• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 23/2/2019 Ngày giảng: 1/3/2019

Tiết: 24

BÀI 22, 23 Vẽ trang trí

VẼ TRANH CỔ ĐỘNG - TIẾT 1 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- HS hiểu được ý nghĩa của tranh cổ động.

2. Kỹ năng

- HS biết cách sắp xếp mảng chữ và mảng hình để tạo được một bức tranh cổ động phù hợp với nội dung đã chọn.

- Vẽ được một tranh cổ động.

3. Thái độ

- HS hiểu giá trị của tranh cổ động.

-Thêm trân trọng thể loại tranh cổ động.

4. Năng lực

- Quan sát và xử lý thông tin, so sánh, nhận biết, cảm thụ, thực hành, biểu đạt.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- Sưu tầm một số tranh cổ động ( cỡ lớn) hoặc phóng tranh cổ động trong SGK.

- Chuẩn bị tranh đề tài để so sánh với tranh cổ động.

- Các bước vẽ, máy chiếu.

- Sgk, sgv 2. Học sinh

- Sưu tầm tranh cổ động.

- Vở ghi, giấy vẽ, màu, bút chì, tẩy, sgk III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp vấn đáp.

- Thảo luận theo nhóm.

- Phương pháp luyện tập.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

(2)

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

- Kiểm tra hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng học tập bộ môn.

- Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới

Giới thiệu bài:

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét - Mục tiêu:

+ HS hiểu được ý nghĩa của tranh cổ động

+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, quan sát, biểu đạt, cảm thụ thẩm mĩ, đánh giá.

- Phương pháp: trực quan, vấn đáp, gợi mở, thảo luận - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Thời gian: 6 phút

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

- GV treo một số tranh cổ động và tranh đề tài gợi ý HS nhận xét:

+ Thế nào là tranh cổ động?

+ Sự khác nhau giữa tranh cổ động và tranh đề tài?

? Vậy tranh cổ động thường được đặt ở đâu và tác dụng của điều đó?(những nơi công cộng, nơi có nhiêu người qua lại.)

? Tranh cổ động thường có những gì?

? Khuôn khổ ?(Đa dạng)

? chất liệu?(Sơn,màu bột…)

- GV tóm tắt, bổ sung nêu đặc điểm của tranh cổ động:

+Đặc điểm: ? + Bố cục ? +Hình ảnh?

I. Quan sát, nhận xét

1.Tranh cổ động là gì ?(tranh áp phích,tranh quảng cáo…..)

- Khái niệm: Tranh cổ động hay còn gọi là tranh áp phích, tranh quảng cáo…

- Là loại tranh dùng để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền cho các hoạt động xã hội và giới thiệu sản phẩm hàng hoá

- Đặt ở nơi công cộng đông người, dễ nhìn dễ thấy. Nhằm để thu hút sự chú ý của nhiều người.

(3)

+Chữ?

? Tranh cổ động gồm có mấy phần?

? Tranh vẽ trong thời gian nào?

? Nội dung hình ảnh trong tranh?

? Tranh có mục đích gì?

2.Đặc điểm của tranh cổ động:

Gồm 2 phần: Phần hình và phần chữ - Phần hình: Thông thường là những hình ảnh cô đọng, dễ hiểu, có tính tượng trưng cao

Ví dụ như: Con chim bồ câu tượng trưng cho hoà bình hay hình quả bom tượng trưng cho chiến tranh, chết chóc..

- Phần chữ: Thông thường chữ ngắn gọn, rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu..

- Tranh cổ động được chia làm các loại sau:

- Tranh cổ động phục vụ cho chính trị:

Vận động đI bầu cử, đại hội Đảng, Đoàn..

(4)

- Tranhcổ động về thương mại: Giới thiệu sản phẩm…

- Tranh cổ động về văn hoá, y tế, giáo dục, thể thao, môi trường…

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách tạo dáng và trang trí mặt nạ - Mục tiêu:

+ HS biết cách sắp xếp mảng chữ và mảng hình để tạo được một bức tranh cổ động phù hợp với nội dung đã chọn

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, quan sát, đánh giá.

- Phương pháp: trực quan, vấn đáp - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Thời gian: 5 phút

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

- GV gợi ý HS chọn nội dung và tìm hình ảnh để vẽ tranh cổ động: phòng chống bệnh thế kỷ AIDS và ma tuý;

HS phòng bệnh răng, miệng; mừng ngày khai giảng,…

? Để vẽ tranh cổ động ta cần tiến hành mấy bước?

+ Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ ?

+ Dùng chữ kiểu nào cho phù hợp?

+ Sắp xếp mảng hình và mảng chữ ntn cho đẹp?

II. Cách vẽ tranh cổ động B1: Tìm hiểu nội dung.

B2: Tìm mảng chữ và các mảng hình minh họa.

(5)

B3: Tìm hình và vẽ hình.

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành - Mục tiêu:

+ Vẽ được một tranh cổ động.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, quan sát, thực hành.

- Phương pháp: trực quan

- Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hoàn tất nhiệm vụ - Thời gian: 27 phút

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

- GV nhắc yêu cầu của bài tập: Vẽ tranh cổ động (theo ý thích) và giúp HS tìm và chọn nội dung đề tài. Cụ thể là:

+ Phòng chống ma tuý;

+ Môi trường xanh, sạch, đẹp,…

- GV gợi ý HS tìm:

+ Hình ảnh chính, phụ;

+ Sắp xếp các mảng hình, mảng chữ;

+ Màu sắc,…

III. Thực hành

* Vẽ một bức tranh cổ động với nội dung đề tài tự chọn

- Khuôn khổ: Thực hiện trên giấy A4 (vở vẽ)

- Màu sắc: Tự chọn

+ Yêu cầu: Vẽ 2 phác thảo kích thước 8cm x 10cm

(6)

- GV giúp HS làm bài. Cố gắng hoàn thành hình vẽ vào tiết 1.

4. Củng cố (3phút)

- GV gợi ý HS trao đổi qua các câu hỏi:

+ Tranh cổ đông có đặc điểm gì?

+ Mảng hình và mảng chữ có trong tranh cổ động ntn?

+ Vì sao tranh cổ động lại đươc đặt ở nơi công cộng?

+ Em có suy nghĩ gì về màu sắc trong tranh cổ động?

- GV gợi ý HS nhận xét tranh cổ động ở trang 142- 143 SGK và thu bài chấm 15 phút.

Loại đạt:

- Vẽ đúng yêu cầu bài vẽ.

- Hình ảnh và đường nét mang tính tượng trưng cao, gây được ấn tượng mạnh mẽ.

- Vẽ rõ hình ảnh chính, phụ, dễ nhìn và dễ hiểu.

Loại chưa đạt: Không đạt những yêu cầu trên.

5. Hướng dẫn về nhà (1phút) Chuẩn bị bài học sau:

+ Hoàn thành phác thảo đen trắng + Chuẩn bị dụng cụ: màu vẽ, bút vẽ

+ Sưu tầm bài viết, tranh ảnh cổ động của các hoạ sĩ:

V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

1.Nội dung:………

2. Phương pháp:………

3. Sử dụng thiết bị:………

4. Thời gian:………

………

Duyệt, ngày 25 tháng 2 năm 2019 Tổ phó

(7)

Ngô Thị Thùy Linh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất