• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 16

Thời gian xây dựng kế hoạch: 17/12/2021 Thời gian thực hiện: 20/12/2021

Lớp: 2D Buổi chiều:

Toán:

Bài 50: ÔN TẬP (T2) I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

- Luyện tập tổng hợp về hình học và đo lường.

- Vận dụng tính cộng/ trừ trong phạm vi 100 có kèm theo đơn vị kg.

2. Phẩm chất, năng lực a. Năng lực:

- Hình thành, phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực sử dụng và công cụ toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ 2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, … III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

-Cho lớp hát bài “Bắc kim thang”

-Bài hát nói về ……sau đó GV giới thiệu bài…

2. Thực hành – Luyện tập Bài 1:

Mục tiêu:

Luyện tập tổng hợp về hình học GV chiếu bài 4a trên màn hình - GV cho HS đọc YC bài

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra kết quả trong 03 phút.

Lớp hát và kết hợp động tác….

HS quan sát

- 1 HS đọc YC bài - HS làm bài nhóm đôi

- HS chỉ ra đường thẳng, đường cong,

(2)

- Cho đại diện các nhóm nêu.

- GV nx

- Hỏi: Bài tập 4a củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 4a.

Bài 4b (trang 101) Mục tiêu:

Xác định được số đoạn thẳng của một đường gấp khúc.

GV chiếu bài 4b, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho cá nhân HS tự đếm.

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 4b củng cố kiến thức gì?

- - GV nhấn mạnh kiến thức bài 4b.

Bài 4c (trang 101)

Mục tiêu: Rèn và củng cố kĩ năng tính nhẩm các phép tính cộng/ trừ trong phạm vi 20.

GV cho HS đọc bài 2a

- GV hỏi: Bài 2a yêu cầu gì? – - Hình tứ giác có đặc điểm gì?

- GV cho HS làm việc nhóm 2 trong 3 phút để hoàn thiện bài.

- GV gọi đại điện các nhóm nêu.

- GV đánh giá làm bài của HS. (Có 14 mảnh ghép hình tứ giác)

Bài 5 (trang 101)

Mục tiêu: Rèn và củng cố kĩ năng nhận ra được các can với số lít chứa được kèm theo.

GV chiếu bài 5, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4.

- GV nx các ý kiến của HS đã đưa ra.

- Hỏi: Bài tập 5 củng cố kiến thức gì?

- - GV nhấn mạnh kiến thức bài 5.

Bài 6a (trang 102)

Mục tiêu: HS nhận ra và sắp xếp được

đường gấp khúc.

- HS đối chiếu, nhận xét - HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm - HS làm cá nhân

- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

1 HS đọc, lớp đọc thầm - 1-2 HS nêu

- HS trả lời

- HS cùng HS khai thác mẫu, khái quát cách nhẩm

- HS làm bài nhóm đôi.

- Đại diện nhóm nêu - HS khác nhận xét - HS lắng nghe, chữa bài

1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS cùng thảo luận chia sẻ, trao đổi ý kiến của nhau.

- Đại diện nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm mình.

- HS nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe.

HS quan sát

(3)

các con vật theo thứ tự cân nặng từ nhẹ nhất đến nặng nhất.

- GV chiếu bài 6a trên màn hình - GV cho HS đọc YC bài

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra kết quả trong 03 phút.

- Cho đại diện các nhóm nêu.

- GV nx

- Hỏi: Bài tập 6a củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 6a.

Bài 6b (trang 102) Mục tiêu:

HS biết tính tổng cân nặng của con dê và con hươu.

GV đánh giá HS làm bài ở bảng con.

- Hỏi: Bài tập 6b củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 6b.

Bài 6c (trang 102) Mục tiêu:

HS biết tính hiệu cân nặng của con vật nặng nhất và con vật nhẹ nhất.

GV chiếu bài 6c, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho HS làm cá nhân vào bảng con.

- GV đánh giá HS làm bài ở bảng con.

- Hỏi: Bài tập 6c củng cố kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức bài 6c.

