• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI XDCB TỪ

2.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách qua

2.2.3. Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN qua

2.2.3. Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn

thường gặp đó là sự thiếu lô gích về thời gian giữa hồ sơ tài liệu, hình thức hợp đồng trên quyết định lựa chọn nhà thầu khác với hình thức hợp đồng quy định trong hợp đồng... Điều này thể hiện sự chủ quan, thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu trong khâu kiểm tra hồ sơ tài liệu trước khi gửi đến kho bạc.

2.2.3.2. Thực trạng công tác kiểm soát hồ sơ tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành của dự án

Bảng 2.8: Số món bị từ chối thanh toán do lỗi hồ sơ tạm ứng, thanh toán

Khoản mục

Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tăng / giảm 2016/2015 2017/2016

+/- Tỷlệ

(%) +/- Tỷ lệ (%) Tổng số món bị từ chối thanh toán Món 425 254 165 -171 59,8 -89 65 Số món bị từ chối do lỗi hồ sơ tạm

ứng, thanh toán Món 360 222 155 -138 61,7 -67 69,8 Tỷ lệ số món bị từ chối do lỗi hồ

sơ tạm ứng, thanh toán % 84,7 87,4 93,9 2,7 103,2 6,5 106,9 (Nguồn: Báo cáo tựkiểm tra, kết quảkiểm tra nội bộvềKSC ngân sách

KBNN Thịxã Quảng Trị) Qua bảng 2.8 có thể thấy hồ sơ thủ tục CĐT gửi đến kho bạc bị trả về để hoàn thiện lại phần lớn là do lỗi về hồ sơ tạm ứng, thanh toán. Điều này cũng dễ hiểu bởi hồ sơ CĐT gửi đến kho bạc chủ yếu là hồ sơ đề nghị tạm ứng, thanh toán.

Tỷ lệ vi phạm về lỗi hồ sơ tạm ứngthanh toán trong tổng số vi phạm hàng năm luôn ở mức cao và không có sự biến động nhiều, tuy nhiên số lượt vi phạm qua các năm có tốc độ giảm mạnh. Năm 2015 tỷ lệ này chiếm84,7% với360 lượt vi phạm, năm 2016 tỷ lệ này là 87,4 % với 222 lượt vi phạm, giảm được 138lượt, đến năm 2017 tỷ lệ này là 93,9% với 155 lượt vi phạm, giảm được 67 lượt vi phạm so với năm 2016. Số lượt vi phạm hàng năm có xu hướng giảm trong khi số lượng hồ sơ chứng từ CĐT đề thanh toán ngày càng tăng là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện chất lượng của công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN thị xã Quảng Trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngày càng được nâng cao. Kinh nghiệm kiểm soát chi cho thấy các lỗi về hồ sơ tạm ứng, thanh toán mà nhà thầu và chủ đầu tư thường mắc phải là đề nghị tạm ứng lớn hơn giá trị được quy định trong hợp đồng, hợp đồng quy định có bảo lãnh tạm ứng nhưng CĐT không gửi kèm bảo lãnh tạm ứng khi gửi hồ sơ đề nghị tạm ứng cho nhà thầu, khi có khối lượng nghiệm thu không trích một phần để thu hồi tạm ứng theo đúng quy định mà đề nghị thanh toán hết, điền không đúng một số thông tin trên bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành (mẫu phụ lục 03a, ban hành kèm theo thông tư 08/2016/TT-BTC), ghi sai số luỹ kế thanh toán trên giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, CĐT không theo dõi số dư dự toán của dựán trên hệthống Tabmis, dẫn đến trường hợp hồ sơ chứng từgửi kho bạc thanh toán không đủsố dư dự toán hoặc chưa được cơ quan tài chính nhập dự toán vào hệ thống Tabmis nên chưa thanh toán được... Ngoài ra, lỗi chưa thực hiện cam kết chi chỉ chiếm một tỷlệ nhỏ nhưng rất đáng quan tâm, bởi lỗi này vẫn tồn tại hàng năm, xét về tỷ lệ thì có xu hướng tăng lên trong tổng sốlỗi vềhồ sơ tạm ứng, thanh toán khiến kho bạc thị xã phải trả lại hồ sơ cho CĐT để hoàn thiện, xét về lượt vi phạm thì không có sự chuyển biến rõ ràng. Theo thông tư số113/2008/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Bộtài chính về Hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thì trong chi đầu tư xây dựng đối với hợp đồng từ 500 triệu đồng trở lên (trừ một số trường hợp cụ thể tại khoản 3.1 điều 3 của thông tư 113), trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng được ký CĐT phải gửi hợp đồng kèm theo đề nghị cam kết chi đến kho bạc nhưng một số CĐT thường quên quy định này, không thực hiện đề nghị cam kết chi đúng thời gian quy định, chỉ gửi hợp đồng kèm hồ sơ tạm ứng hoặc thanh toán đến kho bạc khi được phân bổvốn.

Tồn tại các lỗi về hồ sơ thủ tục nêu trên nguyên nhân xuất phát từ những chủ đầu tư, ban quản lý kiêm nhiệm có trình độ, năng lực quản lý xây dựng công trình yếu kém và trong giai đoạn 2015-2017 có nhiều văn bản, quy định liên quan đến hoạt động xây dựng thay đổi, được ban hành mới như Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nghị định số

Trường Đại học Kinh tế Huế

37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Thông tư số 08/2016/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.... một số chủ đầu tư, nhà thầu chưa cập nhật kịp thời nên hồ sơ gửi kho bạc thanh toán có những thiếu sót cần phải hoàn thiện lại. Bên cạnh đó, việc sai sót về các lỗi về hồ sơ, thủ tụccòn là những sai sót thường xuyên từ phía nhà thầu. Nguyên nhân có thể do trong quá trình chủ đầu tư hướng dẫn lập hồ sơ thanh toán nhà thầu không nắm bắt được hết hoặc sự hiểu biết về thủ tục, hồ sơ của nhà thầu còn nhiều hạn chế do nhà thầu chưa có kinh nghiệm. Mặt khác sự sai sót về hồ sơ cũng do những khó khăn, phức tạp về thủ tục, hồ sơ trong công tác thanh toán và tạm ứng vốn từ KBNN, hơn nữa một vài cán bộ đánh giá hồ sơ chưa thật sư liêm chính đã cố tính đánh giá hồ sơ sai để vòi tiền nhà thầu. Với bất kỳ nguyên nhân nào nêu trên đều là những tồn tại và hạn chế trong công tác chi đầu tư xây dựng cơ bản của Thị xã Quảng Trị. Vậy yêu cầu đặt ra cho ban lãnh đạo thị xã là cần triển khai thực hiện các biện pháp hợp lý để khắc phục sớm nhất các hạn chế trên từ đó mới nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua kho bạc nhà nước thị xã Quảng trị.

2.2.3.3. Công tác kiểm soát thanh toán chi phí quản lý dự án

Thị xã Quảng Trị là một đơn vị hành chính cấp huyện, trên địa bàn chỉ có 01 ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân và có chuyên môn chính là quản lý dự án, các CĐT và ban quản lý còn lại đều là đơn vị kiêm nhiệm, phần lớn là những đơn vịsẽtrực tiếp sửdụng công trình khi hoàn thành. Tất cả các CĐT, BQL trên địa bàn đều lầ BQL nhóm 1 nên nhìn chung trình độ về quản lý dự án xây dựng có nhiều hạn chế đòi hỏi cán bộ làm công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB của KBNN thịxã Quảng Trịphải cẩn trọng, chặt chẽtrong kiểm soát chi loại chi phí này.

Dự toán chi phí quản lý dự án bao gồm 18 nội dung chi cụ thể được quy định tại thông tư số 05/2014//TT-BTC ngày 6/01/2014 của BộTài chính. Tại thịxã Quảng Trị, số chi cho chi phí quản lý dự án hàng năm làm không lớn, thường tập trung vào các nội dung chi cho con người như chi lương; chi tiền công, chi phụcấp

Trường Đại học Kinh tế Huế

lương. Bên cạnh đó chi công tác phí cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong chi phí quản lý dựán. Các nội dung chi còn lại thỉnh thoảng mới phát sinh với giá trị thanh toán nhỏ. Cụthểtình hình thanh toán chi phí quản lý dựán qua KBNN thịxã Quảng Trị giai đoạn 2015– 2017 được thểhiện qua bảng 2.9như sau:

Bảng 2.9: Tình hình thanh toán chi phí quản lý dự án giai đoạn 2015 -2017

Khoản mục Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tăng giảm Năm

2016/2015

Năm 2017/2016 +/- Tỷ lệ

(%) +/- Tỷ lệ (%) Tổng chi chi

phí quản lý

Sốmón Món 70 82 96 12 117,1 14 117,1

Thành tiền

Triệu

đồng 323 356 403 33 110,22 47 113,2

Chi lương/ tiền công/ phụcấp

lương

Sốmón Món 45 56 63 11 124,4 7 112,5

Thành tiền

Triệu

đồng 226 267 282 41 118,1 15 105,6

Chi công tác phí:

Sốmón Món 10 12 14 2 120 2 116,6

Thành tiền

Triệu

đồng 70 73 100 3 104,3 27 136,9

Nội dung chi khác

Sốmón Món 15 14 19 -1 106,6 5 135,7

Thành tiền

Triệu

đồng 27 16 21 -11 59,3 5 131,3

(Nguồn: Báo cáo chi ngân sách KBNN thị xã Thị xã Quảng Trị2015-2017) Số lượt hồ sơ chi phí quản lý dự án CĐT, BQL gửi kho bạc đề nghị thanh toán hàng năm là không nhiều do các CĐT, BQL kiêm nhiệm không thực hiện thanh toán định kỳ hàng tháng như BQL chuyên trách mà chỉthanh toán khi có vốn.

Sốhồ sơ và giá trịtạmứng, thanh toán chi phí quản lý mà CĐT gửi đến kho bạc có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2015 có 70 lượt hồ sơ với số tiền 323 triệu đồng, năm 2016 là 82 lượt với sốtiền 356 triệu đồng tăng 12 lượt so với năm 2015,

Trường Đại học Kinh tế Huế

năm 2017 là 96 lượt hồ với sốtiền 403 triệu đồng so với năm 2016 đã sốhồ sơ đã tăng thêm 14 lượt với giá trị tăng thêm là 47 triệu đồng.

Qua bảng 2.9 có thể thấy chi lương, chi tiền công, chi phụcấplương là nội dung chi chiếm tỷtrọng lớn trong chi phí quản lý dựán, tiếp đến là chi cho công tác phí, các nội dung chi khác có số lần phát sinh ít với giá trị không lớn bao gồm chi văn phòng phẩm, sửa chữa tài sản, chi khác…

Mặc dù số lượt hồ sơ và giá trị thanh toán chi phí quản lý CĐT, BQL gửi đến kho bạc không nhiều nhưng tỷ lệ lượt hồ sơ kho bạc trả về để sửa, bổ sung là khá lớn, tập trung ở những CĐT, BQL kiêm nhiệm. Các lỗi hồ sơ thường gặp là thiếu quy chế chi tiêu nội bộ; trong quy chế chi tiêu nội bộ không có nội dung khoán công tác phí nhưng CĐT, BQL vẫn gửi hồ sơ đềnghị thanh toán khoán công tác phí cho cán bộ; tựý chỉnh sửa, thêm bớt các nội dung trong mẫu biểu hồ sơ… vì vậy để hoàn tất một món hồ sơ thanh toán cán bộ kiểm soát chi KBNN thị xã thường mất nhiều thời gian hơn đểkiểm tra, đối chiếu, hướng dẫn CĐT, BQL hoàn thiện hồ sơ, có trường hợp cùng một CĐT, BQL cùng một nội dung thanh toán nhưng cán bộ kiểm soát chi phải hướng dẫn lại nhiều lần vì lâu lâu mới phát sinh, nên CĐT, BQL quên. Do đó, bên cạnh việc cán bộkiểm soát chi kiểm soát chặt chẽ, cẩn trọng trong công tác kiểm soát chi của mình, cũng cần có các giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm của các CĐT, BQL trong việc tìm hiểu, nắm bắt các quy định về quản lý, thanh toán, sử dụng chi phí quản lý để nâng cao chất lượng hồ sơ gửi đến kho bạc.

