• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề Kiểm tra tự học Môn Lịch sử Khối 12-Lần 2-12A1,12A4

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề Kiểm tra tự học Môn Lịch sử Khối 12-Lần 2-12A1,12A4"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO VĨNH LONG TRƯỜNG THCS&THPT MỸ PHƯỚC

ĐỀ ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 2019-2020 đề số 2

Trong thời gian nghỉ phòng chống dịch Covid - 19 Thời gian làm bài: 60 phút

Họ và tên: ………..

Lớp:………

ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM ( 8 ĐIỂM) (1 câu đúng 0.25 điểm)

Câu 1. Việc Mĩ và Liên Xô chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (12-1989) không xuất phát từ

A. việc cả hai nước đều gặp khó khăn do tác động của phong trào giải phóng dân tộc B. việc cả hai nước cần thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.

C. sự suy giảm thế mạnh của hai nước trên nhiều mạt so với các cường quốc khác.

D.Sự tốn kém của mỗi nước do cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên.

Câu 2: Mục tiêu của chiến lược chiến tranh đặc biệt là A. giành lại quyền chủ động trên chiến trường.

B. bình định miền Nam.

C. Tìm diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bình định miền Nam.

D. Tìm diệt cơ quan đầu não kháng chiến

Câu 3. Văn bản nào sau đây được kí kết giữa Mĩ và Pháp vào tháng 12-1950?

A. Hiệp ước hợp tác kinh tế Mĩ-Pháp. B. Hiệp định không xâm phạm lẫn nhau.

C. Hiệp ước tương trợ quân sự Mĩ-Pháp. D. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

Câu 4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (2-1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia một Đảng riêng vì lí do chủ yếu nào dưới đây?

A. Để phù hợp với đặc điểm phát triển của mỗi nước.

B. Để tạo thuận lợi cho phong trào cách mạng.

C. Để phù hợp với xu hướng phát triển của cách mạng.

D. Để nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

Câu 5. Từ năm 1973 đến 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là A. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN.

B. không còn chú trọng hợp tác với Mĩ và các nước Tây Âu.

C.Chỉ coi trọng quan hệ với các nước tây Âu và Hàn Quốc.

(2)

D. chú trọng quan hệ vói các nước ở khu vực Đông Bắc Á.

Câu 6. Tác động của cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân (1953 – 1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) tạo điều kiện thuận lợi cho

A. cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

B. cuộc đấu tranh quân sự của ta giành thắng lợi.

C. cuộc đấu tranh chính trị của ta giành thắng lợi.

D. miền Bắc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 7. Yếu tố cơ bản nào sau đây đã đưa cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn sau Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Tinh thần đoàn kết toàn dân. B. Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.

C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. D. Truyền thống yêu nước của dân tộc.

Câu 8. Bài học chủ yếu trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) được Đảng ta vận dụng như thế nào trong kí kết Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954)?

A. Phân hóa và cô lập kẻ thù. B. Giành thắng lợi từng bước.

C. Không vi phạm chủ quyền đất nước. D. Tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của quốc gia.

Câu 9. Điểm mới trong xác định kẻ thù của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1951- 1953 so với giai đoạn 1946- 1950 là gì?

A. Chống thực dân Pháp và phong kiến.

B. Chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.

C. Chống thực dân Pháp và các lực lượng tay sai.

D. Chống thực dân Pháp và các đảng phản động.

Câu 10. Vì sao ta mở chiến dịch biên giới Thu- Đông 1950?

A. Bảo vệ thủ đô Hà Nội trước hành động gây hấn, phá hoại của Pháp.

B. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới và củng cố căn cứ địa.

C. Nhằm phá tan cuộc tấn công mùa đông của thực dân Pháp.

D. Đánh tan quân Pháp ở Việt Bắc, buộc chúng chấm dứt chiến tranh.

Câu 11. Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?

A. Cách mạng công nghiệp B. Cách mạng công nghệ

C. cách mạng chất xám. D. Cách mạng xanh

Câu 12. Tác động của Hiệp định Giơnevơ đối với cách mạng Việt Nam là

(3)

A. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.

B. Mĩ không thể nào can thiệp sâu vào tình hình nội bộ của Việt Nam.

C. Mĩ không đủ điều kiện can thiệp sâu vào tình hình nội bộ của Việt Nam.

D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước.

Câu 13. Một trong những cơ quan của liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là

A. Tổ chức y tế thế giới B. Tòa án Quốc tế

C. tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa. D.Quỹ tiền tệ Quốc tế.

Câu 14. Yếu tố nào sau đây quyết định thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950)?

A. Liên Xô là nươc thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Nhân dân liên Xô có tinh thần tự lực tự cường.

C. Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.

D. Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu.

Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi?

A. Sự viện trợ của các nước XHCN B. sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô.

C. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta. D. sự suy yếu của các ĐQ Anh & Pháp Câu 16: Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm tại hội nghị nào?

A. Hội nghị Trung ương 6 B. Hội nghị Trung ương 8 C. Hội nghị Trung ương 21 D. Hội nghị Trung ương 15. Câu 17. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế nào?

