng

- HS chia sẻ cách cân, cách ghi cân nặng và những chú ý khi thực hiện cân.

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm - HS thực hiện theo nhóm: HS lấy các đồ vật có thể đựng nước đã chuẩn bị từ trước như: bình, chai, lọ,... trong đó có một đồ vật đựng được 1 lít nước.

- Cùng nhau thảo luận thực hiện các công việc sau:

+ Xếp riêng những đồ vật có thể chứa được ít hơn 1 lít, các đồ vật chứa được 1 lít / và các đồ vật chứa được nhiều hơn 1lít /.

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS nhóm khác cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau - HS lắng nghe

(13)

- GV hỏi: Bài 2b yêu cầu gì? – - GV cho HS thực hành theo nhóm 4. (trước khi đong thì các em trong nhóm dự đoán xem đổ mấy lần bình 1 lít mới đầy bình to) - GV NX phần thực hành của các nhóm.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm - 1-2 HS nêu

- HS thực hành yêu cầu bài 2b theo nhóm 4.

- Đại diện nhóm nêu - HS cả lớp lắng nghe.

Bài 3/104:

Mục tiêu:

Tạo hình sáng tạo sử dụng đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc

- GV chiếu bài 3, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS thực hành theo nhóm 4. HS tạo hình vào giấy theo yêu cầu bài tập 3.

- GV NX phần thực hành của các nhóm.

Bài 4/ 104:

Mục tiêu:

Dùng dây tạo hình

- GV chiếu bài 4, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS thực hành theo nhóm 4. (Cho HS ra sân sau của trường để thực hành) - GV NX phần thực hành của các nhóm.

3. Hoạt động vận dụng (11’).

Bài 5 (trang 105):

Mục tiêu: HS “Tung vòng và chạy theo đường tạo thành hình tứ giác.

- GV Hd lại cách thực hiện trò chơi. (như tiết 1đã chơi thử)

- GV hd HS chơi theo tổ: chia lớp thành 4 tổ.

- GV NX và tổng kết cách chơi trò chơi của các em.

* Củng cố - dặn dò (3’)

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

- Hỏi:

+ HS nói cảm xúc sau giờ học.

+ HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học.

(14)

+ HS nói về hoạt động còn lúng túng. Nếu làm lại sẽ làm gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- Về ôn bài để chuẩn bị kiểm tra cuối học kì 1.

* Củng cố - dặn dò (3’)

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- Tiết sau chúng ta sẽ ra sân chơi trò chơi ở bài 5/105.

- HS nêu ý kiến - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

______________________________________

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆ BÀI 16: LỰA CHỌN TRANG PHỤC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS biết lựa chọn trang phục phù hợp với hoạt động.

- HS rút ra được những việc cần thực hiện khi ra đường.

- HS phát triển năng lực tự phục vụ và đưa ra được lựa chọn trang phục phù hợp với từng hoạt động. Giữ gìn được vẻ bề ngoài sạch sẽ, chỉn chu khi ra đường và ở nhà; Biết lựa chọn trang phục phù hợp cho mỗi hoạt động và trong các tình huống khác nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Một bản nhạc vui nhộn.

- HS: Sách giáo khoa; giấy vẽ, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu (5p):

- GV hỏi HS: Động tác chúng mình thực hiện khi rửa mặt, chải đầu, mặc áo, soi gương,… như thế nào?

− GV thống nhất các động tác với HS và hướng dẫn HS thể hiện các động tác đó qua điệu nhảy “Sửa soạn ra đường” trên nền nhạc vui nhộn.

- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận sau khi nhảy .

- HS chia sẻ ý kiến.

- 1 HS nam, 1 HS nữ làm mẫu; cả lớp cùng nhảy theo.

- 2 – 3 HS nêu.

(15)

- GV dẫn dắt, vào bài.

2.Hình thành kiến thức (15p): Lựa chọn trang phục.

- GV mời HS cùng liệt kê những hoạt động khác nhau cần có các trang phục, quần áo khác nhau. Đó có thể là: khi vui chơi với bạn, khi chơi thể thao, khi đi chợ với mẹ, khi lao động ở nhà, khi tưới cây, khi đi dự sinh nhật bạn, khi đến trường đi học, khi đi xem kịch cùng bố mẹ, khi đi đến nhà bà chơi, khi đi chúc Tết,…

- YC HS làm việc nhóm: Các nhóm lựa chọn chủ đề của mình và cùng các bạn trong nhóm vẽ trang phục phù hợp cho hoạt động ấy.

