• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

2.2. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di

2.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

việc cũng như về tinh thần làm việc, cụ thể với 3 điểm, xếp thứ 1.

Xem xét quy trình đề bạt, bổ nhiệm trong TTDV cho thấy đơn vị đã có một bước tiến trong quy trình này bằng việc mạnh dạn xây dựng Quy chế về công tác cán bộ. Tuy nhiên thực tế thực hiện chưa thực sự công khai và minh bạch để mọi người cùng phấn đấu, còn nghiêng về hồ sơ lý lịch, thâm niên công tác,... đã ảnh hưởng đến động cơ phấn đấu của những người giỏi, tạo ra rào cản đối với họ, nặng nề hơn làm cho họ nản chí, một số cá nhân thậm chí rời bỏ Trung tâm. Lý giải cho vấn đề này có thểdo:

+ TTDVchưa thực hiện việc phân tích chi tiết vị trí công việc và năng lực cán bộ ở từng vị trí để từ đó có thể quy hoạch cán bộ một cách khoa học.

+ Việc đề bạt, bổ nhiệm còn bị tác động, chi phối từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huếvà nhiều phía khác.

xuyên tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại nhân lực, đặc biệt là công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bán hàng cho người lao động. Do đó trong hơn 04 năm qua, đội ngũ lao động của Trung tâm Dịch vụ đã có bước phát triển đổi mới cơ bản theo hướngtích cựcvới cơ chếxã hội hóa có sựquản trịcủa nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Việc đào tạo nhân viên trong một doanh nghiệp có thể thực hiện theo ba giai đoạn: Lúc mới đầu nhận việc, trong thời gian nhận việc và để chuẩn bị cho những công việc mới. Nội dung đào tạo có thể liên quan đến khía cạnh nghiệp vụ của công việc hoặc có thể về quan hệ con người trong công việc hoặc để nâng cao trìnhđộ nhận thức và xử lý vấn đề:

- Đào tạo lúc mới bắt đầu nhận việc. Đây là việc TTDV đã và đang thực hiện.

Các nhân viên mới đều được hướng dẫn hay giới thiệu (về lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị, chức năng nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động, nội quy lao động, các chính sách và chế độ,...) để họ làm quen với môi trường hoạt động mới, tạo tâm trạng thoải mái, an tâm trong những ngày đầu tiên làm việc.

- Đào tạo trong lúc làm việc. Việc đào tạo này có thể tiến hành theo hai cách:

Vừa làm vừa học hoặc tạm ngưng công việc để học. TTDV đang áp dụng phổ biến cách vừa làm vừa học, đề cao việc nâng cao trình độ nghiệp vụ. Còn tạm ngưng công việc để học được vận dụng ít hơn, đa số CB, VC và NLĐ học ở các trường, lớp đào tạo bên ngoài đều vào buổi tối hoặc ngày nghỉ.

-Đào tạo cho công việc tương lai. Đây là cách thức đào tạo cho đội ngũ CB,VC và NLĐ trong diện quy hoạch cánbộ nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để họ không những làm tốt công việc hiện tại mà còn làm tốt công việc tương lai khi được bổ nhiệm.

Nhìn chung quy trình đào tạo tại TTDVcơ bản đáp ứng được yêu cầu của hoạt độngkinh doanh dịch vụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.5.2.Một số hình thức đào tạocủa Trung tâm Dịch vụ

Bảng 2.8: Một số hình thức đào tạo của TTDV

Hình thức đào tạo

2014 2015 2016

Lượt người

Tỷ lệ (%)

Lượt người

Tỷ lệ (%)

Lượt người

Tỷ lệ (%) 1. Do TTDV chủ độngphối hợptổ chức

1.1. Tự đào tạo nâng cao trìnhđộ

chuyênmôn nghiệp vụ 38 63,3 44 75,8 45 83,3

1.2. Gửi đi đào tạo ngắn hạn trong nước kiếnthứcvề chuyên môn nghiệpvụ,luật pháp, ngoại ngữ, tin học,lý luậnchính trị

14 23,3 5 8,6 18 33,3

1.3. Gửi đi đào tạo ngắn hạn ở nước

ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ 1 1,6 2 3,4 4 7,4

2. CB,VC và NLĐtự đăng ký học các lớp đàotạo dài hạn, được TTDV hỗ trợ học phí

2.1. Sau đại học(trong nước) - - 1 1,7 3 5,5

2.2. Đại học(trong nước) 3 5,0 1 1,7 6 11,1

2.3. Cao đẳng(trong nước) - - 2 3,4 1 1,8

2.4. Khác (trong nước) - - 1 1,7 -

-Nguồn: Phòng Tài chính–Hành chính TTDV Có thể nói công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được Chi bộ, Ban giám đốc TTDV rất quan tâm và hàng năm đều dành ra một khoản kinh phí nhất định để triển khai thực hiện. Nội dung các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lưc chủ yếu nhằm nâng cao nghiệp vụ bán hàng cho CB, VC và NLĐ và phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụcho cán bộ làm công tác quản lý. Bên cạnh đó cũng chú trọng đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh,tiếng Nhật,kiến thức về luật pháp,... cho một bộ phận CB, VC và NLĐ. Trong nội dung chương trình đào tạo hàng năm, có hình thức TTDV cùng với trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế đã phối hợp và tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng giao tiếp và bán hàng phục vụ khách tham quan. Công việc này do Phòng TC-HC đảm nhiệm.Ngoài ra, thỉnh thoảngTTDV cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ do các chuyên gia giàu kinh nghiệm đảm trách và/hoặc mời các giảng viên có uy tín phụ trách lớp học. Nếu CB, VC và NLĐ đượcTTDV gửi đi đào tạo hoặc người lao động tự đi họcđược TTDV hỗ trợ học phí thì sau thời gian theo

Trường Đại học Kinh tế Huế

học phải báo cáo kết quả học tập về Trung tâm. Tất cả các trường hợp đào tạo nêu trong Bảng 2.8đều được hưởng lương trong thời gian đi học.

Trong các hình thức đào tạo trên, TTDV chú trọng nhiều hơn cho hình thức chủ động tổ chức đào tạo. Theo cách này, Trung tâm sẽ chỉ đích danh người lao động nào phải tham gia đào tạo và nội dung được đào tạo là gì. Còn hình thức đào tạo do CB, VC và NLĐ tự đăng ký học bên ngoài thường xuất phát từ nguyện vọng của cá nhân, sau đó đượcTTDV xem xét hỗ trợ họcphí.

Như vậy các hình thức đào tạo tại TTDV có thể chấp nhận được, bao trùm được nhiều mảng kiến thức mà một đơn vị kinh doanh dịch vụ như TTDV đang cần.

2.2.5.3.Đánh giá kết quả đào tạo

Trong 04năm vừa qua, nói chung việc quy hoạch nhân sự và cán bộ, viên chức trong Trung tâm có sự thay đổi nhỏ.

Triển khai Đề án Vị trí việc làm của Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di tích Huế đến năm 2020, cũng như việc tập trung nhân xét, đánh giá cán bộ, phát hiện các cán bộ công nhân viên có năng lực, trìnhđộ, trên cơ sở đó lập phương án quy hoạch sắp xếp và phát triển cán bộ.

Trong tổng số lao động được đào tạo từ năm 2014, những người có trìnhđộ từ cao đẳng trở xuống được đào tạo nhiều nhất, ưu tiên cho nguời lao động làm làm nhiệm vụ giao tiếp và phục vụ khách tham quan. Nếu xét theo nhóm tuổi thì nhân viên trong độ tuổi từ 25 –40 tham gia nhiều đợt đào tạo nhất.

- Nếu xét về hình thức đào tạo:

+ Đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài thường diễn ra trong thời gian ngắn (không quá 10ngày), chủ yếu đến từ lời mời từ các đối tác như Nhật Bản, Lào và Campuchia sang học tập tại các khu di sản, họ hoàn toàn quyết định nội dung đào tạo và kiến thức truyền đạt với mục đích chủ yếugiúp tìm hiểu cách thức kinh doanh dịch vụ trong các khu di sản. Chẳng hạn như hàng nămTrung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch Huế phối hợp, tài trợ cho một nhóm CB,VC của TTDV tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế JATA EXPO Nhật Bảnnhằm quảng bá hình ảnh di sản văn hoá Huế, Việt Nam và các sản phẩm văn hoá cung đình triều Nguyễn đến với bạn bè quốc tế. Ngoài ra nhóm cũng được tham gia khoá học ngắn về phương pháp bảo tồn di sản kịch Noh, một trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

những loại hình di sản văn hoá phi vật thể của thế giới từ năm 2008.

+ Những CB, VC và NLĐ lớn tuổi cần được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, tin học,... thường bị những giới hạn nhất định (khả năng tiếp thu, thu xếp thời gian để học,...).

- Nếu xét về nhu cầu đào tạo:

Việc xác định nhu cầu đào tạo nhiều trường hợp chưa chính xác, đào tạo và sử dụng kiến thức được đào tạo chưa được kiểm chứng để đánh giá hiệu quả, còn chú trọng nhiều đến số lượng đào tạo hơn là chất lượng đạt được,...

- Nếu xét về việc đánh giá kết quả đào tạo:

Sau mỗi đợt, khóa đào tạo, TTDVchưa tổ chức lấy ý kiến của nhân viên về kết quả đào tạo.Việc không tổ chức lấy ý kiến của nhân viên về kết quả đào tạo sau mỗi đợt, khóa đào tạo sẽ không giúp cho những người tổ chức có kinh nghiệm làm tốt hơn cho những đợt, khóa sau.

Để có được đánh giá chung về công tác đào tạo của TTDV, tại Phụ lục 2 đã thu thập ý kiến của 54 CB,VC và NLĐ của Trung tâm, kết quả được trích dẫn dưới đây:

Bảng 2.9: Nhận xét, đánh giávề công tác đào tạo

Nội dung câu hỏi

Số người đánh giá theo các mức độ

Điểm Thứ Rất

không đồng ý

Không đồng ý

Không đồng ý lắm

Đồng ý Rất đồng ý

Anh/Chị quan tâm đến

công tác đào tạo 8 9 24 5 8 1,9 3

Công tác đàotạo có

chuyên sâu 13 17 18 2 4 1,4 4

Kiến thức được đào tạo

giúp ích cho công việc 6 13 21 11 3 1,9 3

Đào tạo có đúng người,

đúng chuyên ngành 2 7 21 18 6 2,4 2

Công tác đào tạo có

thường xuyên - 5 16 29 4 2,7 1

Nhìn chung công tác đào tạo trong Trung tâm là có hiệu quả tốt

4 14 27 3 6 1,9 3

( Nguồn trích từ Phụ lục 2và xử lý số liệu của tác giảtại Phụ lục 3)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo bảng trên ta thấy, sự chuyên sâu trong công tác đào tạo chưa được người lao động đánh giá cao, cụ thể chỉ với 1,4 điểm và xếp thứ 4; trong khi đó người lao động lại đồng ý với việc TTDV thường xuyên tổ chức công tác đào tạo, cụ thể với 2,7 điểm và xếp thứ 1; được đánh giá cao trong việc hài lòng.Nhìn nhận về mức độ hài lòng công tác đào tạo tại TTDV chưa thật sự đạt hiệu quả tốt, thể hiện qua việc đánh giá công tác đào tạo chỉ có 1,9 điểm,qua đógiúp chúng ta thấy rằng cần đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo chuyên sâu nhằm giúp ích thêm cho công việc của từng người lao động với công việc đang phụ trách.