• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giáo án công nghệ 7

Tuần 4 Ngày soạn: 20/ 09/ 2020 Tiết 4 Ngày dạy: 28/9/2020

BÀI 4: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN (vê tay)

BÀI 5: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐỘ pH CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS phải:

1. Kiến thức:

- Trình bày được quy trình các bước xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay và độ pH của đất trồng bằng phương pháp so màu.

2. Kĩ năng:

Xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tayvà độ pH của đất trồng bằng phương pháp so màu.

3. Thái độ:

Có ý thức lao động chính xác, cẩn thận.

4. Năng lực, phẩm chất 4.1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, làm việc nhóm và chủ động sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: HS được rèn năng lực quan sát, thu thập và xử lí thông tin, và năng lực liên hệ thực tế.

4.2. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, tự lập, tự giác.

II. CHUẨN BỊ.

- GV: Mẫu 3 loại đất khác nhau, lọ đựng nước, ống hút nước, thước đo, thìa nhỏ, thang màu pH chuẩn, lọ chất chỉ thị màu tổng hợp.

- HS: Tìm hiểu trước nội dung của bài, báo cáo thực hành SGK - 12 và SGK - 13.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động

- Tổ chức lớp (Ổn định trật tự)

- Kiểm tra bài cũ: Đất trồng có những tính chất gì?

- Vào bài: Làm thế nào ta có thể phân biệt được đất cát, đất sét, đất thịt, đất chua, đất kiềm hay đất trung tính?

B. Hoạt động thực hành

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung cơ bản GV giới thiệu bài thực hành.

- GV giới thiệu cho HS mục tiêu và

I. Chuẩn bị.

Mẫu 3 loại đất khác nhau, lọ đựng Gv: Hoàng Thị Mơ – Trường THCS Yên Thọ

(2)

Giáo án công nghệ 7

yêu cầu của bài thực hành.

- GV nêu nội quy và kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình1,2,3,4 Sgk- T11.

+ Để xác định được thành phần cơ giới của đất ta làm như thế nào?

- HS trình bày - HS khác nhận xét

- GV thống nhất quy trình thực hiện

- GV hướng dẫn HS quan sát hình1,2,3 Sgk- T12, 13.

+ Để xác định được độ pH của đất ta làm như thế nào?

- HS trình bày - HS khác nhận xét

- GV thống nhất quy trình thực hiện 2. Tổ chức thực hành.

- Chia lớp thành 4 nhóm và sắp xếp vị trí thực hành cho các nhóm.

- Phân công nhiệm vụ cho nhóm trưởng và phát đồ dùng thực hành cho các nhóm.

- GV quan sát, uốn nắn các nhóm thực hành

- Các nhóm nộp báo cáo thực hành

nước, ống hút nước, thước đo, thìa nhỏ, thang màu pH chuẩn, lọ chất chỉ thị màu tổng hợp

II. Nội dung thực hành.

1. Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản (vê tay).

Bước 1: Lấy một ít đất bằng viên bi cho vào lòng bàn tay.

Bước 2: Nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm (khi cảm thấy mát tay, nặn thấy dẻo là được).

Bước 3: Dùng hai bàn tay vê đất thành thỏi có đường kính khoảng 3mm.

Bước 4: Uốn thỏi đất thành vòng tròn có đường kính khoảng 3cm.

Quan sát đối chiếu với chuẩn phân cấp đất ở bảng 1 SGK -11 để phân biệt các loại đất.

2. Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu.

Bước 1: Lấy một lượng đất bằng hạt ngô cho vào thìa.

Bước 2: Nhỏ từ từ chất chỉ thị màu tổng hợp vào mẫu đất cho đến khi dư thừa 1 giọt.

Bước 3: Sau 1 phút, nghiêng thìa cho chất chỉ thị màu chảy ra và so màu với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng với màu nào thì đất có độ pH tương đương với độ pH của màu đó.

III. Thực hành.

- Làm việc theo nhóm.

- Mỗi nhóm hoàn thành việc xác định thành phần cơ giới và độ pH của đất rồi ghi kết quả vào báo cáo thực hành.

C. Hoạt động luyện tập, vận dụng

- Nêu các bước xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay?

- Nêu các bước xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màu?

- GV yêu cầu HS các nhóm thu dọn dụng cụ và vệ sinh khu vực thực hành.

- GV nhận xét giờ thực hành về các mặt:

Gv: Hoàng Thị Mơ – Trường THCS Yên Thọ

(3)

Giáo án công nghệ 7

+ Sự chuẩn bị của các nhóm.

+ Ý thức thực hành của học sinh.

+ Kết quả thực hành của các nhóm.

D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

- GV yêu cầu học sinh xem lại nội dung các bài thực hành đã học.

- Vận dụng để xác định loại đất trồng của gia đình để sử dụng cho phù hợp.

- Tìm hiểu trước nội dung "Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất ".

- Chuẩn bị theo nhóm phiếu học tập SGK -14, 15.

Duyệt giáo án ngày tháng năm 2020 Tổ CM duyệt

Gv: Hoàng Thị Mơ – Trường THCS Yên Thọ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

* HS hoàn thành một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người

GV giới thiệu bài: Các em vừa được ôn lại về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục

- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. - Phương pháp – KT: Hoạt động nhóm, nêu và

Câu 5: Trong từng bước phân loại bằng khóa lưỡng phân từ đầu đến cuối người ta luôn phân loại các loài sinh vật thành mấy nhóm..

Khi thử máu để truyền, với máu của vợ bác sĩ thì bị kết dính, với máu bác sĩ thì không bị kết dính.. Nhóm máu O