- Các nhóm lên giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp và giải thích lí do chọn bộ trang phục.

- Gọi một vài HS tự liên hệ: Em đã từng lựa chọn quần áo chưa phù hợp và không thấy thoải mái chưa? Ví dụ, đi ra đường mà lại mặc quần áo ở nhà, tự thấy mình không lịch sự; chơi thể thao mà lại mặc đồng phục đi học, bị rách và bẩn quần áo…

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết luận: Lựa chọn trang phục phù hợp với hoạt động giúp em thuận tiện, thoải mái hơn khi tham gia hoạt động, đồng thời thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh.

3. Luyện tập, vận dụng (12p):

- GV cho HS chơi theo lớp trò chơi:

Ném bóng.

- GV phổ biến luật chơi: Khi cô nói một câu chưa hoàn chỉnh (có liên quan đến chủ đề hoạt động) và ném bóng cho một bạn bất kì trong lớp thì bạn được nhận bóng phải kết thúc nốt câu đó. Ví dụ:

- Khi ra đường, đầu tóc cần … - Đi chúc Tết, trang phục cần …

- Hs lắng nghe.

- HS nêu nối tiếp.

- HS thực hiện theo nhóm 6.

- Đại diện nhóm giới thiệu.

- HS nêu ý kiến cá nhân.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và tham gia chơi.

- Khi ra đường, đầu tóc cần chải gọn gàng.

- Đi chúc Tết, trang phục cần sạch và đẹp.

(16)

- Khi đi ngủ, không nên mặc…

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết luận: Trước khi đi ra ngoài, chúng ta cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đầu tóc chải gọn gàng, chọn trang phục phù hợp với tính chất hoạt động.

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy cắt móng chân, móng tay theo hướng dẫn của cha mẹ và tự chuẩn bị quần áo, giầy dép trước khi đi học.

- Khi đi ngủ, không nên mặc quần áo đi học.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ.

- HS thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

______________________________________

ĐỌC THƯ VIỆN

THỰC HIỆN THEO KẾ HOẠCH CỦA THƯ VIÊN ---

Ngày thực hiện: Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2021 Buổi chiều

TOÁN

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (CUỐI HỌC KỲ I) ---

TIẾNG VIỆT

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ I

BÀI: ÔN TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 1 (Tiết 9+10) Kiểm tra đánh giá cuối học kì

Ngày thực hiện: Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2021 TOÁN

BÀI: LÀM QUEN VỚI PHÉP NHÂN-DẤU NHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Làm quen với phép nhân qua các tình huống thực tiễn,nhận biết cách sử dụng dấu

×”. Nhận biết ý nghĩa của phép nhân trong một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Thông qua các tình huống thực tiễn Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

(17)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Các thẻ có chứa chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi - GV tổ chức cho HS hát tập thể.

- GV cho HS quan sát tranh GV nêu câu hỏi:

+ Trong tranh, các bạn đang làm gì?

+Bạn gái nói gì?

+Bạn trai hỏi gì?

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi của bạn trai

- Nhóm em tìm ra kết quả bằng cách nào?

Mỗi thẻ có 2 chấm tròn,5 thẻ có 10 chấm tròn. Để tính ra kết quả nhanh hơn và thuận tiện hơn hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với phép tính mới:Phép nhân.

- Gv ghi đầu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (10’) Mục tiêu: Biết làm quen với phép nhân và viết dấu nhân.

- Gv lấy lần lượt các thẻ có 2 chấm tròn và lấy 5 lần.Tay chỉ và nói : 2 được lấy 5 lần.

- Gọi hs chỉ và đọc trên thẻ của mình.

2 được lấy 5 lần.

Ta có phép nhân: 2×5=10

Đọc là : Hai nhân năm bằng mười.

- Gọi hs đọc lại.

- Gv giới thiệu dấu nhân và yêu cầu hs lấy dấu nhân trong bộ đồ dùng.

- GV yêu cầu hs thao tác tương tự với phép nhân 2×3

- Gọi hs lên bảng thao tác với phép nhân 2×6

- HS hát và vận động

- HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Bạn gái và bạn trai đang chơi xếp thẻ.

