• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 19/03/2021 Tiết: 55 Ngày dạy:22/03/2021

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ II I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Ôn tập và ghi nhớ có hệ thống các kiến thức của chương về phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình tích và phương trình chứa ẩn ở mẫu. Giải bài toán bằng cách lập phương trình.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện và nâng cao các kĩ năng giải phương trình, tìm ĐKXĐ của phương trình chứa ẩn ở mẫu; kĩ năng trình bày một bài giải, cách sử dụng các kí hiệu toán học. Lập luận logic bài toán có lời văn.

3.Thái độ và tình cảm:

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.

- Có đức tính cần cù, cẩn thận, chính xác, chủ động, ham học hỏi.

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.

- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.

4. Năng lực phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT và truyền thông, năng lực làm chủ bản thân.

- Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy sáng tạo, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ tính toán.

-Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ II. CHUẨN BỊ

1. GV: máy chiếu (PHTM) ; phiếu học tập.

2. HS: Ôn tập chương III theo các câu hỏi trang 32, 33/SGK – 32, 33.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, TỔ CHỨC

Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác trong nhóm nhỏ, luyện tập và thực hành, tự nghiên cứu SGK.

Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân, nhóm nhỏ IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: HS làm được bài tập, từ đó dẫn dắt vào bài mới

Phương pháp, kĩ thuật: phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, kỹ thuật động não

Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân, nhóm nhỏ

(2)

? Trong chương III, đã học được những kiến thức gì?

HS liệt kê, GV chốt lại và chia làm 2 mảng lớn: Kiến thức về phương trình và giải bài toán bằng cách lập phương trình.

3. Dạy học bài mới:

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

*Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về phương trình và PT bậc nhất một ẩn. (10’)

- Mục tiêu: Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức về phương trình và PT bậc nhất một ẩn.

Rèn luyện và nâng cao các kĩ năng giải phương trình, cách sử dụng các kí hiệu toán học.

- Hình thức tổ chức: hđ theo lớp, cá nhân.

- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

? Nêu dạng TQ của phương trình một ẩn? Lấy VD?

? Một giá trị nào đó của ẩn muốn là nghiệm một phương trình thì phải t/m điều gì?

H: Tại giá trị đó, 2 vế của PT có giá trị như nhau.

? Các cặp pt sau có tương đương không? Vì sao?

a) x – 1 = 0 (1) và 2x = 2 (2) b) x = 0 (3) và x(x – 1 ) = 0 (4) H: (1) (2)

? Thế nào là hai PT tương đương?

? Từ PT (3) làm thế nào để có được PT (4)?

H: Nhân cả 2 vế với x – 1.

? PT (3) và (4) không tương đương, qua đó có nhận xét gì?

G: Nhấn mạnh: Nhân cả 2 vế của một PT với cùng một biểu thức chứa ẩn thì có thể được PT không tương đương.

? Để giải PT (1), (2) làm ntn? Cơ sở để giải? G: Đi đến qui tắc biến đổi PT.

? Việc biến đổi PT dựa vào hai qui tắc trên thì có

nhận xét gì về PT mới với PT đã cho?

G: PT mới tương đương với PT đã cho.

? PT (1) ở trên thuộc loại PT nào? Tại sao?

H: PTBN 1 ẩn. Có dạng tổng quát: ax + b = 0 với a = 1, b = – 1.

H: Trả lời câu 4/SGK - 32 (ý 2)

? Cách giải PTBN 1ẩn?

? Cơ sở để giải PT bậc nhất một ẩn?

H: Dùng qui tắc chuyển vế và qui tắc nhân.

1. Phương trình một ẩn:

+ Phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x)

+ Phương trình tương đương:

Hai PT có cùng một tập nghiệm gọi là hai PT tương đương.

+ Qui tắc biến đổi PT: quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân với một số.

2. Phương trình bậc nhất một ẩn:

+ Dạng: ax + b = 0 (a, b là hằng, a ≠ 0) + Có nghiệm duy nhất:

x = - b a .

(3)

*Hoạt động 2: Ôn tập phương trình đưa về dạng pt ax + b = 0. (6’)

- Mục tiêu: Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức về phương trình bậc nhất một ẩn.

Rèn luyện và nâng cao các kĩ năng giải phương trình, kĩ năng trình bày một bài giải, cách sử

dụng các kí hiệu toán học.

- Hình thức tổ chức: hđ theo lớp, cá nhân.

- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

G: Slide bài 50.

? Các PT ở bài 50 thuộc dạng nào?

H: Là các PT đưa được về dạng ax + b = 0.

? Nêu cách giải?

H: Làm vào vở phần a, d; 2 hs lên bảng làm.

? NX?

G: Lưu ý các PT này luôn xác định với mọi x nên không cần tìm ĐKXĐ.

3. Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0:

Bài 50/SGK - 33

a) 3 – 4x(25 – 2x) = 8x2 + x – 300

3 – 100x + 8x2 = 8x2 + x – 300

 – 101x = – 303  x = 3 Vậy PT có tập nghiệm là: S = {3}.

d)

3x 2 3x 1 5

2x 9x 6 3x 1 12x 10

2 6 3

6x 5 x 5 6

 

        

      3x+2

2 −3x+1

6 =2x+5 3 Vậy PT có tập nghiệm S =

5 6

 

 

 .

*Hoạt động 3: Ôn tập về phương trình tích. (8’)

- Mục tiêu: Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức về phương trình tích. Rèn luyện

và nâng cao các kĩ năng giải phương trình, kĩ năng trình bày một bài giải, cách sử dụng các kí hiệu toán học.

- Hình thức tổ chức: hđ theo lớp, cá nhân, nhóm

- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành, hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

? PT sau thuộc loại nào?

(x – 1)(2x + 5) = 0 H: PT tích.

? Dạng TQ của PT tích? Cách giải?

? PT ntn thì có thể đưa được về dạng PT tích?

G: Khi gặp PT bậc cao nên đưa về PT tích.

? Cách đưa PT bậc cao về

dạng PT tích?

4. Phương trình tích - Dạng TQ: A(x).B(x) = 0 - Cách giải: A(x).B(x) = 0

A(x) = 0 hoặc B(x) = 0

- Chú ý: Gặp PT bậc cao có thể giải bằng cách đưa về

PT tích.

Bài 51/SGK – 33: Giải PT:

d) 2x3 + 5x2 – 3x = 0

x(2x2 + 5x – 3) = 0

x(2x2 + 6x – x – 3) = 0

x[2x(x + 3) – (x + 3)] = 0

x(x + 3)(x – 3) = 0 x = 0 hoặc x = ± 3

(4)

G: Hướng dẫn H dùng MTBT để tìm nghiệm của PT có dạng ax2 + bx + c = 0;

ax3 + bx2 + cx + d = 0

Mỗi bàn là một nhóm, HS làm vệc nhóm trong 4'.

Các nhóm báo cáo kết quả.

Vậy PT có tập nghiệm là: S = {-3; 0; 3}

* Dùng MTBT tìm nghiệm của PT:

a) 2x2 + 5x – 3 = 0

+ Gọi chương trình, ấn: MODE MODE 1 ▶ Máy hiện: Degree ?

2 3

Ấn 2, máy hiện a ?

+ Nhập hệ số a, b,c của pt. Cụ thể ấn:

2 = 5 = – 3 = Kết quả x1 = 3Ấn tiếp =

Kết quả x2 = – 3 b) 2x3 + 5x2 – 3x = 0

Làm tương tự như trên, khi máy hiện:

Degree ?

2 3 thì ta ấn 3.

Sau đó nhập hệ số a, b, c, d của PT.

*Hoạt động 4: Ôn tập về phương trình chứa ẩn ở mẫu. (10’)

- Mục tiêu: Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức về phương trình chứa ẩn ở mẫu.Rèn luyện và nâng cao các kĩ năng giải phương trình, tìm ĐKXĐ của phương trình chứa ẩn ở mẫu; kĩ

năng trình bày một bài giải, cách sử dụng các kí hiệu toán học.

- Hình thức tổ chức: hđ theo lớp, cá nhân.

- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành\

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

? Nêu các bước giải PT chứa ẩn ở mẫu?

? Khi giải PT chứa ẩn ở mẫu ta phải chú

ý điều gì?

G: Nhấn mạnh: Khi biến đổi PT mà làm mất mẫu chứa ẩn của PT thì PT nhận được có thể không tương đương với PT đã cho, vì thế cần chú ý tìm ĐKXĐ và KL.

? Có nhận xét gì về các PT ở bài 52?

H: 1 HS làm phần c trên bảng, lớp cùng làm.

G: Chốt kq. Lưu ý khi gpt chứa ẩn ở mẫu chú ý loại nghiệm không TM ĐKXĐ của PT.

? Có NX gì về PT ở phần d? Cách làm ntn?

5. Phương trình chứa ẩn ở mẫu - Cách giải: SGK

Bài 52/SGK – 33: Giải PT c)

2 2

x 1 x 1 2(x 2) x 2 x 2 x 4 (1)

    

  

x+1 x−2+x−1

x+2=2(x2+2) x2−4 ĐKXĐ: x ≠  2

 

(x 1)(x 2) (x 1)(x 2) 2(x2 2)

1 (x 2)(x 2) (x 2)(x 2)

 

x+1 x−2+x−1

x+2= 2(x2+2) (x−2)(x+2)

⇒x2 + 3x + 2 + x2 – 3x + 2 = 2x2 + 4

 0x = 0 (2).

PT (2) có vô số nghiệm.

Vậy PT (1) nghiệm đúng với mọi x thoả

(5)

? Chia cả hai vế cho

3x 8 1 2 7x

 

3x+8 2−7x+1 được không? Vì sao?

H: Không được vì làm mất nghiệm của PT.

G: Chốt cách làm: Chuyển vế đưa về PT tích.

H: Trình bày bài làm.

G: Chốt: Khi giải PT cần chú ý quan sát và NX để rút ra cách làm nhanh gọn.

mãn x ≠ 2.

d)

2x 3

3x 8 1

x 5

3x 8 1

2 7x 2 7x

 

   

         (*)

ĐKXĐ: x ≠ 2 7

(*) 3x 8 1 2x 3 x 5

 

0

2 7x

       

  

 

3x 8 2 7x

x 8

0

2 7x

  

   

  

 

10 4x 2 7x 0

10−4x 2−7x =0

hoặc x +8 = 0 1) 10−2−74xx=010 4x2 7x 0

⇒10 – 4x = 0 x =

5

2 (TM ĐKXĐ) 2) x +8 = 0 x = – 8 (TM ĐKXĐ) Vậy PT (*) có tập nghiệm S =

8;5 2

 

 

 

D. TÌM TÒI – MỞ RỘNG E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Xem lại các dạng bài tập đã làm trong tiết học này - BTVN: 50, 52(phần còn lại) + 51, 53, 54/sgk T33, 34.

- Ôn lại các bước giải bài toán bằng cách lập PT và những chú ý ở một số dạng toán. Chuẩn bị đồ dùng học tập , ôn kiến thức giờ sau làm bài kiểm tra 45 p.

V. RÚT KINH NGHIỆM

(6)
(7)

Ngày soạn: 19/03/2021 Tiết: 56 Ngày dạy:23/03/2021

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ II I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm chắc các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng giải toán bằng cách lập PT: chọn ẩn thích hợp, biểu thị các đại lượng theo ẩn, phân tích đề để lập phương trình; kĩ năng giải phương trình và nhận định nghiệm.

3.Thái độ và tình cảm:

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập.

- Có đức tính cần cù, cẩn thận, chính xác, chủ động, ham học hỏi.

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.

- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.

4. Năng lực phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng CNTT và truyền thông, năng lực làm chủ bản thân.

- Năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy sáng tạo, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ tính toán.

-Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ II. CHUẨN BỊ

1. GV: Máy chiếu( PHTM), giáo án. sách giáo khoa….

2. HS: Ôn tập cách giải bài toán bằng cách lập PT.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, TỔ CHỨC

Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác trong nhóm nhỏ, luyện tập và thực hành, tự nghiên cứu SGK.

Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân, nhóm nhỏ IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: HS làm được bài tập, từ đó dẫn dắt vào bài mới

Phương pháp, kĩ thuật: phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, kỹ thuật động não

Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân, nhóm nhỏ

Câu hỏi Dự kiến phương án trả lời Điểm HS1: Nêu các bước giải bài toán bằng Các bước giải bài toán bằng cách 5

(8)

cách lập phương trình? Cho đại lượng x.

Biểu diễn theo x các đại lượng sau:

a) gấp 7 lần tích của x với 4.

b) lớn hơn bình phương của x là 5 đơn vị .

lập phương trình: SGK a) 7.x.4

b) x2 x2+ 5

5

3. Dạy học bài mới:

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

*Hoạt động 1: Ôn tập dạng toán chuyển động. (10’)

- Mục tiêu: - Học sinh nắm chắc các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình dạng toán chuyển động. Rèn kĩ năng giải toán bằng cách lập PT: chọn ẩn thích hợp, biểu thị các đại lượng theo ẩn, phân tích đề để lập phương trình; kĩ năng giải phương trình và nhận định nghiệm.

- Hình thức tổ chức: hđ theo lớp, cá nhân.

- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

G: Slide bài 54.

? Đọc đề và cho biết bài toán thuộc loại nào?

Hãy tóm tắt?

? Dạng toán chuyển động thường có những đại lượng nào liên quan?

? Các đại lượng này liên hệ với nhau theo công thức nào?

? Tìm mối quan hệ giữa vxuôi với vthực và vdòng nước?

H: vxuôi = vthực + vdòng nước

? Bài này có những đối tượng nào tham gia và có những đại lượng nào?

? Lập bảng biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng ntn?

? Chọn ẩn và biểu diễn các đại lượng chưa biết qua ẩn?

? Có thể lập phương trình dựa vào đâu?

H: (vngược) . (thời gian đi ngược) = S Cách khác:

? Còn có thể biểu thị vngược ntn?

H:

x 5

? Mối quan hệ giữa vxuôi với vngược ntn? Từ đó ta lập được PT ntn?

H: vxuôi – vngược = 2vdòng nước.

B. Giải bài toán bằng cách lập phương trình

1)Toán chuyển động Bài 54/SGK - 34

Chú ý: vxuôi = vthực + vdòng nước

vngược = vthực – vdòng nước

vxuôi – vngược = 2vdòng nước

Giải

Gọi k/c giữa 2 bến A và B là x (km), điều kiện x > 0.

Vận tốc ca nô xuôi dòng là x 4

x

4 (km/h) Vì vận tốc nước chảy là 2 km/h nên vận tốc thực của ca nô là

x 2 4

(km/h).

Vận tốc ca nô khi đi ngược dòng là x 4 4  (km/h).

Ca nô đi ngược dòng hết 5 giờ nên có pt:

( x 4 4

)5 = x (*)

5x – 80 = 4x

x = 80 s (km) v (km/h) t (h)

Xuôi x x

4 4

Ngược x x

4−4 5

(9)

PT:

x x 4 5 2.2

G: Chốt lại: Toán chuyển động:

+ Mối liên hệ tổng quát: s = vt (đây là công thức đã được học ở môn Vật lí)

+ Chuyển động trên dòng nước:

Vxuôi = Vca nô + Vdòng nước

Vngược = Vca nô – Vdòng nước

+ Mối liên hệ cụ thể trong bài cần đọc kĩ đề

và phân tích.

+ Có thể lập bảng biểu diễn các đại lượng trong bài.

Vì x = 80 TMĐK của ẩn nên k/c giữa A và B là 80 km.

*Hoạt động 2: Dạng toán có nội dung hóa học. (8’)

- Mục tiêu: Học sinh nắm chắc các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình dạng toán có nội dung hoá học. Rèn kĩ năng giải toán bằng cách lập PT: chọn ẩn thích hợp, biểu thị

các đại lượng theo ẩn, phân tích đề để lập phương trình; kĩ năng giải phương trình và nhận định nghiệm.

- Hình thức tổ chức: hđ theo lớp, cá nhân.

- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

H: Đọc BT.Tóm tắt.

? Dung dịch chứa 10% muối nghĩa là gì?

H: (kl muối) : (kl dung dịch) %= 10%

? Khi ta thêm nước vào dung dịch thì klượng muối trong dung dịch có thay đổi không?

? Kiến thức trên được học ở môn nào?

H: Môn Hóa học.

? Trong BT có những đại lượng nào?

? Có những đại lượng nào đã biết? Đại lượng nào chưa biết? Chọn ẩn ntn?

H: Gọi klượng nước pha thêm là x.

? Biểu diễn các đại lượng còn lại qua ẩn ntn? Dựa vào dữ kiện nào để lập PT?

H: 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.

? NX?

2.Toán có nội dung hóa học.

Bài 55/SGK - 34

Gọi khối lượng nước cần pha thêm là x (g). ĐK: x > 0.

Khi đó klượng dung dịch là 200 + x(g) Vì khối lượng muối không đổi nên nồng độ dung dịch là

50

200 x 50

200+x. Nồng độ

này là 20% nên có PT:

50 50 1

200 x 20% 200 x 5

  50

200+x=1 5

200 + x = 250

x = 50

Vì x = 50 thoả mãn đ/k của ẩn nên klượng nước cần pha thêm là 50 g.

*Hoạt động 3: Dạng toán có nội dung đến tiết kiệm điện và thuế VAT. (17’)

- Mục tiêu: Học sinh nắm chắc các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. Rèn kĩ

năng giải toán bằng cách lập PT: chọn ẩn thích hợp, biểu thị các đại lượng theo ẩn, phân tích đề để lập phương trình; kĩ năng giải phương trình và nhận định nghiệm.

(10)

- Hình thức tổ chức: hđ theo lớp, cá nhân.

- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

? Đọc đề và tóm tắt bài?

? Để khuyến khích tiết kiệm điện, sgk nêu ra phương án nào?

? Nhà Cường dùng 165 số điện thì có thể

phân thành các mức ntn?

? Em hiểu gì về thuế VAT?

H: Thuế do người sử dụng trả.

? Lập bảng biểu diễn các đại lượng ntn?

? Tổng số tiền phải trả khi chưa có thuế

VAT?

? Tổng số tiền phải trả khi có thuế VAT được biểu thị bằng biểu thức nào? Từ đó

phương trình được lập là phương trình nào?

? Cách lập PT khác?

G: Có thể dựa vào khối lượng muối trước và sau khi pha thêm là không đổi.

G: Giao việc giải phương trình cho về nhà cho hs.

? Em có thể cho biết gia đình em dùng một tháng khoảng bao nhiêu số điện và gia đình em phải trả bao nhiêu tiền?

G: Hiện nay 100 số đầu có đơn giá là 1418đ, 50 số tiếp theo có đơn giá 1622đ và đơn giá này chưa kể thuế VAT.

* giáo dục tiết kiệm điện năng:

? Tại sao phải tiết kiệm điện năng?

? Tiết kiệm điện năng mang lại những lợi ích gì?

H: + Tiết kiệm tiền cho bạn và gia đình.

+ Góp phần đảm bảo nhu cầu điện, gas, xăng… cho gia đình bạn và thế hệ con cháu của bạn.

+ Đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.

+ Góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường,bảo vệ tài nguyên, giảm khí thải C02– chính là bảo vệ sức khỏe cho bạn và cả gia đình).

3. Toán có nội dung khuyến khích tiết kiệm điện và liên quan đến thuế VAT:

Bài 56/SGK – 34:

Giải

Gọi giá tiền 1 số điện ở mức thứ nhất là x (đ). ĐK: x > 0.

Nhà Cường dùng 165 số điện nên chia làm 3 mức: mức 1 có 100 số, mức 2 có 50 số, mức 3 có 15 số.

Số tiền phải trả cho 100 số điện ở mức 1 là 100x (đ), cho 50 số điện ở mức 2 là 50(x + 150) đồng, cho 15 số điện ở mức 3 là 15(x + 150 + 200) đồng.

Kể cả thuế VAT, số tiền điện nhà Cường phải trả là 95700đ nên có pt:

100x 50(x 150) 15(x 350) .

110 95700

    100

Số

điện

Giá Số tiền trả chưa có VAT Mức

1

100 x 100x

Mức 2

50 x +150 50(x +150)

Mức 3

15 x

+150+200

15(x+150+20 0)

(11)

? Hs có thể làm gì để tiết kiệm năng lượng?

4. Củng cố: (5’)

- Trong chương III được học các đề cơ bản nào?

- Các dạng phương trình trong quy định ở chương III là dạng nào? Cách giải?

- Khi giải bài toán nằng cách lập phương trình, trong chương có các dạng toán nào? Khi giải bài toán bằng cách lập phương trình cần nắm kiến thức của các môn học nào?

- GV củng cố bằng sơ đồ tư duy:

- GV: Cần học đều các môn để môn học này có thể hỗ trợ môn học khác; có nhiều vấn đề

thực tế cần đến nội dung môn Toán, cho nên cần học tốt môn Toán để có thể vận dụng vào cuộc sống.

D. TÌM TÒI – MỞ RỘNG E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại nội dung của chương theo các câu hỏi ôn tập, ôn các dạng bài tập đã chữa.

- BTVN: Hoàn thành nốt các BT trong SGK; 64,68,69/SBT - Giờ sau kiểm tra 1 tiết

V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường