• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 23

Ngày soạn: 22/2/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 26 tháng 2 năm 2018 Toán

TIẾT111: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu:

- Biết so sánh hai phân số.

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9, trong một số trường hơp đơn giản.

- HSNK làm thêm được bài 3, bài 4, bài 5.

II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm, SGK.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số ?

- Yêu cầu HS làm bài 2, 3 VBT - GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Trực tiếp 2. Luyện tập Bài 1

- Điền dấu lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng vào chỗ chấm.

- Yêu cầu HS nhớ lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số để làm bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

Với hai số tự nhiên 3 và 5, hãy viết:

a, Phân số bé hơn 1.

b, Phân số lớn hơn 1.

- Gọi HS báo cáo kết quả.

- Phân số như thế nào thì bé hoặc lớn hơn 1 ?

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Lớp làm bài vào VBT.

14 9 <

14 11;

25 4 <

23 4 ; 15

14< 1;

9 8 =

27 24; - Nhận xét, bổ sung.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh báo cáo kết quả.

a,

5

3; b,

3 5

- Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì bé hơn 1. Phân số có tử số lớn hơn mẫu số là phân số lớn hơn 1.

(2)

- Gọi HS nhận xét - GV củng cố bài.

Bài 3, 4

- GV hướng dẫn cho HS làm bài vào vở.

Bài 1 (cuối trang 123)

- Tìm chữ số thích hợp để điền vào chỗ trống, sao cho:

- Yêu cầu HS suy nghĩ đọc kĩ đề rồi làm bài tập. GV theo dõi kiểm tra học sinh.

- Phần a chỉ yêu cầu HS tìm 1 số

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 C. Củng cố - dặn dò

- Nêu cách qui đồng mẫu số hai phân số, cách rút gọn phân số ?

- Nhận xét giờ học.

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe

- HS làm bài vào vở.

- 1 học sinh đọc đề bài.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh đổi chéo bài kiểm tra bài bạn, đọc bài bạn, nhận xét, bổ sung.

a, 752, 754, 756, 758.

b, 750.

c, 756.

- HS nêu

- 2 học sinh trả lời.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Tập đọc

TIẾT 177: HOA HỌC TRÒ I. Mục tiêu

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- Chú ý đọc đúng các từ: đóa, xòe, phơi phới.

- Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ SGK. Bảng phụ, III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Đọc thuộc một đọan của bài thơ: Chợ Tết và trả lời câu hỏi 3. SGK

- GV nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới

a. Luyện đọc

- GV chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn.

- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- GV gọi HS đọc lần 2

- 2 học sinh lên trả bài.

- Lớp nhận xét.

- HS chú ý lắng nghe.

(3)

- Gọi HS đọc chú giải - GV gọi HS đọc lần 3 - Nhận xét HS.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Nhận xét, tuyên dương - GV đọc diễn cảm cả bài.

b. Tìm hiểu bài

- Đọc lướt bài và trả lời câu hỏi:

- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là

“hoa học trò” ?

- Đọc thầm cả bài và cho biết: Hoa phượng có vẻ đẹp gì đặc biệt ?

- GV tiểu kết chuyển ý.

- Màu của hoa phượng thay đổi như thế nào qua thời gian ?

- Hãy nói cảm nhận của em sau khi học bài văn ?

Nội dung: Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng một loài hoa gần gũi và thân thiết với tuổi học trò

c. Đọc diễn cảm

- Yêu cầu HS nêu cách đọc toàn bài.

- Yêu cầu các em đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.

- Yêu cầu HS nhận xét, nêu cách đọc từng đoạn.

- GV đưa bảng phụ hướng dẫn HS đọc đoạn:

“Phượng không phải... đậu khít nhau”.

- Học sinh nối tiếp đọc bài.

- HS luyện đọc từ khó - HS đọc lần 2

- Học sinh đọc chú giải.

- HS nối tiếp đọc bài.

- Nhận xét

- HS đọc theo cặp.

- Bình chọn

- 1 HS đọc cả bài.

- Học sinh đọc lướt toàn bài trả lời.

- Vì hoa phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường ...

- Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, ..

+ Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui, buồn vì báo hiệu đã sắp xa mái trường, vui vì sắp được nghỉ hè.

+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm rực đỏ cả thành phố.

* Vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng - Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu.

Dần dần, số hoa tăng màu phượng cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên

Màu hoa phượng thay đổi theo thời gian

- 2 học sinh nêu nội dung chính của bài.

- 2 HS nêu lại

- 1, 2 HS trả lời.

(4)

- Gọi 2 học sinh đọc lại.

- Yêu cầu HS đọc theo cặp.

- HS thi đọc.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

C. Củng cố - dặn dò

- Em có yêu hoa phượng không ? Hoa phượng để lại cho em những ấn tượng gì qua bài học này ?

- Nhận xét tiết học.

- Học sinh nối tiếp đọc bài.

- Học sinh nêu cách đọc từng đoạn.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 2 học sinh đọc thể hiện.

- Học sinh đọc theo cặp.

- 2 học sinh thi đọc.

- Lắng nghe

- 2, 3 học sinh trả lời.

- Lắng nghe Ngày soạn: 23/02/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 27 tháng 2 năm 2018 Buổi sáng

Toán

TIẾT 112: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về

- Biết tính chất cơ bản của phân số

- HSNK làm thêm được bài 1/124, bài 3/125.

II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số ?

- Yêu cầu HS làm bài 2, 3 VBT - GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Trực tiếp 2. Luyện tập Bài 1

- Điền dấu lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng vào chỗ chấm.

- Yêu cầu HS nhớ lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số để làm bài.

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Lớp làm bài vào VBT.

(5)

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

Với hai số tự nhiên 3 và 5, hãy viết:

a, Phân số bé hơn 1.

b, Phân số lớn hơn 1.

- Gọi HS báo cáo kết quả.

- Phân số như thế nào thì bé hoặc lớn hơn 1 ?

- Gọi HS nhận xét - GV củng cố bài.

Bài 3, 4

- GV hướng dẫn cho HS làm bài vào vở.

Bài 1 (cuối trang 123)

- Tìm chữ số thích hợp để điền vào chỗ trống, sao cho:

- Yêu cầu HS suy nghĩ đọc kĩ đề rồi làm bài tập. GV theo dõi kiểm tra học sinh.

- Phần a chỉ yêu cầu HS tìm 1 số

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 C. Củng cố - dặn dò

- Nêu cách qui đồng mẫu số hai phân số, cách rút gọn phân số ?

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

14 9 <

14 11;

25 4 <

23 4 ; 15

14< 1; b

9 8 =

27 24; - Nhận xét, bổ sung.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh báo cáo kết quả.

a,

5

3; b,

3 5

- Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì bé hơn 1. Phân số có tử số lớn hơn mẫu số là phân số lớn hơn 1.

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe

- HS làm bài vào vở.

- 1 học sinh đọc đề bài.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập.

- Học sinh đổi chéo bài kiểm tra bài bạn, đọc bài bạn, nhận xét, bổ sung.

a, 752, 754, 756, 758.

b, 750.

c, 756.

- HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9

- 2 học sinh trả lời.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

--- Luyện từ và câu

TIẾT 178: DẤU GẠCH NGANG I. Mục tiêu: Giúp học sinh

- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (nội dung ghi nhớ).

- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (BT1, mục 3); viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích (BT2).

- HSNK làm thêm được bài tập 2.

(6)

II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu học sinh tìm các từ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.

- Gọi HS nhận xét - Nhận xét, tuyên dương B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Từ năm lớp 1 đến nay, các em đã học được những dấu câu nào ?

- Hôm nay các em sẽ học thêm một dấu câu mới: Dấu gạch ngang.

2. Phần Nhận xét Bài 1

- Yêu cầu HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn để tìm câu văn chứa dấu gạch ngang.

- HS trao đổi với bạn làm bài.

- Gọi HS nhận xét bổ sung.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài 2

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp - Mời đại diện trình bày trước lớp - Nhận xét, bổ sung, chốt lại

+ Đoạn c: dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền.

- 2 HS lên bảng, lớp viết nháp.

- HS nhận xét - Lắng nghe

- HS trả lời - Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc thầm đoạn văn.

- Học sinh trao đổi để tìm câu trả lời.

a, - Cháu con ai ?

- Cháu là con ông Thư.

b, Cái đuôi dài - bộ phận khoẻ nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói và xếp vào mạng sườn.

- Nhận xét - Lắng nghe

- Học sinh đọc: Theo em, trong mỗi đoạn trên, dấu gạch ngang có tác dụng gì?

- Học sinh trao đổi nhóm đôi và ghi vào phiếu.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt lại + Đoạn a: dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật (ông khách và cậu bé) trong đối thoại.

+ Đoạn b: dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích (về cái đuôi dài của

(7)

3. Ghi nhớ

- Giáo viên giải thích lại rõ nội dung này để học sinh hiểu.

4. Luyện tập Bài 1

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn Quà tặng cha

- Yêu cầu học sinh làm bài nhóm 2

- Gọi học sinh trình bày bài làm trước lớp.

- Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung - Giáo viên chốt lại kết quả đúng Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- GV giải thích cho HS hiểu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào vở viết.

- Gọi HS Đọc đoạn văn trước lớp.

- Yêu cầu HS khác nhận xét, góp ý rút kinh nghiệm

- GV kiểm tra, nhận xét HS.

C. Cũng cố - dặn dò

- Yêu cầu HS nêu lại nội dung phần ghi nhớ.

- Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp.

- Nhận xét tiết học.

con cá sấu) trong câu văn.

- Học sinh đọc Ghi nhớ trong SGK và nghe giáo viên giải thích

- Học sinh đọc yêu cầu và đoạn văn Quà tặng cha

- Từng cặp học sinh trao đổi, tìm dấu gạch ngang trong câu chuyện, nói rõ tác dụng của từng câu.

- Trình bày bài làm trước lớp (phát biểu ý kiến)

- Học sinh nhận xét, bổ sung - Lắng nghe, sửa sai

- 1 HS đọc - Lắng nghe

- HS viết bài vào vở

- 2, 3 HS đọc đoạn văn của mình.

- Nhận xét - Lắng nghe - 2 HS nêu lại

- Lắng nghe, thực hiện --- Buổi chiều

:Thực hành Toán

LUYỆN TẬP: TIẾT 1-TUẦN 23

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:- Củng cố cho học sinh về dấu hiêu chia hết cho 2,3,5,9 - Biết cách so sánh các phân số

2.Kĩ năng:- Kĩ năng thực hiện phép nhân chia.

3.Thái độ:- Hs tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ, vở thực hành

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN:

(8)

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

Muốn so sánh 2 phân số ta làm như thế nào?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Luyện tập

Bài tập 1(7’):Viết chữ số thích hợp - Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.

Nhận xét, chữa bài

Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 Bài tập 2(10’):Đặt tính rồi tính

- Yêu cầu Hs tự làm bài vào vở - Gv theo dõi uốn nắn .

Nhận xét, chữa bài

- Gv củng cố về phép nhân, chia Bài tập 3(7’):so sánh

Yêu cầu Hs làm Nhận xét, chữa bài

Củng cố về cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số...

Bài tập 4(7’): Viết phân số thích hợp - Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm bài.

Gv nhận xét, chữa bài

Củng cố về cách so sánh phân số với 1 3. Củng cố, dặn dò(4’)

- So sánh 2 phân số?

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Về nhà nắm chắc cách quy đồng mẫu số các phân số,Chuẩn bị bài sau.

Hs nêu

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Tự làm - 2 Hs làm bảng - Nhận xét

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Tự làm bài - 2 Hs làm bảng - Hs nhận xét, chữa bài .

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Tự làm bài- 1 hs làm bảng phụ - Lớp nhận xét, chữa bài.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài và báo cáo - Hs nhận xét

- 1 hs nêu

Thực hành Tiếng Việt LUYỆN TẬP- TIẾT 1 TUẦN 23

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết được các đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.

- Hs viết được đoạn văn miêu tả đặc điểm của 1 loài cây mà em biết.

- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Vở thực hành Tiếng Việt, giấy khổ to

(9)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ(5')

Một bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần?

Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu(1')

b. Hướng dẫn Hs làm bài tập Bài 1(8'):Đọc bài văn

Bài 2( 7')Tìm đoạn văn

Bài văn gồm mấy đoạn?Xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn

Nhận xét, chốt

Bài 3(15'): Viết 1 đoạn văn

Yêu cầu Hs quan sát tranh ảnh( trang 33) Con chọn tả loài cây, loài quả nào? Loài đó có đặc điểm gì?

Lưu ý chỉ viết 1 đoạn trong phần thân bài HS năng khiếu viết cả phần thân bài Nhận xét - chữa cho Hs

3.Củng cố, dặn dò(4')

- Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối?

- Nhận xét giờ học.

- Về chuẩn bị bài sau.

- 3 Hs nêu Nhận xét bài

Hs đọc yêu cầu

Nối tiếp nhau đọc bài văn Đọc yêu cầu

4 đoạn

Nêu- nhận xét Đọc yêu cầu Quan sát

Tự làm bài- Đọc bài Nhận xét

--- Chính tả

TIẾT179 : CHỢ TẾT I. Mục tiêu

- Nhớ, viết lại chính xác, trình bày đúng 11 dòng đầu bài thơ : Chợ Tết.

- Làm đúng bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu hoặc vần dễ lẫn (s/x hoặc uc/ưt) điền vào các ô trống.

II. Chuẩn bị

- VBT Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Bài cũ

- Nhận xét bài viết trước - Viết các từ bắt đầu bằng l/n - Nhận xét – tuyên dương.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

- 2 học sinh lên bảng viết.

- Lớp viết vào giấy nháp.

- Lắng nghe

(10)

2. Hướng dẫn viết chính tả a. Tìm hiêu nội dung đoạn văn - Gọi học sinh đọc thuộc 11 câu thơ trong bài Chợ Tết !

- Đoạn thơ nói điều gì?

b. Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, khó viết - Yêu cầu học sinh viết lần lượt các từ đó!

- Nhận xét sửa sai cho học sinh.

- Nêu cách trình bày bài thơ c. Nghe viết chính tả

- Yêu cầu học sinh nhớ - viết bài thơ.

- Yêu cầu học sinh soát lỗi.

- Giáo viên chấm 3 - 5 vở.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2a : Gọi học sinh đọc yêu cầu ! - Yêu cầu học sinh tự làm bài ! - Gọi học sinh đọc bài của mình!

- Gọi học sinh nhận xét !

- Giáo viên nhận xét - kết luận lời giải đúng!

- Em hãy nói về tính khôi hài của truyện ?

*QTE: GV liên hệ thực tế GDHS trẻ em có quyền...

C. Củng cố - dặn dò

*BVMT: GVliên hệ thực tế GDHS ý thức BVMT…

- Nhận xét tiết học.

- Giao bài về nhà : Về làm hoàn chỉnh bài hôm nay trong vở bài tập.

- 1 - 2 học sinh đọc - 1 học sinh nêu

- 3 - 4 học sinh nêu : gianh, viền trắng, mép….

- Lớp viết vào nháp. 2 em lên bảng viết

- 1 học sinh nêu.

- Lớp viết bài vào vở.

- Lớp soát lỗi chính tả.

- Điền vào ô trống (s/x và ưc/ut) - Lớp làm vào vở bài tập.

- 1 - 2 học sinh đọc. Lớp theo dõi, nhận xét.

- Hoạ sĩ trẻ ngây thơ tưởng rằng mình vẽ 1 bức tranh mất cả ngày đã là công phu.

Không hiểu rằng tranh của Men-xen được nhiều người hâm mộ vì ông bỏ nhiều tâm huyết, công sức cho mỗi bức tranh.

- Lắng nghe

--- Ngày soạn: 24/02/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 28 tháng 02 năm 2018 Toán

TIẾT 113: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ I. Mục tiêu: Giúp học sinh

- Nhận biết phép cộng hai phân số.

- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.

- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số.

(11)

- HSCNK: HS làm được bài tập 2.

II. Đồ dùng dạy học

- Chuẩn bị băng giấy như SGK.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?

- Chữa bài tập 3. VBT - GV nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Trực tiếp

2. Hướng dẫn học sinh cách cộng 2 phân số

- GV đưa băng giấy giống như Sgk.

- Băng giấy chia làm mấy phần bằng nhau? Bạn Nam tô màu mấy phần ? Bạn Nam tô tiếp bao nhiêu phần ?

- Nam tô tất cả bao nhiêu phần ? - Ta thực hiện cộng:

8 3 +

8 2 = ?

8 3 +

8 2 =

8 2 3

= 8 5

* Qui tắc: SGK Ví dụ:

5 3 +

5

7 = ?

9 8 +

9 2 = ? - GV nhận xét, đánh giá học sinh làm bài.

3. Thực hành Bài 1

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.

- Yêu cầu HS đổi chéo bài kiểm tra bài của nhau.

- Gọi HS nhận xét

- 1 HS lên bảng làm bài tập, 1 HS trả lời bài.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Học sinh quan sát trả lời.

- Băng giấy có 8 phần, Nam tô màu

8 3

băng giấy, Nam tô tiếp

8

2 băng giấy.

- 8

5 băng giấy.

- Học sinh suy nghĩ tìm cách thực hiện phép cộng.

- 2 học sinh đọc SGK.

- 1 học sinh lên bảng tính.

- Lớp làm vào nháp.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 2 HS lên bảng làm - Lớp làm vào vở

- Đổi chéo bài kiểm tra, nhận xét bổ sung.

a. 5

5 5 3 5

2 b.

4 8 4 5 4 3

7 3 7 2 7 2 7

3

- HS nhận xét - Nghe, sửa sai - HS trả lời

(12)

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

- Nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số?

Bài 2

- GV hướng dẫn HS làm bài vào vở.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài.

- Lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ.

- GV theo dõi, hướng dẫn học sinh.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, thống nhất kết quả đúng.

C. Củng cố - dặn dò

- Nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số?

- Nhận xét giờ học

- HS làm bài vào vở.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 1 học sinh tóm tắt bài toán.

- Học sinh tự làm vào vở bài tập.

- 1 HS làm vào bảng phụ.

Bài giải

Hai ô tô chuyển được số gạo là:

7 5 7 2 7

3 (gạo) Đáp số: 5 gạo 7

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Lắng nghe

- 2 học sinh trả lời.

- Lắng nghe

Tập đọc

TIẾT180 :KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ I. Mục tiêu

- Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng, có cảm xúc.

- Chú ý đọc đúng các từ: Ka-lưi, a-kay, lún sân, ngủ ngoan.

- Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa;

thuộc một khổ thơ trong bài).

II. Kĩ năng sống - Giao tiếp.

- Đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi - Lắng nghe tích cực

III. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ.

IV. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu HS đọc bài: Hoa học trò và trả lời câu hỏi 2, 3 của bài.

- GV nhận xét từng HS.

- 2 HS đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

(13)

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Hôm nay các em sẽ được học bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Với bài thơ này các em sẽ thấy, một vẻ đẹp trong thế giới của những vẻ đẹp muôn màu - vẻ đẹp của tình yêu con, tình yêu đất nước. Người mẹ trong bài thơ là người miền núi. Người miền núi sống trên núi cao nên khi đi đâu, họ thường không bế mà địu con trên lưng.

Người mẹ trong bài thơ này cả trong lúc giã gạo, tỉa bắp trên nương vẫn địu con trên lưng. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm xúc động trước cảnh tượng đó đã viết nên bài thơ này.

2. Bài mới a. Luyện đọc

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp các khổ thơ của bài.

- GV sửa phát âm

- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2.

- Yêu cầu HS đọc chú giải, GV giải thích thêm cho HS hiểu “Tai”: Tên em bé dân tộc Tà - ôi.

- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3.

- Nhận xét, tuyên dương

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm cả bài.

b. Tìm hiểu bài

- Đọc thầm cả bài thơ để trả lời:

- Em hiểu thế nào là “Những em bé lớn trên lưng mẹ” ?

- GV giải thích: Người mẹ miền núi đi đâu làm gì cũng địu con trên lưng.

- Người mẹ làm những công việc gì ? - Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào ?

- Yêu cầu học sinh đọc thầm cả bài:

- Tìm hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- HS nối tiếp đọc bài.

- HS đọc nối tiếp lần 2.

- HS đọc chú giải.

- HS đọc nối tiếp lần 3.

- Nhận xét

- Học sinh đọc theo cặp.

- Bình chọn - 1 HS đọc bài - Lắng nghe

- Học sinh đọc thầm bài thơ.

- Em bé ngủ trên lưng mẹ trong suốt những năm tháng mẹ lên rẫy, làm nương.

- Học sinh lắng nghe.

- Mẹ giã gạo, tỉa bắp.

- Nuôi con, nuôi bộ đội góp phần vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước giành thắng lợi.

- HS đọc thầm bài thơ

- Lưng đưa nôi, tim hát thành lời - Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

(14)

với con ?

- Nội dung chính của bài thơ là gì ?

Nội dung: Ca ngợi tình yêu con, yêu nước sâu sắc của người phụ nữ Tà - ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

c. Đọc diễn cảm

- Muốn đọc bài hay ta cần đọc với giọng như thế nào ?

- Yêu cầu học sinh nối tiếp học bài.

- GV treo bảng phụ hướng dẫn:

“ Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi..

Mai sau con lớn vung chày lún sân”.

- Yêu cầu HS đọc trong nhóm.

- Yêu cầu HS đọc thầm, nhẩm thuộc bài thơ.

C. Củng cố - dặn dò

*QTE:GV cho HS thấy được quyền của cha mẹ đối với con cái.

- Hãy đọc những bài thơ, câu ca dao tục ngữ ca ngợi tình cảm chan chứa yêu thương của người mẹ đối với con của mình ?

- Nhận xét tiết học.

- Tình yêu tha thiết của người mẹ đối với con, với cách mạng.

- Lắng nghe

- Học sinh đọc nối tiếp các khổ thơ.

- Học sinh nêu cách đọc bài.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- 2 học thi đọc.

- 2 học sinh trả lời.

- Lắng nghe

Kể chuyện

TIẾT181: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu

- Dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc sống đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.

- Hiểu nội dung của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.

- Kể những câu chuyện đã học về tình cảm yêu mến của Bác Hồ đối với thiếu nhi. (Câu chuện Quả táo của Bác Hồ, Thư chú Nguyễn).

* GDTTHCM: Bác Hồ yêu quý thiếu nhi và có những hành động cao đẹp với các cháu thiếu nhi.

II. Đồ dùng dạy học

- HS sưu tầm các câu chuyện.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Kể lại câu chuyện Con vịt xấu xí ? Nêu - 2 học sinh kể chuyện.

(15)

ý nghĩa của câu chuyện ? - Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét HS.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp

2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện a. Tìm hiểu đề bài

Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp, cái hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu.

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ các truyện: Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn; Cây tre trăm đốt trong Sgk.

- GV nhắc học sinh: Các truyện nêu trên là ví dụ có trong SGK, còn các truyện ngoài chương trình các em tự tìm đọc.

* TT HCM: GV khuyến khích HS kể các câu chuyện về tình cảm yêu mến của Bác đối với các cháu thiếu nhi

- Bác Hồ yêu quý thiếu nhi và có những hành động cao đẹp với thiếu nhi

- Yêu cầu HS suy nghĩ, lập dàn ý câu chuyện mình sẽ kể.

b. Thực hành kể chuyện

- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.

- GV nhắc học sinh: Câu chuyện em kể phải có đầu có cuối, có thể kết thúc truyện theo cách mở rộng ..

c. Thi kể chuyện trước lớp:

- GV đưa ra tiêu chí nhận xét:

+ Nội dung có đảm bảo đúng theo yêu cầu bài ?

- Giọng kể có hay và hấp dẫn hay không?

- Có hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện ? - GV nhận xét, đánh giá.

C. Củng cố - dặn dò

*QTE:Em thích câu chuyện nào trong các câu chuyện các bạn vừa kể ? Tại sao - Nhận xét tiết học.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 2 học sinh nối tiếp đọc đề bài.

- Lớp quan sát tranh minh hoạ.

- Học sinh đọc thầm các gợi ý trong SGK.

- 1 số học sinh nối tiếp nhau nói tên câu chuyện mình sẽ kể.

- Lớp chú ý lắng nghe.

- Quả táo của Bác Hồ, thư chú Nguyễn

- Học sinh lập dàn ý câu chuyện mình sẽ kể.

- Từng cặp học sinh kể chuyện cho bạn nghe, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Đại diện 3, 4 học sinh kể chuyện trước lớp.

- Lớp trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện, nhận xét.

- Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

- Lắng nghe

- 2 học sinh phát biểu.

- Lắng nghe

(16)

Ngày soạn: 25/02/2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 01 tháng 3 năm 2018 Buổi sáng

Tập làm văn

TIẾT182 : LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI I. Mục tiêu

- Nhận biết được một số đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả một loài hoa (hoặc một thứ quả) mà em yêu thích (BT2).

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh ảnh SGK, giấy khổ to, bút dạ.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A . Kiểm tra bài cũ

- Đọc đoạn văn “Bàng thay lá” và “Cây tre” rồi nhận xét về cách miêu tả của tác giả ?

- GV nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Trực tiếp 2. Luyện tập Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS đọc 2 đoạn văn: Hoa sầu đâu và Quả cà chua. Nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả ?

- GV có thể gợi ý kĩ hơn nếu HS lúng túng.

Ví dụ: Hoa sầu đâu được tác giả miêu tả ra sao? Tác giả đã tả những bộ phận nào của cây hoa ?

- Yêu cầu học sinh tự làm bài.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- GV treo bảng phụ, chốt lại kết quả đúng.

- 2 HS đọc bài.

- Lớp lắng nghe, nhận xét bài làm của bạn.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 2 học sinh nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc thầm đoạn văn.

- 2 học sinh đọc to.

- Học sinh tự làm bài.

- 2 học sinh đọc bài làm của mình - Nhận xét.

- Hoa sầu đâu: Tả cả chùm hoa, vì hoa sầu đâu nhỏ kết thành từng chùm.

- Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh (mùi thơm mát mẻ

(17)

- GV chốt ý: Khi tả từng bộ phận, tác giả đã tả rất chi tiết, nhờ sự quan sát tinh tế cộng với sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá làm cho bài văn miêu tả sinh động

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu học sinh tự viết về cây hoa hoặc quả em yêu thích.

- 2 HS làm vào giấy khổ to - Gọi HS đọc bài viết của mình

- Gọi HS nhận xét chữa bài viết của bạn.

- GV nhận xét, sửa lỗi ngữ pháp, cách dùng từ cho học sinh, tuyên dương một số bài viết tốt.

C. Củng cố - dặn dò

- Khi miêu tả các bộ phận của cây cối ta cần chú ý điều gì ?

- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

hơn hương cau, dịu dàng hơn hương hoa mộc ..

- Dùng từ ngữ thể hiện tình cảm: nở như cười, bấy nhiêu yêu thương, ...

- Quả cà chua: Tả cây từ khi hoa rụng đến khi kết quả, quả xanh, quả chín, ..

- Tả quả xum xuê, chi chít, hình ảnh so sánh (vui như đàn gà ..), hình ảnh nhân hoá (quả leo nghịch ngợm lên lá ..) - Học sinh lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Dưới lớp đọc thầm đề bài.

- Học sinh tự viết bài.

- 2 học sinh viết vào giấy khổ to.

- 4, 5 em đọc bài

- Lớp đọc bài làm và chữa bài cho bạn.

- Lắng nghe

- 2 học sinh trả lời.

- Lắng nghe

--- Luyện từ và câu

TIẾT 183: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP I. Mục tiêu: Giúp học sinh

- Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (BT1); nêu được một trường hợp có sử dụng một câu tục ngữ đã biết (BT2); dựa theo mẫu để tìm được một vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (BT3); đặt câu được với một từ tả mức độ cao của cái đẹp (BT4).

- HSNK làm thêm được bài tập 3.

II. Đồ dùng dạy học

(18)

- Bảng phụ bài tập 1.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Đọc đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố em có sử dụng dấu gạch ngang ?

- GV nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Trong giờ học hôm nay các em tiếp tục học mở rộng vốn từ gắn liền với chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.

2. Hướng dẫn làm bài

Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Chọn nghĩa thích hợp với câu tục ngữ sau.

- GV hướng dẫn học sinh muốn chọn nghĩa thích hợp cho các câu tục ngữ, em cần hiểu đựơc nghĩa các câu tục ngữ đó ? - Yêu cầu HS trao đổi với bạn rồi tự làm bài.

- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh nếu cần.

- Gọi HS đọc bài làm của mình.

- Gọi HS nhận xét.

- GV củng cố bài, nói về vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn của con người luôn thống nhất với nhau. Mặt này bổ sung cho mặt kia ...

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - Gọi 1 HS khá giỏi làm mẫu.

- Yêu cầu HS suy nghĩ về các trường hợp sử dụng các câu tục ngữ trên ?

- 2 HS đọc bài.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh ngồi cạnh nhau trao đổi rồi làm bài.

- HS giải nghĩa các câu tục ngữ đó.

- HS làm bài, 1 HS làm vào bảng phụ.

- Học sinh đọc bài làm của mình.

- Phẩm chất quí hơn vẻ đẹp bên ngoài:

+ Cái nết đánh chết cái đẹp.

+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

- Hình thức thường thống nhất với nội dung:

+ Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

+ Trông mặt mà bắt hình dong + Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Lắng nghe

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 1 học sinh làm mẫu.

- Học sinh suy nghĩ làm bài.

- Nối tiếp học sinh đọc bài làm của mình.

- Lớp chữa bài.

(19)

- Yêu cầu HS nối tiếp đọc bài của mình.

- GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ đặt câu cho học sinh.

Bài 3

- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập

- Chia nhóm, phát giấy khổ to cho học sinh trao đổi theo nhóm

- Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết

- Nhận xét, bổ sung, chốt lại:

Các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp: tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, như tiên, dễ sợ . . . (tìm các từ ngữ có thể đi kèm với cái đẹp)

Bài 4

- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập

- Chia nhóm, phát giấy khổ to cho học sinh trao đổi theo nhóm

- Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết

+ Phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời (tuyệt đẹp, đẹp tuyệt trần, đẹp tuyệt diệu, đẹp mê hồn, đẹp mê li, đẹp vô cùng, đẹp không tả xiết, đẹp dễ sợ...)

+ Bức tranh đẹp mê hồn (tuyệt trần, vô cùng, không bút nào tả xiết . . .)

C. Củng cố - dặn dò

- Đọc các câu tục ngữ nói về cái đẹp mà em biết ?

- GV nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm việc theo nhóm, viết vào giấy khổ to.

- Các nhóm trình bày.

- Lớp bổ sung: Tuyệt vời, tuyệt trần, mê li, nghiêng nước nghiêng thành, như tiên, tuyệt thế, ..

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm việc theo nhóm.

- Đại diện nhóm đọc nhanh kết quả.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung, sửa bài

- HS đọc

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Toán

TIẾT 114: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (tiếp) I. Mục tiêu:

- Nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu số.

- Biết thực hiện phép cộng hai phân số khác mẫu số.

- HSNK làm thêm được bài 1(d), bài 2(c, d), bài 3.

II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm.

III. Các hoạt động dạy - học

(20)

Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu HS làm bài tập 3. VBT - Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Trực tiếp

2. Cách cộng 2 phân số khác mẫu số Ví dụ: Có một băng giấy màu, bạn Hà lấy 2

1 băng giấy, An lấy

3

1 băng giấy.

Hỏi cả 2 bạn đã lấy bao nhiêu phần của băng giấy ?

- Muốn biết hai bạn đã lấy bao nhiêu phần của băng giấy ta làm như thế nào ?

2 1 +

3 1 = ?

- Nhận xét về mẫu số của hai phân số này?

- Để thực hiện được phép cộng, ta làm như thế nào ?

2 1 +

3 1 =

6 3 +

6 2

- Muốn cộng 2 phân số khác mẫu số, ta thực hiện theo những bước nào

Ví dụ:

5 4 +

3 2 = ? 3. Thực hành

Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS thực hiện cộng hai phân số khác mẫu số ?

- Yêu cầu HS làm phần a, b, c

- Nhận xét

- Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?

Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.

- Tại sao cần giữ nguyên 1 phân số? Quy

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Lớp kiểm tra chéo bài, nhận xét.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh suy nghĩ trả lời bài.

- 1 học sinh trả lời: Thực hiện phép tính cộng.

- Hai phân số khác mẫu số.

- Qui đồng mẫu số 2 phân số rồi thực hiện tính cộng.

- 1 học sinh thực hiện.

B1: Qui đồng mẫu số hai phân số.

B2: Cộng hai phân số.

- 1 học sinh lên bảng làm bài.

- Lớp làm vào nháp.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 3 học sinh lên làm bảng phụ.

- Lớp làm vào vở bài tập.

a) 12

17 12

9 12

8 4 3 3

2

b) 20

57 20 12 20 45 5 3 4

9

c) 35

34 35 20 35 14 7 4 5

2

- HS làm thêm phần d - Nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời

- HS nêu yêu cầu - HS trả lời

(21)

đồng 1 phân số?

- Yêu cầu HS làm phần a, b - Nhận xét, kết luận kết quả.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra

Bài 3

- GV hướng dẫn HS làm bài vào vở.

C. Củng cố - dặn dò

- Muốn cộng các phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập.

- Lớp đổi chéo bài, nhận xét đánh giá sửa lỗi cho bạn nếu có.

a) 12

6 12

3 12

3 4 1 12

3

b) 25

19 25 15 25

4 5 3 25

4

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu quy tắc muốn cộng các phân số khác mẫu...

- Lắng nghe

--- Buổi chiều

GDNGLL- VHGT Bài 6: VA CHẠM XE ĐẠP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS ứng xử lịch sự, nói năng hòa nhã khi va chạm xe đạp.

2. Kĩ năng

- HS biết cách ứng xử khi xảy ra va chạm giao thông.

3. Thái độ

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân nói năng hòa nhã, ứng xử lịch sự cư xử đúng mực khi va chạm xe đạp.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- Tranh ảnh về các nguyên nhân có thể dẫn tới va chạm xe đạp.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 4 2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 4.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động trải nghiệm

- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về các tình huống va chạm xe đạp.

+ Trong lớp chúng ta những bạn nào đã

- HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân.

+ HS giơ tay

(22)

đi xe đạp?

+ Em đã từng va chạm xe đạp chưa?

Nguyên nhân vì sao?

+ Khi va chạm xe đạp, em đã nói năng và ứng xử như thế nào?

2. Hoạt động cơ bản: Đọc và tìm hiểu câu chuyện

- Gọi 2 HS đọc câu chuyện “Chuyện nhỏ đừng để thành to” (SGK trang 24- 25)

+ Đường hẻm vào nhà Thành như thế nào?

- Nhận xét

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi sau: Vì sao bạn trai va vào xe đạp của Thành?

+ Khi hai bạn ngã xuống chuyện gì đã xảy ra?

+ Theo em, cách cư xử của Thành và bạn trai kia có đúng không? Vì sao?

3. Hoạt động bày tỏ ý kiến

- Sau khi tìm hiểu về câu chuyện, hs sẽ qua hoạt động bày tỏ ý kiến để nêu ý kiến cá nhân về các tình huống.

+ Nếu em là bạn trai đi xe đạp trong câu chuyện “Chuyện nhỏ đừng để thành to”, em sẽ nói gì, làm gì và thái độ ra sao

+ HS kể lại các câu chuyện của mình

+ HS trả lời theo ý kiến cá nhân

- Đường hẻm vào nhà Thành quá hẹp

- HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời:

Khi xe Thành chạy đến, bạn trai không thắng lại mà lách sang phải, đường hẻm quá hẹp nên hai tay lái vướng vào nhau.

+ Cánh tay phải của Thành bị trầy xước, tay áo bị rách và hai bạn đã cãi nhau.

+ HS trả lời theo ý kiến cá nhân

(23)

với Thành?

+ Nếu em là Thành trong câu chuyện

“Chuyện nhỏ đừng để thành to’”, em sẽ ứng xử thế nào cho lịch sự?

- GV tổ chức cho hs tham gia trò chơi

“Ai nhanh,ai đúng”

+ GV phổ biến luật chơi: Cô có 4 bức tranh tương ứng với 4 tình huống. Sau khi các em quan sát kĩ các bức tranh thì giơ thẻ đúng sai về cách xử lí các tình huống trong từng bức tranh.

+ GV lần lượt cho hs xem kĩ các bức tranh và giơ thẻ

- GV nhận xét, kết luận: Khi va chạm xe đạp vào nhau, em cần phải ứng xử lịch sự, nói năng hòa nhã.

- Mở rộng: Không chỉ khi va chạm xe đạp mà ngay cả trong cuộc sống, trong trường học, khi chúng ta lỡ va chạm vào một người khác, chúng ta cần nói năng lịch sự, chân thành, xử sự đúng mực.

4. Hoạt động ứng dụng

- GV chia lớp thành 4 nhóm, đưa ra tình huống trong SG. Yêu cầu 4 nhóm đóng vai và đưa ra ý kiến để giúp bạn Bảo.

- GV nhận xét về các cách giải quyết của các nhóm.

5. Củng cố - Dặn dò

- Khi va chạm xe đạp, em cần phải cư xử như thế nào?

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò hs khi lỡ va chạm xe đạp cần

- 2- 4 HS trả lời

- 2- 4 HS trả lời

- HS lắng nghe

- Các nhóm đóng vai, nêu ý kiến, nhận xét.

- Khi va chạm xe đạp, ta cần phải ứng xử lịch sự, nói năng hòa nhã.

(24)

ứng xử lịch sự, nói năng hòa - HS lắng nghe - 2 HS đọc bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Ngày soạn: 26/02/2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 02 tháng 03 năm 2018 Toán

TIẾT 115: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu

- Giúp HS củng cố về phép cộng hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.

- Biết trình bày giải toán có lời văn liên quan đến cộng 2 phân số khác MS - Giúp HS củng cố về phép cộng hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.

- HSNK làm thêm được bài 2(c), bài 3(c), bài 4.

II. Đồ dùng dạy học - SGK, VBT.

III. Hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 HS chữa bài, nêu cách cộng hphân số khác mẫu số.

- Chấm và nhận xét 1 số VBT - Nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Trực tiếp

2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Gọi 1 số em đọc kết quả bài làm.

- Nhận xét từng HS.

- Nhận xét về các phép tính?

- Cách cộng 2 phân số có cùng MS?

Bài 2

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Gọi 1 số em nêu lại cách cộng hai

- 2 HS lên bảng làm - Lớp theo dõi, nhận xét

- Lắng nghe - 1 HS nêu

- HS làm bài vào vở

- 1 số em đọc kết quả bài làm.

a) 3

7 3 5 3 2

b) 5

15 5 9 5 6

c) 27

27 27

8 27

7 27

12 - Lắng nghe

- Có cùng mẫu số

- Cộng 2 tử số với nhau giữ nguyên mẫu số.

- HS nêu yêu cầu - HS nêu

(25)

phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.

- Cho HS làm vở, 2 em làm trên bảng lớp.

- Yêu cầu HS làm phần a, b

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- Nhận xét, kết luận kết quả.

Bài 3

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Hướng dẫn mẫu.

- Yêu cầu HS làm phần a, b

- Cho HS làm VBT, 2 em làm trên bảng lớp.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- Nhận xét, kết luận kết quả.

- Tại sao làm như vậy?

Bài 4

- GV hướng dẫn cho HS làm bài vào vở.

C. Củng cố - dặn dò

- Gọi HS nêu lại cách cộng hai phân số cùng mẫu số, khác MS

- Tổng kết bài.

- Nhận xét giờ học

- HS làm bài, 2 HS lên bảng làm

- Nhận xét - Lắng nghe - HS nêu yêu cầu - Theo dõi

- HS làm VBT, 2 em làm trên bảng lớp.

a) 15 3

5

2 Ta có:

15 3 =

5 1 3 : 15

3 :

3

Vậy:

5 3 5 2 5 1

b) 3

4 3 2 3 2 27 18 6

4

c) 35

31 35 10 35 21 7 2 5 3 21

6 25

15

- Nhận xét - Lắng nghe - HS trả lời

- HS làm bài vào vở.

- HS trả lời - Lắng nghe

Tập làm văn

TIẾT 184: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. Mục tiêu

- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (nội dung ghi nhớ).

- Nhận biết và biết đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết (BT1, 2, mục III).

II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Đọc đoạn văn tả một loài hoa hoặc thứ - 2 HS đọc bài.

(26)

quả mà em thích ? - GV nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Trực tiếp 2. Nhận xét Bài 1 + 2 + 3

1. Yêu cầu HS đọc thầm lại bài Cây gạo trang 32 SGK.

2. Tìm các đoạn trong bài văn nói trên.

3. Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì ?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để làm bài.

- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh khi cần.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Gọi các nhóm khác nhận xét

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:

Mỗi đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối có một nhiệm vụ riêng. Mỗi đoạn tả một bộ phận khác nhau của cây, làm nổi bật những nét riêng đặc biệt của từng bộ phận đó.

3. Ghi nhớ

- Gọi 2, 3 HS đọc phần ghi nhớ 4. Luyện tập

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS đọc thầm bài: Cây trám đen và xác định các đoạn văn và nội dung chính của từng đoạn trong bài văn dưới đây:

- Yêu cầu học sinh trao đổi để làm bài.

- GV nhận xét, chữa bài cho học sinh.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 2 học sinh đọc nối tiếp yêu cầu các bài tập.

- Học sinh đọc thầm yêu cầu bài.

- Học sinh thảo luận để làm bài - Đại diện học sinh trình bày kết quả.

- Các nhóm nhận xét - Lớp chữa bài.

Đáp án

- Bài Cây gạo có 3 đoạn: Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây.

Đoạn 1: Thời kì ra hoa.

Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.

Đoạn 3: Thời kì ra hoa.

- Học sinh đọc ghi nhớ - 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc thầm bài và trả lời câu hỏi, làm vào vở bài tập.

- Lớp đọc bài rồi chữa bài.

Đáp án

Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen.

Đoạn 2: Có hai loại trám: trám đen và trám đen nếp.

Đoạn 3: ích lợi của quả trám đen.

Đoạn 4: Tình cảm của ngưòi tả với cây trám đen.

- Lắng nghe

(27)

Bài tập 2

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập GV gợi ý: Trước hết, các em cần xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người.

- Yêu cầu học sinh làm bài tập

- Mời học sinh đọc đoạn văn trước lớp - Gọi HS nhận xét.

- Nhận xét, bổ sung, sửa bài làm chưa tốt. Tuyên dương những bài làm tốt.

C. Củng cố - dặn dò

- Đoạn văn trong bài văn cây cối có đặc điểm gì ?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh viết hay.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh suy nghĩ viết bài vào vở.

- 4, 5 học sinh đọc bài của mình.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, sửa sai.

- 2 học sinh trả lời.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

--- SINH HOẠT LỚP

1. Đánh giá tình hình trong tuần

a. Các tổ trưởng nhận xét về hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

b. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung tình hình chung của lớp.

c. Giáo viên chủ nhiệm.

* Nhận xét, tổng kết chung.

+ Thời tiết rét đậm nhưng mọi nề nếp vẫn được ổn định.

- Truy bài:...

- TDVS : ...

+ Học tập: ...

2. Phương hướng tuần tới

* Nề nếp

- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập tốt - Duy trì tốt: "Đôi bạn cùng tiến"

- Phát huy tính tự quản, thực hiện tốt tiếng trống sạch trường.

* Học tập

- Học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.

- Tăng cường giúp đỡ bạn trong học tập.

* Công tác khác

- Tiếp tục tuyên truyền xây dựng lớp học TT - HS tích cực.

- Thực hiện tốt An toàn GT, thực hiện đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy...

- Tuyên truyền nhắc nhở thực hiện giữ vệ sinh chung, tiết kiệm điện, nước....

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

*Mục tiêu: Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

- HS nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1). - HS viết được đoạn văn ngắn tả lá

1.Kiến thức: Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu. 2.Kĩ

1.Kiến thức: Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu. 2.Kĩ