• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá khái quát thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.3. Đánh giá khái quát thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Các chỉ tiêu : Tốc độ tăng (giảm) về tổng tài sản, Tốc độ tăng (giảm) về vốn chủ sở hữu,Tốc độ tăng (giảm) về doanh thu thuần, Tốc độ tăng (giảm) về tổng luân chuyển thuần, Tốc độ tăng (giảm) về tổng lợi nhuận ròng, Tốc độ tăng (giảm) về dòng tiền thuần chỉ được 8 công ty xây dựng niêm yết tính toán (chiếm 25%)

Các chỉ tiêu về tăng trưởng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp như Tốc độ tăng (giảm) về giá trị sổ sách cổ phiếu, Tốc độ tăng (giảm) về giá trị thị trường cổ phiếu, Tốc độ tăng (giảm) về thu nhập bình quân cổ phiếu thường theo khảo sát thì chưa được các công ty xây dựng niêm yết quan tâm sử dụng

Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng trưởng bền vữngchỉ có rất ít doanh nghiệp tính toán (5/40 doanh nghiệp tính toán, chiếm 12,5%)

2.2.2.10. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính và cảnh báo rủi ro tài chính của các công ty xây dựng niêm yết

Trong nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính và cảnh báo rủi ro tài chính thì tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều lưu tâm đến chỉ tiêu Đòn bẩy tài chính. Thông qua tính toán chỉ tiêu này, các doanh nghiệp đều định hướng cho mình theo một mô hình tài trợ vốn tối ưu để gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và giảm thiểu rủi ro.

Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều chưa lưu tâm kết hợp nhóm các chỉ tiêu khác nhau để đánh giá và cảnh báo mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp mình.

2.3. Đánh giá khái quát thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn, nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động và nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi. Tuy nhiên 4 nhóm chỉ tiêu này vẫn chưa phản ánh được thực sự đầy đủ các khía cạnh tài chính khác nhau của doanh nghiệp. Do vậy các chỉ tiêu phân tích tài chính trên chưa thể hiện được toàn bộ các mặt kết quả và hiệu quả hoạt động của công ty xây dựng niêm yết.

Ngoài ra, các chỉ tiêu trong cùng một nhóm chỉ tiêu được tính toán và công bố có sự khác biệt giữa các công ty, và khác nhau giữa các nhóm khảo sát, do đó rất khó để có thể so sánh tương quan tình hình tài chính khái quát giữa hai hay nhiều công ty xây dựng niêm yết với nhau.

2.3.1.2. Về số lượng, nội dung các chỉ tiêu trong từng nhóm khảo sát : Thứ nhất : Qua khảo sát, số lượng các chỉ tiêu các công ty xây dựng niêm yết tính toán công bố không thống nhất với nhau giữa các công ty trong cùng một nhóm và giữa hai nhóm với nhau.

Thứ hai : Về tên gọi và cách tính các chỉ tiêu tài chính giữa các công ty xây dựng niêm yết cũng không thống nhất, nên không thể so sánh đầy đủ được các thông tin tài chính giữa các công ty trong cùng nhóm và giữa các nhóm khảo sát với nhau.

Mặc dù chế độ kế toán đã thay đổi nhưng nhiều công ty vẫn sử dụng tên gọi các chỉ tiêu không phù hợp, như nhiều công ty vẫn sử dụng thuật ngữ

“tài sản lưu động”. Hơn nữa quan điểm về cách tính các chỉ tiêu của các công ty có một số điểm không đồng nhất.

Một số công ty sử dụng các chỉ tiêu thay thế mà không tính các chỉ tiêu theo quy định, như chỉ tiêu “nợ vay/tổng tài sản” thay cho “nợ phải trả/tổng nguồn vốn”, chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn” thay cho “Hệ số nợ/

Vốn chủ sở hữu”..

Thứ ba, Trên thực tế khảo sát thì không có công ty nào công bố được đầy đủ và chính xác các chỉ tiêu trong báo cáo thường niên như quy định của UBCKNN. Hơn nữa, các công ty xây dựng niêm yết được khảo sát đều công bố một hệ thống chỉ tiêu trong báo cáo thường niên qua các năm mà không có sự thay đổi hay điều chỉnh, cải thiện nào.

Cá biệt có một số công ty công bố các chỉ tiêu trùng lắp : ví dụ như Công ty cổ phần xây dựng số 3 (VC3) công bố đồng thời cả hai chỉ tiêu Khả năng thanh toán hiện thời và chỉ tiêu Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

2.3.2. Đối với hệ thống chỉ tiêu các công ty xây dựng niêm yết sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp xây dựng niêm yết

Đối với hệ thống chỉ tiêu phục vụ quản trị trong nội bộ doanh nghiệp thì các công ty xây dựng niêm yết (thuộc cả 4 nhóm khảo sát) đều không tính toán và sử dụng các chỉ tiêu một cách đầy đủ và thống nhất trên hầu hết các nhóm chỉ tiêu được khảo sát.

Ngoài ra, các công ty xây dựng niêm yết cũng không tính toán và sử dụng những chỉ tiêu mang tính phân tích chuyên sâu hay các chỉ tiêu phản ánh tính đặc thù trong sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng.

2.3.3. Đối với nguồn lấy số liệu tính toán

Các tài liệu chủ yếu mà các công ty xây dựng niêm yết sử dụng khi tính toán các chỉ số tài chính là các BCTC. Tuy nhiên, do đặc thù về kết cấu của BCTC nên nguồn dữ liệu này còn những điểm chưa hoàn thiện:

- BCTC là những tài liệu được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. BCTC chủ yếu cung cấp những thông tin cần thiết nhất phục vụ các đối tượng. Có rất nhiều khoản mục, chỉ tiêu mà nếu chỉ nhìn vào BCTC không cho thấy hết thông tin. Vì vậy những thông tin trên BCTC chủ yếu mang tính căn cứ trong

việc phân tích, nghiên cứu và phát hiện. Nếu muốn đưa ra những kết luận chi tiết và những hoạch định cho tương lại thì BCTC chưa thể đáp ứng hết.

- Các số liệu trên BCTC là những số liệu được sử dụng khi tính toán các chỉ số tài chính. Tuy nhiên các số liệu, thông tin trên đó chỉ mang tính lịch sử. Vì vậy, để đưa ra các số liệu, thông tin có thể sử dụng được trong tương lại nhưng lại dựa vào số liệu quá khứ đương nhiên sẽ rất khó khăn đòi hỏi người sử dụng cần kết hợp nhiều thông tin và phương pháp khác. Chẳng hạn dưới tác động của lạm phát, phương pháp hoạch toán nợ vay cũng có khuynh hướng khuếch đại các giá trị trong bảng cân đối với kế toán. Nghĩa là những người đi vay nợ sẽ trả gốc với số tiền có giá trị nhỏ hơn, giá trị thực của những khoản nợ vay sẽ giảm trong thời kỳ lạm phát. Tuy nhiên các kế toán đã bỏ qua sự sụt giảm này, dẫn đến kết quả là số nợ trên danh nghĩa của doanh nghiệp đã bị thổi phồng hơn thực tế. Lạm phát cũng làm thiên lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo tài chính và lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự hợp lý khi tính toán các chỉ tiêu tài chính.

- Thực tế còn tồn tại hiện tượng, thông tin và số liệu trên BCTC bị bóp méo, phản ánh không trung thực tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Sự không trung thực này xuất phát từ nhiều khâu. Từ khâu ghi chép, hạch toán vào các hóa đơn, chứng từ sai lệch; đến khâu phản ánh vào các sổ, các BCTC cuối cùng cũng được xử lý sao cho đáp ứng được lợi ích của một nhóm nhỏ. Doanh nghiệp có lãi hoặc làm ăn thua lỗ nhưng kết quả trên BCTC lại ghi nhận ngược lại nhằm đạt được những mục đích như: đi vay, gọi vốn…Nhiều doanh nghiệp, nợ phải trả rất lớn nhưng lại không phản ánh chi phí vay lãi trong BCTC hay chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cũng không phản ánh trên BCTC. Những hạn chế trong BCTC của các doanh nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính của từng doanh nghiệp.