• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 3/03/2021 Ngày giảng: 9/3/21

Tiết 47 SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN

( THẾ KỈ XVI - XVIII)

II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM - BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH - NGUYỄN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Tìm hiểu nguyên nhân các cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

- Hậu quả của các cuộc chiến tranh đối với dân tộc và sự phát triển của đất nước.

2. Kĩ năng

- Xác định vị trí, địa danh và trình bày diễn biến của các sự kiện lịch sử trên bản đồ - Đánh giá nguyên nhân dẫn đến nội chiến

3. Thái độ

- Bồi dưỡng cho Hs ý thức bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất đất nước, chống mọi âm mưu chia cắt lãnh thổ

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệmdfgb - Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên

- Sgk, giáo án,

- Bản đồ cuộc chiến tranh

- Bản đồ chiến tranh, máy chiếu,...

2. Học sinh

- Sgk, vở ghi, tìm hiểu bài trước ở nhà……

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, ...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, ...

IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức(1p)

2. Kiểm tra bài cũ(5p)

- Trình bày nguyên nhân và diễn biến phong trào khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?

3. Bài mới(35p)

* Hoạt động: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

(2)

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV đặt câu hỏi: Sự suy yếu của triều đình nhà Lê đã dẫn đến hậu quả gì?

- Dự kiến sản phẩm: cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới:

Nguyên nhân sâu xã của cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh là sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền, cụ thể là triều đình nhà Lê từ đầu TK XV. Vậy các cuộc chiến tranh đó đã để lại hậu quả gì, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

* Hoạt động: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Biết được nét chính về cuộc chiên stranh Nam -Bawbs triều và Trịnh Nguyễn.

- Phương pháp:Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm - Kĩ thuật: động não, kích thích tư duy, chia nhóm, tb 1p

- Thời gian: 25 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

Hoạt động 1 - Thời gian: 15p

- Mục tiêu: Nội dung của chiến tranh Nam-Bắc triều.

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, ...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, … B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi

- Trình bày nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc chiến tranh Nam -bắc triều

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc phần 1 SGK GV: Gọi HS đọc SGK

? Sự suy yếu của nhà Lê đã thể hiện ntn?

- Triều đình PK rối loạn, các phe phái liên tục chém giết lẫn nhau

? Bắc triều được thành lập ntn?

GV: Mạc Đăng Dung là người xuất thân trong gia đình đánh cá ở Nghi Dương <Hải Phòng> trúng tuyển kì thi võ 1508 được tuyển vào quân tức vệ rồi thăng chức phó tướng. Ông khéo lợi dụng cơ hội thâu tóm quyền lực, củng cố địa vị rồi truất ngôi vua lập ra nhà Mạc thay nhà Lê.

H:Thảo luận.

1. Chiến tranh Nam - Bắc triều

- 1527 Mạc Đăng Dung lập ra nhà Mạc - Bắc triều.

- 1533 Nguyễn Kim vào Thanh Hóa lấy một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua -> Nam triều.

- Chiến tranh Nam-Bắc triều diễn ra hơn 50 năm.

Năm 1592 Nam triều

(3)

G:Thời Lê thế kỉ XVI với ông vua bất tài vô dụng, độc ác, đắm say sắc dục thì rõ ràng Triều Mạc là một vương triều mới có nhiều tiến bộ hơn.

Triều Mạc đã tạo ra được một thời gian dài ổn định tình hình trong nước.

“... Ban đêm không có trộm cướp, người buôn không phải mang vũ khí, của rơi ngoài đường không ai nhặt, cổng ngoài không đóng, thường xuyên được mùa to, trong cõi tạm yên lao động công nông, thương nghiệp phát triển, thi cử đều đặn <1527-1592> mở 22 khoa thi lấy đỗ 482 tiến sĩ, 13 trạng nguyên".

G:Triều Mạc thành lập chưa lâu thì Nguyễn Kim vào Thanh Hoá lập người họ Lê lên làm vua.

<Lê Duy Ninh- chính quyền này gọi là Lê Trung Hưng>. Thực ra quyền hành trong tay họ Nguyễn.

? Vì sao hình thành Nam triều?

- Nguyễn Kim và con cháu họ Lê không thần phục, Mạc Đăng Dung -> gây thế lực >< nhau.

G:Dùng bản đồ Việt Nam giới thiệu.

? Chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây ra hậu quả như thế nào?

- Gây thất thoát lớn về người, của, mùa màng bị tàn phá, dịch bệnh...

? Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh?

GV minh hoạ thêm: Nhân dân tiếp tục đi lính, đi phu, giai đoạn bi tàn:

“Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng hát nỉ non Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”

G:Sơ kết chuyển ý.

G:Sơ lược theo sgk.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

...

chiếm được Thăng Long chiến tranh chấm dứt.

* Hậu quả: Gây tổn thất lớn về người và của.

(4)

...…

Hoạt động 2 - Thời gian: 10p

- Mục tiêu: Nắm được nội dung của chiến tranh Trịnh-Nguyễn và sự chia cắt Đàng trong và Đàng ngoài.

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, ...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, … B1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi

- Trình bày nguyên nhân, diễn biến chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

? Sau chiến tranh Nam Bắc triều tình hình nước ta có gì thay đổi? ( Sự hình thành thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào?)

HS: Năm 1545 Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền của Nam triều.

-Nguyễn Hoàng con trai của Nguyễn Kim được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam xây dựng thế lực riêng. Khi ông chết, con ông tiếp tục công việc của cha mình không tuân theo họ Trịnh->ở Đàng Trong con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là chúa Nguyễn.

? Sự hình thành “Vua Lê- chúa Trịnh” ở đàng Ngoài như thế nào?

HS: Năm 1592, cuộc xung đột Nam –Bắc triều kết thúc về cơ bản, Trịnh Tùng xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê.Họ Trịnh nắm mọi quyền hành thống trị nhưng vẫn dựa vào danh nghĩa vua Lê, nhân dân gọi là “ Vua Lê- chúa Trịnh” ở Đàng Ngoài.

? Cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn đã diễn ra như thế nàơ?

HS:Đầu thế kỉ XVII chiến tranh giữa 2 thế lực bùng nổ hơn 50 năm, 7 lần không phân thắng bại, phải lấy sông Giang làm ranh giới phân chia đất nước.

? Cuộc chiến tranh Trịnh -Nguyễn đã dẫn tới hậu quả như thế nào?

-Hậu quả: chia cắt đất nước gây đau thương tổn hại cho dân tộc.

2. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng trong - Đàng ngoài

- Năm 1545 Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền Nam Triều

- Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận

Hoá,Quảng Nam -> Chúa Nguyễn

- Đầu thế kỉ XVII chiến tranh giữa 2 thế lực bùng nổ hơn 50 năm, 7 lần không phân thắng bại, phải lấy sông Giang làm ranh giới phân chia đất nước.

- Hậu quả: chia cắt đất nước gây đau thương tổn hại cho dân tộc.

(5)

? Tính chất của cuộc chiến tranh này?

HS:Phi nghĩa giành giật quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia đất nươc

? Nhận xét về tình hình chính trị, xã hội nước ra thế kỉ XVI-XVIII?

HS: -Thế kỉ XVII mất ổn định, rối ren, chính quyền PK trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát sinh sâu sắc-> nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra.

-Chiến tranh liên miên tàn khốc giữa các phe phái tập đoàn PK để lại những hậu quả nghiêm trọng, nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

...

...…

* Hoạt động:LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

- Phương pháp: vấn đáp, - Kĩ thuật: động não, tia chớp.

- Thời gian: 5 phút

Câu 1: Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn.

B. Nhà Mạc với nhà Lê.

C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.

D. Nhà Trịnh với nhà Mạc

Câu 2: Cuộc xung đột Nam – Bắc triều kết thúc, quyền lực của vua Lê như thế nào?

A. Mất hết quyền lực.

B. Vẫn nắm truyền thống trị.

C. Quyền lực bị suy yếu.

D. Cũng nắm quyền lực nhưng phải dựa vào chúa Trịnh.

Giải thích: Chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, vua Lê chỉ trên danh nghĩa, mất hết quyền lực.

(6)

Câu 3: Chiến tranh Nam – Bắc triều đã ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống nhân dân?

A. Mùa màng bị tàn phá nặng nề, ruộng đồng bị bỏ hoang, nhiều người chết đói.

B. Đất nước bị chia cắt.

C. Nông dân không tham gia vào chiến tranh nên không bị ảnh hưởng gì.

D. Nông dân nhân cơ hội này đứng lên lật đổ chính quyền nhà Mạc.

Giải thích: Chiến tranh Nam Bắc triều nổ ra tàn phá mùa màng, nhân dân bị bắt đi phu đi lính, ruộng đất bị bỏ hoang, nhân dân đói khổ phải phiêu tán khắp nơi.

