• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 25 NS: 3/3/2022

NG: Thứ 2 ngày 7 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 134: LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc, viết các số có năm chữ số (trong năm chữ số đó có chữ số 0).

- Xếp đúng thứ tự của các số có năm chữ số tròn nghìn. Làm tính với số tròn nghìn, tròn trăm.

- Rèn kĩ năng đọc, viết các số có 5 chữ số, làm tính với số tròn nghìn, tròn trăm cho học sinh. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. Giáo dục HS yêu thích học toán.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ bài tập - HS: SGK; vở

III Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hoc sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Trò chơi: Bắn tên.

+ GV phổ biến luật chơi: HS 1 viết số có năm chữ số giơ lên rồi chỉ định bạn đọc số đó. Nếu HS này đọc đúng thì có quyền và chỉ định bạn bất kì đọc số mình đưa ra; cứ làm như vậy đến hết thời gian tổ chức trò chơi.

- Tổng kết trò chơi, tuyên dương bạn chơi tốt.

- Giới thiệu, dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25 phút)

Bài 1: Viết (theo mẫu). Cá nhân-Cả lớp + Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài.

+ Số 62.070 gồm mấy chục nghìn? mấy nghìn? mấy trăm? mấy chục? mấy đơn vị?

+ Cần lưu ý gì khi đọc số 71 001?

+ Nêu lại cách đọc, viết các số có năm chữ số?

* GV củng cố cách đọc các số, số có chữ số 0 ở hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

- Học sinh tham gia chơi theo hướng dẫn của GV.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS lên chia sẻ kết quả trước lớp.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- 3 HS nêu.

* Dự kiến KQ:

Viết số Đọc số

16 500 Mười sáu nghìn năm trăm.

62 007 Sáu mươi hai nghìn không trăm linh bảy.

(2)

Bài 2: Viết (theo mẫu): Cá nhân-Cặp đôi - Cả lớp.

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó chia sẻ theo cặp.

- GV gọi 2 cặp HS lên bảng, yêu cầu 1 HS đọc, 1 HS viết số.

- Nhận xét, chữa bài.

+ Nêu cách viết các số có năm chữ số.

- GV củng cố cách viết các số có năm chữ số.

Bài 4: Tính nhẩm (Cá nhân-Cả lớp) - Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

- Gợi ý một số câu hỏi:

+ Nêu cách nhẩm 300 + 2000 2 ? + Em nhẩm thế nào với 4000 - (2000 - 1000) ?

+ Nêu nhận xét: 8000 – 4000 2= 0 và (8000 – 4000) 2 = 8000? Vì sao kết quả khác nhau?

+ Vận dụng những quy tắc nào để tính nhẩm?

62 070 Sáu mươi hai nghìn không trăm bảy mươi.

71 010 Bảy mươi mốt nghìn không trăm mười.

71 001 Bảy mươi mốt nghìn không trăm linh một.

- HS nêu.

- HS làm vào vở => chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp.

- Cả lớp theo dõi. Chữa bài.

- HS trả lời.

*Dự kiến KQ:

Đọc số Viết số

Tám mươi bảy nghìn một trăm mười lăm

87 115 Tám mươi bảy nghìn không trăm

linh một. 87 001

Tám mươi bảy nghìn năm trăm. 87 500

Tám mươi bảy nghìn 87 000

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS tự làm bài, 2 HS làm phiếu.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS hỏi đáp chia sẻ với bạn

- HS nêu: Nhẩm 2000 nhân 2 = bằng 4000; 300 cộng 4000 bằng 4300.

- HS: 2000 trừ 1000 bằng 1000; 4000 trừ 1000 bằng 3000.

- Các số và dấu phép tính giống nhau.

Khác: Biểu thức thứ hai có dấu ngoặc đơn, kết quả khác nhau do phải thực hiện thứ tự các phép tính khác nhau.

- HS nêu

*Dự kiến KQ:

a) 4000 + 500 = 4500;

6500 – 500 = 6000 300 + 2000 2 = 4300 1000 + 6000 : 2 = 4000

b) 4000 - (2000 - 1000) = 3000 4000 – 2000 + 1000 = 3000

(3)

* Củng cố cách tính nhẩm phép tính với các số có bốn chữ số.

3. Hoạt động vận dụng: (10 phút) Bài 3: Mỗi số ứng với vạch nào? (Cá nhân-Cả lớp)

- Yêu cầu HS quan sát tia số, trả lời:

+ Vạch đầu tiên trên tia số là vạch nào?

Vạch này tương ứng với số nào?

+ Vạch thứ hai trên tia số là vạch nào?

Vạch này tương ứng với số nào?

+ Vậy hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

- Yêu cầu HS làm tiếp.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

* PÁ 2: HĐ nhóm 4

Kĩ thuật khăn trải bàn (N4)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS thực hiện theo ba bước của kĩ thuật khăn trải bàn

- GV gợi ý cho HS chậm nêu lại cách nối để hoàn thành BT.

=> GV lưu ý động viên HS tương tác, chia sẻ với nhóm.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

* Củng cố, dặn dò:

- GV viết 2 số có 5 chữ số, yêu cầu HS đọc.

- dặn dò: Ôn lại bài; chuẩn bị bài sau

"Số 100 000 - Luyện tập"

- HS đọc yêu cầu.

- Cả lớp quan sát, trả lời:

+ Vạch đầu tiên trên tia số là vạch A tương ứng với số 10 000

+ Vạch thứ hai trên tia số là vạch B tương ứng với số 11000

+ Hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau 1000 đơn vị.

- 1 HS lên bảng, cả lớp cùng làm.

- Nhận xét, chữa bài.

- HS nêu yêu cầu bài tập

+ HS làm cá nhân (góc phiếu cá nhân) + HS thảo luận KQ, thống nhất KQ ghi vào phần phiếu chung

+ Đại diện HS chia sẻ trước lớp + Các nhóm khác bổ sung Dự kiến KQ:

A B C D E G ... K

10000 11000 12000 13000 14000 15000...18 000

- 2 HS đọc.

Tập đọc - Kể chuyện

SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc đúng, rành mạch, đọc trôi chảy toàn bài.

- Luyện đọc đúng các từ khó và dễ lẫn: du ngoạn, khóm lau, duyên trời, nô nức làm lễ….

- Ngắt nghỉ hơi sau các cụm từ và dấu câu, biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ trong bài.

- Hiểu bài ca ngợi Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với đất nước.

Hằng năm nhân dân ta lại mở hội để tưởng nhớ đến công ơn ông.

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

(4)

- Yêu thích các lễ hội có ở đại phương. Thích tìm hiểu về các lễ hội. Yêu thích môn học.

- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

* HSNK: Đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện đúng nội dung.

II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài - Thể hiện sự cảm thông.

- Đảm nhận trách nhiệm.

- Xác định giá trị.

III. Đồ dùng dạy học

- GV: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa, SGK - HS: SGK

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV cho HS tham gia trò chơi “Hộp quà bí mật”

- GV đưa ra 3 hộp quà màu khác nhau, trong mỗi hộp quà là nội dung đọc bài

“Hội đua voi ở Tây Nguyên”.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Cho lớp quan sát tranh trong SGK.

+ Bức tranh vẽ gì?

- GV nhận xét và giới thiệu bài: Chàng trai trong bức tranh là ai? Chàng có đóng góp gì cho đất nước, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (35p)

1. Luyện đọc a. Đọc mẫu

- GV đọc diễn cảm toàn bài và nêu giọng đọc.

b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* HS luyện đọc từng câu

- Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp.

- Theo dõi sửa phát âm cho HS.

* HS đọc nối tiếp từng đoạn - Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp.

- Kết hợp hướng dẫn HS ngắt nghỉ ở những câu dài.

- Kết hợp hướng dẫn giải nghĩa các từ.

- HS lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn

- Mỗi HS chọn hộp quà rồi đọc nội dung bài đọc trong hộp quà đó.

- HS quan sát tranh trong SGK

+ Bức tranh vẽ một chàng trai đang đứng dưới sông, xa xa là đoàn thuyền đang tiến tới gần.

- Lắng nghe.

- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài.

- Lớp nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp. (2 lượt)

- 4HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. (2 lượt)

- Tìm hiểu nghĩa của các từ: Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hóa lên trời, hiển linh.

(5)

* Luyện đọc đoạn trong nhóm - Gọi các nhóm đọc thể hiện.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gọi 1 HS đọc cả bài.

2. Tìm hiểu bài

- Yêu cầu 1 em đọc đoạn 1, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:

+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó?

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.

+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?

+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?

- Yêu cầu HS đọc thầm 3.

+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì?

- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4.

+ Nhân dân ta đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?

+ Hãy nêu nội dung câu chuyện?

C. Hoạt động luyện tập, thực hành (35p)

3. Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm đoạn 2.

- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.

- Mời 3 HS thi đọc đoạn văn.

- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.

- HS luyện đọc trong nhóm (2p).

- 2 nhóm đọc thể hiện. Lớp nhận xét.

- 1 em đọc lại cả bài.

- 1 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:

+ Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khổ mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử quấn khố chôn cha còn mình thì ở không.

- Lớp đọc thầm đoạn 2 câu chuyện.

+ Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập vào bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm ngay chỗ đó. Nước làm trôi cát lộ ra Chử Đồng Tử công chúa bàng hoàng.

+ Công chúa cảm động khi biết tình cảnh của chàng và cho rằng duyên trời đã sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.

- Đọc thầm đoạn 3.

+ Truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hóa lên trời Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.

- Đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi.

+ Nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hàng năm suốt mấy tháng mùa xuân cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, tưởng nhớ công lao của ông.

+ Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước. Nhân dân rất kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử...

- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.

- HS theo dõi.

- 3 em thi đọc lại đoạn 2.

- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.

- 1 em đọc cả bài.

(6)

- Mời 1 HS đọc cả bài.

4. Kể chuyện

a. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào các tranh sau đây, em hãy đặt tên và kể lại từng đoạn truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.

- Gọi HS nêu lại nhiệm vụ.

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, nhớ lại ND từng đoạn truyện và đặt tên cho từng đoạn đó.

- Gọi HS nêu kết quả.

- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng.

b. Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện:

- Nhắc học sinh quan sát tranh nhắc lại gợi ý 4 đoạn của câu chuyện, kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm 4.

- Mời các nhóm HS dựa vào từng bức tranh theo thứ tự nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt.

D. Hoạt động vận dụng (5p) + Hãy kể tên các lễ hội mà em biết?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau.

- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học.

- 1HS nêu.

- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa và đặt tên.

- Một số HS nêu kết quả, cả lớp bổ sung:

+ Tranh 1: Cảnh nghèo khổ/ Tình cha con….

+ Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kì lạ ….

+ Tranh 3: Truyền nghề cho dân … +Tranh 4: Tưởng nhớ/ Uống nước nhớ nguồn …

- HS luyện kể từng đoạn theo nhóm 4.

- 3 nhóm HS lên dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp.

- HS nhận xét, bình chọn bạn kể tốt.

+ Lễ hội Yên Tử; Lễ hội Bạch Đằng; Lễ hội Tiên Công; ...

- Lắng nghe.

NS: 3/3/2022

NG: Thứ 3 ngày 8 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 135: SỐ 100 000 - LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc và viết được số 100 000. Tìm được số liền sau của số 99 999 là số 100 000.

- Đọc, viết đúng và xếp được thứ tự các số có năm chữ số.

(7)

- Rèn kĩ năng tìm số liền trước và liền sau của một số có năm chữ số, vận dụng tính nhẩm trong giải toán. Giáo dục HS chăm học và yêu thích môn toán.

* HSNK làm thêm bài 3/dòng 4, 5.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa có ghi số 10 000, bảng phụ; SGK.

- HS: Bộ đồ dùng học toán.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (5 phút):

- Trò chơi : Hộp thư may mắn

+ GV chuẩn bị một hộp giấy bên trong ghi sẵn nội dung yêu cầu HS cần thực hiện.

+ HS vừa hát vừa chuyển hộp giấy. Chủ trò yêu cầu dừng thì HS đang cầm mở hộp ra và đọc yêu cầu mảnh giấy mà em lấy được.

VD. Đọc số: 52105;...; Viết số: mười sáu nghìn một trăm linh một,...

+ HS trả lời đúng tiếp tục chơi tiếp, HS trả lời sai thì sẽ phạt.

- GV nhận xét, tuyên dương HS chơi tốt.

*GV tóm tắt và dẫn dắt giới thiệu vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (8 phút)

- GV giới thiệu cho HS số 100.000

- GV gắn 8 tấm bìa có ghi số 10 000 lên bảng.

- GV yêu cầu HS cho biết: Có mấy chục nghìn?

- GV gắn tiếp một tấm bìa có ghi số 10 000, hỏi:

+ Tám chục nghìn thêm một chục nghìn là mấy chục nghìn?

- GV yêu cầu HS lấy thêm một tấm bìa ghi số

10 000 đặt vào cạnh 9 tấm bìa lúc trước, hỏi:

+ Chín chục nghìn thêm một nghìn nữa là bao nhiêu?

- GV nêu: vì mười chục là một trăm nên mười chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn.

- GV ghi bảng: 100.000 và cho HS đọc lại nhiều lần.

- GV chỉ vào từng số cho HS đọc lại:

+ Bảy chục nghìn, tám chục nghìn,…

+ Bảy mươi nghìn, tám mươi nghìn, …

- HS tham gia chơi cả lớp.

- Lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Lớp theo dõi.

- Mười nghìn.

+ HS nêu: chín chục nghìn.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

+ HS nêu: là mười chục nghìn.

- Nhiều HS đọc: một trăm nghìn.

- HS cả lớp đọc.

(8)

- GV chỉ vào số 100 000 và hỏi:

+ Số 100 000 gồm mấy chữ số?

+ Số một trăm nghìn gồm những chữ số nào?

-> GV: Số 100 000 là số nhỏ nhất có 6 chữ số.

3. HĐ luyện tập, thực hành (20 phút):

Bài 1: Số? Cả lớp - Cá nhân - Cả lớp.

- Yêu cầu HS đọc dãy số (a)

+ Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm bao nhiêu đơn vị?

+ Vậy số nào đứng sau số 20.000?

- Yêu cầu HS điền tiếp vào các dãy số còn lại.

- Nhận xét, chữa bài.

+ Nêu nhận xét các dãy số vừa điền hoàn thiện.

+ Nêu quy luật của từng dãy số?

* Củng cố về thứ tự các số có năm chữ số.

Bài 2: Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch:

+ Số 100 000 gồm 6 chữ số, chữ số đầu tiên là chữ số 1 và tiếp theo nó là 5 chữ số 0

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS: ...bằng số đứng liền trước thêm 10 000 (một chục nghìn).

- Số 30 000.

- Nhận xét.

- HS làm bài.

- 4 HS lên bảng, cả lớp cùng làm.

- Nhận xét, chữa bài.

- 2 HS đọc to các dãy số.

- HS nêu:

Dãy a là các số tròn chục nghìn, bắt đầu từ 10 000; Dãy b là các số tròn nghìn, bắt đầu từ 10 000; Dãy c là các số tròn trăm, bắt đầu từ 18 000; Dãy d là các số tự nhiên liên tiếp, bắt đầu từ 18 235.

* Dự kiến đáp án:

a, 10.000, 20.000, 30.000, 40.000, …. 100.000

b, 10.000, 11.000, 12.000, ….

20.000

c, 18.000, 18.100, 18.200, … 19.000

d, 18.235, 18.236, 18.237, … 18.240

- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc

(9)

Cả lớp - Cá nhân - Cả lớp.

+ Bài tập yêu cầu làm gì?

+ Vạch đầu tiên trên tia số biểu diễn số nào?

+ Trên tia số có tất cả bao nhiêu vạch?

+ Vạch cuối cùng biểu diễn số nào?

+ Vậy 2 vạch biểu diễn hai số liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu HS đọc các số trên tia số.

* GV chốt.

Bài 3: Số? Cặp đôi - Cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Thảo luận theo cặp.

- 2 đội thi tiếp sức.

- Nhận xét, tuyên dương đội thắng.

+ Nêu cách tìm số liền trước (liền sau) của 1 số?

Dòng 4, 5 hướng dẫn HS làm.

+ Số liền sau số 99999 là bao nhiêu?

- GV: Số 100 000 là số có sáu chữ số nhỏ nhất, nó đứng liền sau số 99999 là số lớn nhất có năm chữ số.

* GV chốt về quy luật của dãy số.

4. Hoạt động vận dụng: (10 phút) Bài 4: ( Cặp đôi – Cả lớp)

- Gọi HS đọc bài toán.

thầm.

- HS quan sát tia số.

- Điền số thích hợp vào dưới mỗi vạch trên tia số.

- HS: Số 40 000.

- Có 7 vạch.

- Số 100 000.

- Hơn kém nhau 10 000

- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vở.

- Nhận xét, chữa bài.

- Nhiều HS đọc.

* Dự kiến đáp án:

- Các số cần điền : 50000, 60000, 70000, 80000, 90000 - 2 HS đọc yêu cầu

- HS thảo luận cặp, cử hai đội lên thi tiếp sức.

- Nhận xét, chữa bài.

- HS nêu: Số liền trước bớt đi 1 đơn vị, số liền sau thêm 1 đơn vị.

- HS tự làm bài vào vở.

- 2 HS đứng tại chỗ đọc lại.

- HS: Số liền sau số 99999 là số 100 000.

* Dự kiến đáp án:

Số liền

trước Số đã

cho Số liền sau 12 533 12 534 12 535 43 904 43 905 43 906 62 369 62 370 62 371 39 998 39 999 40 000 99 998 99 999 100 000

- 2 HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.

- HS trả lời các câu hỏi.

- HS tóm tắt bài toán.

(10)

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

Tóm tắt:

+ Có : 7000 chỗ + Đã ngồi : 5000 chỗ + Chưa ngồi : … chỗ?

- Y/cầu HS tự làm bài sau đó trao đổi theo cặp.

- Nhận xét, nêu câu lời giải khác.

- GV nhận xét, chữa bài.

* Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS tìm số liền trước, liền sau của 25 000, 36 900, 9999.

+ Hệ thống kiến thức toàn bài.

- GV nhận xét tiết học, dặn dò.

- HS làm bài.

- Chia sẻ kết quả trước lớp - HS đổi chéo vở kiểm tra.

- Nhận xét.

* Dự kiến đáp án:

Bài giải:

Số chỗ chưa có người ngồi là:

7000 - 5000 = 2000 (chỗ)

Đáp số: 2000 chỗ ngồi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Chính tả

Tiết 52. RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO I. Yêu cầu cần đạt

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài

“Rước đèn ông sao”.

- Viết đúng và nhớ cách viết các tiếng có chứa âm đầu dễ lẫn d/ r/ gi; không mắc quá 5 lỗi.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ làm BT2a.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu

- Yêu cầu 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp các từ.

- Nhận xét, đánh giá chung.

- GV nêu mục tiêu bài, giới thiệu vào bài.

- Hướng dẫn HS viết đầu bài.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

1. Hướng dẫn nghe viết

- 2 em lên viết các từ. Lớp viết vào nháp:

dập dềnh, giặt giũ, cao lênh khênh, bện dây, bến tàu, bập bênh …

- Lớp lắng nghe giới thiệu bài.

(11)

a. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài viết

- Đọc đoạn chính tả 1 lần.

- Yêu cầu học sinh đọc lại bài, cả lớp đọc thầm.

+ Đoạn văn tả gì?

b. Hướng dẫn HS viết hoa

+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?

c. Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS nêu và luyện viết từ khó vào nháp.

- Gọi HS đọc lại các từ vừa nêu C. Hoạt động luyện tập, thực hành d. Viết chính tả

- Đọc cho học sinh viết bài vào vở.

e. Soát lỗi

- GV đọc lại bài, yêu cầu HS soát bài.

- Yêu cầu kiểm tra vở cặp đôi.

g. Chữa bài

- GV ghi nhận xét 3 - 5 vở, rút kinh nghiệm chung.

3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2a:

- Nêu yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2a.

- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân.

- Dán 3 bảng phụ lên bảng.

- Yêu cầu 3 nhóm lên thi tiếp sức. Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả.

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào VBT.

D. Hoạt động vận dụng

- Tổ chức cho HS viết các từ có âm đầu d/ r / gi

- Giáo viên nhận xét - GV đánh giá tiết học.

- Về nhà chuẩn bị trước bài.

- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.

- 2 học sinh đọc lại bài.

- Lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.

+ Mâm cỗ đón tết trung thu của Tâm.

+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu và tên Tết Trung thu, Tâm.

- HS nêu và viết từ khó vào nháp:

bập bùng trống ếch, mâm cỗ, ...

- HS đọc phân tích các từ

- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.

- Nghe đọc lại và tự sửa lỗi.

- Từng cặp soát lỗi chéo cho nhau.

- HS lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 2 em đọc lại yêu cầu bài tập.

- HS thực hiện.

- Cả lớp thực hiện tự làm bài.

- HS theo dõi.

- 3 nhóm lên bảng thi làm bài.

- Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất.

- Lớp làm vào VBT theo lời giải đúng:

+ r: rổ, rá, rựa, rương, rùa,rắn, rết,…

+ d: dao, dây, dê, dế,...

+ gi: giường, giá sách, giáo mác, (áo) giáp, giày da, giấy, giẻ (lau), (con) gián, giun,...

- 3 Hs lên bảng thi viết.

- HS theo dõi và nhận xét - Lắng nghe và thực hiện

(12)

NS: 3/3/2022

NG: Thứ 4 ngày 9 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 136: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 I. Yêu cầu cần đạt

- So sánh được các số trong phạm vi 100 000.

- Tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có 5 chữ số.

- GDHS yêu thích môn học. Vận dụng được tính toán vào cuộc sống thực tế.

- Học sinh phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Máy chiếu, Bảng phụ.

- HS: Vở ô li.

III. Hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3-5 phút) - Tổ chức trò chơi: Hòm thư di động + GV phổ biến luật chơi, cách chơi:

Cả lớp hát bài hát sau đó cùng nhau truyền một hộp thư. Khi kết thúc bài hát hộp thư trên tay ai, bạn đấy sẽ là người bốc thăm và trả lời câu hỏi:

+ Tìm các số có 4 chữ số?

+ So sánh số có 4 chữ số sau: 3957 và 3989 + Nêu lại quy tắc so sánh các số trong phạm vi 10 000?

- GV nhận xét, đánh giá.

+ Qua trò chơi vừa rồi các con được ôn lại kiến thức gì?

- GVKL: Qua trò chơi đã giúp các con củng cố lại các số trong phạm vi 10000 và so sánh các số có 4chữ số. Vậy so sánh các số trong phạm vi 100000 như thế nào cô trò mình cùng tìm hiểu bài bài học ngày hôm nay.

- GV viết tên bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10-12 phút)

+ HS tham gia trò chơi

+ 1278, 2787, 6574, 5621...

+ 3957< 3989

+ Đầu tiên ta so sánh số các chữ số của các số với nhau. Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại. Nếu các số có các chữ số bằng nhau thì ta so sánh từng cặp chữ số có cùng hàng từ trái sang phải.

+ Ôn về các số trong phạm vi 10000 và so sánh các số có ba chữ số.

- HS nhắc lại tên bài.

(13)

a. So sánh hai số có số các chữ số khác nhau.

- Ghi bảng: 99 999....100 000 và yêu cầu HS điền dấu >; <; =.

- Vì sao điền dấu <?

GV: Khi so sánh 2 số tự nhiên với nhau ta có thể so sánh về các chữ số của 2 số đó với nhau.

- Học sinh so sánh 100 000.... 99 999?

b. So sánh 2 số có cùng số chữ số.

- Ghi bảng: 76200....76199 và yêu cầu HS so sánh?

+ Vì sao ta điền như vậy?

+ Khi so sánh các số có 4 chữ số với nhau ta so sánh như thế nào?

- Nêu cách so sánh các số có 5 chữ số?

- GV: Với các số có năm chữ số chúng ta cũng so sánh như vậy.Khi so sánh các số trong phạm vi 100 000 ta cần lưu lưu ý:

+ Số nào nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn.

+ Nếu 2 số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải.

- HS nêu:

99 999 < 100 000

- Vì: 99 999 có ít chữ số hơn 100 000

- 100000 > 99 999

+ HS nêu: 76200 > 76199

+ Vì số 76200 có hàng trăm lớn hơn số 76199

- HS nêu:

+ Ta so sánh từ hàng nghìn. Số nào có hàng nghìn lớn hơn thì lớn hơn.

+ Nếu hai số có hàng nghìn bằng nhau thì ta so sánh đến hàng trăm. Số nào có hàng trăm lớn hơn thì lớn hơn.

+ Nếu hai số có hàng trăm bằng nhau thì ta so sánh đến hàng chục. Số nào có hàng chục lớn hơn thì lớn hơn.

+ Nếu hai số có hàng chục bằng nhau thì ta so sánh đến hàng đơn vị. Số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn.

+ Nếu hai số có hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.

- HS nêu : - Nghe

(14)

+ Nếu hai số ở cùng chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10- 15 phút)

Bài 1: Cá nhân-Cả lớp - Đọc yêu cầu.

- HS làm bài.

- HS nhận xét.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Vì sao 4589 < 10 001?

+ Vì sao 35 276 > 35 275?

=> GV: Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 100 000.

Để các con nắm chắc hơn về cách so sánh các số trong phạm vi 100 000 thì cô trò mình cùng chuyển sang bài tập 2.

Bài 2: Nhóm đôi - Cả lớp - Đọc yêu cầu: > ; <; =

- Học sinh hoạt động nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét, đánh giá.

+ Vì sao 89 156 < 98 516?

+ Vì sao 79 650 = 79 650?

=>GV: Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 100 000. Vậy khi tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có 5 chữ số chúng ta phải làm như thế nào thì cô trò mình cùng chuyển sang bài 3.

Bài 3: Cá nhân-lớp

- Đọc yêu cầu: Tìm số lớn nhất, số bé nhất.

- HS làm bài vào vở, bảng phụ.

- Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài, 2HS làm bảng phụ.

4589 < 10 001 35276 > 35275 8000=7999+1 99999 < 100000 3527 > 3519 86 573 < 96 573 + Vì số 4589 có 4 chữ số, còn số 10 001 có năm chữ số.

+ 35276 > 35 275 vì hai số có hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục bằng nhau nhưng hàng đơn vị 6> 5.

- 1 HS đọc.

- Hoạt động nhóm đôi.

- Đại diện 2 nhóm trình bày.

89156<98516 67628<67728 69731>69713 89999<90000 79650=79650 78659>76860 + Vì số 89 156 có hàng nghìn là 8, còn số 98516 có hàng nghìn là 9.

+ 79 650 = 79 650 vì hai số có hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị bằng nhau.

- 1 HS đọc

- HS làm bài, 2 HS làm bảng phụ.

(15)

+ Vì sao số 92386 là số lớn nhất trong dãy số?

+ Tại sao số 54 370 là số nhỏ nhất trong dãy số?

+ Muốn tìm được số lớn nhất, số bé nhất ta làm như thế nào?

=>Củng cố về so sánh trong tìm ra số lớn nhất, bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có 5 chữ số.

4. Hoạt động vận dụng (5 -7 phút) Bài 4: Cá nhân

- Đọc yêu cầu.

- HS làm vở ô ly, bảng phụ.

- Nhận xét.

+ HS giải thích cách sắp xếp?

=> KL: Củng cố cho học sinh so sánh các số trong phạm vi 100 000 để sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé các số trong dãy số.

* Củng cố- dặn dò

- Nêu cách so sánh số có năm chữ số?

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

a) Số 92386 là số lớn nhất.

b) Số 54370 là số bé nhất.

+ Số 92 386 có hàng chục nghìn lớn nhất.

+ Số 54 370 có hàng chục nghìn nhỏ nhất.

+ Ta cần so sánh các số với nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài, 2 HS làm bảng phụ

a. Số thứ tự từ bé đến lớn là:

8258; 16 999; 30 620; 31 855.

b. Số thứ tự từ lớn đến bé 76253; 65372; 56372; 56327.

+ Số 8258 là số bé nhất trong 4 số vì nó có 4 chữ số các số còn lại có 5 chữ số. So sánh hàng chục nghìn của các số còn lại thì số 16 999 có hàng chục nghìn bé nhất, 2 số còn lại đều có hàng chục nghìn là 3. Ta so sánh 2 số còn lại với nhau thì đựơc 30 620 < 31 855 vì 30 620 có hàng nghìn nhỏ hơn 31 855.

- HS nêu.

Tập đọc

Tiết 52. RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy cả bài. Chú ý đọc đúng: bập bùng trống ếch, mâm cỗ, trong suốt, ...

(16)

- Hiểu được nghĩa các từ khó qua chú thích ở cuối bài.

- Hiểu được nội dung bài: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết trung thu, các em thêm yêu quý gắn bó với nhau.

- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

*QTE: Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Tranh minh họa SGK, tranh ảnh về ngày hội trung thu, SGK - HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

- GV cho HS tham gia trò chơi “Hộp quà bí mật”

- GV đưa ra 3 hộp quà màu khác nhau, trong mỗi hộp quà là nội dung đọc bài

“Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử”.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- Cho lớp quan sát tranh trong SGK.

+ Tranh vẽ cảnh gì?

- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài đọc B. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 30 phút)

1. Luyện đọc + Đọc diễn cảm toàn bài.

+ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp.

- Theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS.

- Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp.

- Kết hợp giải nghĩa từ.

- Yêu cầu luyện đọc đoạn trong nhóm;

Đại diện nhóm thi đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Gọi 1 HS đọc cả bài.

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài, trả lời:

+ Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì?

- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời:

+ Mâm cỗ trung thu của Tâm được bày như thế nào?

- HS lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn

- Mỗi HS chọn hộp quà rồi đọc nội dung bài đọc trong hộp quà đó.

- HS quan sát tranh trong SGK - HS trả lời.

- Lớp lắng nghe giáo viên đọc bài.

- HS theo dõi.

- Lớp nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp(2 vòng).

- HS sửa lỗi phát âm các từ: bập bùng trống ếch, mâm cỗ, trong suốt,

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.

- HS hiểu nghĩa từ: chuối ngự.

- HS luyện đọc nhóm đôi, thi đọc.

- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm.

- Lớp đọc thầm cả bài trả lời:

+ Đoạn 1 tả về mâm cỗ của Tâm, đoạn 2 tả về chiếc lồng đèn của Hà rất đẹp.

- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời

+ Được bày rất vui mắt: Một quả bưởi được khía thành tám cánh như hoa, cài một quả ổi chín bên cạnh để một nải

(17)

- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm cho biết:

+ Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp?

- Yêu cầu lớp đọc thầm những câu cuối (từ Tâm thích cái đèn quá …đến hết.) + Những chi tiết nào cho biết Tâm và Hà rước đèn rất vui?

+ Qua tìm hiểu bài em hãy nêu nội dung chính của bài?

C. Hoạt động luyện tập, thực hành 3. Luyện đọc lại:

- Gọi một em HS đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn đọc đúng một số câu.

- Yêu cầu 3 - 4 học sinh thi đọc đoạn 1.

- Mời hai học sinh thi đọc cả bài.

- Nhận xét đánh giá, bình chọn em đọc hay.

D. Hoạt động vận dụng ( 5 phút) - Gọi 2 học sinh nêu nội dung bài.

+ Em được tham gia đêm hội Trung thu chưa? Nêu cảm tưởng của .mình khi được tham gia.

*QTE: Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí.

- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS

chuối ngự và bó mía tím xung quanh bày mấy thứ đồ chơi,…

- Đọc đoạn 2 thảo luận và trả lời:

+ Làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con,…

- 1 em đọc. Lớp đọc thầm đoạn cuối của bài, nêu:

+ Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung cái đèn, reo: “Tùng tùng tùng, dinh dinh! …”

+ Bài cho biết trẻ em Việt Nam rất thích cỗ trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết trung thu, các em thêm yêu quý gắn bó với nhau.

- Lắng nghe bạn đọc.

- Lớp luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên.

- Lần lượt từng em thi đọc đoạn văn.

- 2 học sinh thi đọc lại cả bài

- Lớp lắng nghe để bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Lắng nghe

- 2 em nêu nội dung bài.

- HS liên hệ thực tế, nêu cảm nghĩ.

- Lắng nghe, thực hiện theo

Luyện từ và câu

Tiết 26: TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI. DẤU PHẨY I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội(BT1)

- Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội (BT2) - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3) - Rèn kỹ năng sử dụng câu và sử dụng dấu câu.

(18)

- Hình thành phẩm chất, năng lực:Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, yêu thích các lễ hội truyền thống, yêu thích môn học.NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ (BT1) - HS:

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Tổ chức cho học sinh nghe một bài hát về lễ hội Yên Tử.

+ Bài hát vừa rồi nói về lễ hội nào?

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

Bài 1:Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho các từ ở cột A.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét và chữa bài.

- Gọi HS đọc lại bài.

Bài 2: Tìm và ghi vào vở:

+ Nêu yêu cầu của bài?

- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập.

- Tổ chức cho thi làm bài theo nhóm.

- HS trả lời

- HS khác nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS lên bảng làm bảng phụ.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Lễ: Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa.

+ Hội:Cuộc vui có tổ chức đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.

+ Lễ hội: Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.

- 1 HS đọc lại.

+ Tìm và ghi vào vở tên 1 số lễ hội, tên 1 số hội, tên 1 số hoạt động trong lễ hội và hội.

- 4 HS 1 nhóm làm bài trong 7 phút nhóm nào tìm được nhiều tên hội, lễ hội và một số hoạt động trong lễ hội, nhóm đó thắng cuộc.

+ Tên một số hội: hội vật, hội đua thuyền, hội chọi trâu ở Đồ Sơn, hội lùng tùng (xuống đồng), đua voi, đua ngựa, chọi gà, thả diều, hội Lim,…..

+ Tên một số lễ hội: lễ hội Đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, Tháp Bà, núi

(19)

- GV và lớp nhận xét, tuyên dương nhóm làm nhanh, đúng.

* Lưu ý HS: Có một số lễ hội cũng được gọi tắt là hội.

C. Hoạt động luyện tập, thực hành (10 phút)

Bài 3: Đặt thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu dưới đây?

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS đọc bài làm của mình.

+ Em có nhận xét về vai trò của các bộ phận câu đứng trước dấu phẩy?

- GV giảng: Các từ vì, tại, nhờ là các từ thường dùng để chỉ nguyên nhân của một sự việc nào đó do dó dấu phẩy còn được dùng để ngăn cách các bộ phận chỉ nguyên nhân ...

D. Hoạt động vận dụng ( 5 phút) + Kể tên các lễ hội mà em biết?

+ Ở địa phương em có lễ hội nào?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS vận dụng các từ ngữ về lễ hội và dấu phẩy trong làm văn.

Bà, chùa Keo, Phủ Giầy, Kiếp Bạc, Cổ Loa.

+ Tên một số hoạt động trong lễ hội:

cúng Phật, lễ Phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua ngựa, đua mô tô, đua xe đạp, kéo co, ném còn, cướp cờ, đánh đu, thả diều, chơi cờ tướng, chọi gà,…..

- HS nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu và các câu văn.

- HS làm bài vào vở.

- 1 HS lên bảng chữa bài.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Vì thương dân, Chử đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.

+ Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.

+ Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.

+ Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

+ Dấu phẩy có thể dùng để ngăn cách các bộ phận chỉ nguyên nhân trong câu,..

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

+ HS trả lời : đua voi, trọi trâu, đấu vật,

(20)

Đạo đức

Bài 13: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt

- Biết được cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.

- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.

- Biết vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

- Không đồng tình với những hành vi sử dụng lãng phí hoặc làm ô nhiễm nguồn nước.

* BVMT: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch, góp phần BVMT.

* TKNL: Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định sự sống còn của loài người nói riêng và trái đất nói chung.

Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.

Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước (gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng nước lãng phí, không đúng mục đích, ...)

* BĐ: Nước ngọt là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống và phát triển kinh tế vùng biển, đảo.

Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước vùng biển, đảo.

*TTHCM: Giáo dục HS đức tính kiệm theo gương Bác Hồ.

II. Kĩ năng sống

- Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn

- Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiện và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Tham gia vào các hoạt động, phong trào tiết kiệm nước ở địa phương.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

III. Đồ dùng dạy - học

- Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập. Tranh minh họa.

(21)

- Học sinh: Vở BTĐĐ

IV. Các hoạt động dạy và học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3-5 phút)

- GV tổ chức trò chơi “Hộp quà bí mật”

+ Theo em khi gặp đám tang em phải làm như thế nào?

+ Gia đình bạn học cùng lớp với em có đám tang em phải làm như thế nào?

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Tiết đạo đức ngày hôm nay các con sẽ biết cách tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 phút)

Hoạt động 1: Xem tranh.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận vể những gì cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Cho quan sát tranh vẽ sách giáo khoa.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm và chọn ra 4 thứ quan trọng nhất không thể thiếu và trình bày lí do lựa chọn?

- Nếu thiếu nước thì cuộc sống sẽ như thế nào?

- Mời đại diện các nhóm lên nêu trước lớp.

- Yêu cầu HS khác nhận xét.

- GV kết luận: Nước là nhu cầu thiết của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm.

- Phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét về việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy thì em sẽ làm gì?

- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.

- HS tham gia chơi.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Quan sát, trao đổi tìm ra 4 thứ cần thiết nhất: Không khí – lương thực và thực phẩm – nước uống – các đồ dùng sinh hoạt khác.

- Nếu thiếu nước thì cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.

- Lần lượt các nhóm cử các đại diện của nhóm mình lên trình bày trước lớp.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm có cách trả lời hay nhất.

- Lớp chia ra các nhóm thảo luận.

- Trao đổi thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập trong phiếu.

- Đại diện các nhóm lên trình bày về nhận xét của nhóm mình.

(22)

- Gọi HS nhóm khác nhận xét.

- GV kết luận chung: Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước nơi mình ở.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (5-7 phút)

Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.

- Gọi HS đọc BT3 - VBT.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Mời một số HS trình bày trước lớp.

- Yêu cầu lớp nhận xét.

- GV nhận xét, biểu dương những HS biết quan tâm đến việc sử dụng nguồn nước nơi mình ở.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3-5 phút)

- Hôm nay các con được học chuẩn mực đạo đức gì?

- Nhắc nhỏ HS thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

- Nhận xét tiết học.

Việc làm sai : - Tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn ; Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ ; Để vòi nước chảy tràn bể không khóa lại.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS dọc bài tập.

- HS làm bài cá nhân.

- 3 HS trình bày kết quả.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

Âm nhạc

ÔN TẬP BÀI HÁT:CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ I. Mục tiêu:

1, Về kiến thức

- Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời 2 của bài hát.

2, Về kĩ năng

- Tập biểu diễn bài hát.

- Nghe một bài dân ca.

3, Về thái độ

- Giáo dục hs yêu thích các làn điệu dân ca.

II. Giáo viên Tài liệu - Phương tiện.

- Nhạc cụ : Đàn, thanh phách.

- Một vài động tác vận động phụ hoạ.

(23)

III. Hoạt động dạy học.

Ổn định tổ chức

- Gọi hs lên bảng biểu diễn.

- Gv nhận xét.

Bước 3.Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Nội dung 1: Ôn tập lời 1 bài hát: Chị ong nâu và em bé và học tiếp lời 2.

- Gv cho hs luyện thanh.

- Gv cho hs hát.

- Gv giúp hs hát đúng những chỗ có luyến và dấu lặng đơn sau mỗi câu hát.

- Gv cho bàn, nhóm hát.

- Gv dạy Hs hát lời 2: Hát tương tự lời 1.

- Gv cho hs hát toàn bài - Gv sửa sai cho hs ( nếu có ).

- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.

- Gv cho tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm theo nhịp và ngược lại.

- Gv sửa sai cho hs ( nếu có )

- Gv cho nhóm, bàn hát và gõ đệm theo nhịp.

- Gv nhận xét.

*Nội dung 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.

- Gv vận động phụ hoạ mẫu.

- Gv hướng dẫn hs từng động tác đồng thời thực hành cùng hs.

-Gv cho hs hát và vận động.

- Gv sửa sai cho hs ( nếu có ).

- Gv cho nhóm, tổ hát và vận động.

- Gv cho hs lên bảng biểu diễn.

- Gv nhận xét.

* Nội dung :Nghe nhạc.

- Hs luyện thanh.

- Hs hát.

- Bàn, nhóm hát.

- Hs hát và gõ đệm theo nhịp.

- Nhóm, bàn hát và gõ đệm theo nhịp.

- Hs quan sát.

- Hs hát và vận động.

- Hs thực hiện - Hs biểu diễn.

(24)

- Gv cho hs nghe bài: Cò lả ( Dân ca đồng bằng Bắc Bộ ).

-? Em nào cho cô biết tên bài hát vừa nghe và là dân ca của vùng nào?

-? Em nào có thể nới lên cảm nhận của mình về bài dân ca được nghe ?

- Gv cho hs nghe lại bài dân ca.

- Gv nhận xét.

- Hs nghe.

- HS TL.

- Hs nói lên cảm nhận sau khi nghe bài dân ca.

- Hs nghe.

NS: 3/3/2022

NG: Thứ 5 ngày 10 tháng 3 năm 2022 Toán

Tiết 137: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu

- Đọc và biết được thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có 5 chữ số.

- So sánh được các số.

- Thực hiện tính được với các số trong phạm vi 100 000 (tính viết và tính nhẩm).

- GDHS hứng thú và yêu thích môn học.

- Học sinh phát triển Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ, máy chiếu.

- HS: SGK, vở

III. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3- 5 phút) - Tổ chức trò chơi: Ai nhanh - Ai đúng.

+ GV phổ biến luật chơi, cách chơi:

Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 2 bạn Trong thời gian một bài hát nối tiếp nhau điền kết quả đúng và nhanh nhất, đội nào làm xong đội đó sẽ thắng cuộc.

Điền dấu >; <; = vào chỗ chấm 6000...3000 14005...1400 + 5 67895...67869 26107...19720 - Nhận xét, đánh giá

+ Qua trò chơi củng cố cho các con kiến thức gì?

+ Nêu lại cách so sánh các số trong phạm vi 100 000.

HS tham gia trò chơi.

6000 > 3000 14005 =1400 + 5 67895 >67869 26107 >19720 + So sánh các số trong phạm vi 100000.

+ Số nào nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn.

(25)

+ Tính nhẩm phép tính sau:

6000 + 3000 =

=>KL: Vừa rồi các con đã được củng cố về so sánh và làm tính nhẩm với các số trong phạm vi 100 000. Hôm nay chúng ta tiếp tục củng cố kiến thức này qua tiết Luyện tập trang 148

- GV viết tên bài lên bảng.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20- 25 phút)

Bài 1: Cá nhân- Cả lớp - Đọc yêu cầu.

- HS làm bài.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Các số trong dãy số thứ 1 là những số như thế nào?

+ Các số trong dãy số thứ 2 là những số như thế nào?

+ Các số trong dãy số thứ 3 là những số như thế nào?

=> GV: Củng cố cho học sinh đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có 5 chữ số.

- Để các con nắm chắc hơn về cách so sánh các số trong phạm vi 100 000 thì chúng ta cùng chuyển sang bài tập 2.

Bài tập 2: Nhóm đôi - Cả lớp - Đọc yêu cầu: > ; <; =

- Học sinh hoạt động nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét, đánh giá.

+ Nếu 2 số có chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải.

+ Nếu hai số ở cùng chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau.

+ 1 HS thực hiện.

6000 + 3000 = 9000

- HS nhắc lại tên bài

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài, 3 HS làm bảng phụ.

- 99600; 99601; 99602; 99603;

99604.

- 18200; 18300; 18400; 18500;

18600.

- 89000; 90000; 91000; 92000;

93000.

+ Ta lấy số đứng trước cộng thêm 1 đơn vị: 99600; 99601; 99602; 99603;

99604.

+ Ta lấy số đứng trước cộng thêm 1 trăm:

18200; 18300; 18400; 18500; 18600.

+ Ta lấy số đứng trước cộng thêm 1 nghìn: 89000; 90000; 91000; 92000;

93000.

- 1 HS đọc.

- Hoạt động nhóm đôi.

- Đại diện 2 nhóm trình bày.

8357 > 8257 3000 + 2 < 3200 36478<36 488 6500+200>6621

(26)

+ Trước khi điền dấu so sánh số ta phải làm gì?

=>GV: Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 100 000.

Vậy khi tính nhẩm các số trong phạm vi 100000 như thế nào thì cô trò mình cùng chuyển sang bài 3.

Bài tập 3: Cá nhân- lớp - Đọc yêu cầu: Tính nhẩm - HS làm bài vào vở, bảng phụ.

- Nhận xét.

=>Củng cố cho học sinh làm tính nhẩm với các số trong phạm vi

100 000.

Vậy để biết số lớn nhất, bé nhất có năm chữ số thì chúng ta cùng chuyển sang bài tập 4.

Bài 4: Nhóm đôi - Cả lớp

- Đọc yêu cầu: Tìm số lớn nhất, nhỏ nhất có 5 chữ số.

- Học sinh hoạt động nhóm đôi.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét, đánh giá.

+Vì sao số 99 999 là số có năm chữ số lớn nhất?

+ Vì sao số 10 000 là số có năm chữ số bé nhất?

=> KL: Củng cố cho học sinh về so sánh các số trong phạm vi 100 000 để tìm ra số

89 429 > 89420 8700 - 700 = 8000 + Ta phải thực hiện phép tính để tìm kết quả các vế có dấu tính, sau đó so sánh kết quả tìm được với số cần so sánh và điền dấu.

- Nghe

- 1 HS đọc.

- HS làm bài, 2 HS làm bảng phụ a. 8000-3000=5000

6000 + 3000 = 9000 7000 + 500 = 7500;

9000 + 900 + 90 = 9990 b. 3000 ¿ 2 = 6000 7600 - 300 = 7300

200 + 8000 : 2 = 4200 300 + 4000 ¿ 2 = 8300

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Hoạt động nhóm đôi

- Đại diện 2 nhóm trình bày.

+ Số lớn nhất có 5 chữ số: 99 999 + Số nhỏ nhất có 5 chữ số: 10 000 + Vì tất cả các số có năm chữ số khác đều bé hơn 99 999 (vì số liền sau số 99 999 là số 100 000 là số có 6 chữ số.)

+ Vì tất cả các số có 5 chữ số đều lớn hơn 10 000 (vì số 10 000 là số liền sau của số lớn nhất có 4 chữ số 9999.)

(27)

lớn nhất, nhỏ nhất.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (7 -10 phút)

Bài 5: Cá nhân - Đọc yêu cầu.

- HS làm vở ô ly, bảng phụ.

- Nhận xét

+ So sánh kết quả của 2 phép tính 5727 và 3410?

=> KL: Củng cố cho học sinh cách tính viết trong phạm vi 100 000 để đặt tính rồi tính trong phép cộng, trừ, nhân, chia và so sánh các số trong phạm vi 100 000.

* Củng cố - dặn dò

- Hôm nay chúng ta củng cố về những nội dung gì?

+ Nhắc lại cách so sánh số có 5 chữ số.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài, 4 HS làm bảng phụ.

8326

4916 3410

b. 1410 ; 3978 + 5727 > 3410

- Lắng nghe.

- HS nêu.

- HS nhắc lại.

Tâp viết

Tiết 26: ÔN CHỮ HOA T I. Yêu cầu cần đạt

- Củng cố cách viết chữ hoa T: viết đúng mẫu, đều nét đúng quy định thông qua bài tập ứng dụng.

1. Viết tên riêng Tân Trào bằng cỡ chữ nhỏ.

2. Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.”

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

 Point to the up and umbrella phonics cards and say: “Up in an umbrella can you see it?” The students repeat.  Follow the same procedure and present the rest of the

- Slowly say: ugly, up, ring, snake, umbrella, under, tiger - Repeat the activity by saying the words quickly and ask the students to circle the correct pictures. - Go around

- Go around the classroom to provide any necessary help, ask individual students to say out the letter, the sound and the item..

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn