• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI XDCB TỪ

2.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách qua

2.2.4. Đánh giá công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguốn vốn NSNN qua

Việc đánh giá mức độ đồng tình củacán bộ làm công tác kiểm soát chi, quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN được tiến hành qua việc phân tích mức điểm trung bình mà cán bộ KBNN, phòng tài chính dành cho từng yếu tố trong nội dung bảng câu hỏi đưa ra. Kết quả được đánh giá dựa trên chỉ tiêu cụ thể cho từng nhân tố, dựa trên những kết quả đánh giá đó tác giả tiến hành phân tích như sau:

2.2.4.1. Đặc điểm nhóm đối tượng khảo sát

Phân tích nhân khẩu học là việc làm nhằm đánh giá đặc điểm của đối tượng khảo sát về đơn vị công tác, giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm, vị trítại thời điểm hiện tại.

Bảng2.15. Tổng hợp kết quả phân tích nhân khẩu học

1 Nhóm Số lượng (người) Phần trăm(%)

Đơn vị công tác

KBNN thị xã Quảng Trị 9 45

Phòng TC–KH thị xã 11 55

Tổng số 20 100

2 Nhóm Số lượng Phần trăm

Giới tính

Nam 14 70

Nữ 6 30

Tổng số 20 100

3 Nhóm Số lượng Phần trăm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Độ tuổi

Dưới 35 tuổi 7 35

Từ 35 –45 tuổi 8 40

Trên 45 tuổi 5 25

Tổng cộng 20 100

4 Nhóm Số lượng Phần trăm

Kinh nghiệm

Dưới 5 năm 2 10

Từ 5-10 năm 5 25

Trên 10 năm 13 65

Tổng cộng 20 100

5 Nhóm Số lượng Phần trăm

Vị trí việc làm

Lãnhđạo 5 25

Nhân viên 15 75

Tổng cộng 20 100

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát) Qua bảng 3.15trên kết quả phân tích cho thấy:

Về đơn vị công tác: Đối tượng khảo sát là cán bộ KBNN thị xã Quảng Trị làm công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB là 9 người chiếm 45% quy mô mẫu, cán bộ phòng Tài chính – Kế hoạch làm công tác quản lý vốn, hoạt đồng đầu tư XDCB trên địa bàn là 11 người chiếm 55% quy mô mẫu. Số đối tượng khảo này đã bao gồm hết những đối tượngcủa hai đơn vị trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát chi, quản lý vốn, hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thị xã Quảng Trị.

Về giới tính: Trong số cán bộ được phỏng vấn nam giới có 14 người chiếm tỷ lệ 70%, nữ giới có 6 người, chiếm 30%. Như vậy nhóm nam giới có số lượng nhiều hơn gấp hai lần nhóm nữgiới.

Về độ tuổi cán bộ được khảo sát, nhóm có độ tuổi từ 35-45 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 40% với8 người. Nhóm có độ tuổi dưới 35 tuổi có 7người, chiếm tỷ lệ là 35%. Nhóm chiểm tỷ lệ nhỏ nhất là nhóm trên 45 tuổi, có5người, chiếm25%, điều này là tất nhiên bởi lẽ, trên 45 tuổi là lực lượng lao động sắp đến tuổi nghỉ hưu.

Vậy, nhómcán bộ được khảo sát chủ yếu là có độ tuổi trẻ tới trung niên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về kinh nghiệm của đối tượng được khảo sát: Nhóm có kinh nghiệm dưới 5 năm có 2 người, chiếm 10%. Nhóm kinh nghiệm tử 5-10 năm có 5 người, chiếm 25%, nhóm có kinh nghiệm trên 10 năm là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhấtvới13 người và chiếm 65% tỷ lệ. Như vậy, số cán bộ có kinh nghiệm lâu năm chiếm tỷ lệ lớn hơn nhóm nhân viên có kinh nghiệmítnămtrong tổng số cán bộ được phỏng vấn.

Về vị trí lãnh đạo: Nhóm cán bộ làm công tác lãnh đạo có 5 người, chiếm 25%. Nhóm cán bộ là nhân viên có 15 người, chiếm 75%. Như vậy trong nhóm người được khảo sát có đủ cả hai thành phần là nhóm lãnh đạo và nhóm nhân viên, điều này sẽ tăng tính hiệu quả cho mẫu được khảo sát, nhóm lãnh đạo có số tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều nhóm nhân viên là điều rất hợp lý.

2.2.4.2. Đánh giá của đối tượng khảo sát về công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Kho bạc nhà nước thị xã Quảng Trị.

+ Nguồn nhân lực

Bảng2.16. Ý kiến đánh giá vềnhân tốnguồn nhân lực

Câu hỏi khảo sát

Mức độ đánh giá (%) Mức

độ trung

bình Rất

không đồng ý

Không đồng ý

Không ý kiến

Đồng ý

Rất đồng

ý 1. Cán bộ KBNN thị xã có

trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt

0 15 40 25 20 3,50

2. Cán bộ KBNN thị xã có kỹ năng làm việc nhanh chóng, chính xác

0 5 35 40 20 3,75

3. Cán bộ KBNN thị xã có trách nhiệm, tận tâm trong công việc

0 5 40 45 10 3,6

4. Cán bộ KBNN thị xã có thái độ lịch sự, thân thiện, nhiệt tình

0 0 45 30 25 3,8

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát) Trình độ chuyên môn của người nhân viên chính là sự hiểu biết, là khả năng

Trường Đại học Kinh tế Huế

thực hành về chuyên môn nào đó, là có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì càng nâng cao được chất lượng công việc và nâng cao năng suất lao động bấy nhiêu. Như vậy trình độ chuyên môn của người lao động không chỉ giúp cho người lao động thực hiện công việc nhanh mà góp phần nâng cao chất lượng thực hiện công việc. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, yêu cầu nâng cao chất lượng lao động ngày càng được đặt lên hàng đầu cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, của khoa học đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn cao mới có thể thực hiện tốt được công việc của mình. Với công tác kiểm soát chi cũng vậy, để thực hiện tốt được công tác này, đòi hỏi người nhân viên thực hiện công tác này cũng cần có một trình độ chuyên môn nhất định.

Thực tế trìnhđộ chuyên môn của nhân viên kiểm soát chi tại KB Thị xã Quảng Trị được đánh giá như sau: Cán bộ KBNN có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn chưa được thực sự tốt, vì nhân viên KBNN đánh giá chỉ tiêu này được đánh giá với mức độtrung bình la 3,50điểm. Chỉ tiêu cán bộ KBNN thị xã có kỹ năng làm việc nhanh chóng, chính xácđạt 3,75 điểm,các đối tượng khảo sát đánh giá cao quan điểm này, cán bộ KBNN có tác phong làm việc nhanh nhẹn, xử lý hồ sơ đúng hạn, kịp thời không có hiện tượng để tồn đọng hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư. Chỉ tiêu cán bộ KBNN thị xã có trách nhiệm, tận tâm, trong công việc được đánh giá với mứcđộ trung bình là 3,6 điểm, như vậy theo nhân viên KBNN thì cán bộ KBNN cũng đã có sự tận tâm, chu đáo trong công việc nhưng còn ở mức độ chưa cao. Chỉ tiêu cán bộ KBNN thể hiện thái độ lịch sự, thân thiện, nhiệt tình khi làm việc với chủ đầu tư đạt 3,8 điểm, nhân viên KBNN có sự đồng tình với quan điểm này, điều này cho thấy khi làm việc với các chủ đầu tư cán bộ KBNN đã có một thái độ lịch sự và thân thiện, thể hiện sự tôn trọng các chủ đầu tư và giúp họ giải đáp các thắc mắc cũng như tạo điều kiện để đôi bên cùng hoàn thành tốt công việc.

Kết quả khảo sát yếu tố này cho thấy, nhìn chung trình độ chuyên môn của cán bộ KBNN đã được đánh giá khá tốt, tuy nhiên về phần nghiệp vụ của cán bộ kho bạc còn được đánh giá là chưa cao, cũng như vẫn còn những cán bộ chưa được tận tâm chu đáo với công việc, vậy để nâng cao chất lượng kiểm

Trường Đại học Kinh tế Huế

soát chi tại KBNN thì yêu cầu đặt ra là KBNN cần phải có những biện pháp làm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ KBNN và thúc đẩy sự tận tâm, chu đáo trong công việc cho cán bộ KBNN.

