• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

2.2. Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di

2.2.7. Công tác đãi ngộ nhân lực

Về thu lao lao động

Trung tâm Dịch vụ đang áp dụng hình thức trả lương theo thang luơng, bảng lương do Nhà nước quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đó là tính theo hệ số lương cộng với các khoản phụ cấp, thưởng. Chế độ trả lương này đơn giản dễ tính, dễ hiểu, đem lại thu nhập cho người lao động. Hình thức trả lương theo hệ số chức danh (công việc) đảm bảo sự công bằng, hợp lý cho công tác trả lương. Mỗi công việc đều có độ phức tạp, yếu tố riêng do đó đòi hỏi người lao động có trình độ, kỹ năng…khác nhau thực hiện. Chính vì vậy mức lương mà mỗi người lao động nhận được còn tùy thuộc vào công việcmà họ đảm nhận.

Cách trả lương cho CB,VC và NLĐ Trung tâm như sau:

- Trả lương theo hệ số lương cơ bản của người lao động (V1) được thanh toán theo các thông số sau:

+ Hệ số lương cấp bậc:Hcb

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Hệ số phụ cấp (nếu có):Hpc

+ Mức tiền lương tối thiểu của Nhà nước:TLttnn + Ngày công thực tế của người lao động:n

Công thức tính lương V1 cho người lao động giữ chức danh công việcinhưsau:

(Hcb + Hpc ) x TLttnn

V1i = --- x ni N

Trong đó:

V1i: Tiền lương V1 của người lao động giữ chức danh công việci.

N: Ngày công tiêu chuẩn theo quy định.

ni: ngày công thực tế của người lao động giữ chức danh công việci.

-Lương thu nhập tăng thêm(V2)được trảtheophươngpháp sau:

Người lao động trong TTDV được áp dụng phương pháp trả lương thu nhập tăng thêmtheo từng quý (03 tháng), theo công việc và kết quả công việc đã làmđuợc.

Công thức tính lương được áp dụng như sau:

V2i = TLtntt * hi* ki * 03 tháng Trong đó:

V2i: Tiền lươngthu nhập tăng thêm V2 của người lao động giữ chức danh công việci.

hi: Hệ số trả lương theo công việc (hệ số công việc) của người lao động giữ chức danh công việc i.

ki: Hệ số chất lượng lao động của người lao động giữ chức danh công việci.

Thông số làm căn cứtrả lương theo hệsốcông việc cho người lao động (hi).

Người lao động được áp dụng phương pháp trả lương thời gian theo công việc và chất lượng lao động được tính toán trên những thông số theo bảng sau đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.10: Bảng hệ số tăng thu nhập của Trung tâm Dịch vụ.

Hệ số

hi Chức danh

h1 Giám đốc 5

h2 Phó Giám đốc 4

h3 Kế toán trưởng 3

h4 Tổ trưởng các bộ phận trực thuộc 1.8

h5 Cán bộ, viên chức và người lao động 1.4

h6 Các đối tượng còn lại(gồm có lao động đang thử

việc hay hợp đồng thời vụ) 0

Nguồn: Quy chếchi tiêu nội bộtại Trung tâm Dịch vụ Hệ số chất lượng lao động

Hệ số chất lượng lao động của người lao động (k) được xác định theo quý, dùng làm căn cứ trả lương quý cho người lao động và được tính trên cơ sở xếp loại A,B,C. Việc xếp hệ số này thực hiện như sau:

+ Giám đốcTTDVphối hợp Chủ tịch công đoàn, Kế toán truởng, các tổ trưởng và Đoàn thành niên tại đơn vị quyết định xếp loại cho nhân viên và người lao động trong đơnvị trên cơ sở đề xuất của Phòng Tài chính- Hành chính.

Quy định về hệ số cho từng loại như sau:

LoạiA:1,0 LoạiC:0,5

LoạiB:0,8 Không bình xét:0

Người lao động được áp dụng phương pháp trả lương thời gian theo côngviệc và chất lượng lao động được tính toán trên những thông số sau đây

Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại của đơn vị như sau:

-Đối với cán bộ,viên chức chuyên môn nghiệp vụ, lao động trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh doanh dịch vụ và nhân viên lái xe.

+Hoàn thành tốt cáccông việc được giao theo đúng tiến độ.

+ Chất lượng công việc đạt kết quảtốt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần phối hợp, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụchung.

LoạiA: Đạt cả3 tiêu chuẩn.

LoạiB: Đạt2 tiêu chuẩn.

LoạiC: Đạt 1 tiêu chuẩn.

Không bình xét: Vi phạm kỷ luật lao động từ hình thức khiển trách trở lên.

Căn cứ đánh giá được dựatrên bảng giao nhiệm vụ của trưởng phòng, tổ trưởng từng bộ phậntheo tháng (quý) vàđánh giá kết quả thực hiện.

-Đối với cán bộ viên chức là Trưởng phòng, tổ trưởng các bộ phậncủa đơn vị + Hoàn thành công việc chung của phòng, bộ phận theo đúng tiến độ.

+ Hoàn thành về số lượng côngviệc được giao cho cá nhân đúng tiến độ.

+ Chất lượng công việc đạt kết quảtốt.

+ Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm trong nội bộ phòng, bộ phận và hợp tác tốt với các phòng,đơn vị liên quan để hoàn thành nhiệm vụchung.

LoạiA: Đạt cả4 chỉ tiêu LoạiB: Đạt 3 chỉ tiêu LoạiC: Đạt 2 chỉ tiêu.

Không bình xét: Đạt 1 chỉ tiêu hoặc bị kỷ luật lao động, bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

Căn cứ để đánh giá được dựa trên chương trình công tác, nhiệm vụ kế hoạch của phòng, bộ phận được Ban Giám đốcgiao theo tháng, quývà đánh giá kết quả thựchiện.

+ Đối với cán bộ là viên chức quản lý Trung tâm Dịch vụ

- Hoàn thành xuất sắc công việc được Ban Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giao phó.

- Qua thực tiễn công tác, phát hiện được những vấn đề của công việc mình phụ trách chưa hợp lý để bàn bạc tìm cách giải quyết.

- Chỉ đạo, điều hành và quản lý tốt công tác kinh doanh các hoạt động dịch vụ trên địa bàn di tích Huế

- Ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ tốt.

LoạiA: Đạt 4 chỉ tiêu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

LoạiB: Đạt 3 chỉ tiêu.

LoạiC: Đạt 2 chỉtiêu.

LoạiD: Đạt 1 chỉ tiêu hoặc bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

Về chế độ phụ cấp, trợ cấp và phúc lợi

Nguồn tài chính mà Trung tâm Dịch vụsử dụng để phục vụ cho các chính sách phụcấp,trợ cấp và phúc lợi cho cán bộ,viên chức và người lao động, đượclấytừ quỹ phát triển sự nghiệp và quỹ phúc lợi của đơn vị. Áp dụng cho tất cả người lao động làm việc tại Trung tâm, luôn đảm bảo sựcông bằng với tất cả người lao động,tạo tâm lý thoải mái, hứng khởi làm việc. Ngoài ra khi áp dụng các chế độ đãi ngộ Trung tâm Dịch vụ luôn tuân thủ đúng theo phápluậtvà theo Quy chế chi tiêu nội bộ đãđề ra.

Người lao động nhận được các khoản phụ cấp thôngqua tiền lương, còn trợ cấp và phúc lợi có thể nhận theo tháng hoặc quý tùy theo tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ.

+ Về phụ cấp của Trung tâm Dịch vụ hiện nay đang áp dụng một số loại phụ cấp nhằmbổ sung cho lương cơbản, bù đắp về thời gian cho các cán bộ, viên chức và người lao động khi họ làm việc với cường độ cao, làm việc xuyên buổi trưa (kể cả ngày thứ 7 và Chủ nhật) nhưng lại chưa được tính vào trong khoản tiền lương cơ bản của người lao động.

Một số hình thức phụ cấp mà đơn vị đang áp dụng đó là phụ cấp về chức vụ đối với cán bộ, viên chức làm công tác quản lý; phụ cấp về trách nhiệm với với cán bộ, viên chức là tổ trưởng các bộ phận; phụ cấp về độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức làm công tác tại vị trí thũ quỹ và thủ kho của đơn vị; phụ cấp ăn trưa cho người lao động trực tiếp phục vụ khách tại các điểm dịch vụ là 30.000 đồng/người/ngày.

+ Về trợ cấp tại Trung tâm Dịch vụ bao gồm 2 phần: phần theo Quy định của pháp luật và phần trợ cấp tự nguyện.

- Trợ cấp bằng bảo hiểm xã hội:

Trung tâm Dịch vụ tổ chức mua bảo hiểm thân thể 24/24 cho 100% cán bộ, viên chức và nguời lao động. Hàng tháng, phòng Tài chính - Hành chính lập bảng tiền lương nộp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế (BHXH). Dựa vào bảng tiền

Trường Đại học Kinh tế Huế

lương, kế toán tính 26% trên tổng tiền lương cấp bậc của toàn bộ nguời lao động Trung tâm. Trong đó, 18% hạch toán vào chi phí kinh doanh, 8% trích từ lương cơ bản của người lao động hay nói cách khác người lao động phải nộp 8% còn lại cho BHXH.

Khi người lao động nghỉốm sẽ có quyền lợi được hưởng 75% mức lương, nghỉ do thai sản sẽ được hưởng 100% mức lương; về trợ cấp tai nạn: dựa vào ngày nghỉ ốm đã được xác nhận của cơ sở y tế, dựa vào bảng chấm công nghỉ ốm gửi lên, dựa vào tỷ lệ phần trăm theo quy định của Nhà nước, dựa vào tiền lương, cấp bậc của từng cán bộ công nhân viên kế toán sẽ tính tiền trợ cấp tai nạn cho lao động.

Sau khi đã hạch toán xong, kế toán BHXH lập bảng tổng hợp thanh toán tiền trợ cấp BHXH, sau đó chuyển cho Giám đốc duyệt chi. Kế toán thanh toán viết phiếu chi, sau đó chuyển thủ quỹ rồi đưa cho từng cán bộ công nhân viên xác nhận.

-Trợ cấp bằng bảo hiểm ytế:

Theo quy định của Nhà nước thì bảo hiểm y tế (BHYT)của TTDVphải nộp 4,5

% mức lương cơ bản, TTDVmua sổ BHYT cho toàn thể cán bộ, viên chức và nguời lao động với tỷ lệ đóng góp phía TTDV là 3% và phía nguời lao động là 1,5% tổng tiền lương.

TTDV định kỳ hàng năm tổ chức khám sức khỏe cho cán bộ, viên chức và nguời laođộng, xét trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ…với tổng chi phí trung bình/ năm là 110 triệu đồng.

-Trợ cấp bằng bảo hiểm thấtnghiệp:

Theo quy định của nhà nước thì bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của TTDV phải nộp 2% mức lương cơ bản, trong đó TTDV hạch toán 1% vào chi phí, 1% trích từ lương cơ bản của người lao động.

Ngoài ra, TTDV còn một khoảntrợ cấp đó là trợ cấp đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức và người lao động. Các khoản trợ cấp này tuy không lớn nhưng cũng thể hiện sự quan tâm củaTrung tâmđến đời sống cánbộ công nhân viên.

-Trợ cấp tự nguyện

Công đoàn bộ phận và ban Giám đốc TTDV có trích một phần lợi nhuận của TTDV hàng năm để thành lập quỹ phúc lợi và quỹ trợ cấp khó khăn nhằm hỗ trợ cho người lao động trong những trường hợp: chi ốm đau bệnh tật, phúng điếu với số tiền

Trường Đại học Kinh tế Huế

500.000đồng/người. Trợ cấp đột xuất cho cán bộ, viên chức và người lao động theo đốitượng 100.000– 500.000 đồng tuỳ từng trường hợp cụ thể. Trợ cấp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. Các khoản trợ cấp này tuy không lớn nhưng cũng thể hiện sự quan tâm của TTDV đến đời sống cán bộvà người lao động.

Để hiểu rõ chế độ lương và thưởng, ta có thể xem tình hình thu nhập bình quân của cán bộ, viên chức và người lao độngTTDV qua bảngsau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.11: Tình hình thu nhậpbình quân của người lao độngTTDV qua 03 năm từ 2014 đến 2016.

Đơn vị tính:nghìnđồng

Chức danh

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

Tiền lương bình quân/tháng

Thu nhập tăng thêm

bình quân/tháng

Tiền lương bình quân/tháng

Thu nhập tăng thêm

bình quân/tháng

Tiền lương bình quân/

tháng

Thu nhập tăng thêm

bình quân/tháng

2015/2014 (%)

2016/2015 (%)

Giám đốc 8.435.000 5.000.000 10.988.000 10.000.000 11.524.000 10.000.000 156,21 102,55

Phó GĐ 6.212.000 4.000.000 8.015.000 8.000.000 8.989.000 8.000.000 156,82 106,08

Kế toán trưởng 4.685.000 3.000.000 5.476.000 6.000.000 5.973.000 6.000.000 149,32 104,33

Tổ trưởng 3.020.000 1.500.000 3.195.000 3.015.000 3.348.000 3.600.000 137,38 111,88

Nhân viên và

người lao động 2.831.000 1.212.000 2.972.000 1.985.000 3.229.000 2.341.000 122,60 112,36 (Nguồn:Phòng Tài chính-Hành chính và Quy chế chi tiêu nội bộ TTDV)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng trên ta thấy, do tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ có tăng nên tổng thu nhập bình quân 01 lao động đã tăng qua các năm, thu nhập bình quân tháng năm 2015 tăngrất cao so với năm 2014 đối với từng chức danh trong đó đội ngũ quản lý có tỷ lệ tăng cao nhất (trung bình trên 150%), nguyên nhânđến từ lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ trong năm 2015 tăng cao nên lương thu nhập tăng thêm của CB,VC và NLĐ được cải thiện đáng kể; năm 2016 tăng không đáng kể với năm 2015 với từng chức danh do doanh thu năm 2016(do nguồn thu từ dịch vụ Dạ tiệc Hoàng Cung trong năm 2016 giảm mạnh so với năm 2015 làm ảnh hưởng đến thu nhập tăng thêm), mặc dù vậy với việc thay đổi một số chính sách tại dịch vụ chụp ảnh mặc trang phục cung đình như chi lương và thu nhập tăng thêm trước thuế nên khôngảnh hưởng nhiều đến thu nhập của người lao động, cụ thể trong năm 2016 vẫn tăng 112,36% so với năm 2015đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động.

Qua bảng trên ta thấy, thu nhập chủ yếu của người lao động trong Trung tâm chủ yếu là tiền lương và tiền thu nhập tăng thêm khá cao là do Trung tâm luôn khuyến khích tinh thần làm việc. Nhưng do nhu cầu khách quan của du khách tham quan di tích Huế mặc dù ngày càng tăng nhưng mức chi tiêu giành cho các hoạt động dịch vụ của khách lại giảm, nên thu nhập vẫn chưa giúp cho người lao động Trung tâmcó đời sống tốt hơn.

2.2.7.2. Đãi ngộ về tinh thần

Trước đây Trung tâm BTDT Cố đô Huế nói chung và TTDV nói riêng thường chỉ quan tâm đến công tác đãi ngộ vật chất. Nhưng trong điều kiện hiện nay, khi mà nhu cầu “ăn no áo ấm” của người lao động được đáp ứng về cơ bản thì hoạt động đãi ngộ tinh thần đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết mà đơn vị cần phải quan tâm. Thực hiện tốt công tác đãi ngộ này, người lao động sẽ có được sự say mê trong công việc và thêm gắn bó với đơn vị.

Đãi ngộ thông qua công việc

- Đảm bảo công việc phù hợp với trình độ, sở trường của người laođộng phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Trình độ học vấn của cán bộ ,viên chức và người lao động khá đồng đều. Số người có trình độ đại học và lao động phổ thông chiếm tỉ trọng nhiều nhất, lao động phổ thông chủ yếu đến từ nhân viên phục vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

các hoạt động dịch vụ tại các điểm di tích. Về thâm niên công tác có thể thấy người lao động của TTDV có thâm niên khá cao.

- Có cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp trong công việc của người lao động trong TTDV. Người lao động luôn được đề cử vào vị trí cao hơn. TTDV luôn quan tâm nhiều đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân sự, nâng cao trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ. Ở TTDV, các chức danh đều được quy hoạch và đào tạo bài bản, bên cạnh đó, đơn vị luôn tạo điều kiện cho cán bộ và nguời lao động tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, tập huấn các kỹ năng bán hàng hàng năm. Đối với cán bộ quản lý bên cạnh việc thường xuyên được bồi huấn về chuyên môn nghiệp vụ còn được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý kinh tế. Thông qua các chương trìnhđào tạo giúp nhân viên điều kiện học hỏi và trao dồi kỹ năng và tự vươn lên mới tạo năng suất cao hơn và giúp nhân viên tìm thấy niềm vui trong côngviệc.

- Đảm bảo công việc không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, TTDV có quy định rất rõ về chế độ làm việc hợp lý, vì vậy sức khỏe của người lao động luôn luôn được đảmbảo.

Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc

Tạo ra môi trường làm việc thoải mái sẽ giúp cho cán bộ, viên chức và người lao động TTDV yên tâm công tác. Hiểu được điều này, Trung tâm đã luôn quan tâm đến việc xây dựng và nâng cấp môi trường làm việc cho người lao động.

- Tạo bầu không khí làmviệc hoà đồng,vui vẻ,kích thích sự hăng say làm việc của người lao động. Tuy nhiên, do tính chất công việc phục vụ các hoạt động dịch vụ, ở một sốbộ phậnbán hàng, không khí làm việc còn uể oải, nặng nề và nhàm chán. Họ đang cần một sựthay đổi để tạo ra lòng nhiệt tình và hào hứng trong côngviệc.

- Đảm bảo thời gian làm việc cho nhân viên và điều kiện làmviệc, TTDV luôn bố trí sao cho đảm bảo sức khỏe và trạng thái làm việc có hiệu quả nhất. Thời gian làm việc được điều chỉnh theo mùa:đối với bộ phận văn phòng, mùa hè (sáng làm việc từ 7giờ đến 11giờ trưa, 13giờ30 đến 17giờ30 chiều), mùa đông (sáng làm việc từ 7giờ30 – 11giờ30, 13giờ30 – 17giờ30 chiều. Người lao động bắt buộc phải đến đơn vị và ra về đúng giờ quy định, nếu không sẽ bị trừ vào tiền lương thu nhập tăng thêm theo quy chế; đối với bộ phận phục vụ dịch vụ, thời gian làm việc từ 7giờ sáng đến 17giờ30,

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghỉ trưa 30 phút. Người lao động được làm việc đảm bảo đầy đủ các điều kiện làm việc như: ánh sáng, thoáng mát, nhiệt độ không khí phù hợp, máy lạnh…Các phòng được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như máy vi tính, điện thoại, máy in, điều hòa…có thể nói rằng sự quan tâm của Ban Giám đốc TTDV đến môi trường làm việc của nhân viên làm họ thấy thoải mái và làm việc hiệu quả hơn. Và đặc biệt họ cảm thấy gắn bó hơn với TTDV.

- Xây dựng được mối quan hệ giữa nhân viên và lãnhđạo luôn chiếm được rất nhiều tình cảm của nhân viên bởi họ luôn gần gũi, thân thiện, cởi mở với nhân viên của mình. Hầu hết các nhân viên trong TTDV đều hài lòng trước sự quan tâm củaBan Giám đốc. Họ là người quan tâm đến hoàn cảnh gia đình của nhân viên, sẵn sàng trao đổi với nhân viên về quan niệm sống, những khó khăn, khúc mắc mà nhân viên đang gặp phải và sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết. Họ cũng là người hiểu rõ suy nghĩ, đặc điểm, tính cách của từng nhân viên để có cách ứng xử phù hợp. Chính vì vậy, để xây dựng cho nhân viên một môi trường làm việc thân thiết và hiệu quả các nhà lãnh đạo đã quan tâm đến việc loại bỏ những biểu hiện xung đột các nhân.Mỗi khi giữa các nhân viên có sự mâu thuẫn nào đó, có thể từ công việc hay từ xung đột cá nhân, sự không nhất trí với quyết định của cấp trên, các nhà quản trị đều sẵn sàng lắng nghe và giải quyết một cách thấu đáo, hợp tình hợp lý. Họ luôn tạo cho nhân viên có cơ hội được trao đổi thẳng thắn suy nghĩ, ý kiến củamình.

- TTDVđãvà đang trên đườngxây dựngvà hình thành một văn hoá riêng có tại Trung tâm. Thể hiện hiệu quả vận hành và cảm nhận từ phía các đối tác và du khách tham quansử dụng các loại hình dịch vụ tại khu vực di tích Huế. Văn hoá tích cực tạo nên môi trường làm việc lành mạnh, người lao động tận tụy và trung thành với đơn vị, thân hiện và tin cậy lẫn nhau. Có thể thấy ở TTDV sự cởi mở, hỗ trợ nhau, luôn thách thức và thưởng phạt phân minh. Ban Giám đốc xác định yếu tố con người trong một tổ chức là nguồn lực quý giá nhất nhưng cũng khó quản lý nhất, vì vậy ngay từ khâu tuyển dụng lựa chọn đi đào tạo đều được cân nhắc rất kỹ lưỡng.

-Trung tâm còn tổ chức các chuyến tham quan trong và ngoài nước cho cán bộ, viên chức và người lao động hàng năm như: tham quan học tập tại các tỉnh miền Tây Nam bộ năm 2014, tham quan học tập tại Nha Trang - Đà Lạt năm 2015, tham quan

Trường Đại học Kinh tế Huế