• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị với Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di tích Huế

Thực tế hiện nay đang đặt ra những thách thức lớn cho TTDV về việc hội nhập cũng như sắp tới là xã hội hóa các hoạt động dịch vụ, đòi hỏi Trung tâm phải tích cực hơn nữa trong công tác cơ cấu, sắp xếp lao động và cải tiến xây dựng bộ máy tổ chức của đơn vị. Vì vậy, là đơnvị quản lý kinh doanh các hoạt động dịch vụ trên địa bàn di tích Huế cần phải có những cơ chế và biện pháp cụ thể nhằm chỉ đạo cũng như tạo khung cơ sở trong việc định biên lao động và các chính sách khoán tiền lương đặc biệt là đơn giá tiền lương linh hoạt hơn theo thị trường lao động. Qua đó, thuận lợi trong việc xây dựng cơ chế chính sách về thu hút, đào tạo phát hiện các tài năng, giữ chân người lao động có trìnhđộ chuyên môn và kỹ năng quản lý giỏi, giúp Trung tâm chủ động được trong việc xây dựng độingũ cán bộ lao động chất lượng.

2.2. Kiến nghị với nhà nước

Việc quy định thang và bảng lương trong khu vực kinh doanh của đơn vị sự nghiệp Nhà nước có thu đang trong sự quản lý của Nhà nước. Vì thế tiền lương chưa thật sự trả trên sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, mà phụ thuộc vào mức lương tối thiểu của Nhà nước và đơn giá tiền lương được tính trên cơ sở định mức năng suất lao động và bị khống chế bởi tỷ suất lợi nhuận và được quyết toán thông qua đơn vị chủ quản…Điều này làm cho TTDV bị động trong việc xây dựng cơ chế trả lương theo cơ chế thị trường. Vì vậy, đề nghị nhà nước sớm tháo gỡ những vướng mắc này, không can thiệp sâu vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ chế trả lương riêng, phù hợp với quan hệ cung - cầu lao động, sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Nghĩa là doanh nghiệp có thể trả lương cao bao nhiêu là tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên, Nhà nước chỉ quy định mức tối thiểu.

Có như vậy, các doanh nghiệp mới hoàn toàn động trong việc thu hút và giữ chân người tài được.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1. Trần Kim Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê.

2. Phạm Văn Dược, Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Thống Kê, 2008.

3. Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân sự, Nxb Lao động xã hội, 2008.

4. Tài liệu tham khảovề nhân sựcủaTrung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

5. Đề án Vị trí việc làm của Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di tích Huế năm 2014 6. Báo cáo tài chính của Trung tâm Phát triển Dịch vụDi tích Huế năm 2014, 2015,

2016.

7. Điều 27,Luật Lao động năm 2012của Quốc hội khóa 13.

8. Điều 7 củaNghị định 05/2015/NĐ-CP về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

9. Nghị định 41/NĐ-CP ngày 8/5/2012 của Chỉnh phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.

10. Thông tư 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định 41/2012/NĐ-CP.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHỤ LỤC 1: CĂN CỨ ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DI TÍCH HUẾ. VIỆC QUY ĐỊNH CÁC YÊU CẦU NHIỆM VỤ

VÀ CHỨC NĂNG TỪNG VỊ TRÍ TRONG TRUNG TÂM DỊCH VỤ NHƯ SAU:

Giám đốc Trung tâm Phát triển Dịch vụ di tích Huế

Yêu cầu:

Có năng lực lãnhđạo, tổ chức,quản trị điều hành và phối hợp hoạt động vớicác phòng ban đơn vị trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Am hiểu về các hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch; kế hoạch tài chính, nghiệp vụ quản trị kinh tế trong cơ chế thị trường định hướng XHCN.

Có năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ; có tinh thần tự học và sáng tạo; có tầm nhìn chiếc lược. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch hoạt động; tổ chức bộ máy phát triển đội ngũ; kỹ năng giao tiếp, trình bày và thiết lập mối quan hệ tốt; nắm vững các chủ trương, chính sách, quy định về công tác tổ chức, hành chính, thi đua, khen thưởng; hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết triển khai các hoạt động dịch vụ phù hợp với đặc thù di tích và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của Trung tâm.

Sắp xếp tổ chức nhân sự và tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với môi trường kinh doanh của khu vực di tích Huế.

Tiếp thị tìm kiếm thị trường mới, kêu gọi các nhà đầu tư để dần thay thế các sản phẩm dịch vụ đã không còn hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách tham quan.

Lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm.

Quản trị và khai thác có hiệu quả các điểm dịch vụ được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giao cho Trung tâm Dịch vụ đảm bảo thu nhập ổn định cho cán bộ, viên chức và người lao động.