2.2.3.4. Công tác kiểm soát thanh toán chi phí giải phóng mặt bằng Công tác giải phóng mặt bằng được lãnh đạo trên địa bàn và KBNN thị xã rất quan tâm, bởi đây là công tác thường gặp nhiều vướng mắc,khó khăn trong việc chi trả cho người thụ hưởng làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công xây dựng dựán. Giai đoạn 2015- 2017, phần lớn chi phí giải phòng mặt bằng trên địa bàn thị xã Quảng Trị được tách thành dự án độc lập, do Trung tâm phát triển quỹ đất làm chủ đầu tư và trực tiếp chi trả.

Ngoài việc kiểm soát chi phí giải phóng mặt bằng đảm bảo theo đúng phương án GPMB đã được cấp có thẩm quyền duyệt, phù hợp với các quy định

Trường Đại học Kinh tế Huế

khác, cán bộkiểm soát chi kho bạc phải theo dõi chặt chẽtổng sốtiền giải ngân cho GPMP đã thực hiện chi trả cho người thụ hưởng là bao nhiêu, số tiền chưa chi trả được là bao nhiêu, trong số chưa chi trả được, sốtiền nào phải nộp vào TKTG của CĐT tại kho bạc, số tiền nào phải nộp trả lại NSNN để có biện pháp đôn đốc các CĐT thực hiện cho đúng quy định và tránh thất thoát vốn của nhà nước.

Tình hình thanh toán chi phí GPMBđược thểhiện qua bảng 2.10sau đây:

Bảng 2.10: Tình hình thanh toán chi phí GPMBgiai đoạn 2015-2017

Khoản mục Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tăng giảm Năm

2016/2015

Năm 2017/2016 +/- Tỷ lệ

(%) +/- Tỷ lệ (%) Chi đầu tư XDCB Triệu

đồng 43.256 49.458 57.831 6.202 114,34 8.373 116,9 3 Tổng chi

GPMB

Sốtiền Triệu

đồng 4.325 10.742 16.753 6.417 148,4 6.011 155,9

Tỷlệ % 10 21,7 28,9 11,7 117 7,2 33,2

-Đã chi trả cho người thụ

hưởng

Sốtiền Triệu

đồng 3.975 9.895 15.980 5.920 148,93 6.085 61,5

Tỷlệ % 91,9 92,1 95,4 0,2 0,22 3,3 3,58

- Số tiền nộp vàoTKTG

của CĐT

Sốtiền Triệu

đồng 300 790 600 490 163,3 -190 -24,1

Tỷlệ % 6,9 7,3 3,6 0,4 5,8 -3,7 -50,7

- Số tiền nộp trả NSNN

Sốtiền Triệu

đồng 50 57 173 7 14 116 203,5

Tỷlệ % 2,2 0,6 1 1,6 72,7 0,4 66,6

(Nguồn: Báo cáo chi ngân sách KBNN thị xã Thị xã Quảng Trị2015-2017)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chi phí GPMB chiếm một tỷ trọng đáng kể và có xu hướng tăng lên trong tổng chi đầu tư XDCB hàng năm. Năm 2015 chi phí này chiếm 10% với 4.325 triệu đồng, năm 2016 tăng 6.417 triệu đồng tương ứng tăng hơn 48%, chiếm 21,7% với số chi 10.742 triệu đồng, đến năm 2017 chiếm 28,9% với 16.753 triệu đồng, so với năm trước tăng lên 6.011 triệu đồng, tỷ lệ tăng đạt gần 60%. Trong hai năm 2016, 2017 chi phí GPMB tăng cao là do Dự án Nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Quảng Trị thanh toán qua KBNN thị xã Quảng Trị chủ yếu là chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân và tổ chức bị ảnh hưởng.

Công tác GPMB luôn được lãnh đạo thị xã ưu tiên bố trí đủ vốn và được kho bạc ưu tiên trong việc xử lý hồ sơ. Căn cứ vào tiến độ thực hiện trong phương án bồi thường hỗ trợ GPMB được duyệt, kho bạcgiải ngân vốncho chủ đầu tư bằng tiền mặt tương ứng để về chi trả cho đối tượng thụ hưởng. Tuy nhiên, quá trình chi trả thường gặp phải vấn đề không đồng thuận về mức bồi thường hỗ trợ của một số đối tượng thụ hưởng, nên số tiền GPMB đã giải ngântừ kho bạc không được chi trả hết cho người thụ hưởng. Cán bộ kiểm soát chi phải thường xuyên theo dõi và nhiều lần gửi văn bản đôn đốc chủ đầu thực hiện các quy định về thời hạn thanh toán tạm ứng, chuyển tiền chưa chi trả được về TKTG của chủ đầu tư tại kho bạc hoặc nộp trả lại NSNN. Nhờ vậy, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp trong công tác chi trả tiền bồi thường hỗ trợ GPMB nên số tiền đã chi trả cho đối tượng thụ hưởng luôn đạt tỷ lệ cao. Năm 2015 số tiền chi trả là 3.975 triệu đồng trong tổng số vốn giải ngân 4.325 triệu đồng đạt gần 92%, năm 2016 số tiền tiền chi trả là 9.895 triệu đồng trong tổng số vốn giải ngân 10.742 triệu đồng đạt 92,1 %, năm 2017 tỷ lệsô tiền chi trả đạt cao nhất với 95,4% tương ứng với số tiền 15.980 triệu đồng trong tổng sốvốn giải ngân là 16.753 triệu đồng. Tỷlệsố tiền phải chuyển về TKTG của CĐT và nộp trảlại NSNN là không nhiểu. Năm 2016 có tỷlệsốtiền phải chuyển về TKTG của CĐT cao nhất với 7,3 %, đến năm 2017 tỷlệnày giảm xuống còn 3,6%.

Đối với tỷ lệ nộp trả lại NSNN, cao nhất là năm 2015 với 2,2%, thấp nhất là năm 2016 chỉ với 0,6%. Những chỉ số trên chứng tỏ công tác kiểm soát chi phí GPMB của cán bộkiểm soát chi tại KBNN thịxãđược thực hiện rất tốt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.3.5. Công tác kiểm soát nợ đọng vốn xây dựng cơ bản giai đoạn 2015 -2017

Nhìn chung tình trạng nợ đọng vốn đầu tư XDCB từ năm 2015 trở về trước đã khôngđược kiểm soát tốt, dẫn đến số dư nợ tạmứng lớn, kéo dài qua nhiều năm.

Vấn đềxửlý nợ đọng vốn đầu tư XDCB trởnên cấp thiết không chỉ ở riêng địa bàn thịxã Quảng Trị mà trên toàn tỉnh. Trong giai đoạn 201-2017 tình trạng nàytrên địa bàn thị xãđã có chuyển biến tích cực. Tình hình cụ thể được thể hiện qua bảng 2.11 sauđây:

Bảng 2.11: Nợ đọng vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2015-2017

Khoản mục Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tăng giảm Năm

2016/2015

Năm 2017/2016 +/- Tỷ lệ

(%) +/- Tỷ lệ (%) Tạm ứng các năm trước

chuyển sang

Triệu

đồng 15.056 8.455 1.705 -6.601 56,16 -6.750 20,17 Tạm ứng phát sinh trong

năm

Triệu

đồng 3.468 12.828 18.094 9.360 369,90 5.266 141,05 - Thu hồi tạm ứng các

năm trước

Triệu

đồng 7.394 7.216 1.705 -178 97,59 -5.511 23,63

% 49,1 85,5 100 36 174,13 15 116,96 - Thu hồi tạm ứng trong

năm

Triệu

đồng 2.675 12.225 17.008 9.550 457,01 4.783 139,12

% 77,13 95,3 94 18 123,56 -1 98,64 -Dư tạm ứng chuyển

năm sau

Triệu

đồng 8.455 1.842 1.086 -6.613 21,79 -756 58,96 (Nguồn: Báo cáo chi ngân sách KBNN thị xã Thị xã Quảng Trị2015-2017) Số dư tạm ứng các năm trước chuyển sang năm 2015 là rất lớn với 15.056 triệu đồng, trong đó có những khoản tạm ứng đã quá 24 tháng, thậm chí có khoản tạm ứng phát sinh từ năm 2009 nhưng đến hết năm 2014 vẫn chưa thu hồi được.

Thực hiện chỉ thị của UBND tỉnh và Chính phủvềviệc thu hồi nợ đọng vốn đầu tư XDCB, trong năm 2015 KBNN thị xã Quảng Trị đã triển khai thực hiện nhiều giải

Trường Đại học Kinh tế Huế

pháp, phối hợp với các ban ngành, CĐT để thực hiện thu hồi vốn tạm ứng đầu tư XDCB, thực hiện nhiều báo cáo, cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng nợ tạm ứng của từng dựán, từng CĐT, BQL cho cơ quan có thẩm quyền, phát đi nhiều văn bản gửi các CĐT, BQL để đôn đốc, đề nghị CĐT chủ trì, có biện pháp hiệu quả trong việc thu hồi vốn đã cho nhà thầu tạm ứng, đồng thời tạm dừng thanh toán đối với một số CĐT có số dư nợ tạm ứng kéo dài mà chưa thu hồi được. Bên cạnh đó, với những khoản tạm ứng phát sinh trong năm, cán bộkiểm soát chi thực hiện theo dõi chặt chẽ, yêu cầu trong hợp đồng xây dựng phải nêu rõ thời gian thu hồi tạm ứng, tỷlệthu hồi qua các lần thanh toán KLHT và phải thu hồi hết khi giá tri thanh toán hợp đồng đạt 80%.Do đó từ năm 2015 trình trạng nợ đọng vốn đầu tư XDCB đãđược cải thiện một cách rõ ràng. Trong năm 2015 đã thu hồi được gần 50% sốnợ tạmứng các năm trước chuyển sang tương ứng với 7.394 triệu đồng, tỷlệthu hồi số tạm ứng phát sinh trong năm là 77,13% nên số dư tạm ứng chuyển sang năm 2016 là 8.455 triệu đồng. Với tỷlệthu hồi cao, số dư tạmứng năm trước chuyển sang đạt 85,5% tương ứng 7.216 triệu đồng, số dư tạm ứng phát sinh trong năm đạt 95.3%, vì vậy số dư tạm ứng còn lại cuối năm 2016 chuyển sang năm sau là 1.842 triệu đồng. Sốnợ tạmứng này được thu hồi hết trong năm 2017 với tỷlệ đạt 100%, cùng với việc thu hồi tạm ứng phát sinh trong năm đạt 94%, đến cuối năm 2017 số dư tạmứng vốn đầu tư XDCB chỉ còn lại 1.086 triệu đồng. Sở dĩ tỷ lệthu hồi vốn tạm ứng phát sinh trong 2016, 2017 đạt tỷlệcao một phần là do trong số này tạm ứng chi cho GPMB chiếm một tỷtrọng khá lớn.

2.2.3.6. Công tác kiểm soát thanh toán dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán

KBNN nói chung và KBNN thị xã Quảng Trị nói riêng rất chú trọng công tác kiểm soát thanh toán dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán bởi đây là căn cứ để đôn đốc CĐT thanh toán dứt điểm công nợ và tất toán tài khoản khi dựán đã quyết toán. Số dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán giai đoạn 2015-2017 qua KBNN thịxã Quảng Trịthểhiện qua bảng sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế