• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1

Ngày soạn: 7/ 9/ 2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2018 (dạy sáng) Học vần

ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: Biết sử dụng sách giáo khoa (sgk), vở bài tập, đồ dùng của môn học.

- Kĩ năng: Phân biệt các loại sách, sử dụng các loại sách của môn tiếng việt - Thái độ: Hs có ý thức trật tự, lắng nghe lời gv trong giờ học.

2.Mục tiêu riêng:

- Bước đầu biết làm quen với sách , vở , bút , phấn , bảng và các đồ dùng học tập . - Rèn ý thức ngay từ đầu năm học

- Biết ngồi ngoan nghe cô giảng bài . III. Đồ dùng dạy học:

- Sgk Toán 1

- Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của hs.

- Đồ dùng cho trẻ KT: Tranh, que tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(2)

Hoạt động của gv A. KTBC(5’)

- GV cất cho cả lớp cùng hát bài hát “Sáng thứ hai”

- Điểm danh, gọi tên học sinh - GT tên trường, lớp, tên GVCN.

TIẾT 1 B. Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

*Bầu ban cán sự lớp(15’)

- Chọn 3 HS đã được quan sát và tìm hiểu để làm lớp trưởng, lớp phó học tâp, lớp phó văn nghệ và nêu tên 3 HS trước lớp.

- Nêu nhiệm vụ của lớp trưởng, lớp phó học tập và lớp phó văn nghệ

- Chia lớp thành 3 tổ, quy định chỗ ngồi cho các tổ.

- Giới thiệu tên các tổ trưởng, tổ phó và nhiệm vụ của các tổ trưởng, tổ phó.

*Nội quy lớp học, trường học(15’)

- Phổ biến cho Hs nắm rõ các quy định của nhà trường về thời gian học tập, ra chơi và ra về, trang phục.

- Yêu cầu Hs nêu những điều mà các em nên làm khi đến trường, đến lớp.

- Tóm tắt, bổ sung các ý kiến thành bảng nội quy trước lớp mà GV đã chuẩn bị sẵn.

+ Nếu không thực hiện tốt những nội quy của trường, lớp thì điều gì sẽ xảy ra với bản thân em?

+ Em sẽ làm gì để đi học đúng giờ?...

TIẾT 2

*Giới thiệu SGK Tiếng Việt 1/1 và cách sử dụng sách(10’)

- Yêu cầu HS quan sát SGK từ bìa, lẫn 1 số trang đầu của sách và cho biết em nhìn thấy những gì từ quyển sách?

- Nhận xét về sách TV1/1

- Hướng dẫn HS cách giở sách, cầm sách…. Và yêu cầu thực hiện mẫu.

*HD sử dụng đồ dùng khi học Tiếng Việt(15’)

- Giới thiệu bộ đồ dùng học vần TV: các mảnh nhựa in chữ cái, các mảnh nhựa in dấu, thanh cài.

- Thực hiên thao tác gắn thẻ cài để học sinh

Hoạt động của học sinh

- Cả lớp cùng hát - 3HS được chọn lần lượt giới thiệu tên của mình trước lớp.

-Cả lớp vỗ tay chào đón các bạn cán sự lớp.

- Lắng nghe

- Quan sát và nhận biết vị trí chỗ ngồi và vị trí tổ của mình.

- Lắng nghe

- Lắng nghe và có thể phản hồi lại ý kiến đã đưa ra của GV

- HS nêu ý kiến trước lớp

- Lắng nghe GV nêu các nội quy của lớp.

- Nêu ý kiến trước lớp

+ Nêu ý kiến trước lớp

- Thực hiện quan sát và nêu ý kiến của mình trước lớp.

- Thực hiện các thao tác cầm sách, giở sách theo hướng dẫn của GV

- Quan sát GV giới thiệu bộ đồ dùng học vần

HĐ của hs Nam

- HS quan sát , theo dõi

- Lắng nghe - Hướng dẫn hs ngồi theo nhóm .

- Lắng nghe GV nêu các nội quy của lớp.

- Hướng dẫn các sử dụng - Hs quan sát Và thực hiện.

- Gv xuống lớp và hướng dẫn hs lấy đồ dùng.

Gọi tên từng

(3)

quan sát.

- Yêu cầu HS lấy bảng con và hướng dẫn cách viết bảng, cầm bảng, giơ bảng,…..

- Giới thiệu cho HS về bút, vở viết

- Nhắc nhở học sinh giữ gìn các đồ dùng học tập của mình.

C. Củng cố, dặn dò( 5’)

- Yêu cầu HS về nhà kiểm tra lại sách, vở, đồ dùng học tập của mình và bao bọc cẩn thận.

- Nhắc học sinh xem trước bài học cho tiết học sau..

- Quan sát

- Quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của GV

- hs lắng nghe

đồ dùng trong bộ học toán.

____________________________________________

Đạo đức

Bài 1

:

Em là học sinh lớp 1

(tiết 1)

I. Mục đích yêu cầu 1.Mục tiêu chung

Học xong bài này học sinh có khả năng:

-Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.

-Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.

- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.

2.Mục tiêu riêng

- Bước đầu làm quen với việc đi học

- Biết tên trường , lớp, cô giáo, tên một số bạn bè trong lớp . - Biết ngồi ngoan nghe cô giáo giảng bài .

*QTE: Trẻ em ( con trai và con gái) có quyền có họ tên,và tự hào về tên của mình.

-Trẻ em (con trai và con gái) trong độ tuổi phải được đi học và được tạo điều kiều kiện tốt nhất có thể được để học tập.

- Đi học là niềm vui. Các em phải học tập thật tốt, thật ngoan.

- Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.

II.Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

-Kỹ năng tự giới thiệu về bản thân.

-Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đông người.

-Kỹ năng lắng nghe tích cực.

-Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy giáo/cô giáo, bạn bè...

III.Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng -Phương pháp: trò chơi; thảo luận nhóm.

-Kỹ thuật: động não; trình bày 1 phút.

IV . Chuẩn bị:

- Vở bài tập đạo đức

- Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

- Các bài hát về quyền của trẻ em.

V. Các hoạt động dạy học: (32p’)

(4)

Hoạt động dạy Hoạt động học Hs Nam 1.Hoạt động 1 : Tc “ Vòng tròn giới

thiệu ” (10’)

MT : Giúp HS giới thiệu mình và nhớ tên các bạn trong lớp .

- GV nêu cách chơi : một em lên trước lớp tự giới thiệu tên mình và nói muốn làm quen với các bạn . Em ngồi kề sẽ lên tiếp tục tự giới thiệu mình, lần lượt đến em cuối .

*Thảo luận chung:

- GV hỏi : Tc giúp em điều gì ?

- Em cảm thấy như thế nào khi được giới thiệu tên mình và nghe bạn tự giới thiệu . - Có bạn nào trong lớp trùng với tên của em không?

- Em hãy kể tên một số bạn trong nhóm.

*Kết luận: Mỗi người đều có họ và tên, trẻ em khi sinh ra có quyền có họ tên. Họ dùng để gọi nhau trong học tập khi vui chơi.

2. Hoạt động 2 : Thảo luận cặp(10’) MT : Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình . Tự hào là một đứa trẻ có họ tên : - Cho Học sinh tự giới thiệu trong nhóm 2 người .

+ Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống em không ?

* GV kết luận : Mọi người đều có những điều mình thích và không thích . Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác . Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác .

3.Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm

MT : Học sinh kể về ngày đầu tiên đi học của mình . Tự hào là Học sinh lớp Một : - Giáo viên mở vở BTĐĐ, quan/sát tranh BT3, Giáo viên hỏi :

+ Em đã mong chờ, chuẩn bị cho ngày đi học đầu tiên như thế nào?

+ Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm em như thế nào ?

+ Em có thấy vui khi được đi học? Em có yêu trường lớp của em không?

* Vd : Tôi tên là Quỳnh, tôi muốn làm quen với các bạn - Bạn ngồi kề lên trước lớp : tôi tên là Gia Bảo . Tôi muốn làm quen với tất cả các bạn .Lần lượt đến hết .

- Giới thiệu mình với mọi người và được quen biết thêm nhiều bạn .

- Sung sướng tự hào em là một đứa trẻ có tên họ . - HS lắng nghe.

- Học sinh hoạt động nhóm 2 bạn nói về những sở thích của mình .

- Không hoàn toàn giống em .

- Hồi hộp , chuẩn bị đd cần thiết .

- Bố mẹ mua sắm đầy đủ cặp sách, áo quần … cho em đi học .

-Hs quan sát , lắng nghe

- Hs hs cùng tham gia vào trò chơi giới thiệu tên cùng bạn

- Hs quan sát lắng nghe

- Hd hs quan sát tranh và cho hs kể cho các bạn xem bố mẹ ,ông bà đã mua cho con những đồ dùng gì để vào lớp một

(5)

+ Em sẽ làm gì để xứng đáng là Học sinh lớp Một?

- Gọi vài HS dựa theo tranh kể lại chuyện .

* Giáo viên Kết luận : Vào lớp Một em sẽ có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, em sẽ học được nhiều điều mới lạ, biết đọc biết viết và làm toán nữa.

- Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em .

- Em rất vui và tự hào vì mình là Học sinh lớp Một. Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi,thật ngoan.

- Rất vui, yêu quý trường lớp .

- Chăm ngoan, học giỏi

- Học sinh lên trình bày trước lớp . - HS lắng nghe.

VI. Củng cố, dặn dò:(3p’) - Kỹ thuật: trình bày 1 phút.

- Gv nhận xét giờ học.

*QTE: Qua bài học này các em cần phải đoàn kết,thân ái với các bạn và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ.

- Dặn hs có ý thức trong học tập để xứng đáng là hs lớp 1.

- Về nhà chuẩn bị bài cho học tiết 2.

**********************************************

Hoạt động ngoài giờ ( Dạy chiều)

TÌM HIỂU VỀ THẦY CÔ, BẠN BÈ VÀ NỘI QUY TRƯỜNG LỚP

I – MỤC TIÊU

- Hs được làm quen, biết tên các bạn trong lớp, các thầy cô giáo giảng dạy ở lớp mình và các thầy cô trong ban giám hiệu.

- Giúp hs nắm và thực hiện tốt nội quy trường lớp.

- Rèn nề nếp thực hiện tốt nội quy.

- GD HS: Mạnh dạn, tự tin, thực hiện tốt nội quy, thêm yêu trường, lớp.

II - CHUẨN BỊ:

Nội dung

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt Động Của Thầy Hoạt Động Của Trò

I . Ổn định: Hát + Điểm danh.

1. Kiểm tra :

- Trang phục, vệ sinh cá nhân.

- Giáo viên nhận xét - Đánh giá.

2. Bài mới : Giới thiệu bài. Ghi đề.

Bước 1: Chuẩn bị:

- Yêu cầu các em tìm hiểu để nhớ mặt, nhớ tên các bạn ở tổ, trong lớp, các thầy giáo cô dạy bộ môn giờ

- Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát

- HS Lắng nghe

(6)

sinh hoạt sau chơi trò chơi: “ Người đó là ai” và trò chơi: Vòng tròn giới thiệu tên”…

Bước 2: Tiến hành chơi:

- Gv hướng dẫn cách chơi trò chơi “ Người đó là ai”

- Tổ chức cho hs chơi thử trò chơi “ Người đó là ai”

- Tổ chức cho hs chơi thật trò chơi “ Người đó là ai”

- Gv hd cách chơi trò chơi “ Vòng tròn giới thiệu tên.”

- Tổ chức cho hs chơi thử trò chơi “ Vòng tròn giới thiệu tên”

- Sau đó cho hs chơi thật

- Giáo viên đọc cho học sinh nghe nội quy.

NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG

* Về nề nếp:

‐ Đi học đầy đủ, đúng giờ, nghỉ học có giấy xin phép.

‐ Xếp hàng ra vào lớp, ra tập thể dục nhanh thẳng, đều dẹp.

‐ Mặc quần áo đồng phục học sinh ( quần xanh áo trắng, đồng phục thể dục ) khi đến trường, đeo bảng tên, là Đội viên phải đeo khăn quàng đỏ, đầu tóc, giày dép gọn gàng sạch sẽ, cắt ngắn móng chân ,tay.

‐ Kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép đối với thầy cô giáo, khách lạ và người lớn tuổi đến trường.

Không nói tục, chửi thề.

* Về học tập:

- Học bài, làm bài, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.

- Trong lớp giữ trật tự , chú ý lắng nghe cô giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, không quay cóp khi làm bài, phải trung thực trong thi cử.

- Sách vở đồ dùng học tập phải đầy đủ, bao bọc cẩn thận, có dán nhãn vở, giữ gìn sạch sẽ, không quăn mép, luyện chữ viết đúng mẫu chữ.

* Về vệ sinh, và công tác khác:

‐ Giữ gìn vệ sinh chung, giữ gìn bảo vệ của công (tài sản trong lớp trong trường) bảo vệ và chăm sóc cây xanh trong nhà trường.

‐ Đi tiểu đi tiêu đúng nơi quy định.

‐ Không xả rác ăn quà vặt bừa bãi.

‐ Đi học phải đội mũ nón, đầu mùa mưa, cuối mùa mưa phải mang áo mưa.

‐ Chấp hành tốt luật lệ giao thông ( đi bên phải, giơ

- HS Lắng nghe - HS chơi thử - HS Lắng nghe

- HS chơi theo cả lớp lần lượt từng HS lên giới thiệu tên của mình cho cả lớp nghe.

- Học sinh nghe học nội quy.

(7)

tay xin đường khi qua đường).

‐ Tham gia sinh hoạt sao, Đội và các hoạt động khác.

4. Củng cố, Dặn dò:

- HS nhắc lại nội quy.

- Gv khen ngợi cả lớp đã biết được tên các thầy cô giáo dạy bộ môn lớp mình và các bạn trong tổ, trong lớp và nhắc nhở hs nhớ chào hỏi lễ phép khi gặp các thầy cô giáo

-Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở

- 2 HS nhắc lại

************************************

Tự nhiên và xã hội

Bài 1: Cơ thể chúng ta

A. Mục đích yêu cầu : 1. Mục tiêu chung:

Sau bài học hs biết:

- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể;đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên ngoài như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.

*Quyền trẻ em: Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay

- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động giúp cơ thể phát triển tốt để thực hiện tốt quyền được sống còn và phát triển,quyền có sức khoẻ và được chăm sóc sức khoẻ, quyền được nghỉ ngơi,vui chơi giải trí.

2. Mục tiêu riêng:

-Nhận biết được một số bộ phận trên cơ thể người.

-Gọi đúng tên các bộ phận trên cơ thể người.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.

B. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp quan sát, phương pháp chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm - KT đặt câu hỏi, KT trình bày 1 phút.

C. Đồ dùng dạy học:

(8)

- Các hình trong sgk.

- Mô hình, tranh ảnh

D. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv I. Kiểm tra bài cũ:3p’:

Gv kiểm tra sách, vở môn học của hs.

II. Bài mới (30p’)

1. Hoạt động 1: Cho hs quan sát tranh, thảo luận cặp.

- Yêu cầu hs quan sát tranh, chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.

- Trình bày trước lớp - Nhận xét, bổ sung.

2. Hoạt động 2: Cho hs quan sát tranh, thảo luận nhóm.

- Yêu cầu hs quan sát từng hình ở trang 5 và thảo luận các câu hỏi sau:

+ Các bạn ở mỗi hình đang làm gì?

+ Cơ thể chúng ta gồm mấy phần - Cho hs trình bày nội dung thảo luận.

- Yêu cầu hs biểu diễn lại từng hoạt động như các bạn trong hình.

* Kết luận: - Cơ thể chúng ta gồm 3 phần, đó là: đầu, mình và tay, chân.

- Chúng ta nên vận động, ko nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn.

3. Hoạt động 3: Cho hs tập thể dục

*QTE: Gv hướng dẫn hs hát bài:

Cúi mãi mỏi lưng Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này Là hết mệt mỏi.

- Gv hát kết hợp làm động tác mẫu.

- Gọi hs lên làm mẫu.

- Gv tổ chức cho hs tập cả lớp.

+ Tập thể dục xong, các em cảm thấy thế nào?

*QTE :HS biết rèn luyện thói quen, ham thích hoạt động giúp cơ thể phát triển tốt để thực hiện tốt quyền được sống còn và phát triển , quyền có sức khỏe và được chăm sóc sức khỏe, quyền được nghỉ ngơi, vui chơi giải trí

Hoạt động của hs

- Hs làm việc theo cặp.

- Hs đại diện trình bày - Hs nêu

- Hs thảo luận theo nhóm 4.

- Hs đại diện nhóm trình bày

- Vài hs thực hiện.

- Hs tập hát.

- Hs quan sát.

- 3 hs đại diện 3 tổ.

- Hs tập đồng loạt.

-1hs trả lời.

Hđ hs Nam

- Hd hs quan sát tranh và nêu tên các bộ phận bên ngoài cơ thể.

- Quan sát tranh cùng bạn trong nhóm

- Gv làm mẫu

- Hd hs tham gia vào trò chơi, nói chậm đúng

(9)

* Kết luận: Muốn cơ thể phát triển tốt cần tập thể dục

III. Củng cố, dặn dò: (5p’)

*QTE: Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng

+ Thi nói nhanh, chỉ đúng các bộ phận của cơ thể.

+ Gv tổng kết trò chơi.

?Để cơ thể chúng ta luôn luôn được khoẻ mạnh và phát triển tốt chúng ta cần phải làm gì.

* KT trình bày 1 phút.

- Gv nhận xét giờ học.

được các bộ phận bên ngoài cơ thể.

************************************

Ngày soạn: 8/ 9/ 2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2018 Toán

Tiết 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN

( Dạy sáng )

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

1.1 Kiến thức: Giúp hs:

- Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học Toán 1.

1.2. Kĩ năng: Phân biệt được các việc cần làm trong một tiết toán.

1.3. Thái độ: Lắng nghe cô giáo giảng bài chịu khó làm bài.

2.Mục tiêu riêng

- Bước đầu biết làm quen với sách , vở , bút , phấn , bảng và các đồ dùng học tập . - Rèn ý thức ngay từ đầu năm học

- Biết ngồi ngoan nghe cô giảng bài . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sgk Toán 1

- Bộ đồ dùng học toán lớp 1 của hs.

- Đồ dùng cho trẻ KT: Tranh, que tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

(10)

Hoạt động của gv 2.Kiểm tra bài cũ(3’) Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của hs

Hướng dẫn hs để đồ dùng sách vở môn toán lên bàn.

3. Bài mới.

a. Giới thiệu bài (1’)Tiết học đầu tiên

b. Hướng dẫn hs làm quen với các dụng cụ và nội quy học tập.

• Làm quen với sgk và vở bài tập:

+ Làm quen với sgk:

GV Đưa cuốn SGK giới thiệu nêu câu hỏi:

- Quyển sgk toán bên ngoài cùng có gì?

- Trang tiếp theo của trang bìa có đặc điểm gì và có gì khác với trang bìa?

- Các trang tiếp theo là gì?

* Sgk toán là tài liệu cung cấp nội dung kiến thức cho người học thông qua các thông tin, kênh hình kênh chữ.

- Vở bài tập toán sử dụng khi nào có tác dụng gì?

• Làm quen với các kí hiệu và hoạt động trong giờ toán(7’)

- Cho hs quan sát bức tranh lớp học

+ Các bạn trong tranh đang làm gì ?

+ Tư thề ngồi của các bạn như thế nào?

+ Dụng cụ được sắp xếp trên bàn như thế nào?

+ Dụng cụ được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp có tác dụng gì?

+ Các tổ chức học toán ở tranh 1 như thế nào ?

Hoạt động của hs

- HS lấy đồ dùng để lên bàn theo đúng vị trí.

- HS lấy SGK để lên bàn, quan sát nhận xét, trả lời câu hỏi:

-Trang bìa có ghi tên và một số hình trong chương trình toán lớp 1

- Trang ghi tên môn, tác giả và ngày sản xuất. Khác trang bìa là giấy mỏng, không có các hình ảnh về môn toán và không có màu.

- Giới thiệu 1 số hình ảnh lớp học toán và bài học cụ thể được xếp theo bài.

- vở bài tâp toán là những nội dung để củng cố lại kiến thức đã được học trong sgk để thực hành bài tập về nhà.

- HS quan sát nhận xét trả lời.

- Đang ngồi học

- Các bạn ngồi học rất ngay ngắn . - Sắp xếp gọn gàng ngăn nắp có thứ tự.

-Gúp ta dễ sử dụng.

- Học theo lớp

Hđ hs Nam - Hd hs lấy đồ dùng để lên bàn - Hs lắng nghe

- Gv hd hs biết được đó là quyển sách toán - Hs quan sát tranh. Gv giới thiệu tranh.

Gv giới thiệu đồ dùng

- Gv hướng dẫn hs nêu tên từng đồ dùng và cách lấy từng đồ dùng theo hiệu lệch của cô.

- Hs lắng nghe

(11)

Học vần

CÁC NÉT CƠ BẢN

(2 tiết) I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Kiến thức: Hs biết được các nét cơ bản.

- Kĩ năng: Phân biệt được các nét cơ bản, có kĩ năng viết được các nét cơ bản thành thạo.

- Thái độ: Lắng nghe cô giáo nói nhìn mẫu viết.

2. Mục tiêu riêng:

- HS biết cách cầm phấn , cầm bút - Viết được 1 số nét đơn giản - GD Hs thích học môn Tiếng việt . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các nét cơ bản.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

Hoạt động của gv Hoạt động của học sinh Hđ hs Nam 2.Kiểm tra bài cũ: : ( 5’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của hs

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’) Các nét cơ bản

-Hs quan sát

b. Hướng dẫn hs làm quen các nét.

- Gv hướng dẫn hs đọc các nét cơ bản: |,\,/,_, Quan sát nhận biết các nét(5’)

- Gv giới thiệu mẫu, nêu câu hỏi gợi ý.

- Ở mẫu giáo con được học những nét cơ bản nào?

HS nêu - GV giới thiệu tên các nét.

- Nhóm nét thẳng. - Gồm : Nét thẳng ngang, nét thẳng đứng, Nét thẳng xiên trái, Nét thẳng xiên phải

- Nhóm nét cong: - Nét cong hở phải(cong trái) - Nét cong hở trái(cong phải) - Nét cong tròn khép kín.

- Nhóm nét móc - Nét móc xuôi(nét móc trên) - Nét móc ngược(nét móc dưới)

- Nét móc hai đầu.

- Nhóm nét khuyết. - Nét khuyết trên(Nét khuyết

(12)

xuôi)

- Nét khuyết dưới(Nét khuyết ngược)

- Các nét trên có gì giống và khác nhau?

- HS nhận xét nêu cách so sánh.

- Trò chơi: Con voi - Luyện đọc các nét(12’)

- Cho hs đọc các nét trên bảng HS đọc các nhân, nhóm, lớp - Luyện viết các nét(17)

GV viết mẫu, kết hợp nêu quy trình viết

- HS quan sát viết tay không.

- HS viết các nét vào bảng con.

- Hướng dẫn hs viết được 1 số nét đơn giản vào bảng con

Lưu ý: HS cách cầm phấn, cách để bảng ,tư thế ngồi...

Tiết 2

•Luyện đọc (10’)

- Cho hs nhận biết và luyện đọc các nét trên bảng lớp, trong vở tập viết.

- HS đọc cá nhân bàn, nhóm, lớp

- Hd hs luyện đọc các nét trên bảng.

- Gọi hs nhận xét, GV nhận xét, sửa sai nếu có.

- Nhận xét bạn đọc.

•Luyện viết(20’)

- GV viết mẫu nêu quy trình viết các nét

- HS quan sát viết tay không.

- Hướng dẫn hs viết vào vở.Gv viết mẫu, bắt tay - Hướng dẫn hs viết vào vở. - HS viết vở theo hướng

dẫn.

- Quan sát uốn ắn hs

•Lưu ý:hs cách cầm bút bằng 3 ngón tay,tư thế gồi cách để vở, khoảng cách từ vở đến mắtlà 25 – 30 cm.Hướng dẫn hs điểm đặt bút, điểm đừng bút...

- GV thu 1 số bài chấm nhận xét,rút kinh nghiệm

4. Củng cố dặn dò(5’)

- Hãy nêu lại tên các nét mới học - Gồm : Nét thẳng ngang, nét thẳng đứng, Nét thẳng xiên trái, Nét thẳng xiên phải....

- Hs lắng nghe

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà viết lại các nét vào vở.

- Đọc và chuẩn bị bài sau

____________________________________________

(13)

Ngày soạn: 9/ 9/ 2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2018 (dạy sáng) Học vần

Bài 1

:

e

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

1.1. Kiến thức:

- Hs làm quen và nhận biết được chữ và âm e.

- Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình.

1.2. Kĩ năng: Phân biệt được âm e với các âm khác, đọc trôi trảy âm e.

1.3. Thái độ: Yêu thích môn học, chịu khó viết bài.

2.Mục tiêu riêng

- Nhận biết được âm e.

- Nhận biết được một số nét cơ bản đơn giản . - Biết viết một số nét cơ bản

- Có ý thức ngồi ngoan nghe cô giáo giảng bài . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ cái e.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv

Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Nêu tên các nét cơ bản.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (5’)

- Quan sát tranh, tranh vẽ ai, vẽ gì?

- Gv nêu: bé, me, xe, ve là các tiếng giống nhau là đều có âm e.

2. Dạy chữ ghi âm:

- Gv viết bảng chữ e.

a. Nhận diện chữ: (5’)

- Gv giới thiệu chữ e gồm 1 nét thắt và hỏi:

Chữ e giống hình cái gì?

- Gv dùng sợi dây vắt chéo thành hình chữ e

b. Nhận diện âm và phát âm. (10’) - Gv phát âm mẫu: e

- Gọi hs phát âm.

c. Hướng dẫn viết bảng con: (12’)

- Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết: e - Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

Hoạt động của hs - 2 hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc đồng thanh.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Nhiều hs phát âm.

- Hs quan sát.

Hđ hs Nam Hs lắng nghe

- Hd hs nhận diện âm e .

- Gv đọc mẫu, yc hs đọc theo cô.

Gv uốn nắn chỉnh sửa

(14)

- Luyện viết bảng con chữ e.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (13’) - Đọc bài cá nhân.

- Đọc bài theo nhóm.

b. Luyện nói: (10’)

- Yêu cầu hs quan sát tranh và hỏi cả lớp:

+ Tranh vẽ gì?

+ Mỗi bức tranh nói về loài nào?

+ Các bạn nhỏ trong tranh đang học gì?

+ Các tranh có gì chung?

- Gv nhận xét, khen hs trả lời đúng và đầy đủ.

c. Luyện viết: (10’) - Giáo viên viết mẫu: e

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ e trong vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Gọi 1 hs đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học; dặn hs chuẩn bị bài mới.

- Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

- Nhiều hs đọc.

- Hs đọc bài theo nhóm 4.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs tô bài trong vở tập viết.

- Hd hs nhận biết và đọc được một số nét cơ bản.

- Hs lấy bảng viết một số nét cơ bản

- Hd hs viết vở một số nét cơ bản

____________________________________________

Toán

Tiết 2 : NHIỀU HƠN, ÍT HƠN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

1.1. Kiến thức: Sau bài học, hs biết: - So sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.

- Biết sử dụng các từ "Nhiều hơn", "ít hơn" để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.

1.2. Kĩ năng: Biết vận dụng làm các bài tập, so sánh trong thực tế hằng ngày.

1.3. Thái độ: Chú ý nghe, làm bài.

2. Mục tiêu riêng:

- Học sinh biết cách cầm phấn , cầm bút , sử dụng bảng con .

-Biết tô một bức tranh đồ vật và nhận biết được một số đồ vật đơn giản như: cốc, thìa, bông hoa..

- Có ý thức ngồi ngoan nghe cô giáo giảng bài II. Đồ dùng dạy học:

- 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa.

- 3 lọ hoa, 4 bông hoa.

- Hình vẽ chai và nút chai, vung nồi và nồi trong sgk phóng to III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(15)

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hđ hs Nam

2.Kiểm tra bài cũ(3’) a. Giảng bài mới: ( 15)

* GV đưa đồ dùng trục quan

và đặt câu hỏi: - HS quan sát – trả lời.

- Trên bàn cô có mấy nhóm đồ vật ?

- Quan sát cô xếp gì vào cốc?

- Con có nhận xét gì về số thìa và số cốc?

- Có 2 nhóm đồ vật: cốc và thìa - Cô xếp thìa vào cốc.

- Số thìa không đủ để cho vào cốc.(1 cốc không có thìa)

- Hs lắng nghe - Hướng dẫn hs nêu tên một số đồ vật: cốc, thìa, bông hoa...

* Kết luận :

- Số thìa ít hơn số cốc (1 cái.) - Số cốc nhiều hơn số thìa (1 cái)

*Giáo viên đưa trực quan–

nêu câu hỏi:

- Có mấy cái chai?

- Có mấy cái nắp?

- Con có nhận xét gì về số chai và số nẳp?

- HS quan sát , trả lời.

- Có 3 cái chai - Có 4 cái nắp

- Số nắp nhiêu hơn số chai 1 cái - Số chai ít hơn số nắp 1 cái.

- Hs quan sát - Hd hs tập đếm số lượng chai và nắp chai

*Nhóm nào có số lượng đồ vật nhiều hơn ta nói nhóm đó nhiều hơn . Nhóm nào có số lượng đồ vật ít hơn ta nói nhóm đó ít hơn.

Trò chơi : con voi.

b. Luỵên tập: ( 20’)

- GV tổ chức cho hs nhận biết, củng cố biểu tượng ít hơn , nhiều hơn

- Hướng dẫn hs tô một số đồ vật đã nêu - Con có nhận xét gì về số

lượng cây đen và cây trắng?

- Cây màu đen nhiều hơn cây màu trắng 1 cây

- Cây màu trắng ít hơn cây màu đen 1 cây.

- Nhận xét số lượng hoa và quả trong vở bài tập?

- Số hoa nhều hơn số quả.

- So sánh số người và số mũ, số ngôi sao và chấm tròn tương tự .

- Số quả ít hơn số hoa.

* ít hơn là nhóm có đồ vật có số lượng ít hơn

(16)

*Nhiếu hơn là nhóm đồ vật có số lượng nhiều hơn.

4. Củng cố dặn dò : (5’) - Bài học hôm nay cần ghi nhớ điều gì?

- Nhiều hơn ,ít hơn - Hs lắng nghe - HS nêu lại cách so sánh –

GV nhận xét bổ sung.

- Khi so sánh 2 nhóm đồ

vật,nhóm nào có số lượng đồ vật ít hơn ta nói ít hơn .

nhóm nào có số lượnh đồ vật nhiều hơn ta nói nhiều hơn.

- Nêu ví dụ về nhiều hơn ,ít hơn.

- Số chân chó nhiều hơn số chân gà

- Số cửa sổ nhiều hơn số cửa chính.

- GV cho hs chơ trò chơi.

( Tìm đôi)

- 1đội nam ,1 đội nữ có số lượng bằng nhau.

+ Khi tìm đôi,1 bạn nam cặp với 1 bạn nữ.

+ Đội nào thừa người không có đôi thì đội đó có số lượng nhiều hơn.( ngược lại

- HS thực hành chơi

- Về nhà tập so sánh 2 nhóm đồ vật với nhau.

- Chuẩn bị bài sau: hình vuông, hình tròn

____________________________________________

Luyện Tiếng việt

ÔN LUYỆN ÂM e

( dạy chiều ) I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

1.1. Kiến thức:

Giúp học sinh đọc, viết thành thạo âm e.

1.2. Kĩ năng:

Rèn cho HS kĩ năng đọc to, rõ ràng, phát âm đúng, viết được âm e.

1.3. Thái độ:

Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

2. Mục tiêu riêng:

-Giúp học sinh đọc, viết thành thạo âm e.

- Hd HS kĩ năng đọc to, rõ ràng, phát âm đúng, viết được âm e - Hs ngồi ngoan lắng nghe cô giảng

II. Đồ dùng dạy – học:

(17)

- Bộ đồ dùng tiếng việt, SGK.

III. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của GV A. Ổn định tổ chức: (5’)

- Cho học sinh hát một bài hát.

- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

- Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)

- Giáo viên giới thiệu mục tiêu giờ học.

2. Hướng dẫn: (20’) a. Luyện đọc âm e:

- GV đọc mẫu.

- Gọi học sinh đọc âm e.

b. Luyện viết:

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết vở ô li.

- GV nhận xét, sửa sai.

- Cho học sinh sử dụng bộ đồ dùng, yêu cầu hs tìm âm e.

* Trò chơi: “Tìm tiếng có âm e”

- GV nêu luật chơi và hướng dẫn cách chơi.

- Cho hs chơi trò chơi.

- GV nhận xét trò chơi, tuyên dương hs tìm được nhiều tiếng có âm e.

C. Củng cố - dặn dò: (3’) - Yêu cầu hs về luyện lại bài.

- GV nhận xét tiết học

Hoạt động của hs

- Học sinh cả lớp hát.

- HS để sách vở, đồ dùng lên bàn.

- Theo dõi.

- HS nghe.

- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.

- HS viết vở ô li.

- HS thực hiện.

- Lắng nghe.

- HS chơi trò chơi tìm tiếng có âm e:

be, bé, bà, bố…

- Lắng nghe.

HĐ hs Nam - Hd hs làm theo bạn.

- Gv đọc mẫu và gọi hs đọc theo - Gv viết mẫu, hd cho hs viết theo cô.

- Hs lắng nghe.- Hd hs tìm tiếng có âm e.

___________________________________

Ngày soạn: 10/ 9/ 2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2018 ( dạy sáng) Học vần

Bài 2

:

b

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

1.1. Kiến thức:

- Hs làm quen và nhận biết được chữ b và âm b.

- Ghép được tiếng be.

- Bước đầu nhận biết được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em và của các con vật.

1.2. Kĩ năng: Phân biệt được âm b với các âm khác, đọc trôi trảy âm, tiếng

(18)

1.3. Thái độ: chăm chỉ đọc bài, viết bài 2. Mục tiêu riêng:

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh có thể : - Nhận biết được âm b

- Biết lấy vở viết các nét cơ bản tiếp theo, viết đúng các nét.

- Có ý thức học tập .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ b.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv Tiết 1

A. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Đọc chữ e.

- Chỉ chữ e trong các tiếng: bé, me, xe, ve.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (5’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi: Tranh này vẽ ai và vẽ gì?

- Gv nêu: bé, bê, bà, bóng là các tiếng giống nhau là đều có âm b.

2. Dạy chữ ghi âm:

- Gv viết bảng âm b.

a. Nhận diện chữ: (5’)

- Gv giới thiệu chữ b gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét thắt.

- Cho hs so sánh chữ b với chữ e đã học?

b. Ghép chữ và phát âm. (13’) - Gv giới thiệu và viết chữ be.

- Yêu cầu hs ghép tiếng be.

- Nêu vị trí của âm b và e trong tiếng be.

- Gv hướng dẫn hs đánh vần và đọc tiếng be.

- Gọi hs đánh vần và đọc.

- Gv sửa lỗi cho hs.

c. Hướng dẫn viết bảng con: (12’)

- Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết: b, be.

- Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

- Luyện viết bảng con chữ b, be.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (10’)

Hoạt động của hs - 3 hs đọc.

- 2 hs thực hiện.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs theo dõi.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs làm cá nhân.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs đọc cá nhân, tập thể.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết.

- Hs viết bảng con.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs đọc bài theo nhóm

HĐ hs Nam

- Hs quan sát cùng các bạn

- Hd hs đọc âm b. Gv đọc mẫu - Hd hs lấy âm b trong bộ đồ dùng

- Gv hd hs viết tiếp các nét cơ bản .

- Hd hs đọc

(19)

- Đọc bài: b, be.

b. Luyện nói: (10’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Ai đang học bài?

+ Ai đang tập viết chữ e?

+ Bạn voi đang làm gì?

+ Ai đang kẻ vở?

+ Hai bạn gái đang làm gì?

+ Các tranh có gì giống và khác nhau?

- Gv nhận xét, khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết: (10’) - Giáo viên viết mẫu: e

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ e trong vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học; dặn hs chuẩn bị bài mới.

4.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 vài hs nêu.

+ Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs tô bài trong vở tập viết.

lại các nét cơ bản và âm b âm e

_____________________________

Toán

Tiết 3: HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

1.1. Kiến thức: Sau bài học, hs có thể:

- Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn.

1.2. Kĩ năng: Phân biệt hình vuông, hình tròn từ các vật thật.

1.3. Thái độ: Chú ý bài học, chịu khó làm bài 2. Mục tiêu riêng:

-Nhận biết và nói được tên hình vuông, hình tròn - Biết lấy vở ra tô hình vuông , hình tròn .

- Có ý thức học tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa có kích thước khác nhau.

- Một số vật thật có mặt là hình vuông, hình tròn.

- Bộ đồ dùng học Toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- So sánh số lượng bút và vở ô li.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu hình vuông: (7’)

- Gv đưa tấm bìa hình vuông và giới thiệu:

Đây là hình vuông.

Hoạt động của hs

- 2 hs nêu.

- Hs quan sát.

Hđ hs Nam

-Hs quan sát cùng các bạn - Hd hs sử dụng

(20)

- Gv hỏi lại hs: Đây là hình gì?

- Yêu cầu hs lấy các hình vuông trong bộ đồ dùng học toán.

- Yêu cầu hs tìm 1 số đồ vật có mặt là hình vuông.

2. Giới thiệu hình tròn: (7’)

- (Làm tương tự như đối với hình vuông).

3. Thực hành: (15’) a. Bài 1: Tô màu:

- Gv hướng dẫn hs tô màu các hình vuông trong bài.

- Cho hs đổi bài kiểm tra.

- Gv quan sát, nhận xét.

b. Bài 2: Tô màu:

- Gv hướng dẫn hs làm bài.

- Yêu cầu hs làm bài.

- Cho hs đổi chéo bài kiểm tra.

- Nhận xét bài.

c. Bài 3: Tô màu:

- Trong bài có những hình gì?

- Nêu cách tô màu.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

d. Bài 4: Làm thế nào để có hình vuông?

- Hướng dẫn hs gấp các mảnh bìa như hình vẽ để được hình vuông.

- Yêu cầu hs làm bài.

- Gọi hs giải thích cách gấp.

C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Trò chơi: Ai nhanh, ai khéo.

+ Gv tổ chức cho hs thi gắn hình vuông, hình tròn theo nhóm. Gv tổng kết cuộc thi.

- Dặn hs về nhà tìm thêm các đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn.

- Vài hs nêu.

- Hs tự lấy.

- Vài hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Hs kiểm tra chéo.

- Hs tự tô màu.

- Hs kiểm tra chéo.

- Vài hs nêu.

- 1 hs nêu yc.

- 1 hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Hs quan sát.

- Hs tự làm bài.

- 1 vài hs nêu.

- Học sinh tham gia trò chơi.

- Lắng nghe.

bộ đồ dùng học Toán.

-Hd hs lấy hình vuông và hình tròn trong bộ đồ dùng, gọi tên hình đó

- Hd hs lấy vở ra tô màu hình vuông , hình tròn

____________________________________________

Ngày soạn: 11/ 9/ 2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2018 (dạy sáng) Học vần

Bài 3: (DẤU SẮC)

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

1.1 Kiến thức: - Hs nhận biết được dấu và thanh sắc ( / ).

- Biết ghép tiếng bé.

- Biết được dấu và thanh sắc ( / ) ở các tiếng chỉ các đồ vật, sự vật.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em.

1.2. Kĩ năng: Phân biệt được dấu sắc với các dấu khác, các hoạt động của trẻ em

(21)

1.3. Thái độ: yêu thích môn học, chăm chỉ đọc bài 2. Mục tiêu riêng:

- Nhận diện và viết được dấu sắc.

- Viết được một số nét cơ bản tiếp theo.

- Ngồi ngoan lắng nghe cô giảng bài, chăm chỉ viết bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Dấu sắc mẫu.

- Các vật tựa như hình dấu sắc.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv

Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) - Đọc tiếng be.

- Viết chữ b.

- Tìm chữ b trong các tiếng: bé, bê, bóng, bà.

- Gv nhận xét.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 5’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì?

- Gv nêu: bé, cá, (lá) chuối, chó, khế là các tiếng giống nhau là đều có dấu thanh /

2. Dạy dấu thanh:

- Gv viết bảng dấu / a. Nhận diện dấu: ( 5’)

- Gv giới thiệu dấu / gồm 1 nét sổ nghiêng phải.

- Gv đưa ra một số đồ vật giống hình dấu /, yêu cầu hs lấy dấu / trong bộ chữ.

+ Dấu / giống cái gì?

b. Ghép chữ và phát âm. ( 13’) - Gv giới thiệu và viết chữ bé.

- Yêu cầu hs ghép tiếng bé.

- Nêu vị trí của âm dấu sắc trong tiếng bé.

- Gv hướng dẫn hs đánh vần và đọc tiếng bé.

- Gọi hs đánh vần và đọc.

- Gv sửa lỗi cho hs.

c. Hướng dẫn viết bảng con: ( 12’) - Gv viết mẫu và hướng dẫn cách viết dấu /.

- Yêu cầu hs viết bằng ngón tay.

Hoạt động của hs - 3 hs đọc.

- Hs viết bảng con.

- 2 hs thực hiện.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs làm cá nhân.

- Vài hs nêu.

- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.

- Hs quan sát.

- Hs luyện viết.

Hđ hs Nam - Hd hs đọc theo bạn.

- Tập viết bảng con một số nét \,|,/

- Hs quan sát tranh

- Hs lắng nghe.

- Hd hs lấy dấu sắc trong bộ đồ dùng.

- Hd hs đọc theo bạn.

- Gv viết mẫu và hd

(22)

- Luyện viết bảng con dấu / và chữ bé.

- Gv nhận xét và sửa sai cho hs.

Tiết 2 3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: ( 10’) - Đọc bài: bé.

b. Luyện nói: ( 10’)

- Cho hs quan sát tranh và hỏi:

+ Quan sát tranh, em thấy những gì?

+ Các tranh có gì giống và khác nhau?

+ Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?

+ Ngoài giờ học tập em thích làm gì nhất?

- Gv nhận xét và khen hs có câu trả lời hay.

c. Luyện viết:( 10’) - Giáo viên viết mẫu: bé.

- Nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Tập tô chữ be, bé trong vở tập viết.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố- dặn dò: (5’) - Đọc bài trong sgk.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà đọc lại bài; chuẩn bị bài mới.

- Hs viết bảng con.

- Hs đọc cá nhân, đt.

- Hs đọc bài theo nhóm 4.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

+ 1 hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs tô bài trong vở tập viết.

hs viết dấu sắc và một số nét cơ bản.

- Hs quan sát, lắng nghe

___________________________________

Toán

Tiết 4

:

HÌNH TAM GIÁC

I.MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

1.1. Kiến thức: Sau bài học hs có thể:

- Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác.

1.2. Kĩ năng: Phân biệt hình tam giác từ các vật thật có mặt là hình tam giác.

1.3 Thái độ: Chú ý bài học, chịu khó làm bài 2. Mục tiêu riêng:

- GV giúp hs nhận diện và nêu tên được hình tam giác.

- Tô màu được vào hình.

- Ngồi ngoan lắng nghe cô giảng bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số hình tam giác bằng bìa có kích thước, màu sắc khác nhau.

- Một số đồ vật thật có mặt là hình tam giác.

III.

CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hđ hs nam 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

(23)

2. Kiểm ta bài cũ: ( 5’

- GV cho hs qs hình vuông , hình tròn . - Kể tên hình vuông , hình tròn có trong cuộc sống?

- HS ghép tạo hình vuông mới từ các hình cho trước .

- GV nhận xét bài làm của hs.

3. Bài mới :

a. Giới thiệu bài : ( 1’) Hình tam giác b. Giảng bài mới :

Hướng dẫn HS làm quen với hình(10) - Gv cho hs qs hình tam giác nêu câu hỏi.

+ Các hình 1,2,3, là hình gì?

+ Kích thước của chúng như thế nào?

+ Màu sắc ra sao?

*GV : Các hình 1,2,3, tuy có màu sắc ,kích thước khác nhau .Xong chúng đều là hình tam giác .

- Các hìng tam giác này có đặc điểm gì chung

- Vậy hình có 3 cạnh , 3 góc gọi là hình gì?

- GV yêu cầu hs lấy hình tam giác trong BDDT .

Trong thực tế con thấy những đồ vật nào có hình tam giác ?

Trò chơi : con voi

* Luyện tập : ( 20 phút ) Bài 1(6’) Tô màu .VBT- 6 - HS nêu yêu cầu bài tập .

- GV hướng dẫn hs cách tô màu . - Con tô màu như thế nào?

- HS thực hành tô.

Bài 2 , 3(7’) : Tô màu .VBT- 6 HS nêu yêu cầu bài tập .

- HS thực hành tô các hình tam giác

* Lưu ý hs sử dụng nhiều màu khác nhau để tô cho đẹp .

Bài 4(7’) Tô màu .VBT- 6

- HS gọi tên các hình , và kẻ tên các hình có trong cuộc sống.

- HS ghép gv qs

- HS qs trả lời câu hỏi.

- Là hình tam giác . - To, nhỏ khác nhau.

- Màu sắc khác nhau.

- Đều có 3 cạnh , 3 góc.

- Gọi là hình tam giác.

- HS lấy hình tam giác gài vào bảng ,gv nhận xét .

- Biển báo giao thông ,e ke.,cờ hiệu

- Tô màu

- HS qs cách tô.

- Con tô hết phần trắng phía trong hình .

- GV qs uốn nắn hs cách tô.

- GV qs uốn nắn giúp đỡ hs yếu.

- Hd hs nêu được đúng tên hình vuông và hình tròn.

- Hs lắng nghe

- Hd hs nhận diện và gọi tên được hình tam giác, qua vật thật, kẻ hình trên bảng..

- Hd tô màu vào các hình tam giác, hình tròn, hình vuông.

(24)

HS nêu yêu cầu bài tập .

- Cần bao nhiêu hình tam giác để ghép được hình vuông.

- HS thực hành ghép bằng bộ đồ dùng.

- Cho hs thi ghép giữa 2 tổ. Tổ nào ghép xong trước tổ đó sẽ thắng.

4. Củng cố dặn dò : (7’)

Hôm nay con làm quen với hình gì?

- Hình tam giác có đặc điểm gì?

- VN tô màu hình tam giác trong sgk - VN nhà tìm những đồ vật có hình tam giác, hình vuông, hình tròn và những ứng dung của các hình trong thực tế.

- Chuẩn bị bài sau: luyện tập.

- Xếp hình .

- Cần 2 hình tam giác.

- Cần 4 hình tam giác.

- GV quan sát tuyên dương hs kịp thời .

- HS ghép con cá ., cây thông, ngôi nhà.

- Hình tam giác.

- Có 3cạnh , 3 góc.

__________________________________

SINH HOẠT TUẦN 1

I.Mục tiêu

- Giúp học sinh thấy được ưu, nhược điểm về nề nếp của lớp cũng như của mình trong tuần qua.

- Đánh giá ý thức của học sinh.

- HS có thói quen phê và tự phê.

- Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy trường lớp.

II. Nội dung:

1. Giáo viên nhận xét các hoạt động trong tuần qua:

a. Về nề nếp học tập:

- Các tổ trưởng nhận xét về tình hình học tập của các bạn trong nhóm mình.

- Nêu đánh giá, xếp loại các thành viên trong nhóm.

- Giáo viên nhận xét tình hình học tập của lớp trong tuần qua:

+ Các HĐ đang dần được ổn định . + Hầu hết lớp có đủ đồ dùng học tập

+Nề nếp xếp hàng ra vào lớp cần có ý thức hơn.

b. Về nề nếp quy định của nhà trường:

+ Các HĐ đang dần được ổn định . + Hầu hết lớp có đủ đồ dùng học tập

+Nề nếp xếp hàng ra vào lớp cần có ý thức hơn 2. Phương hướng tuần sau:

- Nhanh ổn định các nề nếp của trường, lớp.

- Khắc phục dần những khuyết điểm còn mắc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

*TKNL: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ GV hướng dẫn học sinh quan sát vở tập vẽ trang 68 đọc và trả lời các câu hỏi trong vở?. - Có những hình ảnh nào trong mỗi

Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét của mình về bức tranh đó.. -