3. Hoạt động vận dụng Bài 7a (trang 102)

Mục tiêu: HS Ước lượng được số chìa khóa trong hình.

- GV chiếu bài 7a, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho cá nhân HS tự ước lượng.

- GV đánh giá HS làm bài

- Hỏi: Bài tập 7a củng cố kiến thức gì?

- - GV nhấn mạnh: Các em biết cách ước lượng số chìa khóa theo từng nhóm. Sau đó ước lượng số chìa khóa có tất cả.

Bài 7b (trang 102)

Mục tiêu: HS Ước lượng được số chìa

- 1 HS đọc YC bài - HS làm bài nhóm đôi

- HS nêu tên các con vật theo thứ tự cân nặng từ nhẹ nhất đến nặng nhất.

- HS đối chiếu, nhận xét - HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe.

1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm

- HS làm cá nhân, HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau trong nhóm đôi.

- HS cả lớp giơ bảng con.

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe.

1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm - HS làm cá nhân

- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến cá nhân - HS lắng nghe

1 HS đọc YC bài, lớp đọc thầm - HS làm cá nhân

(4)

khóa trong hình.

GV chiếu bài 7b, cho HS đọc và xác định YC bài.

- GV cho cá nhân HS tự đếm số chìa khóa có trong hình.

- GV đánh giá HS làm bài

- - GV nhấn mạnh: Như vậy có tất cả 39 chiếc chìa khóa.

4. Củng cố - dặn dò

Mục tiêu: Tổng hợp lại kiến thức của tiết học.

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học - GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- HS cùng chia sẻ, trao đổi và đánh giá bài làm của nhau.

- HS lắng nghe

HS nêu ý kiến

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Đạo đức:

Bài 7: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN( Tiết 2) I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lý tình huống cụ thể.

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Kiểm tra:

- Nêu cách em đã bảo quản đồ dùng quần áo của em ở nhà như thế nào ?

- Để sách vở của em được bền, đẹp em đã làm như thế nào ?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

2. Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN( Tiết 2)

- Gọi 2-3 HS nêu.

(5)

2.2. Luyện tập:

*Bài 1/35: Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào ? Vì sao ?

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.35, YC thảo luận nhóm đôi, nêu việc đồng tình hoặc không đồng tình làm để thể hiện việc bảo quản đồ dùng cá nhân, giải thích Vì sao.

- Tổ chức cho HS chia sẻ từng tranh.

- GV chốt câu trả lời.

- Nhận xét, tuyên dương.

*Bài 2/36: Đưa ra lời khuyên cho bạn

- YC HS quan sát tranh sgk/tr.36, đồng thời gọi HS đọc lần lượt 3 tình huống của bài.

- YCHS thảo luận nhóm 4 đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm.

- Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Vận dụng:

Yêu cầu 1: Kể về những đồ dùng cá nhân của em và cách bảo quản chúng .

- GV YC HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn về việc em đã làm và sẽ làm để bảo quản đồ dùng cá nhân của mình

- Tổ chức cho HS chia sẻ.

- Nhận xét, tuyên dương.

*Yêu cầu 2: Cùng các bạn thực hiện những việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân của mình

- GV cho HS thực hiện Kế hoạch trong phạm vi lớp, trường.

*Yêu cầu 3: Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân của mình

*Thông điệp:

- Gọi HS đọc thông điệp sgk/tr36.

- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống.

3. Củng cố, dặn dò:

- HS thảo luận theo cặp.

- 2-3 HS chia sẻ.

+ Tranh 1: Lan bọc sách vở cẩn thận – Đồng tình .

+ Tranh 2: Bình vội quẳng ngay cặp sách dưới sân trường Không đồng tình

+Tranh 3: Hoa hay làm hỏng đồ chơi – Không đồng tình .

- HS thảo luận nhóm 4:

Tình huống 1: nhóm 1 Tình huống 2: nhóm 2 Tình huống 3: nhóm 3 - Các nhóm thực hiện.

- HS chia sẻ.

-Hai bạn cùng bàn chia sẻ và dọn lại cặp sách của nhau .

-Liên hệ bản thân .

-HS chia sẻ.

(6)

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.Nhắc nhở người thân biết cách bảo quản đồ dùng cá nhân hợp lí.

- Nhận xét giờ học.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Tự nhiên và xã hội :

BÀI 9: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (T2)

I. MỤC TIÊU

- Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (ví dụ: xe máy, xe buýt, thuyền).

● Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

● Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

● Biết quan sát, trình bày ý kiến của mình về quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông.

● Vẽ, viết khẩu hiệu hoặc sưu tầm tranh ảnh về an toàn khi đi phương tiện giao thông.

- Chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông.

- Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách để đảm bảo an toàn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Các hình trong SGK.

- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.

- Mũ bảo hiểm xe máy.

b. Đối với học sinh - SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

(7)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài An toàn khi đi trên phương tiện giao thông (tiết 2)

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Quy định khi đi xe buýt và đi thuyền Mục tiêu:

c. Nêu được một số quy định khi đi xe buýt và đi thuyền.

d. Biết quan sát, trình bày ý kiến của mình về quy định khi đi xe buýt và khi đi thuyền.

và thông tin dưới đây, nêu một số quy định khi đi thuyền.

Bước 2: Làm việc cả lớp

e. GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

f. HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

GV bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Một số quy định khi đi xe buýt: chờ xe ở bến hoặc điểm dừng xe, không đứng sát mép đường; ngồi vào ghế, nếu phải đứng thì vịn vào cột đỡ hoặc móc vịn;

lên và xuống xe khi xe đã dừng hẳn, đi theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy.

+ Một số quy định khi đi thuyền: mặc áo phao đúng cách trước khi lên thuyền;

ngồi cân bằng hai bên thuyền, ngồi yên không đứng, không cho tay, cho chân xuống nước; lên và xuống thuyền khi thuyền đã được neo chắc chắn.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày.

- HS điền vào Phiếu học tập.

b.C á ch ti ế n h à nh:

B ướ c 1: L à m vi ệ c theo c ặ p

- GV y ê u c ầ u HS:

+ Quan sá t c á c h ình 1 , 2 , 3 , 4 SGK trang 49 v à tr ả lờ i c â u h ỏ i:

D ự a v à o c á c h ình v à th ô ng tin d ướ i đâ y,

n ê u m ộ t s ố quy đị nh khi đ i xe bu ý t.

- Quan s á t c á c h ình 1 , 2 , 3 , 4 SGK trang 50 v à tr ả lờ i c â u h ỏ i: D ự a v à o c á c h ình

(8)

Hoạt động 4: Thảo luận về cách đi xe buýt và đi thuyền

a. Mục tiêu: Biết cách chia sẻ với người xung quanh về quy định khi đi xe buýt và đi thuyền.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm 4

- GV yêu cầu: HS thảo luận và nói cho nhau nghe:

+ Về cách đi xe buýt để đảm bảo an toàn.

+ Về cách đi thuyền để đảm bảo an toàn.

+ Em đã thực hiện đúng và chưa đúng quy định nào khi đi xe buýt hoặc khi đu thuyền.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

GV bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

Hoạt động 5: Tự đánh giá khi đi trên phương tiện giao thông

a. Mục tiêu: HS tự đánh giá khi đi trên phương tiện giao thông

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em thường được đi trên phương tiện giao thông nào? Hãy tự nhận xét về việc em thực hiện các quy định khi đi trên phương tiện giao thông đó.

- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập:

+ Khoanh tròn vào chữ cái trước phương tiện giao thông em thường được đi.

+ Tô màu vào ☺ nếu em thường xuyên thực hiện đúng; ☹ nếu em thỉnh thoảng thực hiện đúng, ☹ ☹ nếu em hiếm khi thực hiện đúng các quy định khi đi trên phương tiện giao thông.

Phương tiện giao thông Em tự đánh giá

A. Xe đạp ☺

☹ ☹

B. Xe máy ☺

HS làm việc theo nhóm.

HS trình bày: Một số khẩu hiệu về an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông + Để tránh chấn thương sọ não. Hãy đội Mũ bảo hiểm!

+ Hãy đội mũ bảo hiểm trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn!

+ Chấp hành luật lệ giao thông là bảo vệ mình và mọi người.

+ Văn hoá giao thông ? Hãy không lơ là!

+ Ùn tắc giao thông - Vấn nạn từ ý thức.

+ Em vui đến trường, bố đi đúng đường, mẹ dừng đúng vạch.

(9)

☹ ☹

C. Xe buýt ☺

☹ ☹

D. Thuyền ☺

☹ ☹ Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời một số HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét phần trình bày của các bạn.

- GV nhắc nhở HS: Phải thực hiện đúng các quy định khi đi trên phương tiện giao thông để đảm bảo an toàn.

Hoạt động 6: Vẽ, viết khẩu hiệu về an toàn khi đi trên phương tiện giao thông

a. Mục tiêu: HS vẽ, viết khẩu hiệu về an toàn khi đi trên phương tiện giao thông

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV hướng dẫn

HS:

+Các nhóm chọn một phương tiện giao thông và thảo luận ý tưởng để vẽ, viết khẩu hiệu về an toàn khi đi trên phương tiện giao thông đó.

+ Cả nhóm cùng tham

gia để tạo ra sản phẩm chung của cả nhóm.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời một số HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét phần trình bày của các bạn.

- GV bổ sung, hoàn thiện sản phẩm của các nhóm.

- GV yêu cầu HS: Chia sẻ sản phẩm với người thân hoặc những người xung quanh.

GV hướng HS đến thông điệp: Em nhớ nhắc nhở

(10)

bản thân và mọi người cùng thực hiện quy định khi đi trên các phương tiện giao thông.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 19/12/2021

Thời gian thực hiện: 22/12/2021 Lớp: 2D

Buổi chiều:

Tiếng việt:

BÀI 1: CHUYỆN BỐN MÙA I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các tiếng trong bài.Bước đầu làm quen đọc diễn cảm, phân biệt lời nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng và đều có ích lợi cho cuộc sống.

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh.

- GV hỏi:

+ Tranh vẽ ai?

+ Họ làm những gì ?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời của Đông trầm trồ, thán phục. Giọng Xuân nhẹ nhàng. Giọng Hạ tinh nghịch, nhí nhảnh.

Giọng Đông lặng xuống, vẻ buồn tủi.

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

(11)

Giọng Thu thủ thỉ. Giọng Bà Đất vui vẻ, rành rẽ.

- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến giấc ngủ ấm trong chăn.

+ Đoạn 2: Còn lại

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

nảy lộc, đơm trái ngọt, rước đèn, bập bùng,…

- Luyện đọc câu dài: Có em / mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ mọi người mới có giấc ngủ ấm trong chăn.//

Còn cháu Đông,/ cháu có công ấp ủ mầm sống/ để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.//

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.10.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện theo nhóm đôi.

- HS lần lượt đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông trong năm.

C2: Theo nàng tiên mùa Hạ, thiếu nhi thích mùa thu vì có đêm trăng rằm, rước đèn phá cỗ.

C3: Tranh 1: mùa xuân; Tranh 2 : mùa đông; Tranh 3 : mùa hạ; Tranh 4: mùa thu.

C4: Bà Đất nói cả bốn nàng tiên đều có ích và đáng yêu vì: Xuân làm cho lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm.

Thu làm cho trời xanh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường. Đông có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

(12)

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.10.

- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.10.

- HDHS đóng vai để chơi trò chơi Hỏi nhanh đáp đúng

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Gọi các nhóm lên thực hiện.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án: a. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.

- HS giải thích lý do.

- 1-2 HS đọc.

- HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu.

VD: HS1: Mùa xuân có gì ?

HS 2: Mùa xuân có hoa đào, hoa mai, bánh chưng.

- 4-5 nhóm lên bảng.

- HS chia sẻ.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Hoạt động trải nghiệm:

BÀI 17: HÀNH TRANG LÊN ĐƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết được mình cần chuẩn bị gì cho mỗi chuyến đi xa.

- HS giới thiệu được các đồ dùng cần thiết cho một chuyến đi.

- Tự chuẩn bị được đồ dùng cá nhân mang theo trong các chuyến đi: dã ngoại, về quê, trại hè hay du lịch,…Biết tự quản lí đồ dùng cá nhân khi đi ra ngoài và rèn kĩ năng tự phục vụ bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Giấy khổ to, bút màu. Một số giấy nhãn chỉ vật dụng cá nhân để phục vụ trò chơi “Hãy mang tôi theo”.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (5p): Chia sẻ về một chuyến đi của em.

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo bàn. Kể cho nhau nghe về một chuyến đi mà mình nhớ

- HS lắng nghe và chia sẻ.

(13)

nhất qua các câu hỏi:

+ Chuyến đi tới địa điểm nào?

+ Hoạt động trong chuyến đi ấy gồm những gì?

+ Bạn đã mang theo những gì trong chuyến đi?

+ Điều gì khiến em nhớ tới chuyến đi đó?

- Gọi 1 số HS chia sẻ trước lớp.

- GV kết luận: Các bạn hình dung được mỗi chuyến đi khác nhau thì cần chuẩn bị những gì cho phù hợp với hoạt động của chuyến đi đó.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức (15p): Giới thiệu về các đồ dùng cần thiết cho một chuyến đi.

- GV chia học sinh theo nhóm. Yêu cầu các nhóm hãy chọn một chuyến đi rồi cùng nhau thảo luận xem mình cần mang những gì?

- Các nhóm viết tên chuyến đi, nơi đến và những thứ cần mang theo ra giấy khổ to.

- GV mời đại diện nhóm lên trình bày. Các bạn trong lớp đóng góp ý kiến bổ sung.

- GV kết luận: Các em biết được những vật dụng cần mang theo cho một chuyến đi xa.

Mang đi đủ vật dụng cần dùng và tránh mang thừa khiến hành lí cồng kềnh.

3. Luyện tập, vận dụng(12p):

- GV HD trò chơi: Hãy mang tôi theo.

+ GV mời HS lựa chọn và sắm vai một trong các vật dụng cá nhân. Ví dụ: bàn chải đánh răng, ba lô, quần áo, giày dép, kính, mũ, kem chống nắng, bình nước, khăn,...

+ GV mời một bạn sắm vai người chuẩn bị đồ đi xa, cầm thẻ chữ ghi: ĐI BIỂN (hoặc:

ĐI TRẠI HÈ, ĐI VỀ QUÊ,…).

+Các vật dụng sẽ lần lượt thuyết phục người đi xa mang mình theo. Ví dụ:“Tôi là… Hãy mang tôi theo, tôi sẽ giúp bạn chải răng”…

- HS chia sẻ nối tiếp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS chia thành 6 nhóm.

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- Đại diện nhóm trình bày, HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(14)

+ Sau một hồi bị thuyết phục và lựa chọn, người chuẩn bị hành lí đã chọn ra được hành lí mang theo.

- Tổ chức HS chơi.

- Các bạn trong lớp sẽ nhận xét xem bạn đã mang đủ đồ dùng chưa? Và có mang thừa đồ dùng không? Các vật dụng mang theo cần phù hợp với cả điều kiện thời tiết nơi đến.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV kết luận: Thông qua trò chơi, HS được rèn kĩ năng chuẩn bị hành lí cho mỗi chuyến đi xa.

4. Cam kết, hành động(3p) - Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy tự chọn quần áo, giày dép cho phù hợp với chuyến đi sắp tới cùng gia đình.

- HS tham gia chơi.

- HS theo dõi và nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ.

- HS thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung

II.. - Yêu cầu Hs đọc trong nhóm.. - HS vận dụng thành thạo vào thực hiện tính và làm bài toán có một phép tính - Giáo dục HS tích cực, tự giác, rèn

Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc,

- Giáo dục HS tình cảm yêu quý đối với các anh bộ đội, học tập tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, kỉ luật của các anh bộ đội.. - Hs nắm được thông tin về các