+ Bạn gái nói: Mỗi thẻ có 2 chấm tròn, mình lấy ra 5 thẻ.

+ Bạn trai hỏi: Có tất cả bao nhiêu chấm tròn?

+ Có tất cả 10 chấm tròn.

+ HS trả lời - HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS lấy các chấm tròn và thực hiện theo GV

- Hs chỉ và đọc

- Hs thao tác trên các thẻ của mình.

- Hs đọc.

- Hs thực hiện.

- Hs lấy thẻ và thực hiện:

2 được lấy 3 lần.

Ta có phép nhân: 2×3=6 - Hs thực hiện:

2 được lấy 6 lần.

(18)

3. Hoạt dộng thực hành, luyện tập (12’) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng đã học vào giải bài tập.

Bài 1: Xem hình rồi nói ( theo mẫu):

- GV nêu BT1.

- Gv chỉ tranh và nói mẫu: 5 được lấy 3 lần.5×3=15

- Yêu cầu hs nói theo cặp - Gọi 3-4 cặp trả lời.

- Gọi hs nhận xét.

- Nhận xét câu trả lời của các cặp.

Bài 2: Chọn phép nhân thích hợp với mỗi tranh vẽ:

- Gv đưa ra ví dụ: Mỗi lọ có 3 bông hoa.

Có 5 lọ như thế.

- Gọi hs nêu phép tính thích hợp cho ví dụ trên.

- Gv yêu cầu hs nêu đề bài

-Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi để chọn phép nhân thích hợp với mỗi tranh và giải thích lí do chọn.

- Gọi 3 nhóm hs trả lời.

- Gọi hs nhận xét.

Gv chốt:

+ Tranh 1: Mỗi khay có 6 quả trứng.Có 3 khay như thế.Vậy ta có phép nhân:6×3.

+ Tranh 2: Mỗi bên có 5 hộp sữa.Có 2 bên như thế.Vậy ta có phép nhân:5×2.

+ Tranh 3: Mỗi đĩa có 4 chiếc bánh.Có 3 đĩa như thế.Vậy ta có phép nhân:4×3.

- Gọi hs đọc lại 3 phép nhân.

Bài 3: Xếp các chấm tròn thích hợp với mỗi phép nhân sau:

- Gọi hs nêu yêu cầu

- Yêu cầu hs thực hành lần lượt các trường họp theo nhóm đôi và nói cho bạn nghe

- Gọi các nhóm chữa bài nối tiếp - Gọi hs nhận xét.

- Nhận xét các nhóm.

4. Hoạt dộng vận dụng (5’) Bài 4: Giải toán

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng đã học vào giải bài toán thực tế liên

Ta có phép nhân: 2×6=12

- HS xác định yêu cầu bài tập.

- Hs lắng nghe

- Hs thực hiện theo nhóm đôi - Hs nêu kết quả

4 được lấy 5 lần. 4×5=20 6 được lấy 2 lần. 6×2=12 Hs lắng nghe

- Hs trả lời: 3×5 - Hs nêu đề toán - Hs thảo luận

- Các nhóm trả lời - Hs nhận xét - Hs lắng nghe

- Hs đọc

- Hs đọc đề - Hs thực hành

- Các nhóm trả lời

- Hs khác nhận xét, bổ sung

(19)

quan đến phép nhân.

- Yêu cầu hs nêu đề toán

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 tìm bạn đưa ra phép tính đúng và giải thích

- Gọi hs chữa miệng - Nhận xét bài làm của hs

* Củng cố- dặn dò (3’) MT: HS khắc sâu kiến thức.

Hôm nay học bài gì?

- Gọi hs nêu ra một số tình huống thực tế liên quan đến phép nhân rồi chia sẻ với bạn.

- Hs nêu

- Hs thảo luận nhóm 4 - Hs trả lời

- Hs lắng nghe

- Làm quen với phép nhân-Dấu nhân -Hs nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 1: CHUYỆN BỐN MÙA (TIẾT 1 +2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu làm quen đọc diễn cảm, phân biệt lời nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng và đều có ích lợi cho cuộc sống.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu: (5’)

- Gv kiểm tra sách vở đồ dùng của hs.

- Nhận xét.

- Cho HS quan sát tranh.

- GV hỏi:

+ Tranh vẽ ai?

+ Họ làm những gì ?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ hình thành kiến thức:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản. (20’) - GV đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng,

- Hs thực hiện.

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Hs lắng nghe.

(20)

đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời của Đông trầm trồ, thán phục. Giọng Xuân nhẹ nhàng. Giọng Hạ tinh nghịch, nhí nhảnh. Giọng Đông lặng xuống, vẻ buồn tủi. Giọng Thu thủ thỉ. Giọng Bà Đất vui vẻ, rành rẽ.

- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến giấc ngủ ấm trong chăn.

+ Đoạn 2: Còn lại

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: nảy lộc, đơm trái ngọt, rước đèn, bập bùng,…

- Luyện đọc câu dài: Có em / mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ mọi người mới có giấc ngủ ấm trong chăn.//

Còn cháu Đông,/ cháu có công ấp ủ mầm sống/để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.//

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. (7’) - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.10.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại. (10’) - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện theo nhóm đôi.

- HS lần lượt đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông trong năm.

C2: Theo nàng tiên mùa Hạ, thiếu nhi thích mùa thu vì có đêm trăng rằm, rước đèn phá cỗ.

C3: Tranh 1: mùa xuân; Tranh 2 : mùa đông; Tranh 3 : mùa hạ; Tranh 4: mùa thu.

C4: Bà Đất nói cả bốn nàng tiên đều có ích và đáng yêu vì: Xuân làm cho lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm.

Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.

(21)

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. (20’)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.10.

- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.10.

- HDHS đóng vai để chơi trò chơi Hỏi nhanh đáp đúng

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi các nhóm lên thực hiện.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò: (3’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án: a. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.

- HS giải thích lý do.

- 1-2 HS đọc.

- HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu.

VD: HS1: Mùa xuân có gì ?

HS 2: Mùa xuân có hoa đào, hoa mai, bánh chưng.

- 4-5 nhóm lên bảng.

- Hs lắng nghe.

- HS chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

________________________

Ngày thực hiện: Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2021 TOÁN

BÀI 53: PHÉP NHÂN (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách tìm kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng các số hạng bằng nhau.

- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân trong một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Thông qua các tình huống thực tiễn Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Các thẻ có chứa chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2 2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5’)

(22)

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi - GV tổ chức cho HS hát tập thể.

- GV cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi để nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh

- Nhóm em tìm ra kết quả bằng cách nào?

- Bạn nào nêu cho cô phép tính để tìm ra số bạn nhỏ từ bức tranh ?

- Gv: Trong tình huống trên,các em đã nêu được phép nhân. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cách tìm kết quả của phép nhân.

- Gv ghi đầu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức (10’)

Mục tiêu: Biết chuyển phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau để tìm kết quả.

- Gv lấy lần lượt các thẻ có 3 chấm tròn và lấy 5 lần.

+ 3 được lấy mấy lần?

+ Trên bảng có tất cả bao nhiêu chấm tròn?

+ Con tính kết quả của phép nhân này như thế nào?

+ Để tính được kết quả của phép nhân ta chuyển thành phép tính gì?

Chốt: Như vậy để tìm được kết quả của một phép nhân nào đó chúng ta chuyển phép nhân đó thành tổng các số hạng bằng nhau.

- GV lấy và gắn lần lượt các thẻ có 2 chấm tròn và lấy 5 lần.Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi và nói cho bạn nghe kết quả.

- Gọi 2-3 nhóm trình bày.

- Gọi hs nhận xét

- Nhận xét và chốt kết quả:

Để tính được kết quả của phép nhân 2×5 ta chuyển thành phép cộng có 5 số hạng là 2.

2×5=2+2+2+2+2=10 Vậy 2×5=10

- Gv đưa ra bài toán:

Mỗi lọ có 5 bông hoa,có 3 lọ như thế.Hỏi có tất cả bao nhiêu bông hoa ?

+ Để giải được bài toán thực hiện phép tính gì?

+ Kết quả của phép nhân 5×3 là bao nhiêu?

- HS hát và vận động - Hs thảo luận

+Mỗi tàu lượn có 3 bạn,5 tàu lượn có 15 bạn.

+ HS trả lời - 3+3+3+3+3 - 3×5

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- Hs quan sát + 3 được lấy 5 lần + Có 15 chấm tròn.

+ 3×5=3+3+3+3+3=15

+ Chuyển phép nhân thành phép cộng các số hạng có tổng bằng nhau.

- HS lấy các chấm tròn và thực hiện theo GV

- Hs thực hành theo và thảo luận

- Hs trình bày - Hs nhận xét - Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe.

+ Bài toán thực hiện phép nhân.

+ 5×3=15

(23)

3. Hoạt dộng thực hành, luyện tập (12’)

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép nhân đã học vào giải bài tập .

Bài 1: Xem hình rồi nói ( theo mẫu):

- GV nêu BT1.

- Gv chỉ tranh và nói mẫu: Mỗi đĩa đựng 2 quả táo,có 4 đĩa như thế.2 được lấy 4 lần.Ta có phép nhân 2×4=2+2+2+2=8.Vậy 2×4=8

- Yêu cầu hs nói theo cặp tìm số thích hợp vào ô trống và nõi cho bạn nghe cách tìm ra kết quả - Gọi 3-4 cặp trả lời.

- Gọi hs nhận xét.

-Nhận xét câu trả lời của các cặp.

4. Hoạt dộng vận dụng (5’)

Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép nhân đã học vào giải bài toán thực tế liên quan đến phép nhân.

Gv đưa ra ví dụ: Mỗi lọ có 3 bông hoa.Có 5 lọ như thế.

+ Bài toán thực hiện phép tính gì?

+ Có tất cả bao nhiêu bông hoa?

+ Em tính ra kết quả bằng cách nào?

* Củng cố- dặn dò (3’) MT: HS khắc sâu kiến thức.

Hôm nay học bài gì?

- Gọi hs nêu ra một số tình huống thực tế liên quan đến phép nhân rồi chia sẻ kết quả với bạn.

Vì 5×3=5+5+5=15

- HS xác định yêu cầu bài tập.

- Hs lắng nghe

-Hs thực hiện theo nhóm đôi - Hs nêu kết quả

a) 4×3=12

Vì 4×3=4+4+4=12 b) 5×2=10

Vì 5×2=5+5=10 c) 6×3=18

Vì 6×3=6+6+6=18 - Hs nhận xét - Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe + Phép nhân: 3×5

+ Có tất cả 15 bông hoa

+ Chuyển phép nhân thành phép cộng các số hạng bằng nhau: 3×5=3+3+3+3=15

- Phép nhân - Hs nêu IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

--- TIẾNG VIỆT

BÀI 1: CHUYỆN BỐN MÙA (TIẾT 3) TẬP VIẾT: CHỮ HOA Q

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(24)

- Biết viết chữ viết hoa Q cỡ vừa và cỡ nhỏ.

- Viết đúng câu ứng dựng: Quê hương em có đồng lúa xanh.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa Q.

- HS: Vở Tập viết; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu: (5’)

- Gv kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của hs.

- Nhận xét.

2. HĐ hình thành kiến thức: (27’) - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.

- GV tổ chức cho HS nêu:

+ Độ cao, độ rộng chữ hoa Q.

+ Chữ hoa Q gồm mấy nét?

- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Q.

- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.

- YC HS viết bảng con.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:

+ Viết chữ hoa Q đầu câu.

+ Cách nối từ Q sang u.

+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.

* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.

- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa Q và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

* Củng cố, dặn dò: (3’)

- Hs thực hiện.

- 1-2 HS chia sẻ.

- Hs lắng nghe

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS luyện viết bảng con.

- 3-4 HS đọc.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS thực hiện.

- Hs lắng nghe - HS chia sẻ.

(25)

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

TIẾNG VIỆT

BÀI 1: CHUYỆN BỐN MÙA (TIẾT 4) _ NÓI VÀ NGHE

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cùng các bạn tham gia dựng lại câu chuyện theo vai của nhân vật ( Người dẫn chuyên, Bà Đất, Xuân, Hạ, Thu, Đông ).

- Nói với người thân về nàng tiên em thích nhất trong câu chuyện.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu: (5’)

- Gv kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của hs.

- Nhận xét.

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ Luyện tập: (27’)

* Hoạt động 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về nội dung của từng bức tranh.

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:

+ Tranh 1 vẽ gì ?

+ Nàng tiên mùa đông nói gì với nàng tiên mùa xuân ?

+ Tranh 2 vẽ gì ?

+ Theo nàng Xuân, vườn cây vào mùa hạ thế nào ?

+ Tranh 3 vẽ gì ?

+ Nàng tiên mùa hạ nói gì với nàng tiên mùa thu ?

+ Tranh 4 vẽ gì ?

+ Nàng tiên mùa thu thủ thỉ với nàng tiên mùa đông điều gì ?

- Tổ chức cho HS nói nội dung từng

- Hs thực hiện.

- 1-2 HS chia sẻ.

- HS quan sát tranh

- HS trả lời câu hỏi của GV.

- HS làm việc nhóm đôi, nói lại từng nội dung bức tranh.

- Một số nhóm lần lượt nói về nội

(26)

bức tranh

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

* Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn chuyện trong tranh

- YC HS kể lại từng đoạn chuyện trong tranh.

- Gọi các nhóm kể trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

* Hoạt động 3: Vận dụng:

- HDHS nói với người thân về nàng tiên em thích nhất trong câu chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò: (3’) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

dung bức tranh.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS làm việc nhóm bốn, kể lại từng đoạn trong câu chuyện.

- Một số nhóm lần lượt kể chuyện trước lớp.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- Một số HS chia sẻ nàng tiên mình yêu thích nhất trong câu chuyện.

- 1 - 2 HS chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

Sinh hoạt lớp SƠ KẾT TUẦN

THAM GIA BUỔI TRÌNH DIỄN

“THỜI TRANG SÁNG TẠO” CÙNG CẢ LỚP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- Giúp HS được trải nghiệm khi được tự mình tạo ra những bộ trang phục theo sở thích của mình; HS mạnh dạn, tự tin khi được tham gia trình diễn, tạo sự đoàn kết và nâng cao kĩ năng làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tivi chiếu bài, âm nhạc, phần thưởng cho cá nhân có bộ trang phục ấn tượng nhất, người mẫu trình diễn hay nhất.

- HS: SGK, giấy vẽ, bút màu; Các bộ trang phục cho buổi biểu diễn “Thời trang sáng tạo”; Quần áo cũ, giấy báo, bao cũ, giấy gói quà...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Tổng kết tuần. (14p)

(27)

a. Sơ kết tuần 16 - Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 15.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

………

………

………

* Tồn tại

………

………

………....

b. Phương hướng tuần 17:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm. (16p)

a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.

- GV tổ chức HS trao đổi nhóm đôi: HS khoe đôi bàn tay với các ngón tay đã được cắt ngắn, sạch sẽ với bạn bên cạnh.

b. Hoạt động nhóm:

- HD HS tham gia buổi trình diễn “Thời trang sáng tạo” cùng cả lớp.

- GV chia HS làm 3 nhóm: Các nhóm bàn nhau phối đồ đã chuẩn bị và trình diễn thời trang

- Tập trình diễn thời trang trong tổ.

- GV lần lượt giới thiệu các người mẫu nhí lên trình diễn thời trang trước lớp trong tiếng nhạc.

- GV tổ chức HS cùng bình chọn:

+ Bộ trang phục ấn tượng nhất – giải đồng đội.

+ Người mẫu vui vẻ, biểu diễn ấn tượng nhất – giải cá nhân.

- Trao thưởng cho các cá nhân và nhóm, tổ đoạt giải.

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 17.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện theo tổ.

- HS thực hiện theo tổ.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(28)

- Khen ngợi, đánh giá.

3. Cam kết hành động. (5p)

- Về nhà em hãy cùng bố mẹ chuẩn bị một bộ quần áo độc đáo, hài hước từ quần áo cũ hoặc giấy báo, bao cũ để tham gia Lễ hội hóa trang của lớp, của trường.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe để thực hiện.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung

II.. - Yêu cầu Hs đọc trong nhóm.. - HS vận dụng thành thạo vào thực hiện tính và làm bài toán có một phép tính - Giáo dục HS tích cực, tự giác, rèn

Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc,

- Giáo dục HS tình cảm yêu quý đối với các anh bộ đội, học tập tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, kỉ luật của các anh bộ đội.. - Hs nắm được thông tin về các