• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1. Tổng quan về các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.1. Đặc điểm công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trên TTCK Việt Nam hiện nay có rất nhiều tổ chức niêm yết tham gia vào hoạt động xây dựng, tuy nhiên, do việc thiếu thông tin nên việc xếp doanh nghiệp vào ngành nghề nào giữa các chủ thể phân tích và các công ty chứng khoán có sự khác biệt rõ rệt. Thông thường các công ty chứng khoán sẽ dựa trên hai cơ sở chủ yếu là đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và tỷ trọng doanh thu từng hoạt động kinh doanh trên tổng doanh thu của doanh nghiệp. Song một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau và việc phân chia theo tỷ trọng doanh thu cũng gặp nhiều khó khăn vì doanh nghiệp không chi tiết doanh thu của từng mảng hoạt động. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả xếp các doanh nghiệp niêm yết vào ngành xây dựng căn cứ theo ngành nghề kinh doanh chính trong bản đăng ký kinh doanh.

Từ khi thành lập TTCK Việt Nam, đã có 138 công ty xây dựng niêm yết, bao gồm 42 công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và 96 công ty xây dựng niêm yết tại sở giao dich chứng khoán Hà Nội. Tuy nhiên từ đầu năm 2013 đến nay đã có 10 công ty phải hủy niêm yết cổ phiếu vì nhiều lý do khác nhau. Do đó, tính đến thời điểm tháng 10/2014, chỉ còn tổng cộng 126 công ty xây dựng còn niêm yết, bao gồm 39 công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và 87 công ty niêm yết tại sở giao dich chứng khoán Hà Nội (Phụ lục 01 và 02)

Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát về cổ phiếu ngành xây dựng niêm yết trên hai sàn chứng khoán được tập hợp trong các bảng 2.1, bảng 2.2, bảng 2.3 như sau

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu khái quát về cổ phiếu niêm yết ngành xây dựng (Năm 2014)

Chỉ tiêu

Tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành (triệu cổ phiếu) 2,540,403,777

Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước(%) 20

Vốn thực tế (tỷ) 44,126

EPS (đồng/cổ phiếu) 1,483

P/E 11.9

ROA(%) 2

ROE(%) 8

P/B(%) 121

Beta 1.5

(Nguồn : Tổng cục thống kê và BMI) Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính bình quân của các công ty xây dựng

niêm yết (Năm 2014)

Chỉ số định giá

Chỉ số Lợi nhuận Hiệu quả Quản lý

Chỉ số

P/B 0,8 Chỉ số % Chỉ số %

P/E cơ bản 5,7 Tỷ số lãi gộp 20,5% ROCE 20,5%

P/E Pha loãng 5,6 Tỷ lệ EBITDA/DT 27,7% ROC 16,8%

P/E Trước thu

nhập khác 6,4 Lãi HĐ/DT 15,1% ROA 7,7%

Price/Cash Flow 11,0 Lãi trước Thuế/DT 16,9% Doanh thu/ Vốn hóa 340,9%

P/Tangible BV 0,8 Lãi sau thuế/DT 13,7%

EV/Doanh thu 1,5 Sức khỏe Tài chính Cổ phiếu

EV/EBITDA 5,5 Chỉ số Chỉ số

EV/EBIT 6,7 Thanh toán nhanh 1,3 Số CP lưu hành 4.902Triệu

Vốn hóa 51.411 Thanh toán hiện thời 1,7 Số CP niêm yết 4.701Triệu (+) Vốn vay,

CĐTS 95.723 Vay dài hạn/ Vốn CSH 90,7%

Số CP lưu hành

bình quân 4.498Triệu

(-) Tiền ĐTTC - Vay dài hạn/ Tổng tài sản 19,1% Số cổ đông phổ thong - (=) Giá trị DNEV) 135.03 Vốn vay/ Vốn CSH 145,9% Số CBCNV 180.746

(Nguồn : Stox.vn)

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu phân tích tài chính trung bình của các công ty xây dựng niêm yết (Năm 2014)

Các chỉ số định giá

P/E (Theo EPS điều chỉnh) 2,53

P/E (Theo EPS cơ bản) 2,23

P/B 0,91

P/S 1,26

Khả năng sinh lời

Tỷ lệ lãi gộp (4 quý gần nhất) 11,98%

Tỷ lệ EBIT (4 quý gần nhất) 17,86%

Tỷ lệ lãi từ hoạt động KD (4 quý gần nhất) 6,90%

Tỷ lệ lãi trước thuế (4 quý gần nhất) 6,54%

Tỷ lệ lãi ròng (4 quý gần nhất) 5,55%

Sức mạnh tài chính

Khả năng thanh toán nhanh (quý gần nhất) 63,38%

Khả năng thanh toán tức thời (quý gần nhất) 123,50%

Nợ dài hạn trên vốn chủ (quý gần nhất) 153,12%

Tổng nợ trên vốn chủ (quý gần nhất) 238,48%

Khả năng thanh toán lãi vay (4 quý gần nhất) 257,68%

Hiệu quả quản lý

ROA (4 quý gần nhất) 4,49%

ROE (4 quý gần nhất) 16,80%

ROIC (4 quý gần nhất) ---

(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm - Công ty chứng khoán Sao Việt) Nghiên cứu các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam những năm qua, luận án rút ra một số đặc điểm chung của các công ty xây dựng niêm yết như sau:

Thứ nhất, các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam, có quy mô vốn khác nhau, ngoài ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng còn tham gia nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau (như kinh doanh bất động sản, kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư tài chính..).

Thứ hai, phần lớn các công ty xây dựng mới chỉ được niêm yết trong một vài năm trở lại đây. Theo thống kê của tác giả, các công ty xây dựng niêm yết chủ yếu được niêm yết từ năm 2006 trở lại đây và số lượng lớn là niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội do đa phần các công ty xây

dựng chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

Thứ ba, nhiều công ty xây dựng niêm yết được hình thành từ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (như các công ty xây dựng trong tập đoàn Sông Đà, tổng công ty Vinaconex, Licogi,...), số còn lại được thành lập mới hoặc chuyển đổi từ loại hình công ty TNHH sang. Khi chuyển sang công ty cổ phần, hầu hết những công ty xây dựng này vẫn có phần vốn cổ phần nhà nước. Mặt khác vẫn còn tồn tại hệ thống bộ máy quản lý công ty cũ, vẫn còn những quan điểm, tư tưởng chưa nhiều đổi mới.

Thứ tư, vấn đề minh bạch trong công bố thông tin của các công ty xây dựng niêm yết nhìn chung còn nhiều hạn chế. Các tài liệu liên quan đến tình hình tài chính chi tiết hay những giao dịch nội bộ còn chậm hoặc được công bố. Đặc biệt, qua nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả nhận thấy, BCTC đã qua kiểm toán công bố tới các nhà đầu tư chậm là tình trạng chung của hầu hết các công ty xây dựng niêm yết những năm qua