+ Cơ cấu tổ chức

Bảng 2.17. Ý kiến đánh giá vềnhân tố cơ cấu tổ chức

Câu hỏi khảo sát

Mức độ đánh giá (%)

Mức độ trung

bình Rất

không đồng

ý

Không đồng ý

Không ý kiến

Đồng ý

Rất đồng

ý 1. Bộ máy KBNN thị xã có sự

sắp xếp, bố trí khoa học, hợp lý. 5 10 35 35 15 3,45

2. Sự phân cấp quyền hạn, chức năng của từng vị trí làm việc được rõ ràng, cụ thể

5 15 30 30 20 3,45

3. Cơ cấu nhân sự tại các tổ, bộ phận có sự cân đối, phù hợp với khối lượng từng công việc

0 5 40 45 10 3,60

4. Trình độ nhân sự được sắp xếp một cách hợp lý theo năng lực từng cá nhân

0 20 30 30 20 3,5

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát) Cơ cấu tổ chức có tác dụng phân bố nguồn lực hợp lý cho từng công việc cụ thể, từ đó có thể tiết kiệm nguồn lực, hạ thấp chi phí nhân công, nâng cao chất lượng hoạt động, cơ cấu tổ chức có chức năng xác định rõ trách nhiệm và cách thức thể hiện vai trò của mỗi thành viên theo quy chế của bản mô tả công việc, sơ đồ tổ chức và hệ thống phân cấp quyền hạn trong tổ chức. Muốn tổ chức hoạt động chất lượng, có hiệu quả cao thì cần phải có một cơ cấu tổ chức chuyên, tinh, gọn nhẹ và có hiệu lực. Cơ cấutổ chức của KBNNThị xã Quảng Trị được đánh giá chưa cao, cụ thể:

Chỉ tiêu bộ máy KBNN được nhân viên KBNN đánh giá là chưa có sự sắp xếp, bố trí khoa học, hợp lý, bộ máy KBNN còn có nhiều sự bất hợp lý vì chỉ tiêu này chỉ đạt mức điểm trung bình là 3,45điểm.

Sự phân cấp quyền hạn, chức năng của từng vị trí làm việc chưa được rõ ràng, cụ thể, vì có mức điểm trung bình có chỉ tiêu này là 3,45 điểm, sự phân cấp, phân quyền tại KBNN còn nhiều sự chồng chéo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chỉ tiêu cơ cấu nhân sự tại các tổ, bộ phận có sự cân đối, phù hợp với khối lượng từng công việc đạt 3,60điểm, với quan điểm này nhân viên KBNN đã có sự đồng tình nhưng chưa cao. Công việc giữa các tổ, bộ phận chưa có sự cân bằng tương đối.

Chỉ tiêu trình độ nhân sự cũng được sắp xếp một cách hợp lý theo năng lực từng cá nhân đạt 3,50 điểm, nhân viên KBNN chưa có sự đồng tình với ý kiến này, KBNN còn sảy ra nhiều tình trạng cá nhân được sắp xếp các công việc không phù hợp với năng lực của mình, điều này làm giảm hiệu quả công việc một cách đáng kể cho mỗi cá nhân, như vậy sẽ dẫn đến việc làm giam hiệu quả cho cả hệ thống KBNN

Có thể thấy rằng để yếu tố cơ cấu tổ chức của KBNN thị xãcòn rất nhiều hạn chế, vậy để nhân tố này có tác động tích cực tới việc nâng cao chất lượng kiểm soát chi của KBNN thì KBNN cần phải hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức của KBNN một cách có hiệu quả hơn nữa thông qua việc khắc phục một số điểm yếu các chỉ tiêu đánh giá nêu trên.

+ Nhân tốquy trình nghiệp vụ

Bảng2.18. Ý kiến đánh giá vềnhân tốquy trình nghiệpvụ

Câu hỏi khảo sát

Mức độ đánh giá (%)

Mức độ trung

bình Rất

không đồng ý

Không đồng ý

Không ý kiến

Đồng ý

Rất đồng

ý 1. Quy trình nghiệp vụ được xây

dựng hoàn thiện, hợp lý 0 10 35 40 5 3,6

2. Trình tự thực hiện công việc

chặt chẽ 0 0 30 45 25 3,95

3. Quy trình, thủ tục tạm ứng, thanh toán vốn hiện nay là đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện

0 20 40 25 15 3,35

4. Việc tuân thủ các quy trình mang lại hiệu quả cho công tác kiểm soát chi

0 0 50 30 20 3,70

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát) Quy trình nghiệp vụ là một phương pháp cụ thể để thực hiện các nghiệp vụ trong công việc. Quy trình nghiệp vụ thường được thể hiện bằng văn bản. Mỗi cá

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhân có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cách làm việc khác nhau, quy trình nghiêp vụ giúp cho người thực hiện công việc biết rằng trong một nghiệp vụ thì họ phải tiến hành những bước công việc nào, làm ra sao và phải cần đạt kết quả như thế nào. Quy trình cũng giúp ích cho các cấp quản lý kiểm soát tiến độ và chất lượng công việc do nhân viên thực hiện. Khi có một quy trình nghiệp vụ hiệu quả sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thực hiện công việc của tổ chưc, còn nếu tổ chức không chịu đầu tư thời gian để làm quy trình nghệp vụ, cho rằng làm quy trình nghiệp vụ làm mất thời gian, hay có một quy trình nghiệp vụ chưa hiệu quả thì nhân viên của họ sẽ rất vất vả trong việc thực hiện các công việc được giao, còn các cấp lãnh đạo cũng rất khó để kiểm soát các hoạt động của nhân viên trong tổ chức mình, điều này làm sụt giảm nghiêm trọng chất lượng thực hiện công việc của một tổ chức. Quy trình nghiệp vụ của KBNNthị xã Quảng Trị được đánh giá cụ thể như sau: Chỉ tiêu quy trình được xây dựng hoàn thiện hợp lý đạt 3,60 điểm, như vậy theo kết quả khảo sát thì quy trình nghiệp vụ tại đây vẫn còn một số điểm chưa được hoàn thiện hợp lý. Theo cán bộ kiểm soát chi KBNN thị xã và cán bộ phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Quảng Trị thì trình tựthực hiện công việc chặt chẽ đạt 3,95 điểm, cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của hai đơn vị hài lòng với quan điểm này, KBNN đã xây dựng được một quy trình nghiệp vụ có trình tự công việc chặt chẽ. Chỉ tiêu quy trình, thủ tục tạm ứng, thanh toán vốn hiện nay là đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện không được đánh giá cao, khi chỉ đạt 3,35 điểm. Kết quả khảo sát chỉ tiêu này thể hiện phần lớn ý kiến đều cho rằng quy trình, thủ tục tạm ứng thanh toán vốn hiện nay vẫn còn phức tạp, chưa rõ ràng trong một số trường hợp khiến chủ đầu tư còn gặp lúng túng, sai sót khi thực hiện, hồ sơ gửi kho bạc đề nghị thanh toán phải hoàn thiện lại nhiều lần.Chỉ tiêu việc tuân thủ các quy trình mang lại hiệu quả cho công tác kiểm soát đạt 3,7 điểm, như vậy việc các cán bộ kho bạc tuân thủ tốt các bước trong quy trình và với một quy trình được xây dựng khá chặt chẽ tại kho bạc thì đã có mang lại sự hiệu quả cho công tác kiểm soát, nhưng hiệu quả này vẫn chưa thực sự được đánh giá là cao.

Qua đó có thể thấy rằng, KBNN đã có sự quan tâm tới việc xây dựng một quy trình nghiệp vụ cho cán bộ, quy trình này đã có sự phù hợp với KB, quy trình

Trường Đại học Kinh tế Huế

cũng được thiết kế với trình tự công việc khá chặt chẽ, các cán bộ đã thực hiện tốt các bước trong quy trình, nhưng quy trình nghiệp vụ tại đây vẫn còn một số điểm hạn chế như: chưa được xây dựng thực sự hoàn thiện, quy trình thủ tục tạm ứng, thanh toán vốn hiện nay vẫn còn phức tạp nên dẫn đến việc thực hiện quy trình vẫn chưa mang lại hiệu quả thực sự cao cho công tác kiểm soát...

+ Nhân tố ý thức chấp hành của các đơn vị chủ đầu tư, BQL dự án Bảng2.19. Ý kiến đánh giá vềý thức chấp hành của các đơn vị chủ đầu tư,

BQL dự án

Câu hỏi khảo sát

Mức độ đánh giá (%) Mức

độ trung

bình Rất

không đồng ý

Không đồng ý

Không ý kiến

Đồng ý

Rất đồng

ý 1. Nhìn chung, ý thức chấp

hành trình tự, thủ tục của các đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dựa án là tốt

0 25 40 30 5 3,15

2. Ý thức chấp hành quy định về hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư, ban quản lý dự án là tốt

0 10 40 35 15 3,55

3. Ý thức chấp hành quy định về hồ sơ, thủ tục tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB của các đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án là tốt

0 15 45 30 10 3,35

4. Chủ đầu tư, ban quản lý dự án có trách nhiệm trong việc theo dõi, thu hồi vốn tạm ứng XDCB

15 10 35 25 15 3,15

5. Chủ đầu tư, ban quản lý dự án chấp hành nghiêm chế độ nghiệm thu, quyết toán khối lượng công trình, tất toán tài khoản

20 10 35 20 15 3,00

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đánh giá của cán bộ KBNN thị xã và phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Quảng Trị về nhân tố này như sau:

Chỉ tiêu nhìn chung ý thức chấp hành trình tự, thủ tục của các đơn vị CĐT, BQL dự án là tốtchỉ đạt 3,15 điểm.Có nhiều ý kiến chưa hài lòng về ý thức của các đơn vị CĐT, BQL dự án trong việc chấp hành các quy định về trình tự, thủ tục thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB. Chỉ tiêu ý thức chấp hành quy định về hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư, ban quản lý dự án là tốt đạt 3,55 điểm. Phần lớn ý kiến khảo sát cho rằng ý thức chấp hành các quy định về hồ sơ pháp lý của CĐT, BQL dự án là chấp nhận được, tuy nhiên trong thời gian tới vẫn cần có những giải pháp để cải thiện chỉ tiêu này tốt hơn. Chỉ tiêu ý thức chấp hành quy định về hồ sơ, thủ tục tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB của các đơn vị chủ đầu tư, ban quản lý dự án là tốt đạt 3,35 điểm. Chỉ tiêu này bị đánh giá thấp bởi các lỗi mà CĐT, BQL dự án mắc phải thường là các lỗi về hồ sơ, thủ tục tạm ứng thanh quyết toán.

Chỉ tiêu Chủ đầu tư, ban quản lý dự án có trách nhiệm trong việc theo dõi, thu hồi vốn tạm ứng XDCB đạt 3,15 điểm. Mặc dù những năm gần đây tình trạng nợ đòng vốn đầu tư XDCB đã được cải thiện rõ rệt, không còn dư nợ tạm ứng nhiều như trước đây nhưng ý thức chấp hành của chủ đầu tư, BQL dự án về vấn đề này vẫn được đánh giá thấp bởi vì các CĐT, BQL dự án chưa thực sự chủ động trong công tác theo dõi, quản lý, thu hồi dư nợ tạm ứng mà còn thụ động thực hiện khi có công văn, ý kiến đôn đốc từ phía kho bạc, phòng tài chính. Chỉ tiêu Chủ đầu tư, ban quản lý dự án chấp hành nghiêm chế độ nghiệm thu, quyết toán khối lượng công trình, tất toán tài khoản đạt 3,00 điểm, thấp điểm nhất trong nhóm nhân tố ý thức chấp hành của các đơn vị CĐT, BQL dự án. Có nhiều cán bộ kho bạc và cán bộ phòng tài chính đánh giá thấpvề ý thức chấp hành chế độ nghiệm thu, quyết toán khối lượng công trình, tất toán tài khoản của các đơn vị CĐT, BQL dự án.

Trường Đại học Kinh tế Huế