Kiến thức

Trìnhđộ chuyên môn: Cử nhân kinh tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trìnhđộ chính trị: Trung cấp lý luận chính trị.

Tin học: Hiểu biết sử dụng tốt tin học văn phòng.

Quyền hạn

Được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách của đơn vị (kể cả Phó Giám đốc và Kế toán trưởng Trung tâm) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Bảotồn Di tích Cố đô Huế và theo quy định của pháp luật.

Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ

Yêu cầu

Năng lực lãnh đạo, điều hành, phối hợp hoạt động, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động dịch vụ, kinh doanh - marketing; nắm vững các chủ trương, chính sách về dịch vụ, du lịch; có tinh thần tự học và sáng tạo; am hiểu công tác dịch vụ, lữ hành; xây dựng và tổ chức tổ hoạt động kinh doanh - marketing; kỹ năng giao tiếp, trình bày và thiết lập mối quan hệ tốt….

Trách nhiệm

Phó giám đốc là người giúp Giám đốc phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc vắng mặt, phó giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động của Trung tâm.

Phụ trách, quản trị và điều hành công tác Kinh doanh- Marketing của đơn vị.

Quyền hạn

Được quyền đình chỉ cán bộ, viên chức và người lao động Trung tâm nếu vi phạm kỉ luật lao động, an toàn lao động sau đó báo cáo Giám đốc Trung tâm.

Được quyền đề nghị giám đốc công ty khen thưởng hoặc kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động Trung tâm.

Trìnhđộ

Trìnhđộ chuyên môn: Cử nhân kinh tế.

Tin học: Hiểu biết sử dụng tốt tin học văn phòng.

Tổ trưởng Kinh doanh- Marketing

Trường Đại học Kinh tế Huế

Yêu cầu

Kỹ năng quản trị điều hành công việc chuyên môn của bộ phận;nắm vữngcác chủ trương, chính sách, quy định về đầu tư kinh doanh dịch vụ, lữ hành; am hiểu về lĩnh vực marketing, có tầm nhìn để xây dựng chiến lược marketing phù hợp với hoạt động của Trung tâm; kỹ năng giao tiếp, trình bày và thiết lập mối quan hệ tốt; kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề phát sinh trong chuyên môn; kỹ năng xây dựng chương trình marketing,đề án, phương án kinh doanh…

Trách nhiệm

Chủ trì soạn thảo và quản trị các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế.

Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai hoạt động dịch vụ chụp ảnh lưu niệm; tham mưu xây dựng phương án điều chỉnh giá vé dịch vụ chụp ảnh; các giải pháp tổ chức triển khai các hoạt động kinh doanh dịch vụ đạt hiệu quả cao, đảm bảo phù hợp với đặc thù di tích và tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Nghiên cứu phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường, khách du lịch mong muốn.

Quyền hạn

Quản trị, tổ chức kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh tại các điểm dịch vụ trong khu vực di tích Huế.

Quản trị và phân giao công việc cho các cán bộ, viên chức trong bộ phận, được đề nghị cấp trên khen thưởng và kỷ luật cáccá nhân trong bộ phận theo hình thức bình xét thi đua hàng tháng/quý.

Trìnhđộ

Nắm vững trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.

Người lao động dịch vụ

Yêu cầu

Phải là người có trìnhđộ nghiệp vụ phục vụ và bán hàng dịch vụ. Nắmbắt được tâm lý du khách.

Có kỹ năng kiến thức và được đào tạo hiểu biết về lịch sử văn hóa Huế và có

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.

Nhiệm vụ

Thực hiện các hoạt động dịch vụ theo kế hoạch được Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di tích Huế giao phó.

Đảm nhận công tác kinh doanh các hoạt động dịch vụ theo sự phân công của Ban Giám đốc Trung tâm.

Trách nhiệm

Đảm bảo công tác bán vé, hàng hóa đúng số lượng và giá cả.

Đảm bảo chất lượng dịch vụ theo đúng mẫu mã quy cách sản phẩm đãđược bàn giao của cán bộ, viên chức quản trị .

Đảm bảo khâu vệ sinh sạch sẽ tại các điểm dịch vụ mìnhđược phân công trực.

Quyền hạn

Làm việc tại điểm dịch vụ được phân công.

Làm đúng yêu cầu công việc mìnhđãđược phân công, giao trách nhiệm.

Được làm việc trong môi trường kinh doanh an toàn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHỤ LỤC2: KHẢO SÁT, PHỎNG VẤN ĐÁNH GIÁ SỰ THỎA MÃN CỦA

NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ CÁC YẾU TỐ CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

1. Cách thực hiện

Mục đích là đánh giá sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên tại Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di tích Huế thông qua quá trình khảo sát, phỏng vấn, thảo luận với Ban Giám đốc Trung tâm và người lao động. Tôi tiến hành việc xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chi tiết này. Bảng câu hỏi này được gửi đến cán bộ, viên chức và nguời lao động của Trung tâm và thực hiện phỏng vấn trực tiếp.

Mẫu khảo sát: bảng câu hỏi gửi đến cán bộ , viên chức và người lao động có trìnhđộ trên Đại học, Đại học, Cao đẳng, trung cấp với số lượng là 54 bảng câu hỏi gửi cho 54 người.

Tôi đã phát hành 54 bảng câu hỏi. Kết quả thu về được 54 bảng (đạt tỷ lệ100%).

Với54 bảng câu hỏi được trả lời hoàn chỉnh, chúng tôi tiến hành cập nhật và làm sạch dữ liệu, kiểm định dữ liệu và phân tích số liệu thông qua sử lý bằng Excel 2010.

2. Nội dung bảng câu hỏivà kết quả khảo sát

BẢNG KHẢO SÁT

Với mục tiêu cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác quản trịnguồn nhân lực để đáp ứng các yêu cầu cho sự phát triển của Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di tích Huếtrong thời gian tới. Tôi đã thực hiện việc khảo sát, thăm dò và đánh giámức độ hài lòng của CB,VC và NLĐ đang công tác tại Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di tích Huế, qua đó phát hiện những mặt hạn chế trong các chính sách quản trị nguồn nhân lực nhằm có những giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của người lao động đối với Trung tâm.

Để giúp cho việc nghiên cứu đạt kết quả tốt, đề nghị các Anh/Chị trả lời các câu hỏi sau đây đầy đủ, trung thực.Bảng câu hỏi không cần ghi tên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

I. Anh/Chịcho biết mứcđộthỏa mãn của mìnhđối với các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào cácô lựa chọn theo thứ tự từ 1 đến 5 như sau:

1: Rất không đúng/Rất không đồng ý 2: Không đúng/Không đồng ý

3: Không đúng lắm/Không đồng ý lắm 4: Đúng/Đồng ý

5: Rất đúng/Rất đồng ý

Nội dungcâu hỏi

Số người đánh giá theo các mức độ

1 2 3 4 5

Anh/Chị được bố trí, phân công công việc đúng chuyên môn 1 11 13 27 2 Anh/Chị hiểu được tính chất công việc đang làm - - 8 32 14 Anh/Chị luôn có hoàn thành công việc đúng tiến độ - - 6 36 12 Anh/Chị mong muốn tiếp tục làm công việc đang phụ trách 3 9 16 21 5

Anh/Chị thích thú với công việc đang làm 3 4 25 16 6

STT Nội dung câu hỏi Mức độ hài lòng

1 2 3 4 5

Theo tính chất công việc 1 Anh/Chị được bố trí, phân công công việc đúng

chuyên môn 1 11 13 27 2

2 Anh/Chị hiểu được tính chất công việc đang làm - - 8 32 14 3 Anh/Chị luôn có hoàn thành công việc đúng tiến độ - - 6 36 12 4 Anh/Chị mong muốn tiếp tục làm công việc đang phụ

trách 3 9 16 21 5

5 Anh/Chị thích thú với công việc đang làm 3 4 25 16 6

Công tác đào tạo

6 Anh/Chị quan tâm đến công tác đào tạo 8 9 24 5 8

7 Công tác đào tạo có chuyên sâu 13 17 18 2 4

8 Kiến thức được đào tạo giúp ích cho công việc 6 13 21 11 3

9 Đào tạo có đúng người, đúng chuyên ngành 2 7 21 18 6

10 Công tác đào tạo có thường xuyên - 5 16 29 4

Trường Đại học Kinh tế Huế

STT Nội dung câu hỏi Mức độ hài lòng

11 Nhìn chung công tácđào tạo trong Trung tâm là có

hiệu quả tốt 4 14 27 3 6

Cơ hội thăng tiến

12 Anh /Chị hiểu và nắm rõđiều kiện thăng tiến 7 22 14 8 3 13 Anh/Chị có nhiều cơ hội thăng tiến trongcông việc 2 34 9 7 2 14 Vị trí công việc có cơ hội phát triển chuyên môn của

Anh/Chị 0 36 11 3 4

15 Chính sách thăng tiến của công ty có công bằng 5 29 15 2 3 16 Anh/Chị được quan tâm đến thăng tiến trong công

việc 4 18 19 12 1

17 Anh/Chị được khíchlệ trong công việc 0 0 8 38 8

Lương, thưởng và chính sách đãi ng

18 Anh/Chị được trả lương cao 3 5 15 30 1

19 Anh/Chị được trả lương,thu nhập tăng thêmtương

xứng với năng lực 1 17 24 10 2

20 Lương, thưởng, chính sách đãi ngộ áp dụng có công

bằng 6 19 21 8

-21 Trả lương có đủ chi phí cho sinh hoạt cần thiết của

Anh/Chị - - 16 38

-22 Lương, thưởng, chính sách đãi ngộ ngang bằng nơi

khác - 11 19 18 6

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHỤ LỤC3:CÁCH TÍNH ĐIỂM TRUNG BÌNH CỦA CÁC YẾU TỐ Căn cứ vào số liệu thu thập được từ 54 phiếu Khảo sát ở Phụ lục 2. Tác giả đã xử lý số liệu và phân tích bằng cách tính điểm trung bình của mỗiyếu tố.

Điểm trung bình của mỗi yếu tố được tính bằng cách:

* Cho điểm 0 , 1 , 2 , 3 , 4 tương ứng với mỗi ý kiến chọn:Rất không đúng/Rất không đồng ý, Không đúng/Không đồng ý, Không đúng lắm/Không đồng ý lắm, Đúng/Đồng ý, Rất đúng/Rất đồng ý

*Công thức tính điểm trung bình của từng yếu tố:

Điểmtrung bình(của yếu tố) =

N

D C B A3 2 4

Trong đó: A , B , C , D lần lượt là số yếu tố chọnRất đúng/Rất đồng ý, Đúng/Đồng ý, Không đúng lắm/Không đồng ý lắm, Không đúng/Không đồng ý, Rất không đúng/Rất không đồng ý.

N là tổng số người được hỏi.

*Đánh giá mức độ hài lòng của từng yếu tố căn cứvào giá trị điểm trung bình của yếu tố đó: - Từ 3,2đến4 : Rất đúng/Rất đồng ý

- Từ 2,4đếncận3,2 :Đúng/Đồng ý

- Từ1,6đến cận2,4 : Không đúng lắm/Không đồng ý lắm - Từ 0,8đến cận1,6 :Không đúng/Không đồng ý

- Từ0đến cận0,8 : Rất không đúng/Rất không đồng ý

* Dựa vào điểm trung bình của các yếu tố để xếp thứ bậc về mức độ hài lòng của các yếu tố đó làm căn cứ để xét yếu tố cần được điều chỉnh cho phù hợp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHỤ LỤC 4

KHUNG NĂNG LỰC CỦA TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM

SỐ TT

NĂNG LỰC, KỸ NĂNG GHI

CHÚ I Tên vị trí việc làm gắn với công việc lãnhđạo,quản lý, điều hành

1

Giám đốc (hiện chỉ có Phó Giám đốc Phụ trách)phụ trách chung và lĩnh vực Kế hoạch - Dịch vụ, Tài chính - Hành chính: Kỹ năng tổng hợp, lãnh đạo, quản lý, điều hành và phối hợp hoạt động; am hiểu hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch; kế hoạch, tài chính, nghiệp vụ quản lýkinh tế trong cơ chế thị trường định hướng XHCN; Năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ; có tinh thần tự học và sáng tạo; có tầm nhìn chiếc lược. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch hoạt động; tổ chức bộ máy phát triển đội ngũ; kỹ năng giao tiếp, trình bày và thiết lập mối quan hệ tốt; nắm vững các chủ trương, chính sách, quy định về công tác tổ chức, hành chính, thi đua, khen thưởng; hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết triển khai các hoạt động dịch vụ phù hợp với đặc thù di tích và định hướng phát triển kinh tế- xã hội của địa phương…

2

Phó Giámđốc phụ trách công tác kinh doanh - marketing:Năng lực lãnh đạo, điều hành, phối hợp hoạt động, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động dịch vụ, kinh doanh - marketing; nắm vững các chủ trương, chính sách về dịch vụ, du lịch; có tinh thần tự học và sáng tạo; am hiểu công tác dịch vụ, lữ hành; xây dựng và tổ chức tổ hoạt động kinh doanh -marketing; kỹ năng giao tiếp, trình bày và thiết lập mối quan hệ tốt…

3 Trưởng phòng

3.1

Trưởng phòng Tài chính - Hành chính: Kỹ năng quản lý điều hành công việc chuyên môn của Phòng;nắm vững các chủ trương, chính sách, quy định về chế độ tài chính, kế toán; nguyên tắc tổ chức kế toán; tổ chức cán bộ; quản lý tài sản, công tác đầu tư xây dựng cơ bản; kỹ năng phối hợp hoạt động; kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh trong chuyên môn; kỹ năng giao tiếp, thiết

Trường Đại học Kinh tế Huế