Câu 4: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra trong thời gian nào?

A. Từ năm 1545 đến năm 1592.

B. Từ năm 1545 đến năm 1627.

C. Từ năm 1627 đến năm 1672.

D. Từ năm 1627 đến năm 1692.

Câu 5: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc với kết quả như thế nào?

A. Chiến thắng thuộc về họ Trịnh, họ Nguyễn bị lật đổ.

B. Chiến thắng thuộc về họ Nguyễn, họ Trịnh bị lật đổ.

C. Hai bên không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai đàng.

D. Hai thế lực phong kiến Trịnh và Nguyễn lần lượt bị nhà Tây Sơn đánh bại.

Giải thích: (SGK – tr.109)

Câu 6 : Ở Đàng Trong chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để:

A. lập làng, lập ấp phục vụ nhân dân.

B. khẩn hoang mở rộng vùng cai trị.

C. tăng cường thế lực của tầng lớp quan lại địa chủ với việc chiếm dụng nhiều đất đai.

D. củng cố cơ sở cát cứ.

Giải thích: Năm 1545, Nguyễn Kim bị giết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, tìm cách loại trừ thế lực của Nguyễn Kim. Nguyễn Hoàng là con trai của Nguyễn Kim thấy được mối đe dọa đã xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa và xây dựng cơ sở cát cứ của mình, tách khỏi sự phụ thuộc vào họ Trịnh.

Câu 7: Thể chế chính trị ở Đàng Ngoài được gọi là:

A. vua Lê.

B. chúa Trịnh.

C. chúa Nguyễn.

D. vua Lê – chúa Trịnh.

Giải thích: Ở Đàng Ngoài Họ Trịnh nắm toàn bộ quyền thống trị nhưng phải dựa vào danh nghĩa của vua Lê, nhân dân gọi là “vua Lê – chúa Trịnh”.

* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

(7)

- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay.

- Phương pháp: Vấn đáp, nhóm, thuyết trình.

- Kĩ thuật: Động não, kich thích tư duy, trình bày 1phut - Thời gian: 7p

Phân tích nguyên nhân trực tiếp và hậu quả của hai cuộc chiến tranh phong kiến lớn ở thế kỷ XVI và thế kỷ XVII theo các ý sau:

- Tên gọi

- Nguyên nhân trực tiếp - Hậu quả

Trả lời:

* Cuộc chiến thứ nhất:

- Tên gọi: Chiến tranh Nam - Bắc triều - Nguyên nhân trực tiếp:

+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc (Bắc triều).

+ Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc”(Nam triều).

=> Chiến tranh Nam - Bắc triều diễn ra.

- Hậu quả: sản xuất đình trệ, làng mạc bị tàn phá. Nhân dân đói khổ, bị bắt đi lính, đi phu.

* Cuộc chiến thứ hai:

- Tên gọi: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn

- Nguyên nhân trực tiếp: năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam.

=> Bùng nổ chiến tranh Trịnh - Nguyễn với hai thế lực ở hai miền.

- Hậu quả:

+ Đối với nhân dân: bị lôi kéo vào các cuộc chiến, li tán, đói khổ.

+ Đối với đất nước: ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Chia rẽ sức mạnh dân tộc khi có ngoại xâm đến.

* HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, SÁNG TẠO.

- Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học.

- Phương pháp: Vấn đáp, trình bày 1phut, nhóm, thuyết trình.

- Kĩ thuật: Động não, kich thích tư duy - Thời gian: 2p

? Trình bày những hiểu biết của em về cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

HS tham khảo thêm Link sau: https://www.youtube.com/watch?v=WhPODKnvof8 4. Hướng dẫn về nhà(1p)

- Học bài. Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/ 112

- Chuẩn bị : Bài 23: KINH TẾ - VĂN HÓA THẾ KỈ XVI - XVIII

(8)

+ Đọc bài, nghiê cứu nội dung phát triển kinh tế ( Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp)

V. Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: 3/3/21 Ngày giảng: 11/3/21

Tiết 48 Bài 23

KINH TẾ - VĂN HÓA THẾ KỈ XVI - XVIII I. KINH TẾ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hoá ở hai miền đất nước.

Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

- Tình hình TCN và TN ở thế kỉ này.

- Nhận rõ tiềm năng kinh tế của đất nước, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nông dân, thợ thủ công VN thời bấy giờ.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được các địa danh trên bản đồ Việt Nam

- Nhận xét được trình độ phát triển của lịch sử dân tộc từ thế kỉ XVI-XVIII 3. Thái độ

- Tôn trọng, có ý thức giữ gìn những sáng tạo của ông cha, thể hiện sức sống tinh thần của dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên

- Bản đồ Việt Nam, máy chiếu,...

