• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 12

Ngày soạn: 23.11. 2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2018 Tập đọc

MÙA THẢO QUẢ

I. MỤC TIÊU

1. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh,màu sắc,mùi vị của rừng thảo quả.

2. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

3. Thái độ: HS yêu thích thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: PHTM

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ(5')

- Gọi HS đọc bài :Chuyện một khu ... và trả lời câu hỏi nội dung bài.

- Gv nhận xét 2.Dạy bài mới

a)Giới thiệu bài :(1')

- GV sử dụng máy chiếu đưa tranh b)Luyện đọc(10')

- GV chia đoạn: 3 đoạn

- GV sửa lỗi phát âm cho HS trong lần đọc1.

- Kết hợp giải nghĩa từ trong lần đọc 2.

- GV nêu cách đọc và đọc mẫu.

c.Tìm hiểu bài(12')

+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?

+ Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?

+ Nêu ý chính của đoạn 1

+ Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?

PHTM câu hỏi Đ/S

+ Hoa thảo quả nảy ở đâu?

Dưới gốc cây

+ Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?

Cả khu rừng toàn màu đỏ

Yêu cầu HS sử dụng máy tính bảng tìm nhứng hình ảnh đệp của thảo quả khi quả

- 3HS lên bảng đọc bài và trả lời.

- Nhận xét.

- HS quan sát trên phông chiếu và nêu nội dung.

- 1 Hs đọc.

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài(2 lần) - HS luyện đọc theo cặp- đại diện đọc.

+ Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, ..

- 1HS nêu :Các từ hương, thơm được lặp đi lặp lại cho thấy thảo quả có...

1. Mùi thơm đặc biệt của thảo quả.

+ Những chi tiết: qua 1 năm, đã lớn cao tới … lấn chiếm không gian.

- Trả lời câu hỏi bảng máy tính bảng

- Tìm và chia sẻ

(2)

chín

+ Nêu ý chính đoạn 2 và 3.

+ Hãy nêu nội dung chính của bài?

- GV chốt lại và ghi bảng.

*QTE: địa phương chúng ta có đặc sản gì?

Chúng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người?

- GV cho HS xem một số hình ảnh đặc sản của quê hương.

- quyền tự hào về những sản vật của quê mình và càng thêm gắn bó với quê hương..

d. Đọc diễn cảm(8') - Gọi HS đọc nối tiếp

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn 1.

- GV sử dụng máy chiếu hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1

- Gv nhận xét từng HS.

3. Củng cố dặn dò(4')

+ Tác giả miêu tả về loài cây thảo quả theo trình tự nào? Cách miêu tả ấy có gì hay?

- GV tổng kết bài- nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

2. Sự phát triển của thảo quả - Miêu tả vẻ đẹp…. của thảo quả.

- Học sinh nhắc lại.

- Vải thiều, vải lai, na, ...

- Cung cấp một nguồn hoa quả, thực phẩm ngon, mùi vị đặc biệt, mang ...

- HS lắng nghe.

-HS quan sát, nhận xét.

- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc.

- HS phát hiện cách đọc.

+ Luyện đọc cặp.

- 3 đến 5HS thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

- 2 HS trả lời.

_______________________________________

Toán

NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000, ...

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs Biết nhân nhẩm 1 Số thập phân với 10, 100, 1000, ...

2. Kĩ năng: Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng nhóm, Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5')

- Gọi HS lên bảng làm bài tập.

+ Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như thế nào?

- GV nhận xét..

2. Dạy bài mới

a) Giới thiệu bài :(1')

b) Hướng dẫn nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000, ...(10')

- Đặt tính rồi tính:

123,14 x 35; 21,08 x 26 - HS nêu

- HS nhận xét

(3)

+Ví dụ 1

- Gv nêu ví dụ: 27,867 x 10 =

- GV nhận xét phần đặt tính và tính của hs.

- Vậy ta có

27,867 x 10 = 278,67

+ Nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 27,867 x10 = 278,67.

+ Suy nghĩ để tìm cách viết 27,867 thành 278,67.

+ Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có ngay được tích 27,867 x 10 mà không cần thực hiện phép tính?

+ Vậy khi nhận 1 Số thập phân với 10 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào?

+Ví dụ 2: 53,286 x 100 =

- Hướng dẫn HS tương tự như ví dụ 1.

+ Vậy khi nhân 1 Số thập phân với 100 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào?

c) Quy tắc (3’)

Qua 2 ví dụ hãy nêu quy tắc nhân nhẩm 1 Số thập phân với 10, 100, 1000, ... ?

Ví dụ 3: 1,24 x 10000 = 3,046 x 1000 = d) Luyện tập

Bài tập 1: (6') Tính nhẩm - Gv yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét chữa bài, ghi điểm a)14,0; 210,0; 7200,0;

b)96,30; 2508; 5320,00 c)53,280; 406,100; 894

Dựa vào đâu em tìm ngay được kết quả?

Bài tập 2:(7')Viết các số đo sau dưới dạng số đo là cm

12,6m = ... cm

1 m bằng bao nhiêu cm?

+Vậy muốn đổi 12,6 m thành xăng-ti-mét thì em làm như thế nào?

Gọi HS đọc bài làm của mình - GV chữa bài

Bài tập 4 :(4’)

- 1 HS làm bảng lớp làm nháp.

- HS nhận xét, đọc lại kết quả

+ Hs nêu từng thừa số, tích.

+ Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải 1 chữ số thì ta được số 278,67.

+ Ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của 27,867 sang bên phải 1 chữ số là được tích 278,67 mà không cần thực hiện phép tính

- Chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải 1 chữ số

- HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm nháp.

- Chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải 2 chữ số

- 3, 4 HS nêu trước lớp.

HS nêu kết quả và cách làm

- HS đọc yêu cầu

- 3 HS làm bảng, lớp làm bài Vở ô li.

- HS báo cáo kết quả, nhận xét.

HS đọc yêu cầu

- HS năng khiếu làm mẫu.

+ 1m = 100cm

+Thực hiện phép nhân 12,6 x 100 = 1260 . Vậy 12,6m = 1260 cm

- Cả lớp làm bài vào Vở ô li, 3HS lên bảng làm bài.

- Đọc bài, nhận xét, chữa bài.

Trao đổi bài kiểm tra kết quả, báo cáo

(4)

-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán, làm vào Vở ô li.

- nhận xét.

3. Củng cố dặn dò(4')

+ Muốn nhân 1 STP với 10, 100, 1000, ...

ta làm như thế nào?

- GV tổng kết bài- nhận xét tiết học.

- Về nhà thuộc quy tắc,chuẩn bị bài sau.

- Đọc bài toán

- 1 HS tóm tắt và nêu cách làm - 1 HS trả lời.

- Lắng nghe

Chính tả (Nghe - viết) MÙA THẢO QUẢ

I .MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nghe - viết chính xác, đúng,đẹp một đoạn văn từ Sự sống cứ tiếp tục ... đáy rừng trong bài Mùa thảo quả.

2. Kĩ năng: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu s/x . 3. Thái độ: HS có ý thức rèn luyện chữ viết, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thẻ chữ ghi các tiếng: sổ - xổ. sơ - xơ. su - xu, sứ - xứ.

III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5')

- GV gọi HS lên bảng tìm viết các từ láy có âm đầu n/l .

- Gv nhận xét 2.Dạy bài mới

a)Giới thiệu bài :(1')

b)Hướng dẫn hs nghe - viết(22') - GV đọc bài.

- Đoạn văn cho ta biết điều gì?

Tìm từ khó dễ lẫn khi viết.

- Sự sống, nảy, lặng lẽ, mưa rây bụi, rực lên, chứa lửa, chứa nắng, đỏ chon chót, ...

- GV nhận xét, sửa sai cho HS.

Nêu cách trình bày bài, tư thế ngồi viết.

- GV đọc lại toàn bài - GV đọc cho HS viết - GV đọc cho HS soát lỗi.

- GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài của HS.

c)Hướng dẫn làm bài tập chính tả (8') Bài 2a: Tìm từ ngữ chứa tiếng ghi ở … - Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi.

- 3 HS lên bảng tìm từ, HS dưới lớp làm vào vở.

- Nhận xét.

+ Đoạn văn tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái ...

- HS tìm, lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp.

- HS nhận xét bài trên bảng.

- 1HS đọc lại từ.

- HS nêu . - HS viết bài - Soát bài.

- Tự soát lỗi

- 1 HS đọc yêu cầu trước lớp.

-HS thi tìm từ theo nhóm.

(5)

- Tổng kết cuộc thi: tuyên dương.

- Gọi HS đọc các cặp từ trên bảng.

Bài 3: Nghĩa của các từ có điểm gì … - Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm.

Nhận xét, kết luận 3. Củng cố dặn dò(4')

+ Nêu 1 cặp từ có phụ âm đầu s/x?

- GV tổng kết bài- nhận xét tiết học - Về nhà: chuẩn bị bài sau.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.

- 1 HS đọc yêu cầu . - Thảo luận theo nhóm

- báo cáo- nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời.

- Lắng nghe

___________________________________________

Đạo đức

KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1.Kiên thức: Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.

2. Kĩ năng: Nêu được những hành vi,việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già,yêu thương em nhỏ.

3. Thái độ: Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.

* HTTGĐĐHCM: Dù bận trăm công nghìn việc nhưng bao giờ Bác cũng quan tâm đến những người già và em nhỏ. Qua bài học, giáo dục học sinh phải kính già, yêu trẻ theo gương Bác Hồ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN.

- Kĩ năng tư duy phê phán(biết phê phán,đánh giá những quan niệm sai,những hành vi ứng xử không phù hợp.

- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan đến người già...

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Đồ dùng đóng vai, ƯDCNTT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5')

Chúng ta phải làm gì để tình bạn của mình thêm đẹp ?

- GV nhận xét, đánh giá.

2.Dạy bài mới

a)Giới thiệu bài :(1')

b.Hoạt động 1:(9') Sắm vai xử lí tình huống.

- GV tổ chức học sinh làm việc theo nhóm.

- Gv đưa ra tình huống (đã viết sẵn trên bảng phụ): Sau 1 đêm mưa, đường trơn như bôi mỡ.

Tan học lan, Hương và Hoa phải men theo bờ

-3 HS trả lời, nhận xét.

- Học sinh thảo luận.

-Hs sắm vai giải quyết tình

(6)

cỏ, lần từng bước để khỏi trượt ngã. Chợt 1 cụ già và 1 em nhỏ từ phía trước đi tới. Vất vả lắm 2 bà cháu mới đi được 1 quãng ngắn.

Em sẽ làm gì nếu đang ở trong nhóm các bạn hs đó?

- GV yêu cầu hs TL và sắm vai giải quyết TH.

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét hoạt động của các nhóm.

c.Hoạt động 2: (9')..truyện "Sau đêm mưa"

- GV kể chuyện (Ứng dụng CNTT)

- Các bạn trong chuyện đã làm gì khi gặp cụ già và em bé?

-Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?

- Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?

- GV yêu cầu các hs khác nhận xét, bổ sung.

Em học được điều gì từ những bạn nhỏ trong truyện?.

- Gv gọi 1, 2 học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.

HTTGĐĐHCM: Em có được nghe câu chuyện, bài thơ nào kể về tình cảm của Bác Hồ dành cho các cụ già và em nhỏ không?

- Chúng ta thấy Bác dành cho các em nhỏ và các cụ già những tình cảm gì?

- GV: Bác dù bận trăm công nghìn việc, là một người lãng đạo nhưng Bác....

d.HĐ3:(12') Thế nào ... hiện kính già yêu trẻ. (SDPHTM)

- GV tổ chức cho hs làm việc nhóm đôi. Trả lời Em hãy điền chữ Đ trước những thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ và S trước ...

- Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người già.

- Kể chuyện cho em nhỏ nghe.

- Dùng 2 tay khi đưa vật gì đó cho người già.

- Quát nạt em nhỏ.

- Nhường ghế cho người già và em nhỏ khi..

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố dặn dò(4')

- Vì sao phải kính trọng lễ phép với người già,trẻ em?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học, tuyên dương hs tích cực trong học tập.

huống, Hs nhận xét.

- Hs lắng nghe.

- HS quan sát trên phông chiếu.

- 1 HS đọc lại truyện.

+ Các bạn đã đứng tránh sang 1 bên để nhường đường cho cụ ...

+ Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già ...

+ Các bạn đã biết làm 1 việc tốt.

- Hs nhận xét, bổ sung.

- Hs phát biểu .

- 1, 2 hs đọc ghi nhớ trong SGK.

-Thư gửi các học sinh, Ông Ké…

-Yêu thương, quan tâm chăm sóc các em nhỏ, kính trọng người cao tuổi…

- Hs thảo luận nhóm đôi trả lời - HS giải thích, nhận xét, bổ sung.

(7)

- Về nhà: tìm hiểu các phong tục tập quán thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của dân tộc ta.

_______________________________________

Thể dục

ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI "AI NHANH VÀ KHÉO HƠN"

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Ôn 5 động tác: Vươn thở, tay, chân,. vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng kỹ thuật, thể hiện được tính liên hoàn của bài.

- Chơi trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn". Yêu cầu chủ động chơi thể hiện tính đồng đội cao.

2. Kĩ năng: Tập đúng kỹ thuật, thể hiện được tính liên hoàn của bài và thể hiện tính đồng đội cao.

3. Thái độ : Qua bài học giúp hs tập chính xác các động tác của bài TD PTC, giúp hs hiểu hơn về tác dụng của bài TD để hs áp dụng tập thể dục vào các buổi sáng.Trò chơi nhằm rèn luyện kỹ năng bật nhảy, phát triển sức mạnh chân.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.

- Phương tiện: GV chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y- H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy ĐL Hoạt động của trò

1. Phần mở đầu 5p

- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.

- Đội hình nhận lớp

- Giậm chân tại chỗ vỗ tay. - HS thực hiện

* Khởi động các khớp :

- Xoay khớp cổ tay kết hợp cổ chân - Xoay khớp khuỷu

- Xoay khớp vai - Xoay khớp hông - Xoay khớp gối

2lx8n 2lx8n 2lx8n 2lx8n 2lx8n

-Khởi động đội hình hàng ngang - LT điều khiển lớp khởi động

2. Phần cơ bản 30p

- Trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn". 3 lần

- GV nêu tên trò chơi để HS nhắc lại - LT điều khiển cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử 1

- 2 lần rồi cho chơi chính thức 3 - 5 lần. Sau mỗi lần chơi, GV xác nhận và công bố trước lớp những người thắng cuộc (do từng cặp báo cáo). Cuối cùng những người thua phải chịu phạt theo

(8)

hình thức đã thoả thuận hoặc do những người thắng cuộc yêu cầu.

- Ôn 5 động tác thể dục đã học.

- GV quan sát sửa sai cho hs - Chia 3-4 tổ tự tâp luyện

3-5 lần

3-5 lần

- Đội hình tập luyện

x x x x x x x x x x x x x x x x x 

GV - LT điều khiển - Đội hình tập luyện Trước khi chia tổ, GV nhấn mạnh

những điểm cần chú ý về kỹ thuật và ý thức tổ chức kỹ luật, sau đó mới triển khai về vị trí tập luyện. Trong quá trình HS tập, GV đến từng tổ quan sát, nhắc nhở kết hợp sửa động tác sai cho HS. Các em trong tổ thay nhau hô nhịp cho các bạn tập. ở mỗi tổ, có thể tổ chức thi đua chỉ huy, ai có nhịp hô tô, rõ ràng, biết nhắc nhở, sửa sai cho bạn là người thắng cuộc.. GV quan sát, giúp đỡ các tổ tập luyện và sửa động tác cho HS.

x x x

GV x

x x

 x x

 x x

- Các em trong tổ thay nhau hô nhịp

* Thi đua giữa các tổ, tổ nào có nhiều người thực hiện đúng và đẹp nhất 5 động tác thể dục đã học.

- GV nhận xét và tuyên dương

1 lần - HS thực hiện

- Phương pháp tổ chức thi và hình thức thưởng do GV sáng tạo.

3. Phần kết thúc 5p

- GV cho HS thả lỏng hoặc hát 1 bài do GV chọn.

- GV quan sát sửa sai cho học sinh

-HS thực hiện

- GV hệ thống bài.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học.

Đội hình xuống lớp x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x

 

 GV

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 24.11. 2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2018

(9)

Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Củng cố kỹ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000...

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.

- Giải bài toán có lời văn.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi học sinh lên làm bài.

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Tính nhẩm (8’)

- GV chữa bài, nhận xét.

- Muốn nhận một số thập phân với 10;

100; 1000 ta làm như thế nào?

Bài 2: Đặt tính rồi tính. (7’) - Nhận xét, chữa bài.

a/ 507,69 b/ 128000,6 c/ 1240,82

d/ 82600,14

+ Nêu qui tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,…?

Bài tập 3: (8’)

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV quan sát, HD học sinh làm.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- HS lên bảng làm bài.

23,56 x 12 2,57x 10 0,64 x 1000 - Lớp nhận xét.

Đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài

- Học sinh nối tiếp đọc kết quả.

a) 1,48 × 10 = 14,8 15,5 ×10 = 155 2,571 × 1000= 2571

0,9 ×100 = 90 5,12 ×100 = 512 0,1 ×100

= 100b) 8,05 phải nhân lần lượt với 10, 100

Đọc yêu cầu rồi làm.

-4 học sinh lên bảng làm.

- Lớp làm vở. chữa bài, nhận xét.

7,69 50 384,50

a. 384,5 b. 10080 c. 512,8 d. 49284,0

- Đọc bài toán.

- 1HS tóm tắt bài toán - 1HS giải bài toán

(10)

Bài tập 4: Tìm x (7’)

- Gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.

- Số x cần tìm phải thoả mãn những điều kiện gì?

- Nhận xét chốt kết quả đúng.

3. Củng cố- dặn dò: (4’)

- Muốn nhân một sỗ thập phân với 10, 100, 1000 ... ta làm như thế nào?

- Nhận xét giờ.

- Về chuẩn bị bài sau.

- Chữa bài, nhận xét.

Bài giải

3 giờ đầu người đó đi được số ki-lô-mét là:

10,8 3 = 32,4 (km)

4 giờ tiếp theo đi được số ki-lô-mét là:

9,52 4 = 38,08 (km)

Người đó đi tất cả được số ki-lô-mét là:

32,4 + 38,08 = 70,48 (km) Đáp số: 70,48km.

- Đọc yêu cầu bài.

- Số x cần tìm phải thoả mãn : + Là số tự nhiên.

+ 2,5 × x < 7

- HS thử các trường hợp x = 1, x =2,..

đến khi 2,5 × x < 7 thì dừng lại.

Ta có : 2,5 × 0 = 0 < 7 2,5 × 1 = 2,5 < 7 2,5 × 2 = 5 < 7

2,5 × 3 = 7,5 > 7 loại

Vậy x = 1, x =2 thoả mãn các yêu cầu

________________________________________

Khoa học SẮT, GANG, THÉP

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Sau bài học, học sinh có khả năng nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.

- Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.

2. Kĩ năng: Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh, nh v t l m t ả ậ à ừ đồng v h p kim c a à ợ ủ đồng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5')

+ Cho biết đặc điểm, công dụng của mây, tre, song?

+ Nêu cách bảo quản đồ dùng trong gia đình làm bằng mây, song, tre?

- GV nhận xét.

- 2 HS trả lời bài.

- Nhận xét, bổ sung.

(11)

2.Dạy bài mới

a)Giới thiệu bài :(1')

b.Hoạt động 1: Xử lí thông tin(12')

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi:

+ Trong tự nhiên, sắt có ở đâu?

+ Gang, thép đều có thành phần nào chung?

+ Gang và thép khác nhau ở điểm nào?

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

* Kết luận:

- Trong tự nhiên sắt có trong các thiên thạch và trong các quặng sắt?

- Sự giống nhau giữa gang và thép: Đều là hợp kim của sắt và các bon.

c.Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận(18') - GV yêu cầu HS quan sát hình trang 48, 49 trong SGK, thảo luận theo cặp:

+ Gang dùng để làm gì?

+ Thép dùng để làm gì?

+ Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép, sắt?

* Kết luận:

- Các hợp kim của sắt được dùng làm các đồ dùng như nồi, chảo (gang); dao, kéo,cuốc và nhiều loại máy móc, cầu (thép),…

- Cần phải cẩn thận khi sử dụng đồ dùng bằng gang trong gia đình vì giòn và dễ vỡ.

- Một số đồ dùng bằng thép như cày, cuốc, dao, kéo,…dễ bị gỉ,…

- Gọi HS đọc kết luận SGK 3. Củng cố dặn dò(4')

+ Nêu đặc điểm, tính chất của sắt, gang, thép ?

* BVMT: GV liên hệ giáo dục HS ý thức Bảo vệ môi trường.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà học bài.

chuẩn bị bài học sau.

- Làm việc theo nhóm.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát thảo luận để trả lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- Làm việc theo cặp.

+ Đường ray xe lửa + Lan can nhà ở

- HS suy nghĩ, làm bài.

- Đại diện HS báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe.

- 2HS đọc kết luận SGK.

_______________________________________

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nghĩa của 1 số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của Bài tập 1.

(12)

2. Kĩ năng: Tìm đúng từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của Bài tập 3.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học,tự giác tích cực trong học tập.

*GDBVMT: Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ. Từ điển HS.

- Tranh, ảnh về khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5')

+ Đặt câu với 1 cặp quan hệ từ mà em biết?

Thế nào là quan hệ từ?

- GV nhận xét.

2.Dạy bài mới

a)Giới thiệu bài :(1')

b)Hướng dẫn hs làm bài tập

Bài tập 1:(16') Đọc đoạn văn và … Tổ chức cho HS làm bài trong nhóm - gợi ý HS có thể dùng từ điển.

- GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.

*BVMT:Cần làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Bài tập 3: (14')Thay từ bảo vệ bằng từ đồng nghĩa .

- Gợi ý: tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ sao cho nghĩa của câu không thay đổi.

- Gv nhận xét, kết luận từ đúng Thế nào là từ đồng nghĩa.

3. Củng cố dặn dò(4')

+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?

*QTE:-GV liên hệ thực tế giáo dục HS...

*GDTNMTBĐ: GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

-HS nêu

- HS nhận xét.

- 1HS đọc yêu cầu.

- Hoạt động theo nhóm bàn.

- đại diện nhóm báo cáo, lớp bổ sung ý kiến và thống nhất:

+ Khu dân cư: khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt.

+ Khu sản xuất: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.

+ Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực trong đó có các loài vật, con vật và cảnh quan.

- Bảo vệ các nguồn tài nguyên, các khu bảo tồn thiên nhiên, quy hoạch các khu dân cư, khu sản xuất … - 1 học sinh đọc yêu cầu.

- giữ gìn

Nối tiếp nhau đặt câu Nhận xét bài

(13)

đắn với môi trường xung quanh.

- GV tổng kết bài,nhận xét tiết học - Dặn: chuẩn bị bài sau.

_______________________________________

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.

2. Kĩ năng: Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể. Biết nghe và nhận xét,lời kể của bạn.

* GDBVMT: Nhận thức đúng đắn, qua đó nâng cao ý thức về nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

GV v HS chu n b 1 s truy n có n i dung b o v môi trà ẩ ị ố ệ ộ ả ệ ường.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4')

- Gọi hs lên bảng kể lại câu chuyện Người đi săn và con nai.

- Nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Gv nhận xét.

2. Dạy bài mới a. Giới thiệu:(1')

b. Hướng dẫn kể chuyện - Tìm hiểu đề bài (6') - Đề bài yêu cầu gì?

- Gv dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: đã nghe, đã đọc, bảo vệ môi trường.

- Yêu cầu hs đọc phần gợi ý.

- GV yêu cầu: Hãy giới thiệu những truyện em đã được đọc, được nghe, khuyến khích hs kể chuyện ngoài SGK.

- Kể trong nhóm (7') - GV chia hs thành nhóm.

- GV đi giúp đỡ từng nhóm.

- Gợi ý cho hs các câu hỏi trao đổi về nội dung truyện(TKBG/274).

c. Kể trước lớp.(17')

- Gv tổ chức cho hs bình chọn.

- GV nhận xét , đánh giá

- 5 học sinh lên bảng tiếp nối nhau kể chuyện

- Hs nhận xét

- 2 hs đọc đề bài

- Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc nói về bảo vệ môi trường.

- Học sinh: Quan sát lắng nghe.

- 3 Học sinh tiếp nối nhau đọc.

- Hs lần lượt giới thiệu

- Mỗi bàn hs tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện nhận xét, bổ sung cho nhau.

- 5 đến 7 HS thi kể, hs khác lắng nghe để hỏi lại bạn.

-HS năng khiếu KC ngoài sách.

- HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay.

(14)

* GDBVMT: Con cần làm gì để bảo vệ môi trường ?

3. Củng cố dặn dò(4')

- Câu chuyện các con vừa kể nói nên điều gì?

*QTE:GV liên hệ thực tế ...

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị :kể lại 1 hành động dũng cảm bảo vệ môi trường.

- Nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể.

- 2 HS trả lời.

_______________________________________

Lịch sử

VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hoàn cảnh vô cùng khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 như “nghìn cân treo sợi tóc”.

- Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã vượt qua tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” như thế nào.

2. Kĩ năng: Kể được một số chi tiết nhân dân ta, dưới sự lnh đạo của Đảng và Bác Hồ đ vượt qua tình thế hiểm ngho.

3. Thái độ:Giáo dục lòng tự hào dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.

- HS s u t m các câu chuy n v Bác H trong nh ng ng y to n dân quy t ư ầ ệ ề ồ ữ à à ế tâm di t “gi c ói, gi c d t, gi c ngo i xâm”.ệ ặ đ ặ ố ặ ạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1. Giới thiệu bài:(1') 2. Các hoạt động

Hoạt động 1:(9')Làm việc nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, cùng đọc SGK đoạn”từ cuối năm1945… nghìn cân treo sợi tóc” và trả lời câu hỏi:

Vì sao nói: ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”

- GV nêu thêm các câu hỏi gợi ý:

+ Em hiểu thế nào là nghìn cân treo sợi tóc?

+ Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì?

- GV cho HS phát biểu ý kiến.

- GV theo dõi, nhận xét ý kiến của HS.

- GV tổ chức cho HS đàm thoại cả lớp để trả

- HS chia thành nhóm nhỏ, đọc sách, thảo luận theo các câu gợi ý:

- Nói nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” – tức tình hình vô cùng, nguy hiểm vì:

+ Cách mạng vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn....

+ Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết, nông ngiệp đình đốn…

- Đại diện HS 1 nhóm nêu ý kiến, các nhóm khác bổ sung.

- 2 HS cạnh nhau trao đổi, trả lời,

(15)

lời câu hỏi:

+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra với đất nước ta?

+ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là

“giặc”?

- GV giảng thêm về nạn giặc ngoại xâm.

sau đó 1 HS phát biểu, cả lớp theo dõi, bổ sung.

+ Sẽ có càng nhiều đồng bào ta chết đói, nhân dân không hiểu biết để tham gia cách mạng, xây dựng đất nước…

+ Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm...

Hoat động 2: (9')Làm việc cả lớp.

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2, 3 tr25, SGK và hỏi: hình chụp cảnh gì?

- GV hỏi: em hiểu thế nào là bình dân học vụ?

- GV nêu: đó là 2 trong những việc mà Đảng và chính phủ ta đã lãnh đạo nhân dân để đẩy lùi giặc đói và giặc dốt.

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến, sau đó bổ sung.

- 2 HS lần lượt nêu trước lớp:

+ H2: chụp cảnh nhân dân quyên góp gạo.

+ H3:chụp lớp học bình dân học vụ..

- Là lớp dành cho người lớn tuổi, học ngoài giờ.

- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến.

Hoat động 3: (9')Làm việc nhóm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để tìm ý nghĩa của việc nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ đã chống lại được giặc đói, giặc dốt.

- GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS tìm ý ngiã:

+ Chỉ trong vòng 1 thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc để đẩy lùi khó khăn; việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào?

+ Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của chính phủ và Bác Hồ như thế nào?

- GV kết luận: trong thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc phi tthường là nhờ tinh thần đoàn kết trên dưới, một lòng tin tưởng vào chính phủ và vào Bác Hồ và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.

- HS thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em nêu trước nhóm, các bạn bổ sung ý kiến.

Hoạt động 4: (9')Làm việc cá nhân.

- GV gọi 1 HS đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn”Bác Hoàng Văn Tí…làm gương cho ai được”

- GV hỏi HS: em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên?

- GV tổ chức cho HS kể thêm về các câu

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm trong SGK.

- 2 HS trả lời.

- 3 HS kể trước lớp.

(16)

chuyện về Bác Hồ trong những ngày cùng toàn dân diệt” giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”(1945-1946)

- GV kết luận: Bác Hồ có 1 tình yêu sâu sắc, thiêng liêng giành cho nhân dân ta, đất nước ta. Hình ảnh Bác Hồ nhịn ăn để góp gạo cứu đói cho dân khiến toàn dân cảm động, một lòng theo Đảng, theo Bác làm cách mạng . 3. Củng cố –dặn dò:(3')

- Đảng và Bác Hồ đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo?

- HS nối tiếp trả lời.

- GV nhận xét tiết học,

-Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 25.11. 2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2018 Toán

NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Biết nhân một số thập phân với một số thập phân.

- Biết phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán.

2. Kĩ năng: - Vận dụng vào làm bài tập( SGK) 3. Thái độ: - HS tự giác, tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng nhóm

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5') - Gọi 2 HS làm bảng.

+ Muốn nhân một số thập phân với 1 số tự nhiên 10; 100; 1000... ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá.

2.Dạy bài mới

a)Giới thiệu bài :(1')

b. Hình thành quy tắc nhân (12') - GV nêu ví dụ 1:

Chiều dài: 6,4m Chiều rộng: 4,8m Diện tích: …?

Phải thực hiện: 6,4 4,8

- GVnhận xét và hướng dẫn HS

- Đặt tính rồi tính: 2 HS làm 12,03 x 36 ; 35,39 x 17 - HS nêu

- Nhận xét bài

- HS đọc yêu cầu.

- HS nêu cách tìm diện tích của hình chữ nhật đó.

- HS tự tìm kết quả rồi báo cáo.

Ta có 6,4m = 64dm 4,8m = 48dm

(17)

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Ví dụ 2: Tiến hành tương tự ví dụ 1

+ Muốn nhân hai số thập phân với nhau ta làm như thế nào?

- Quy tắc SGK c.Thực hành:

Bài tập 1:(5') Đặt tính rồi tính.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

+ Muốn nhân 2 phân số ta làm như thế nào?

Bài tập 2:(8') Viết tiếp vào ô trống.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV chốt lại kết quả đúng.

a x b = b x a

+ Phép nhân hai số thập phân có tính chất gì?

- Yêu cầu HS phát biểu thành lời tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.

b- Viết ngay kết quả tính:

4,34 x 3,6 = 15,624 9,04 x 16 = 144,64 3,6 x 4,34 = 15,624 16 x 9,04 = 144,64 Bài tập 3: (5')

- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.

giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố dặn dò(4')

+ Nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

64 x 48 =3072dm2 = 30,72m2 - Lớp nhận xét

- HS nêu nhận xét.

- HS tự đặt tính rồi tính.

- HS trả lời.

- 3 HS đọc, lớp đọc thầm.

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài-3 HS làm bảng - Lớp thống nhất kết quả.

* Kết quả:

a, 31,92 b, 23,328 c, 0,7125 - 1 HS trả lời.

a) HS đọc yêu cầu của bài.

- HS tự làm bài vào - 3 HS làm trên bảng.

- Lớp nhận xét, chữa bài - HS:Tính chất giao hoán.

- 2 HS trả lời.

b) HS làm bài, đọc kết quả - Nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc đề bài - HS làm vào vở.

1 HS lên bảng chữa bài.Nhận xét.

- 2 HS trả lời.

- Lắng nghe

_______________________________________

Tập đọc

HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG

I. MỤC TIÊU

1.Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.

(18)

2.Kiến thức: Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong; cần cù làm việc để góp ích cho đời.(Trả lời được những câu hỏi trong sách giáo khoa, thuộc hai khổ thơ cuối bài)

3.Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Tranh minh họa, bảng phụ.

IIII. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Kiểm tra bài cũ:(5')

- Yêu cầu HS đọc bài “Mùa thảo quả”

+ Qua bài văn tác giả muốn nói điều gì với chúng ta?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a.Giới thiệu bài:(1') b.Luyện đọc:(10')

- GV chia bài làm bốn khổ thơ mỗi khổ là một đoạn.

- GV nghe, nhận xét sửa lỗi cho HS - GV đọc toàn bài.

c. Tìm hiểu bài:(12')

-Yêu cầu HS đọc 2 khổ thơ đầu trả lời câu hỏi:

+ Những chi tiết nào nói lên hành trình vô tận của bầy ong?

+ Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?

+ Nơi bầy ong tìm đến có gì đẹp?

- Nêu nội dung đoạn 1 - GV tiểu kết, chuyển ý.

- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, 4 của bài.

+ Em hiểu câu thơ “ Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào?

+ Qua hai dòng thơ cuối bài, nhà thơ muốn điều gì về công việc của loài ong?

+ Cảm nghĩ của em khi đọc bài thơ?

- Nêu nội dung đoạn 2 - Nêu nội dung bài tập đọc.

- Ca ngợi loài ong chăm chỉ, cần cù, làm một công việc vô cùng hữu ích cho đời.

- HS đọc bài + trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- HS quan sát tranh minh hoạ.

- 1 HS đọc toàn bài

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.

- HS đọc thầm phần chú giải từ - HS luyện đọc theo cặp

- Đại diện cặp đọc.

- HS đọc lướt đoạn 1.

- Với đôi cáng đẫm nắng trời, nẻo đường xa, trọn đời tìm hoa, thời gian - Thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa, ...

- Hoa chuối, hoa ban, hàng cây chắn bão, loài hoa không tên.

1. Hành trình vô tận của bầy ong.

- HS đọc đoạn 3, 4 của bài.

- 1HS nêu: Đến nơi nào bầy ong cũng chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm ra mật..

- Công việc của loài ong có ý nghĩa thật lớn lao.

- HS nêu

2. Loài ong rất có ích.

- HS nêu

(19)

d. Đọc diễn cảm:(8')

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc bài.

- GV đọc mẫu: đoạn 3

- GV yêu cầu HS nhẩm thuộc hai khổ thơ cuối của bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố- dặn dò:(4')

- Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS nối tiếp đọc bài.

- HS theo dõi, nêu cách đọc.

- Luyện đọc theo cặp.

- 2 HS thi đọc diễn cảm.

- HS nhẩm thuộc hai khổ thơ cuối.

- 4HS thi đọc thuộc lòng.

-Nhận xét

_______________________________________

Tập làm văn

CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo của bài văn tả người gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

2. Kĩ năng: Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một người thân trong gia đình.

3. Thái độ: HS yêu con người, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ. Bảng phụ viết sẵn đáp án của phần nhận xét.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5')

- Cấu tạo của bài văn tả con vật?

- GV nhận xét, đánh giá.

2.Dạy bài mới

a)Giới thiệu bài :(1') b) Nhận xét(10')

+ Qua bức tranh, em cảm nhận được điều gì về anh thanh niên?

- Gv nêu: anh thanh niên này có vẻ gì nổi bật? Các em cùng đọc bài văn và trả lời câu hỏi cuối bài.

- GV nêu từng câu hỏi, sau đó gọi hs trình bày yêu cầu. hs khác bổ sung.

- Gv chỉnh sửa câu trả lời cho hs để có câu trả lời chính xác, sau đó treo bảng phụ có viết sẵn đáp án của bài tập và giảng lại về cấu tạo của bài văn tả người.

+ Cấu tạo bài văn Hạng A Cháng.

- 2 HS trả lời - Nhận xét.

- Anh thanh niên là người rất khoẻ mạnh và chăm chỉ.

- 1 hs đọc thành tiếng, sau đó cả lớp đọc thầm và trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi.

- Mỗi câu hỏi 1 hs trình bày, các hs khác bổ sung ý kiến.

- Cấu tạo chung của bài văn tả

(20)

1, Mở bài

Từ "Nhìn thân hình ... khoẻ quá! đẹp quá!"

- Nội dung: Giới thiệu về Hạng A Cháng.

- Giới thiệu bằng cách đưa ra câu hỏi khen về thân hình khoẻ đẹp của Hạng A Cháng.

2, Thân bài;

- Hình dáng của Hạng A Cháng: ngực nở vòng cung, da … cổ đeo cung ra trận.

- Hoạt động và tính tình: lao động chăm chỉ, cần cù, say mê, giỏi; Tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc.

3, Kết bài - câu hỏi cuối bài: Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào.

+ Qua bài văn Hạng A Cháng em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả người?

c) Ghi nhớ(1') d) Luyện tập(19')

+ Em định tả ai?

+ Phần mở bài em nêu những gì?

+ Em cần tả được những nét về người đó trong phần thân bài?

+ Phần kết bài em nêu những gì?

- Yêu cầu HS làm bài. GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

- GV nhận xét.

3. Củng cố dặn dò(4')

+ Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người?

- Gv tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Về nhà: Ghi nhớ nội dung bài chuẩn bị bài sau.

ng..

1, Mở bài: Gới thiệu người định tả.

2, Thân bài - tả hình dáng

- tả hoạt động, tính nết.

3, Kết bài: nêu cảm nghĩ về người được tả.

- Bài văn tả người 3 phần:

+ Mở bài: Gới thiệu người định tả.

+ Thân bài:Tả hình dáng và hoạt động của người.

+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người - 3 HS đọc ghi nhớ.

- 1HS đọc yêu cầu.

+ Em tả ông/mẹ/em bé ...

+ Em giới thiệu về người định tả + Tả hình dáng.Tả tính tình

- Kết bài em nêu tình cảm, cảm nghĩ.

- 1 HS làm vào giấy khổ to, dưới lớp làm vào vbt.

- dán bài lên bảng, đọc bài

- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung . - 1HS nêu.

- Lắng nghe.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 26.11. 2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết nhân nhẩm 1 Số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;…

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hiện nhân Số thập phân với số thập phân.

3. Thái độ: HS tự giác tích cực học tập.

(21)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5')

- Nêu cách nhân 1 số thập phân với 1 số thập phân?

- GV nhận xét.

2.Dạy bài mới

a)Giới thiệu bài :(1') b) Luyện tập:

Bài 1(SGK-60)(20')

a. GV nêu Ví dụ: Đặt tính và thực hiện 142,57 x 0,1 = ?

+ Em có nhận xét gì về thừa số thứ nhất và tích của chúng?

+ Khi nhân 142,57 với 0,1 ta có thể tìm ngay tích bằng cách nào?

- GV yêu cầu HS làm Ví dụ:

531,75 x 0,01 và rút ra nhận xét ( tương tự như trên)

+ Khi nhân 1 Số thập phân với 0,1; 0,01;

0,001;…ta làm mhư thế nào?

b. Tính nhẩm:

- GV quan sát giúp đỡ HS.

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 2(10’) -Hướng dẫn

GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố dặn dò(3')

+ Khi nhân 1 Số thập phân với 0,1; 0,01;

0,001;…ta làm như thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài,chuẩn bị bài sau.

- 2 HS làm bài

134,67 x 2,3 109,45 x 3,02 - 2HS trả lời.

- HS chữa bài ở bảng.

- 1HS làm bảng, lớp làm vở.

- Lớp nhận xét kết quả:

142,57 x 0,1 = 14,257

- Các chữ số giống nhau, dấu phẩy ở tích dịch sang trái 1 chữ số.

- HS nêu:Chuyển dấu phẩy… sang trái 1 chữ số.

531,75 x 0,01 = 5,3175 -1 HS nêu :Chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái1, 2, 3 chữ số.

- 1 HS đọc yêu cầu .

- 3 HS làm bảng,lớp làm vở.

- HS nhận xét,chữa bài.

579,8 x 0,1 = 57,98 38,7 x 0,1 = 3,87 -1 HS đọc yêu cầu.

-HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.

-HS làm vào vở.

-1 HS lên bảng chữa bài.

____________________________________________________

_______________________________________

(22)

Luyện từ và câu

LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Giúp học sinh tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu.

- Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của bài.

2. Kĩ năng: Biết đặt câu với quan hệ từ đã cho.

*GDBVMT: Thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, từ đó có ý thức Bảo vệ môi trường.

3. Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. Bt3 viết vào bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5')

- Thế nào là quan hệ từ? Đặt câu có quan hệ từ?

- GV nhận xét.

2. Dạy bài mới

a)Giới thiệu bài :(1')

b) Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: (9')Đọc đoạn trích …

- GV yêu cầu hs làm bài theo hướng dẫn:

+ Gạch 2 gạch dưới từ chỉ quan hệ, gạch 1 gạch dưới những từ ngữ được nối với nhau bằng quan hệ từ.

- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng.

+ Nêu 1 số từ quan hệ khác, đặt câu.

Bài tập 2: (7')Từ in đậm biểu thị quan hệ gì.

Đáp án:

a, Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.

b, Mà: biểu thị quan hệ tương phản.

c, Nếu ... thì: biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết.

- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng.

+ Quan hệ từ là gì? Đặt câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ điều kiện - giả thiết.

Bài tập 3: (7') Điền quan hệ từ thích hợp.

Đâp án: a, và c, thì

b, và, ở, của d, và, nhưng.

- Gv nhận xét, kết luận lời giải đúng.

*BVMT:? Con cần làm gì để giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên?

- GV liên hệ giáo dục HS bảo vệ môi

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Nhận xét.

- 1 học sinh đọc yêu cầu.

- 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT theo hướng dẫn của GV.

- Hs chữa bài, nhân xét.

- 1HS đặt.

- 1 học sinh đọc yêu cầu.

- Hs làm bài miệng.

- 3 hs tiếp nối nhau phát biểu

- 1HS đặt.

- 1HS đọc yêu cầu.

- 1HS làm bảng, hs dưới làm vào VBT.

- Hs nhận xét, đúng/sai.

- HS trả lời.

- Lắng nghe

(23)

trường.

Bài tập 4:(7') Đặt câu với mỗi qh từ.

- Tổ chức cho HS hoạt động dưới dạng trò chơi.

- GV tuyên dương, khen ngợi.

- GV nhận xét,đánh giá.

3. Củng cố dặn dò(4') + Quan hệ từ là gì?

+ Quan hệ từ có tác dụng gì?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học - Về nhà: học bài và chuẩn bị bài sau.

- 1 học sinh đọc yêu cầu .

- Hs nghe GV hướng dẫn và tham gia thi.

- Mỗi hs viết ít nhất 2 câu vào vở.

- Hs trình bày, nhận xét.

- HS trả lời.

- Lắng nghe.

____________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Sinh hoạt theo chủ điểm: " Giai điệu tuổi thần tiên"

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 27.11. 2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về nhân 1 Số thập phân với 1 số thập phân.

2. Kĩ năng: HS biết sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính .

3. Thái độ: HS tự giác tích cực, trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5') - 2HS làm bài tập.

- GV nhận xét.

2.Dạy bài mới

a)Giới thiệu bài :(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1(10')

- Gv chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 dòng.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Giá trị của hai biểu thức ( a x b) x c và

- 2 HS làm

23,4 x 12 34,08 x 2,48.

- HS chữa bài ở bảng.

- 1HS đọc yêu cầu a, lớp đọc thầm.

- HS tự tính giá trị của biểu thức.

- 3 HS đại diện 3 nhóm làm bảng phụ.

- 3 HS treo bảng, nhận xét.

4,65 ; 16 ; 15,6

- Giá trị của 2 biểu thức luôn bằng nhau.

(24)

a x ( b x c) như thế nào khi thay các chữ số bằng cùng 1 bộ số ?

- GV: ( a x b) x c = a x ( b x c)

+ Em đã gặp biểu thức trên chưa? Gặp khi nào?

+ Nêu tính chất kết hợp của …?

- GV yêu cầu HS vận dụng làm phần b.

- GV nhận xét đánh giá.

+ Em đã dựa vào đâu để tính được thuận tiện?

Bài 2(10')

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức ntn?

- GV nhận xét, chốt cách làm.

+ Em đã vận dụng tính chất nào để làm bài?

Bài tập 3: (9')

- Hướng dẫn HS làm bài

- GV nhận xét

3.Củng cố- dặn dò:(5')

+ Muốn nhân 1số thập phân với 1 số thập phân ta làm như thế nào?

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị giờ sau.

- Học tính chất kết hợp của phép nhân các số tự nhiên.

- 1HS nêu, lớp nhận xét.

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Treo bảng, chữa bài.

9,65; 98,4 ; 738 ; 68,6 - Đổi chéo, báo cáo.

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS nêu, lớp nhận xét.

- 2 HS làm bảng, lớp làm vở.

- Lớp nhận xét kết quả.

151,68 ; 111,5.

- HS giải thích cách làm.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải:

Người đó đi được quãng đường là:

12,5 x 2,5 = 31,25(km) Đáp số: 31,25 km Hs nhận xét

- HS trả lời.

- Lắng nghe

_______________________________________

Thể dục

ÔN TẬP 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI “ KẾT BẠN”

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Ôn tập 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân cuả bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng theo nhịp hô và thuộc bài.

- Chơi trò chơi "Kết bạn". Yêu cầu chơi sôi nổi, phản xạ nhanh.

2. Kĩ năng: Tập đúng theo nhịp hô và thuộc bài và chơi sôi nổi, phản xạ nhanh.

3. Thái độ : Qua bài học giúp hs tập chính xác các động tác của bài TD PTC, giúp hs hiểu hơn về tác dụng của bài TD để hs áp dụng tập thể dục vào các buổi sáng.

Trò chơi nhằm rèn cho học sinh tinh thần đoàn kết tập thể.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN

(25)

- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.

- Phương tiện: GV chuẩn bị còi, bàn ghế (để kiểm tra).

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y- H CẠ Ọ

Hoạt động của thầy ĐL Hoạt động của trò

1. Phần mở đầu 5p

- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.

- Đội hình nhận lớp

- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên: 200 - 250m.

- HS thực hiện

* Khởi động các khớp :

- Xoay khớp cổ tay kết hợp cổ chân - Xoay khớp khuỷu

- Xoay khớp vai - Xoay khớp hông - Xoay khớp gối

2lx8n 2lx8n 2lx8n 2lx8n 2lx8n

- Khởi động đội hình hàng ngang - LT điều khiển

2. Phần cơ bản 30p

a) Ôn tập:

- Ôn tập 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Tập đồng

3-5 lần - HS thực hiện

loạt cả lớp do GV hô nhịp, cán sự làm mẫu. GV động viên HS thực hiện cho đúng để còn tham gia thi đua giữa các tổ.

- Lúc đầu, GV cho HS ôn tập chung cả lớp 1 - 2 lần cả 5 động tác theo đội hình hàng ngang , sau đó chia tổ để HS tự quản ôn tập .

- Trước khi chia tổ, GV nhấn mạnh những điểm cần chú ý về kỹ thuật và ý thức tổ chức kỹ luật, sau đó mới triển khai về vị trí tập luyện.

Trong quá trình HS tập, GV đến từng tổ quan sát, nhắc nhở kết hợp sửa động tác sai cho HS. Các em trong tổ thay nhau hô nhịp cho các bạn tập. ở mỗi tổ, có thể tổ chức thi đua chỉ huy, ai có nhịp hô tô, rõ ràng, biết nhắc nhở, sửa sai cho bạn là người thắng cuộc.

- HS lắng nghe

- Thi đua giữa các tổ ôn 5 động tác 1 lần - HS thực hiện

(26)

thể dục. Tổ nào có nhiều người thực hiện đúng và đẹp nhất 5 động tác thể dục đã học thì tổ đó sẽ thắng cuộc.

- Trò chơi "Kết bạn".

- GV nêu tên trò chơi để HS nhắc lại cách chơi, sau đó cho cả lớp chơi thử 1 - 2 lần rồi cho chơi chính thức

3-5 lần - ĐH: Trò chơi "Kết bạn".

- HS lắng nghe và chơi trò chơi

3. Phần kết thúc - Thả lỏng

- GV quan sát sửa sai cho học sinh - GV hệ thống bài.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học.

5p

- HS thực hiện

- Đội hình xuống lớp x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x



GV ______________________________

Tập làm văn

LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Quan sát và chọn lọc chi tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu (Bà tôi, Người thợ rèn)

2. Kĩ năng: HS hiểu khi quan sát, khi viết một bài văn tả người, phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu nổi bật, gây ấn tượng. Từ đó, biết biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh (ảnh) bà, Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5')

+ Nêu cấu tạo của một bài văn tả người?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài :(1')

- 2 HS trả lời - Nhận xét.

(27)

b. Hướng dẫn học sinh làm bài.

Bài tập 1:(15')

- GV yêu cầu HS đọc bài văn Bà tôi.

- GV chia nhóm, mỗi nhóm làm một phần.

+ Ghi lại đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn?

- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

Bài tập 2:(15')

- GV yêu cầu HS đọc bài Người thợ rèn.

- Yêu cầu thảo luận cặp đôi.

+ Những chi tiết cho thấy người thợ đang làm việc?

- Gv kết luận: Khi miêu tả cần quan sát chọn lọc chi tiết tiêu biểu nối bật, gây ấn tượng,….

3.Củng cố- dặn dò:(4')

+ Nêu cấu tạo bài văn tả người?

+ Khi quan sát và miêu tả cần chú ý điều gì?

*QTE:Qua bài học các em có quyền và bổn phận gì ?

- GV tổng kết bài,nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS đọc bài văn.

- HS trao đổi thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi.

- HS phát biểu.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Mái tóc: đen, dày kì lạ phủ kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược khó khăn.

Đôi mắt: hai con ngươi đen sẫm nở ra, lông lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui

Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng hình như khuôn mặt vẫn tươi trẻ.

Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông đồng; khắc sâu vào trí nhớ của cậu bé; đầy nhựa sống như những đoá hoa.

- 1 HS đọc, lớp theo dõi.

- HS đọc bài,thảo luận theo cặp.

- HS phát biểu.Lớp nhận xét, bổ sung.

- Bắt thỏi thép hồng như con ca sống.

- Quai nhừng nhát búa hăm hở,…

- Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài,…

- Lôi con cá lửa ra,…

- Trở tay ném thỏi thép đành xèo một cái…

- Liếc nhìn lưỡi rựa….

- Lắng nghe.

(28)

______________________________________________

Kĩ năng sống + Sinh hoạt Kĩ năng sống( 20')

BÀI 6: PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC HIỆU QUẢ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS thấy được tầm quan trọng khi có phương pháp tự học hiệu quả 2. Kĩ năng: HS chủ động, sáng tạo có những phương pháp tự học hiệu quả.

3. Thái độ: HS có ý thức tự học một cách có hiệu quả.

II. CHUẨN BỊ

Sách GD Kĩ năng sống- lớp 5. NXB Giáo dục VN

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động thầy Hoạt động trò

1. Ổn định tổ chức(1') Hát

2. Dạy bài mới

a. Giới thiệu bài: (1')

- Chủ đề: Tự học và tự giải quyết

- Bài học: Phương pháp tự học hiệu quả.

b. Nội dung(16')

+ Hoạt động 1: Chuẩn bị tâm thế Câu chuyện: Minh và Hùng + Hoạt động 2: Trải nghiệm +Bài tập 1: Thảo luận nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu của BT - YC thảo luận nhóm 4.

- Trình bày ý kiến - GV chốt nội dung + Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của BT - Yc làm bài cá nhân

- Trình bày ý kiến GV chốt nội dung BT2 + Bài tập 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của BT - HD HS viết bài vào SGK - Trình bày ý kiến

Hoạt động 3: Bài học

- Yc HS quan sát SGK, đọc chú thích của từng phần.

1. Những phương pháp giúp em học tập hiệu quả.

2. Những điều em cần tránh.

3. Em cần biết

GVKL: Nội dung bài học tr 26, 27.

Hoạt động 4: Đánh giá, nhận xét

- GV hướng dẫn HS tô mầu vào phần 1: Em

- Đọc đầu bài – ghi vở.

- 1HS đọc câu chuyện.

- Lớp đọc thầm.

- HS đọc yêu cầu BT1 - HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Các nhóm khác nhận xét.

- HS đọc yêu cầu BT2 - HS làm bài

- Đại diện vài HS trả lời . - HS đọc yêu cầu BT3 - HS làm bài vào vở.

- HS nêu ý kiến - Quan sát và đọc.

- Vài HS nhắc lại.

- HS tô màu.

(29)

tự đánh giá.

- Gv thu bài ghi nhận xét.

3. Củng cố- dặn dò:(2') - Nêu bài học

- Cần có phương pháp tự học hiệu quả.

- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- 2 HS nhắc lại.

_____________________________________________

Sinh hoạt (20') NHẬN XÉT TUẦN 12

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1.Ổn định tổ chức

2.Nhận xét chung trong tuần.

a.Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b.Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp:

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

...

- Mặc đồng phục:...

- Đội viên thực hiện việc đeo khăn quàng:...

...

* Học

tập: ...

...

...

...

... * Các hoạt động khác:

……….

……….

………

….

- Lao động: ...

...

- Thực hiện ATGT: ...

* Sơ kết đợt thi đua chào mừng 20/11- Bình bầu HS tiêu biểu trong cả đợt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ : Qua bài học giúp hs tập chính xác các động tác của bài TD PTC, giúp hs hiểu hơn về tác dụng của bài TD để hs áp dụng tập thể dục vào các buổi

Thái độ: Qua bài học giúp hs tập chính xác các động tác của bài TD PTC, giúp hs hiểu hơn về tác dụng của bài TD để hs áp dụng tập thể dục vào các buổi

3. Thái độ: Qua bài học giúp hs tập chính xác các động tác của bài TD PTC, giúp hs hiểu hơn về tác dụng của bài TD để hs áp dụng tập thể dục vào các buổi

Thái độ :Qua bài học giúp hs tập chính xác các động tác của bài TD PTC, giúp hs hiểu hơn về tác dụng của bài TD để hs áp dụng tập thể dục vào các buổi

Thái độ : Qua bài học giúp hs tập chính xác các động tác của bài TD PTC, giúp hs hiểu hơn về tác dụng của bài TD để hs áp dụng tập thể dục vào các buổi

Thái độ : Qua bài học giúp hs tập chính xác các động tác của bài TD PTC, giúp hs hiểu hơn về tác dụng của bài TD để hs áp dụng tập thể dục vào các buổi

Thái độ : Qua bài học giúp hs tập chính xác các động tác của bài TD PTC, giúp hs hiểu hơn về tác dụng của bài TD để hs áp dụng tập thể dục vào các buổi

Thái độ : Qua bài học giúp hs tập chính xác các động tác của bài TD PTC, giúp hs hiểu hơn về tác dụng của bài TD để hs áp dụng tập thể dục vào các buổi