• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam

3.3.4. Về phía Bộ Tài chính

Thứ nhất, Hiện nay để điều hành TTCK thì Bộ Tài chính đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, tuy nhiên các quy định này đôi khi còn chồng chéo, dẫn đến việc khó ứng dụng trong thực tế. Ví dụ như với một tổ chức niêm yết có vốn điều lệ trên 120 tỷ và có vốn đầu tư của Nhà nước trên 50% thì là một tổ chức đại chúng quy mô lớn có cổ phần chi phối của Nhà nước. Để hướng dẫn việc công bố thông tin tài chính cho loại hình tổ

chức niêm yết này vừa có Thông tư 155/2015/TT-BTC về hướng dẫn “công bố thông tin trên thị trường chứng khoán” đối với công ty đại chúng quy mô lớn, vừa có Thông tư 200/2015/TT-BTC về hướng dẫn “công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước”. Bộ Tài chính cần ban hành một hệ thống các quy định, thông tư hướng dẫn thi hành việc công bố thông tin đối với các tổ chức niêm yết trên TTCK một cách rõ ràng, đầy đủ, tránh chồng chéo dẫn đến khó áp dụng trong thực tế Thứ hai, Các tài liệu chủ yếu được sử dụng khi tính toán hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây dựng niêm yết là các BCTC.

BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản và nguồn vốn cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nó là phương tiện trình bày thực trạng sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. Tuy nhiên, do đặc thù về kết cấu của báo cáo tài chính nên nó còn những điểm chưa toàn vẹn:

- BCTC là những tài liệu được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. BCTC chủ yếu cung cấp những thông tin cần thiết nhất phục vụ các đối tượng. Có rất nhiều khoản mục, chỉ tiêu mà nếu chỉ nhìn vào BCTC không cho thấy hết thông tin. Vì vậy những thông tin trên BCTC chủ yếu mang tính căn cứ trong việc phân tích, nghiên cứu và phát hiện. Nếu muốn đưa ra những kết luận chi tiết và những hoạch định cho tương lại thì BCTC chưa thể đáp ứng hết.

- Các số liệu trên BCTC là những số liệu được sử dụng khi tính toán các chỉ số tài chính. Tuy nhiên các số liệu, thông tin trên đó chỉ mang tính lịch sử. Vì vậy, để đưa ra các số liệu, thông tin có thể sử dụng được trong tương lại nhưng lại dựa vào số liệu quá khứ đương nhiên sẽ rất khó khăn đòi hỏi người sử dụng cần kết hợp nhiều thông tin và phương pháp khác. Chẳng hạn dưới tác động của lạm phát, phương pháp hoạch toán nợ vay cũng có

khuynh hướng khuếch đại các giá trị trong bảng cân đối với kế toán. Nghĩa là những người đi vay nợ sẽ trả gốc với số tiền có giá trị nhỏ hơn, giá trị thực của những khoản nợ vay sẽ giảm trong thời kỳ lạm phát. Tuy nhiên các kế toán đã bỏ qua sự sụt giảm này, dẫn đến kết quả là số nợ trên danh nghĩa của doanh nghiệp đã bị thổi phồng hơn thực tế. Lạm phát cũng làm thiên lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo tài chính và lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự hợp lý khi tính toán các chỉ tiêu tài chính.

- Thực tế còn tồn tại hiện tượng, thông tin và số liệu trên BCTC bị bóp méo, phản ánh không trung thực tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Sự không trung thực này xuất phát từ nhiều khâu. Từ khâu ghi chép, hạch toán vào các hóa đơn, chứng từ sai lệch; đến khâu phản ánh vào các sổ, các BCTC cuối cùng cũng được xử lý sao cho đáp ứng được lợi ích của một nhóm nhỏ.

Doanh nghiệp có lãi hoặc làm ăn thua lỗ nhưng kết quả trên BCTC lại ghi nhận ngược lại nhằm đạt được những mục đích như: đi vay, gọi vốn…Nhiều doanh nghiệp, nợ phải trả rất lớn nhưng lại không phản ánh chi phí vay lãi trong BCTC hay chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cũng không phản ánh trên BCTC. Những hạn chế trong BCTC của các doanh nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tính toán các chi tiêu tài chính cho ngành.

Do đó, để đảm bảo mang lại tính chính xác, trung thực và hiệu quả cho những số liệu trên BCTC, làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính hiệu quả cho các công ty xây dựng niêm yết, Bộ Tài chính cần có những quy định cụ thể hơn như: đối với các BCTC hợp nhất cần phải chi tiết, chính xác đối tượng áp dụng và thời điểm lập BCTC; quy định phương pháp xác định lợi ích của cổ đông thiểu số; quy định về xử lý và điều chỉnh đối với các giao dịch nội bộ; quy định về cách xác định và xử lý đối với thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong quá trình lập báo cáo…