A. Tiếp xúc, thỏa hiệp và mở rộng liên kết.

B.Thỏa hiệp, nhân nhượng và kiềm chế đối đầu.

C.Hòa hoãn cạnh tranh và tránh mọi xung đột.

D. Hòa dịu đối thoại và hợp tác phát triển.

Câu 18. “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” là những câu trích từ tài liệu nào dưới đây?

A. “ Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh.

B. “ Tuyên ngôn độc lập “ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

(4)

C. “ Toàn dân kháng chiến” của Ban thường vụ TW ĐCS Đông Dương.

D. “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 19. Đối với Trung Quốc, sự ra đời nước CHND Trung Hoa (10-1949) có ý nghĩa gì?

A. Đánh dấu cuộc CMDCND ở Trung Quốc đã hoàn thành triệt để.

B. lật đổ chế độ phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do.

C. Đưa Trung Quốc trở trành nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Châu Á.

D. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên CNXH.

Câu 20: Cụm từ nào được dùng để chỉ phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. “Lục địa mới trỗi dậy” B. “Lục địa đỏ”

C. “Mĩ La tinh cháy" D. “Lục địa bùng cháy”

Câu 21. Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sang lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920) là mốc đánh dấu

A. sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới.

B. bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

C. sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.

D. bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

Câu 22. Thực dân Pháp hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) chủ yếu là do

A. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.

B. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.

C. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yeu cầu.

D. muốn ưu tien ngồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.

Câu 23.Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là không đúng?

A. Đây là cuộc vận động dân chủ có tính chất dân tộc.

B. Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu , hình thức đấu tranh mới.

C. Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân toojc điển hình.

D. đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ.

Câu 24. Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là

A. chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai. B. chống phát xít và chống chiến tranh.

(5)

C. chống chiến tranh bảo vệ hòa bình. D. chống đế quốc và chống phong kiến.

Câu 25. Năm 1929, những tổ chức cộng sản nào xuất hiện ở Việt Nam?

A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

B. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng.

D. Tân Việt cách mạng Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng.

Câu 26. Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự thiết lập của một trật tự thế giới mới. B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

C. Nước Pháp tham dự Hội nghị Vecxai. D. Phe Hiệp ước thắng trận trong chiến tranh.

Câu 27. Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1-5-1930.

B. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định.

C. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh- Bến Thủy.

D. Sự thành lập các Xô Viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Câu 28. Khối liên minh công- nông lần đầu tiên được hình thành từ phong trào cách mạng nào ở Việt Nam?

A. Phong trào giải phóng dân tộc 1930-1945. B. Phong trào cách mạng 1930-1931.

C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1930. D. Phong trào dân chủ 1936-1939.

Câu 29.Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu 1930 và Luận cương Chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) đều xác định

A. tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ dân tộc và cách mạng ruộng đất.

B. Đảng Cộng sản Đông Dương giũ vai trò lãnh đạo cách mạng.

C. nhiệm vụ cách mạng là xóa bỏ ách thống trị của Chủ nghĩa Đế quốc.

D. lực lượng của cách mạng tư sản dân quyền bao gồm toàn dân tộc.

Câu 30. Mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam là A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

(6)

C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Câu 31. Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).

B. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941).

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11 - 1939).

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936).

Câu 32. Trong những năm 1973-1991, sự phát triển kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn, chủ yếu do

A. thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp đáng kể.

B. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.

C. sự cạnh tranh của Mĩ và các nước Tây Âu.

D. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ.

II. TỰ LUẬN (2 ĐIỂM)

Lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu của Lịch sử Việt Nam 1954-1965

Thời gian Sự kiện Ý nghĩa

21/7/1954

17/1/1960

1961-1965

2/1/1963

HẾT

(Đề ôn tập gồm 06 trang, trong đó có 32 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Như vậy, mô hình nghiên cứu mà tác giả sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet FTTH của khách hàng cá nhân tại Công ty cổ

Chất lượng dịch vụ 1 Dịch vụ Internet FTTH của FPT có tốc độ cao, kết nối tốt 2 Đảm bảo tốc độ truy cập vào giờ cao điểm 3 Đường truyền Internet ổn định ít bị nghẽn

Cùng với sự tiến bộ của công nghệ thông tin về sự phổ biến của internet, ATM không chỉ đơn thuần chỉ để rút tiền mà còn hơn thế nữa, nó có thể cung cấp một cách hiệu

Nhận thức được lợi ích của bảo hiểm nhân thọ cũng như thị trường tiềm năng này, tôi đã quyết định “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản

Hành vi của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn

- Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, bầu Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch

Kết quả nghiên cứu (xem Bảng 2.12) chỉ ra rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng dịch vụ IB của khách hàng cá nhân gồm: Nhận thức sự hữu

Thứ hai, dựa vào việc nghiên cứu những đề tài nghiên cứu về Internet Banking trên thế giới, một số mô hình nghiên cứu đặc trưng như thuyết hành động hợp lý