- Tranh ảnh về bến cảng, Kinh Kì, Hội An,…

2. Học sinh

- Sgk, vở ghi, chuẩn bị bài ở nhà…

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, dạy học theo nhóm,...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia nhóm ...

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức(1p)

(9)

2. Kiểm tra bài cũ(5p) Câu hỏi:

- Nêu nguyên nhân của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều?

- Chiễn tranh Nam - Bắc triều và chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã gây ra hậu quả ntn?

4. Bài mới(35p)

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Tạo sự hứng thú tìm hiểu bài mới cho học sinh.

- Phương pháp: trực quan

- Kĩ thuật: kích thích tư duy, Tb 1p - Thời gian: 3p

- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:

+ Em hãy cho biết nội dung của bức tranh.

+ Những hình ảnh đó gợi cho em biết được địa danh nào ở của nước ta vào thế kỉ XVII?

+ Em có hiểu biết gì về sự của địa danh này?

- HS quan sát, trả lời Dự kiến sản phẩm

- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

+ Hình ảnh này là phủ Gia Định, được ra đời vào năm 1698 do Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam. Phủ Gia Định nay là Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Thành Phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh.

- Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Đây là một trong những biện pháp nhà Nguyễn để mở rộng thêm những vùng đất mới để phát triển nông nghiệp. Ta sẽ tìm hiểu nội dung đó qua bài học hôm nay.

* Hoạt động: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Biết được tình hình kinh tế của nước ta thế kỉ XVI - XVIII - Phương pháp:Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm - Kĩ thuật: động não, kích thích tư duy, chia nhóm, tb 1p

- Thời gian: 25 phút

(10)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1

- Thời gian: 15p

- Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm và so sánh được tình hình nông nghiệp giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, dạy học theo nhóm,...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia nhóm …

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài. Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Ngoài lại như vậy.

? Trình bày tình hình nông nghiệp ở Đàng Trong. Nêu nhận xét và cho biết vì sao nền nông nghiệp ở Đàng Trong lại có được sự phát triển như vậy.

(GV gợi ý, hướng dẫn HS thảo luận).

Bước 2: HS: Thực hiện nhiêm vụ

?: Trình bày tổng quát bức tranh kinh tế cả nước

? Thời Mạc Đăng Doanh KT ra sao?

G:Dùng bản đồ giúp học sinh xác định vị trí địa lí.

? ở Đàng ngoài, chúa Trịnh có quan tâm đế phát triển nông nghiệp không?

- Không chăm lo, tổ chức đê điều

- Ruộng đất công bị cường hào đem cầm bán

? Cường hào đem cầm bán ruộng đất công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân như thế nào?

- Nhân dân không có ruộng đất cày cấy, đói khổ-

> tha phương

? Em hãy kể tên một số vùng nhân dân gặp khó khăn

- Sơn Nam <Hà Đông> Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Phú Yên-> vùng đồng bằng bắc bộ, vùng Thanh Nghệ Tĩnh.

? ở Đàng Trong, chúa Nguyễn có quan tâm đến SX không? Nhằm mục đích gì?? (Vì sao kinh tế đàng trong phát triển hơn?)

- Ra sức khai hoang vùng Thuận - Quảng để củng cố XD cát cứ

- MĐ: XD KT giàu mạnh để chống đối lại họ

1. Nông nghiệp

Đàng Ngoài Đàng Trong - Chính quyền

không quan tâm đến sản xuất, thuỷ lợi.

- Ruộng đất bị cường hào chiếm, bỏ hoang.

-> Nông nghiệp suy sụp nghiêm trọng, đời sống nhân dân cực khổ.

- Chính quyền có nhiều biện

pháp khai

hoang, năng suất lao động cao.

- Nhiều thôn xóm mới được lập.

-> Nông nghiệp phát triển mạnh, đời sống nhân dân ổn định.

(11)

Trịnh

? Chúa Nguyễn có biện pháp gì để khuyến khích khai hoang?

- Cung cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp - ở Thuận Hoá, chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê cũ làm ăn

? Kết quả của chính sách đó?

- Số dân đinh tăng 126.857 - Số ruộng đất tăng 265.507

? Chúa Nguyễn đã làm gì để mở rộng đất đai, XD cát cứ?

