• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn :……….

Ngày giảng:……… Tiết 11

SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh :

- Nắm được hai yếu tố then chốt của tự sự : Sự việc và nhân vật . - Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự . 2. Kĩ năng

- Chỉ ra và xác định được những kiến thức về văn bản tự sự.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn bản tự sự vào đọc hiểu tác phẩm văn học.

- Biết viết đoạn văn, bài văn kể chuyện.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

- Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG,

YÊU THƯỜNG TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC.

- Tích hợp kĩ năng sống: suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục

đích giao tiếp.

- Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường bị

thay đổi.

- Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái,

sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, tích hợp với văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh và bài Nghĩa của từ, máy chiếu, chuẩn KTKN.

- Trò: sgk, vở soạn III. Phương pháp, kĩ thuật

- Vấn đáp, thảo luận, phân tích, quy nạp, luyện tập, dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động

- Đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút IV. Tiến trình hoạt động

1. Ổn định: 1’

2. Bài cũ: 5’

- Tự sự là gì ? Đặc điểm của phương thức tự sự ? 3. Bài mới

* Giới thiệu bài : Mục đích giao tiếp của tự sự là trình bày diễn biến các sự việc . Vậy cách sắp xếp các sự việc như thế nào để giúp người đọc, người nghe hiểu được, tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều đó .

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 35’

- Mục tiêu:

+ Nắm được hai yếu tố then chốt của tự sự

I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

(2)

: Sự việc và nhân vật .

+ Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự .

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp - KT đặt câu hỏi

- GV chiếu ngữ liệu trên màn hình

? Em hãy chỉ ra các sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc trong các sự việc trên?

- Hs chỉ ra các sự việc

? Trong các sự việc trên có thể bớt đi sự việc nào được không? Vì sao?

? Các sự việc được kết hợp theo quan hệ nào? Có thể thay đổi trật tự trước sau của các sự việc ấy được không?

? Trong chuỗi các sự việc ấy, ST đã thắng TT mấy lần?

- ST đã thắng TT hai lần và mãi mãi. Điều đó ca ngợi sự chiến thắng lũ lụt của ST...

? Hãy tưởng tượng nếu TT thắng thì sẽ ra sao?

- Nếu TT thắng thì đất bị ngập chìm trong nước, con người không thể sống và như thế ý nghĩa của truyện sẽ bị thay đổi

? Qua việc tìm hiểu các sự việc, em hãy rút ra nhận xét về trình tự sắp xếp các sự việc?

? Chỉ ra các yếu tố sau trong truyện ST, TT:

+ Việc do ai làm? (nhân vật) + Việc xảy ra ở đâu? (địa điểm) + Việc xảy ra lúc nào? (thời gian) + Vì sao lại xảy ra? (nguyên nhân) + Xảy ra như thế nào? (diễn biến) + Kết quả ra sao? (kết quả)

? Theo em có thể xoá bỏ yếu tố thời gian và địa điểm được không?

- Không thể được vì cốt truyện sẽ thiếu sức

1. Sự việc trong văn tự sự

a. Các sự việc trong truyện ST, TT

* Ví dụ a: SGK - Tr37 - Sự việc mở đầu: 1 - Sự việc phát triển: 2,3,4 - Sự việc cao trào: 5,6 - Sự việc kết thúc: 7

- Trong các sự việc trên, không bớt được sự việc nào vì nếu bớt thì thiếu tính liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích rõ.

- Các sự việc được kết hợp theo quan hệ nhân quả, không thể thay đổi.

-> Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

b. Các yếu tố tạo nên tính cụ thể của sự việc

- 6 yếu tố đó là:

+ Hùng Vương, ST, TT + Ở Phong Châu

+ Thời vua Hùng

+ Nguyên nhân: sự ghen tuông dai dẳng của Thủy Tinh

+ Diễn biến: Những trận đánh nhau của hai thần hàng năm.

+ Kết quả: Thủy Tinh thua nhưng không cam chịu. Hằng năm cuộc chiến giữa hai thần vẫn xảy ra.

(3)

thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết.

? Nếu bỏ điều kiện vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Vì sao?

- Không thể bỏ việc vua Hùng ra điều kiện vì không có lí do để hai thần thi tài

? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí không? Vì sao?

- Có vì thần rất kiêu ngạo, cho rằng mình chẳng kém Sơn Tinh, chỉ vì chậm chân mà mất vợ và thần có tính ghen tuông ghê gớm.

? Sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của ng kể với Sơn Tinh và vua Hùng?

- Giọng kể trang trọng, thành kính khi nhắc đến Sơn Tinh và vua Hùng.

- Điều kiện kén rể có lợi cho Sơn Tinh, bất lợi cho Thủy Tinh. Đó là dụng ý của vua Hùng.

- Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có nghĩa con ng khắc phục vượt qua lũ lụt đắp đê thắng lợi.

- Không thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh, vì như thế nghĩa là con người thất bại, bị tiêu diệt và không thể có ngày nay.

? 6 Yếu tố trong truyện ST, TT có ý nghĩa gì?

? Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào?

6 yếu tố tạo nên tính cụ thể của truyện -> Sự việc trong tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, không gian cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.

4. Củng cố: 2’

- Thế nào là sự việc trong văn tự sự?

5. Hướng dẫn về nhà: 3’

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Chuẩn bị: phần còn lại + Đọc nội dung bài

+ Trả lời các câu hỏi trong sgk + Làm các bài tập phần luyện tập.

V. Rút kinh nghiệm.

………

………

………

………

………

(4)

Ngày soạn :……….

Ngày giảng:……… Tiết 12

SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ (tiếp)

I. Mục tiêu (như tiết 11) II. Chuẩn bị

III. Phương pháp, kĩ thuật IV. Tiến trình họat động 1. Ổn định: 1’

2. Bài cũ: 4’

- Sự việc trong văn tự sự có ý nghĩa gì, cho ví dụ?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 15’

- Mục tiêu:

+ Nắm được hai yếu tố then chốt của tự sự : Sự việc và nhân vật

+ Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động - PP vấn đáp, phân tích, quy nạp - KT đặt câu hỏi

? Em hãy kể tên các nhân vật trong văn tự sự?

+ Ai là người làm ra sự việc?

+ Ai được nói đến nhiều nhất?

+ Ai là nhân vật chính?

+ Ai là nhân vật phụ?

+ Nhân vật phụ có cần thiết không? Có bỏ đi được không?

? Nhân vật trong văn tự sự có vai trò gì?

? Các nhân vật được thể hiện như thế nào?

GV chốt: Đó là dấu hiệu để nhận ra nhân vật đồng thời là dấu hiệu ta phải thể hiện khi muốn kể về nhân vật.

? Em hãy gọi tên, giới thiệu tên, lai lịch, tài năng, việc làm của các nhân vật

2. Nhân vật trong văn tự sự

a. Vai trò của nhân vật trong văn tự sự

- Người làm ra sự việc: Vua Hùng, ST, TT.

- Người nói đến nhiều nhất: ST, TT - Nhân vật chính: ST, TT

- Nhân vật phụ không thể bỏ đi được.

-> Vai trò của nhân vật:

+ Là người làm ra sự việc

+ Là người được thể hiện trong văn bản.

+ Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề tưởng của tác phẩm.

+ Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động.

b. Cách thể hiện của nhân vật:

- Được gọi tên

- Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng.

- Được kể việc làm - Được miêu tả

(5)

trong truyện ST, TT?

- Gv chiếu bảng thông tin về các nhân vật. Y/c hs điền thêm những thông tin còn thiếu

* GV nhấn mạnh: Không phải nhân vật nào cũng đủ các yếu tố trên nhưng tên NV thì phải có và việc làm của nhân vật.

NV Tên

gọi

Lai lịch

Chân dung

Tài năng

Việc làm Vua

Hùng Vua

Hùng Thứ 18 Không kén rể, ra diều kiện

ST ST ở vùng

núi Tản Viên

Không - Có tài lạ, đem sính lễ trước

- Cầu hôn, giao chiến

TT TT ở vùng

nước thẳm

Không - Có tài

lạ - Cầu hôn, đánh ST

Mị Nươn g

Mị Nương

con vua Hùng

Người đẹp

theo ST về núi

Lạc

hầu bàn bạc

3. Ghi nhớ Hoạt động 2: 20’

- Mục tiêu: hs biết vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học đẻ làm các BT

- Hình thức tổ chức: dạy học nhóm

- PP luyện tập, thảo luận - KT chia nhóm

? Chỉ ra các sự việc mà các nhân vật trong truyện ST, TT đã làm?