? Phủ Gia Định gồm có mấy dinh? thuộc những tỉnh nào ngày nay?

H:Xác định trên bản đồ.

GV:Phủ Gia Định 2 dinh.

-Dinh Trần biên- Đồng Nai, Bà rịa Vũng Tàu, Bình Dương- Bình Phước.

-Dinh Phiên Trấn tp. Hồ Chí Minh; Long An;

Tây Ninh.

? Em hãy PT tính tích cực của chúa Nguyễn trong việc phát triển nông nghiệp.

- Lợi dụng thành quả LĐ để chống lại họ Trịnh, song những biện pháp của chúa Nguyễn thi hành có TD thúc đẩy nông nghiệp Đàng Trong phát triển mạnh (nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long năng suất lúa rất cao)

? Sự phát triển SX ảnh hưởng ntn đến XH?

- Hình thành tầng lớp địa chủ lớn chiếm ruộng đất. Nhưng nhìn chung đời sống nhân dân vẫn ổn định

? Em hãy nhận xét sự khác nhau giữa KT nông nhiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài?

- Đàng Ngoài ngừng trệ, Đàng Trong còn phát triển

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

(12)

...

...

Hoạt động 2 - Thời gian: 10p

- Mục tiêu: Hiểu được sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán.

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, dạy học theo nhóm,...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, chia nhóm …

B1: Chuyển giao nhiêm vụ

- Nhận xét về tình hìn thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Vì sao nông nghiệp phát triển không đồng đều nhưng thủ công nghiệp và thương nghiệp lại phát triển mạnh trên cả nước?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Dựa vào sgk và quan sát hình 51, em nhận xét gì về thủ công nghiệp thời kỳ này?

- Hs trả lời theo sgk và nhận xét.

- Gv bổ sung

+ Nhiều làng thủ công, nghề thủ công truyền thống ra đời.

+ Hàng thủ công chất lượng tốt. Bình gốm có hình dáng cân đối, hoa văn tinh tế.

Gv giới thiệu trên bản đồ vị trí các làng thủ công, phường thủ công nổi tiếng theo sgk/110.

- Hs xem hình 52 sgk

? Dựa vào kiến thức sgk và hình 52, em thấy thương nghiệp nước ta thời kỳ này phát triển như thế nào?

- Hs dựa vào sgk, nêu những nét chính, nhận xét.

- Gv bổ sung, xác định trên bản đồ vị trí các thành thị theo sgk/111, giảng thêm về Thăng Long, Hội An theo sgk.

Kết luận: thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh trên cả nước.

? Vì sao nông nghiệp phát triển không đồng đều nhưng thủ công nghiệp và thương nghiệp lại phát triển mạnh trên cả nước?

- Hs thảo luận nhóm nhỏ 2 phút, trả lời - Gv bổ sung, phân tích:

2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán

a. Thủ công nghiệp

- Xuất hiện nhiều làng thủ công nổi tiếng.

- Kỹ thuật được nâng cao, chất lượng tốt.

b. Thương nghiệp

- Xuất hiện nhiều chợ, phố.

- Nhiều thành thị lớn hình thành.

- Buôn bán với nước ngoài phát triển.

-> Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh trên cả nước.

(13)

+ Thủ công nghiệp ít bị ảnh hưởng vì tận dụng được sức lao động và phục vụ nhu cầu chiến tranh.

+ Thủ công nghiệp phát triển ->thương nghiệp phát triển: Trịnh, Nguyễn đều tăng cường mua vũ khí -> buôn bán với nước ngoài phát triển.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành ...

...

* Hoạt động:LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Sự khác nhau của kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ở 2 miền đất nước. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

- Phương pháp: vấn đáp, - Kĩ thuật: động não, tia chớp.

- Thời gian: 5 phút

*Dự kiến sản phẩm:

GV chuẩn bị đáp án đúng, nếu HS trả lời sai thì HS khác bổ sung và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

Câu hỏi: GV trình chiếu các câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm khách quan-HS trả lời

Nhận biết:

Câu 1:Ở Đàng Ngoài, thời Mạc Đăng Dung, khi chưa diễn ra chiến tranh Nam – Bắc triều đời sống nhân dân ra sao?

A. Đói khổ, bần cùng. C. Nhà nhà no đủ

B. Còn thiếu thốn. D.Nạn đói đe dọa thường xuyên Câu 2: Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập là đặc điểm nổi bật của nước ta thời

A. nhà Mạc. C. vua Lê B. Vua Lê- chúa Trịnh. D.chúa Nguyễn Câu 3: Thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong là

A. Hội An. B. Gia Định. C.Thanh Hà. D. Phố Hiến.

Thông hiểu

Câu 4:Đâu không phải là nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Đàng Ngoài bị phá hoại nghiêm trọng

A. xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến.

(14)

B. ruộng đất công bị thu hẹp, chế độ tô thuế nặng nề.

C. nạn tham quan hoành hành.

D. hạn hán, lũ lụt xảy ra

Câu 5: Chúa Nguyễn ở đàng Trong đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp

A.Khuyến khích phát triển kinh tế.

B. bắt nhân dân đóng thuế thuế.

C. cho nhân dân lập đồn điền.

D. bắt nhân dân đi phu đi lính Vận dụng:

Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển ngoại thương nước ta thế kỉ XVI- XVIII là do

A. Đại Việt có vùng biển dài thuận lợi cho thuyền buôn ra vào.

B. Đại Việt có nhiều sản vật quý hiếm, hàng thủ công chất lượng cao.

C. Đại Việt có nhiều phố chợ, đô thị.

D. Các chính quyền Trịnh- Nguyễn có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với thương nhân nước ngoài.

* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay.

- Phương pháp: Vấn đáp, nhóm, thuyết trình.

- Kĩ thuật: Động não, kich thích tư duy, trình bày 1phut - Thời gian: 5p

? So sánh sự phát triển kinh tế Đàng Trong và Đàng Ngoài ở thế kỉ XVI- XVIII?

* Nông nghiệp : - Đàng ngoài :

+ Thời Mạc Đăng Doanh no đủ được mùa

+ Khi chiến tranh diễn ra:nông nghiệp bị phá hoại ,mất mùa, đói kém,sa sút nghiêm trọng dân phiêu bạt đói khổ

+ Nguyên nhân : chính quyền trịnh ko quan tâm và do chiến tranh kéo dài nông nghiệp bị phá hoại

- Đàng trong

- Nông nghiệp phát triển rõ rệt, hình thành tầng lớp địa chủ mới .đầu thế kỷ XVIII nhân dân bắt đầu bần cùng nhưng ko nghiêm trọng như đàng ngoài

+ Nguyên nhân :các chúa nguyễn có nhiều chính sách khai hoang lập làng . năm 1698 lập phủ gia định có thêm nhiều làng . đều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp

? Vì sao nửa đầu thế kỉ XVIII, kinh tế Nông nghiệp Đàng Trong còn có điều kiện phát triển?

(15)

Đến nửa đầu thể kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong còn có điều kiện phát triển, vì:

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển,...

- Cính quyền chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp như:

+ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

+ Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

=> Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.

* HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, SÁNG TẠO.

- Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học.

- Phương pháp: Vấn đáp, trình bày 1phut, nhóm, thuyết trình.

- Kĩ thuật: Động não, kich thích tư duy - Thời gian: 2p

Câu 1. Em hãy nêu tên các làng nghề thủ công hiện nay ở Quảng Nam ?

- Làng trống Lâm Yên. Lâm Yên nay là ấp Nam xã Ðại Minh, huyện Ðại Lộc, tỉnh Quảng Nam. …

- Làng hoa trái Đại Bường. Làng hoa trái Đại Bường thuộc xã Quế Trung, huyện Quế Sơn. ...

- Làng mộc Kim Bồng. ...

- Làng đúc đồng Phước Kiều. ...

- Làng gốm Thanh Hà ...

- Làng dệt lụa Duy Trinh. ...

- Làng chiếu cói Thạch Bàn. ...

- Làng rau Trà Quế

? Em biết gì về thành phố cảng Hội An.

HS tham khảo đường link sau:

http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3090/11506/thuong-cang-hoi-an-cua-ngo- giao-thuong-cua-xu-djang-trong-viet-nam.html

4. Hướng dẫn về nhà(1p)

- Học bài. Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/ 112 - Chuẩn bị : Bài 23: Phần II: VĂN HÓA V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về giải bài toán bằng Cách lập phương trình.. - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Mục tiêu: Tìm hiểu về định lý khai phương một thương vận dụng kiến thức vào bài tập - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm..

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN đã học vào các bài tập Công thức tổng quát đưa thừa số ra ngoài dấu căn, đưa thừa số vào trong

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN đã học vào các bài tập - Hệ thống lại các kiến thức đó ôn tập và các dạng bài tập đó giải.. - Yêu cầu HS suy nghĩ 1’