? Vai trò của các nhân vật?

- Gv chia lớp 3 nhóm theo tổ mỗi nhóm thảo luận một ý. Y/c các nhóm thảo luận t/g 7’ đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm nhận xét.

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt.

II. Luyện tập

Bài 1: a.

- Vua Hùng: kén rể, mời lạc hầu vào bàn bạc, gả Mị Nương cho ST.

- Mị Nương: theo chồng về núi.

- ST: Cầu hôn, đem sính lễ, rước Mị Nương về núi, giao chiến với TT

- TT: đến cầu hôn...

* Vai trò của các nhân vật:

+ Vua Hùng: nhân vật phụ: quan điểm cuộc hôn nhân LS

+ Mị Nương: đầu mối cuộc xung đột

+ TT: Nhân vật chính : thần thoại hoá sức mạnh của mưa gió..

+ ST: nhân vật chính: người anh hùng chống lũ lụt của nhân dân Việt cổ.

b. Tóm tắt truyện theo sự việc của các nhân vật chính

Thời vua Hùng Vương thứ 18, ở vùng núi Tản Viên có chàng ST có nhiều tài lạ...ở miền nước thẳm có chàng TT tài năng không kém. Nghe tin vua Hùng kén chồng cho công chúa Mị Nương, hai chàng đến cầu hôn.

Vua Hùng kén rể bằng cách đọ tài. ST đem lễ vật đến trước lấy được Mị Nương. TT tức giận đuổi theo hòng cướp lại Mị Nương. Hai bên đánh nhau dữ dội. ST thắng bảo vệ được hạnh phúc của mình, TT thua mãi

(6)

mãi ôm mối hận thù. Hàng năm TT đem quân đánh ST nhưng đều thua gây ra lũ lụt ở lưu vực sông Hồng.

c. Đặt tên gọi theo nhân vật chính

- Gọi: Vua Hùng kén rể : Chưa nói đựơc thực chất của truyện.

- Gọi: Truyện Vua Hùng..: dài dòng, đánh đồng nhân vật, không thoả đáng.

Bài tập 2: Tưởng tượng để kể Dự định:

- Kể việc gì?

- Nhân vật chính là ai?

- Chuyện xảy ra bao giờ? ở đâu?

- Nguyên nhân? Diễn biến? kết quả?

- Rút ra bài học?

4. Củng cố: 2’

- Thế nào là sự việc và nhân vật trong văn tự sự?

5. Hướng dẫn về nhà: 3’

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Làm các bài tập. Hoàn thiện bài tập còn lại - Chuẩn bị: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.

+ Đọc nội dung bài

+ Trả lời các câu hỏi trong sgk + Làm các bài tập phần luyện tập.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

(7)

Ngày soạn :……….

Ngày giảng:……… Tiết 13

Đọc thêm văn bản: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

-

Học sinh bước đầu hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”: Nhân vật, sự kiện trong tác phẩm thuộc truyền thuyết địa danh; Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

-

Nắm sơ lược vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong tác phẩm.

2. Kĩ năng

-

Rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản truyền thuyết; kĩ năng kể tóm tắt truyện.

3. Định hướng phát triển năng lực

-

Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

-

Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ

Bồi dưỡng lòng yêu quý tự hào về quê hương đất nước, về truyền thống dân tộc (lòng yêu nước, yêu hoà bình, tinh thần chống xâm lược)

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị HÒA BÌNH, TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔNG TRỌNG, TRUNG THỰC.

Giáo dục tình yêu đất nước và tự hào về những địa danh, di tích của Thăng Long ngàn năm văn hiến. Từ đó HS phải biết tự tin, phải có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ những danh thắng, di tích đó.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, máy chiếu, chuẩn KTKN - Trò: sgk, vở soạn

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thuyết trình, dạy học định hướng hành động, dạy học phân hóa, dạy học tình huống

- KT đặt câu hỏi, trình bày một phút, tóm tắt tài liệu IV. Tiến trình họat động

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Kể tóm tắt truyện: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” . - Nêu ý nghĩa của truyện?

3 . Bài mới

Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ lên HN đã viết:

Hà Nội có hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn tháp bút Viết thơ lên trời cao

Giữa thủ đô Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Những tên gọi đầu tiên của hồ này là: Lục Thuỷ, Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân. Đến thế kỉ 15, hồ mới mang tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm, gắn với sự tích nhận gươm, trả gươm thần của người anh hùng đất Lam Sơn: Lê Lợi. Sự tích ấy như thế nào?

Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

(8)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: 37’

- Mục tiêu:

+ Học sinh bước đầu hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết

“Sự tích Hồ Gươm”: Nhân vật, sự kiện trong tác phẩm thuộc truyền thuyết địa danh; Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Nắm sơ lược vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong tác phẩm.

- Hình thức tổ chức: dạy học định hướng hành động, dạy học phân hóa, dạy học tình huống

- PP vấn đáp, phân tích, thuyết trình - KT đặt câu hỏi, trình bày một phút - GV đọc mẫu 1 đoạn, sau đó gọi HS đọc.

- Nhận xét cách đọc của hs.

? Giải nghĩa các từ: bạo ngược, thiên hạ, tuỳ tòng, phó thác, Tả Vọng, Hoàn Kiếm?

? Em hãy tóm tắt truyện bằng một chuỗi sự việc?

- Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.

- Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước.

- Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, tra vào nhau vừa như in.

- Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.

- Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần.

- Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ hoàn kiếm.

? Ta có thể chia văn bản làm mấy phần?

- Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần (từ đầu….đất nước)

- Long Quân đòi lại gươm thần ( còn lại).

? Long Quân là ai?

- Tổ tiên của người Việt

? Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần trong hoàn cảnh nào?

I. Đọc, hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích

2. Tóm tắt: Kể tóm tắt các sự việc chính:

3. Bố cục: 2 phần

4. Phân tích

4.1. Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần

* Hoàn cảnh lịch sử:

- Giặc Minh đô hộ

- Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhiều lần

(9)

- Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận chúng đến tận xương tủy.

- Ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, những buổi đầu lực lượng còn yếu, nhiều lần bị thua

? Việc Long quân cho nghĩa quân mượn gươm thần có ý nghĩa gì?

* GV: Việc Long Quân cho mượn gươm thần chứng tỏ cuộc khởi nghĩa được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ.

? Lê Lợi nhận được gươm thần như thế nào?

? Em có nhận xét gì về cách LQ cho mượn gươm thần?

- Kì lạ : thời gian không gian cách xa nhau, do 2 người bắt được trong 2 hoàn cảnh đặc biệt ấn tượng, nhưng khi chắp chuôi vào lưỡi lạ thì “ vừa như in”. Trong1dị bản khác:

thanh gươm LL nhận được có lưỡi ở đáy sông, chuôi ở trong lòng đất, vỏ ở trên ngọn cây -> 1 thanh gươm ở 3 chiều không gian tụ lại

? Sáng tạo ra chuyện mượn gươm kì lạ ấy người xưa muốn thể hiện ý nghĩa gì?

-> khả năng, lực lượng cứu nước ở khắp nơi;

đoàn kết đánh giặc là ý nguyện của toàn dân

? Vì sao tác giả dân gian không để cho Lê Lợi trực tiếp nhận gươm?

* GV: Nếu Lê Lợi trực tiếp nhận gươm thì tác phẩm sẽ không thể hiện tính chất toàn dân trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.

? Tìm những chi tiết cho thấy thanh gươm này là thanh gươm thần kì?

? Em có nhận xét gì về những chi tiết này?

bị thua.

* Cách Long Quân cho mượn gươm:

- Lê Thận nhặt được lưỡi gươm dưới nước.

- Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên rừng.

- Gươm tra vào vừa như in

 Kì lạ, toàn dân trên dưới một lòng.

* Thanh gươm thần kì:

- Sáng rực - Sáng lạ

- Tra lưỡi gươm vào chuôi vừa vặn - Khắc chữ "Thuận thiên"

 Chi tiết tưởng tượng kì ảo,thanh gươm là tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân tham gia đánh giặc.

 Thanh gươm toả sáng thể hiện sự thiêng liêng, thanh gươm gặp được minh chủ sử dụng vào việc lớn, hợp lòng dân, thuận ý trời.

* Sức mạnh của thanh gươm

(10)

? Chi tiết thanh gươm phát sáng ở xó nhà có ý nghĩa gì? Phân tích ý nghĩa của từ "thuận thiên"?

- Chữ “Thuận thiên” thể hiện ý của muôn dân, hợp lẽ trời giao cho Lê Lợi và nghĩa quân trách nhiệm đánh giặc.

? Trước và sau khi có gươm thế lực của nghĩa quân như thế nào?

? Sức mạnh của thanh gươm kì lạ là sức mạnh như thế nào?

? Long Quân đòi gươm trong hoàn cảnh nào?

- GV chiếu hình ảnh

? Quan sát hình ảnh và kể lại việc rùa vàng đòi gươm và Lê Lợi trả gươm?

- Hs quan sát và kể - Gv nhận xét.

? Em biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng đòi gươm? Theo em, hình tượng rùa vàng trong truyền thyết VN tượng trưng cho ai và cho cái gì?

GV: Truyền thuyết An Dương Vương - hình ảnh rùa vàng là sứ giả của Long Quân, tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân.

? Chi tiết trả gươm có ý nghĩa gì?

+ Hoàn: trả + Kiếm : gươm

* GV: Chi tiết khẳng định chiến tranh đã kết thúc, đất nước trở lại thanh bình. DT ta là dân tộc yêu hoà bình. Giờ đây thứ mà muôn dân Đại Việt cần hơn là cày, cuốc, là cuộc sống lao động dựng xây đất nước. Trả gươm có ý nghĩa là gươm vẫn còn đó, hàm ý cảnh giác cao độ, răn đe kẻ thù.

* GV mở rộng: Con người VN vốn là những con người hiền lành, chất phác, yêu lao động nhưng khi đất nước lâm nguy những con người ấy sẵn sàng xả thân vì đất nước "Rũ bùn đứng dậy sáng loà".

Trước khi có gươm

Sau khi có gươm - Non yếu

- Trốn tránh - Ăn uống khổ sở

- Nhuệ khí tăng tiến - Xông xáo tìm địch

- Đầy đủ, chiếm được các kho lương của địch

 Chuyển bại thành thắng, chuyển yếu thành mạnh, tạo bước ngoặt mở đường cho nghĩa quân quét giặc ngoại xâm.

4.2. Long Quân đòi gươm

* Hoàn cảnh lịch sử - Đất nước tanh bình

- Lê Lợi lên làm vua, dời đô về Thăng Long

* Chi tiết đòi gươm:

+ Giải thích tên gọi của hồ Hoàn Kiếm

+ Đánh dấu và kẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn.

+ Phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hoà bình đã thành truyền thống của nhân dân ta.

+ Ý nghĩa cảnh giác răn đe với những kẻ có ý dòm ngó nước ta.

(11)

Đất nước thanh bình, chính những con người ấy

"Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa".

? Vì sao khi mượn gươm thì ở Thanh Hoá còn khi trả gươm lại ở hồ Tả Vong? Điều đó có ý nghĩa gì?

* GV: Thanh Hoá là nơi mở đầu cuộc khởi nghĩa. Thăng Long là nơi kết thúc cuộc kháng chiến.

Trả kiếm ở hồ Tả Vọng, thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước là để mở ra một thời kì mới, thời kì hoà bình, lao động, xây dựng, thể hiện hết được tư tưởng yêu hoà bình và tinh thần cảnh giác của cả nước, của toàn dân.

? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?

- Hs nêu, gv chốt

? Em hãy khái quát nội dung của truyện?

- Hs khái quát dựa vào phần ghi nhớ.

? Nghệ thuật nổi bật của truyện là gì?

- Sử dụng những chi tiết tưởng tượng kì ảo.

- Gắn với lịch sử dựng nước của dân tộc

- Sử dụng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

- Gv gọi hs đọc phần ghi nhớ - Chuyển cho hs về nhà làm.

* Ý nghĩa của truyện:

- Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.

- Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm 5. Tổng kết

5.1. Nội dung

5.2. Nghệ thuật

5.3. Ghi nhớ II. Luyện tập 4. Củng cố: 1’

- Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản.

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập phần luyện tập - Làm bài tập 1,3 SBT - Tr 30 - Chuẩn bị bài Thạch Sanh.

- Hãy tóm tắt lại truyện TS bằng một chuỗi sự việc chính?

- Các từ : Thái tử, thiên thần, xét về nguồn gốc thuộc lớp từ nào mà chúng ta đã học?

- Tìm những chi tiết nói về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh?

(12)

- Trong những chi tiết ấy, em thấy những chi tiết nào là bình thường, chi tiết nào mang tính chất khác thường?

- Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch sanh như vậy nhằm mục đích gì?

V. Rút kinh nghiệm.

………

………

………

………

………

Ngày soạn :……….

Ngày giảng:……… Tiết 14

CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂ TỰ SỰ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề 2. Kĩ năng

-

Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn bản tự sự vào đọc hiểu tác phẩm văn học.

-

Biết viết đoạn văn, bài văn kể chuyện.

3. Định hướng phát triển năng lực

-

Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

-

Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ

Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯỜNG TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC

Tích hợp kĩ năng sống: suy nghĩ, thảo luận để câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường bị thay đổi.

Tích hợp giáo dục đạo đức: qua những ví dụ thực tiễn, giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung, tình yêu quê hương, yêu con người.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, chuẩn KTKN - Trò: sgk, vở soạn

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Vấn đáp, phân tích, quy nạp, thảo luận, dạy hpcj phân hóa, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động

- Đặt câu hỏi, hoàn tất một nhiệm vụ, chia nhóm IV. Tiến trình họat động

1. Ổn định: 1’

2. Bài cũ : 4’

(13)

- Sự việc và nhân vật trong văn tự sự có đặc điểm gì ?

- Nêu các sự việc và nhân vật trong truyện “ Sơn Tinh , Thủy Tinh “ 3. Bài mới

* Giới thiệu bài : Dàn bài của một bài văn thường gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Ba phần đó cũng là bố cục chung của một bài văn tự sự và thể hiện một chủ để chung . Vậy chủ đề là gì ? Bố cục bài văn tự sự như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó .

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 20’

- Mục tiêu: Nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự. Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp - KT đặt câu hỏi, trình bày một phút - Gọi HS đọc văn bản trong sgk

? Câu chuyện kể về ai?

? Trong phần thân bài có mấy sự việc chính?

? Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa bệnh trước cho chú bé nhà nông bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thấy thuốc?

- Sự việc thứ hai thể hiện:

+ Tấm lòng của ông đối với người bệnh: ai bệnh nặng nguy hiểm hơn thì lo chữa trị trước.

+ Thái độ hết lòng cứu giúp người bệnh.

? Theo em những câu văn nào thể hiện tấm lòng của Tuệ Tĩnh với người bệnh?

+ Ông chẳng những mở mang ngành y được dân tộc mà còn là người hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh.

+ Ta phải chữa gấp cho chú bé này, để chậm tất có hại.

+ Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ân huệ.

? Chủ đề của văn bản trên là gì?

* GV: Những việc làm và lời nói của Tuệ Tĩnh đã cho thấy tấm lòng y đức cao đẹp của ông.

đó cũng là nội dung tư tưởng của truyện được gọi là chủ đề.

? Cho các nhan đề trong SGK, em hãy chọn nhan đề và nêu lí do?

- 3 Nhan đề trong SGK đều thích hợp nhưng sắc thái khác nhau. Hai nhan đề sau trực tiếp chỉ ra chủ đề khá sát. Nhan đề thứ nhất không trực tiếp nói về chủ đề mà nói lên tình huống

I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

1. Chủ đề của bài văn tự sự

* Bài văn mẫu - SGK - 44

- Phần thân bài có 2 sự việc chính:

+ Từ chối việc chữa bệnh cho nhà giàu trước.

+ Chữa bệnh cho con trai nhà nông dân.

- Chủ đề: tấm lòng, y đức của thầy Tuệ Tĩnh.

(14)

buộc thầy Tuệ Tĩnh tỏ rõ y đức của ông. Nhan đề này hay hơn, kín hơn, nhan đề bộc lộ rõ quá thì không hay.

? Em có thể đặt tên khác cho bài văn được không?

- Các nhan đề khác:

+ Một lòng vì người bệnh

+ Ai có bệnh nguy hiểm hơn thì chữa trước cho người đó.

? Vậy em hiểu chủ đề của bài văn tự sự là gì?

- Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.

? Bài văn tự sự trên gồm mấy phần và nhiệm vụ của từng phần?

- Hs trả lời, gv chốt

? Theo em, bài văn tự sự gồm có mấy phần?

Nội dung của từng phần?

- Hs trả lời dựa vào phần ghi nhớ - sgk.

………

………

Hoạt động 2: 17’

- Mục tiêu: hs biết vận dụng kiến thức lý thuyết để làm các BT

- Hình thức tổ chức: dạy học nhóm - PP luyện tập, thảo luận

- KT chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Y/c các nhóm thảo luận, mỗi nhóm một bài tập

- N1: BT1

+ Em hãy nêu chủ đề của truyện Phần thưởng?

+ Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề?

nêu câu văn thể hiện sự việc đó?

+ Hãy chỉ ra 3 phần trong bố cục của câu chuyện?

+ Truyện này so với truyện tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề?

+ Câu chuyện thú vị ở chỗ nào?

2. Dàn bài của bài văn tự sự

* Bài văn SGK - 44

- Mở bài: giới thiệu Tuệ Tĩnh

- Thân bài: Diễn biến sự việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi rồi mới chữa cho con nhà quí tộc.

- Kết bài: Kết cục của sự việc

3. Ghi nhớ: SGK – 45

II. Luyện tập

1. Bài 1:

a. Chủ đề:

- Tố cáo tên cận thần tham lam

- Ca ngợi trí thông minh của người nông dân.

- Sự việc thể hiện tập trung chủ đề: Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ ngoài dự kiến của tên quan và người đọc.

b. Bố cục:

- MB: câu 1

- TB: các câu tiếp theo - KL: câu cuối

c. So sánh với truyện Tuệ Tĩnh:

* Giống nhau:

- Kể theo trình tự thời gian - Có bố cục 3 phần rõ rệt - Ít hành động, nhiều đối thoại.

* Khác nhau:

- Chủ đề trong "Tuệ Tĩnh..." nằm ngay ở

(15)

- N2: BT2

- Nhóm 2 thảo luận y/c của BT 2

- Các nhóm thảo luận 7’, đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Hs nhận xét.

- Gv sửa chữa, bổ sung, chốt.

phần mở bài.

- Chủ đề trong phần thưởng không nằm trong câu nào mà phải từ truyện mới rút ra được.

d. Câu chuyện thú vị ở chỗ: Lời cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ... nhưng nói lên được sự thông minh, tự tin, hóm hỉnh của người nông dân.

2. Bài 2: Đánh giá cách mở bài, kết bài của hai truyện:

- Sơn Tinh, TT:

+ MB: Nêu tình huống + KL: Nêu sự việc tiếp diễn.

- Sự tích Hồ Gươm:

+ MB: Nêu tình huống nhưng diễn giải dài

+ KL: Nêu sự việc kết thúc

 Có hai cách mở bài:

- Giới thiệu chủ đề câu chuyện - Kể tình huống nảy sinh câu chuyện

 Có hai cách kết bài:

- Kể sự việc kết thúc

- Kể sự việc tiếp tục sang truyện khác như đang tiếp diễn

4. Củng cố: 1’

- Muốn xác định chủ đề của bài văn tự sự ta làm thế nào?

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập.

- Tìm chủ đề của các truyện: Thánh Gióng, Bánh... nói rõ cách thể hiện chủ đề của từng truyện?

- Lập dàn ý cho hai truyện trên? Xác định rõ 3 phần, các phần mở và kết có gì giống và khác nhau? Theo em, mỗi truyện hay nhất, hấp dẫn nhất là ở chỗ nào?

- Chuẩn bị câu hỏi trong sgk V. Rút kinh nghiệm

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài