• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty xây dựng niêm yết công khai theo quy định của pháp luật

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty xây dựng niêm yết trên thị trườngchứng khoán Việt Nam

2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty xây dựng niêm yết công khai theo quy định của pháp luật

Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính bắt buộc các công ty niêm yết nói chung và các công ty cổ phần xây dựng niêm yết nói riêng phải tính toán và công bố vào thời điểm phát hành chứng khoán lần đầu (IPO) và khi kết thúc niên độ kế toán. Theo khoản 1, điều 15 của luật chứng khoán số 70/2006/QH- 11, công ty công bố các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong “thông tin tài chính” lần đầu tiên trong bản cáo bạch.

Theo quyết định số 13/2007/QĐ-BTC, và Thông tư 155/2015/TT-BTC (ban hành ngày 06/10/2015, có hiệu từ 01/01/2016), hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty xây dựng niêm yết phải tuân thủ theo hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của tổ chức niêm yết nói chung. Những chỉ tiêu này phải được lập và công bố hàng năm trên “báo cáo thường niên”. Những chỉ tiêu phân tích tài chính này được cụ thể trong Bảng 2.5 dưới đây:

Bảng 2.5 : Hệ thống chỉ tiêu phân tích theo quy định của UBCKNN

Các chỉ tiêu Năm X-1 Năm X Ghi chú

1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán a. Hệ số thanh toán ngắn hạn:

=Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn) b. Hệ số thanh toán nhanh:

= (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn a. Hệ số nợ / Tổng tài sản b. Hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu 3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động a. Vòng quay hàng tồn kho:

= Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân b. Doanh thu thuần / Tổng tài sản

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

a. Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần b. Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu c. Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản d. Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần

(Nguồn: Phụ lục số 04-Thông tư 155/2015/TT-BTC)

Ý nghĩa và cách thu thập dữ liệu (theo biểu mẫu báo cáo tài chính trong Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính) của các chỉ tiêu trên như sau:

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn : Hệ số này còn thường được biết đến và sử dụng với tên gọi “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn”. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chi trả các khoản nợ có thời hạn bằng hoặc dưới 1 năm bằng toàn bộ tài sản ngắn hạn của tổ chức niêm yết. Đối với các công ty xây dựng niêm yết thì trị số của chỉ tiêu bằng (=) 1 hoặc >1 thì chứng tỏ doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và ngược lại. Trong đó, chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn lấy dữ liệu từ mã số 100, nợ ngắn hạn mã số 310 của bảng cân đối kế toán.

Hệ số thanh toán nhanh, chỉ tiêu này cho biết, sau khi đã loại trừ bộ phận hàng tồn kho (là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất trong tài sản ngắn hạn), thì giá trị tài sản ngắn hạn còn lại của doanh nghiệp có đủ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Nếu trị số của chỉ tiêu (= 1) hoặc >1 thì công ty xây dựng niêm yết bảo đảm khả năng thanh toán nhanh; và ngược lại. Dữ liệu tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn từ mã số 100, 310, còn hàng tồn kho lấy dữ liệu từ mã số 140 của bảng cân đối kế toán.

Hệ số nợ/ tổng tài sản, hệ số này cho biết trong cơ cấu nguồn vốn của công ty xây dựng niêm yết, có bao nhiêu phần là vốn vay hay nói cách khác, đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn phản ánh mức độ phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài của doanh nghiệp xây dựng niêm yết. Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh nghiệp ít sử dụng đòn bẩy tài chính, rủi ro tài chính thấp nhưng chi phí sử dụng vốn cao, và ngược lại. Trong đó, chỉ tiêu Nợ phải trả lấy dữ liệu phân tích từ mã số 300, tổng tài sản lấy dữ liệu từ mã số 270.

Hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu : Hệ số này phản ánh mức độ cân đối của hai nguồn tài trợ. Thông thường, doanh nghiệp có hệ số này (<1) hoặc (= 1) được coi là an toàn về tài chính và ngược lại. Tuy nhiên với đặc thù của ngành xây dựng thì nhiều doanh nghiệp có hệ số này >1 vẫn được đánh giá là an toàn.

Trong công thức trên thì nợ ngắn hạn, nợ dài dạn, tổng nợ, vốn chủ sở hữu được lấy từ mã số 310, 330, 300 và 400 trong bảng cân đối kế toán.

Vòng quay hàng tồn kho, phản ánh năng lực quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp niêm yết nói chung. Chỉ tiêu này đặc biệt có ý nghĩa với các công ty xây dựng niêm yết vì sản phẩm của các doanh nghiệp này có giá trị lớn và thời gian hoàn thiện dài, nên khoản mục “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” nằm trong hàng tồn kho thường có giá trị rất lớn. Do đó, với đặc thù ngành, không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy công ty xây dựng có hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, doanh nghiệp sẽ ít rủi. Trong đó, giá vốn hàng bán lấy dữ liệu mã số 11 trong báo cáo kết quả kinh doanh, hàng tồn kho mã số 140 trong bảng cân đối kế toán (số bình quân giữa đầu kỳ và cuối kỳ phân tích).

Vòng quay tài sản, Chỉ tiêu này còn được biết đến với tên gọi “Hiệu suất sử dụng tài sản” hay “Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh”. Chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty xây dựng niêm yết.

Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Doanh thu thuần lấy dữ liệu mã số 10 trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh, tổng tài sản (số bình quân của đầu kỳ với cuối kỳ phân tích) lấy mã số 100 trong bảng cân đối kế toán

Hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần, chỉ tiêu này cho biết trong doanh thu thuần mà doanh nghiệp thu được, lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm. Chỉ tiêu này càng lớn phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp càng

lớn và ngược lại. Tuy nhiên, đối với ngành xây dựng, do tính chất sản xuất sản phẩm trong thời gian kéo dài nên doanh thu cũng như lợi nhuận giữa các năm của một doanh nghiệp có thể có đột biến và chênh lệch lớn. Vì thế, khi xem xét hệ số này của một công ty xây dựng niêm yết, cần so sánh hệ số giữa các năm và với tỷ số bình quân của toàn ngành xây dựng. Trong đó, Lợi nhuận sau thuế, doanh thu thuần lấy dữ liệu mã số 60, 10 trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hệ số lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu ( ROE), chỉ tiêu này còn có tên gọi là “Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu”. Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời từ mỗi đồng vốn đầu tư của chủ sử hữu đã bỏ ra. Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của chủ sở hữu và ngược lại. Đây cũng chính là một trong những chỉ số được sử dụng làm tiêu chí của UBCKNN để xem xét cho phép một doanh nghiệp có được niêm yết trên sàn giao dịch tập trung hay không. Trong đó, Lợi nhuận sau thuế lấy dữ liệu của mã số 60 trong Báo cáo kết quả kinh doanh, vốn chủ sở hữu (số bình quân của đầu kỳ với cuối kỳ phân tích) lấy dữ liệu của mã số 400 trong bảng cân đối kế toán.

Hệ số lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản ( ROA), chỉ tiêu còn được biết đến với tên gọi “Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản” hay “Tỷ suất sinh lời tổng tài sản”. Chỉ tiêu này phản ánh bình quân cứ một đồng tài sản đưa vào quá trình SXKD thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong đó, chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế lấy dữ liệu từ mã số 60 trong Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu tổng tài sản lấy từ mã số 270 trên bảng cân đối kế toán.

2.2.1.1. Khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích phải công bố theo quy định đối với công ty xây dựng niêm yết theo hình thức sở hữu

a. Khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích phải công bố theo quy định đối với công ty xây dựng niêm yết theo hình thức sở hữu Nhà nước

Bảng 2.6: Danh sách công ty xây dựng niêm yết chọn khảo sát có hình thức sở hữu Nhà nước

TT Tên công ty

CK

Vốn điều lệ (đồng)

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước

(%)

Sàn giao dịch

1 Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp và dân dụng dầu khí

PXI 300.000.000.000 51% HSX

2 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 3-2 C32 112.000.000.000 51% HSX 3 Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng

Việt Nam

MCG 168.000.000.000 51% HSX

4 Công ty cổ phần Lilama10 L10 80.000.000.000 51% HSX 5 Công ty cổ phần lắp đường ống bể

chứa dầu khí

PXT 200.000.000.000 51% HSX

6 Công ty cổ phần Sông Đà 6 SD6 347.716.110.000 65% HNX 7 Công ty cổ phần xây dựng số 9 VC9 80.000.000.000 54.33% HNX 8 Công ty cổ phần tư vấn xây dựng

điện 1

TV1 100.000.000.000 54.34% HNX

9 Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An

PVA 35.000.000.000 51% HNX

10 Công ty cổ phần xây dựng số 12 V12 30.000.000.000 51% HNX

(Nguồn : tác giả tổng hợp từ trang web : hsx.vn và Hnx.vn) Khảo sát thực tế tại các công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu Nhà nước này hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được sử dụng được tổng hợp trong bảng sau :

Bảng 2.7 : Bảng tổng hợp khảo sát các chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu Nhà nước đã công bố theo

quy định của UBCKNN

Chỉtiêu PXI C32 MCG L10 PXT SD6 VC9 TV1 PVA V12

Hệ số tài ngắn hạn/ Tổng tài sản - - - - - X - - - - Hệ số tài sản dài hạn/ Tổng tài sản - - - - - X - - - - Hệ số thanh toán ngắn hạn X X X X X Khác X Khác X X

Hệ số thanh toán nhanh X X X X X Khác X Khác X X

Hệ số nợ / Tổng tài sản X X Khác X Khác Khác X X X X Hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu X X Khác X Khác Khác X X X X

Vòng quay hàng tồn kho X X X X X Khác X X X X

Doanh thu thuần / Tổng tài sản X Khác Khác X Khác X X X X X Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu

thuần

X X X X X X X Khác Khác X

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

X X X X X X X Khác Khác X

Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

X X X X X X X Khác Khác X

Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần

X X X X - - X X X X

(Nguồn : Tác giả tổng hợp) Qua bảng tổng hợp 2.7 ta có thể nhận thấy :

Đối với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản : Trong tất cả các công ty được khảo sát thì chỉ có Công ty cổ phần Sông Đà 6 (mã SD6) là tính toán và công bố 2 chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản là “Hệ số tài sản lưu động/Tổng tài sản” và “Hệ số tài sản cố định/Tổng tài sản”. Tuy nhiên cách gọi “tài sản lưu động” và “Tài sản cố định” là chưa hoàn toàn chính xác. Các công ty còn lại đều không công bố các chỉ tiêu này

Đối với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn: 7/10 Công ty khảo sát tính toán và công bố 2 chỉ tiêu “Hệ số nợ/ Tổng tài sản” và “ Hệ số nợ / vốn chủ sở hữu” theo quy định

Ba doanh nghiệp còn lại thì tính toán và công bố chỉ tiêu khác :

+ Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Việt Nam (MCG) công bố 2 chỉ tiêu “Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản” và “Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu”

+ Công ty cổ phần lắp đường ống bể chứa dầu khí (PXT) công bố 2 chỉ tiêu : “Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn” và “Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn”

+ Công ty cổ phần Sông Đà 6 lại tính toán và công bố 2 chỉ tiêu “Hệ số nợ” và “Hệ số vốn chủ sở hữu”

Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:Qua khảo sát, việc tính toán và công bố các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của các doanh nghiệp thì chủ yếu các doanh nghiệp chỉ tính toán và công bố 2 chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nhanh” và “Hệ số thanh toán ngắn hạn”. Tuy nhiên, công thức tính toán các chỉ tiêu các công ty áp dụng là giống nhau nhưng một số công ty lại sử dụng tên gọi khác

+ Công ty cổ phần Sông Đà 6 (SD6) sử dụng tên gọi “Khả năng thanh toán nhanh” và “Khả năng thanh toán ngắn hạn”

+ Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 (TV1) không sử dụng tên gọi chỉ tiêu mà chỉ nêu cách tính toán

Bên cạnh đó, qua khảo sát thì 9/10 các công ty đều vẫn sử dụng thuật ngữ “Tài sản lưu động” trong các công thức tính, chỉ riêng có Công ty cổ phần xây dựng số 12 (V12) là sử dụng đúng thuật ngữ “Tài sản ngắn hạn”

Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động : 8/10 công ty được khảo sát đều tính toán và công bố 2 chỉ tiêu “Vòng quay hàng tồn kho” và

“Doanh thu thuần/tổng tài sản” (PXI, TV1, L10, PVA, V12) hay “Vòng quay hàng tồn kho”và “Vòng quay tổng tài sản” (MCG,C32, PXT).

Hai doanh nghiệp còn lại tính toán và công bố nhiều hơn 2 chỉ tiêu : + Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1(TV1) ngoài 2 chỉ tiêu trên còn tính toán và công bố thêm 3 chỉ tiêu là ““Vòng quay tài sản cố định”,

“Vòng quay các khoản phải thu” và “Vòng quay các khoản phải trả”

+ Công ty cổ phần Sông Đà 6 (SD6) lại chỉ công bố chỉ tiêu “Vòng quay hàng tồn kho”, mà không công bố chỉ tiêu “Doanh thu thuần/tổng tài sản”. Thay vào đó công ty này tính toán thêm 3 chỉ tiêu là : “Số ngày vòng quay hàng tồn kho”, “Vòng quay khoản phải thu” và “Kỳ thu tiền trung bình”

Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: Các chỉ tiêu phân tích tài chính do các công ty công bố thiếu thống nhất cả về cách gọi, cách tính, số lượng chỉ tiêu, ... Hơn nữa, việc tính toán các chỉ tiêu này tại hầu hết công ty đều không chính xác. Cụ thể :

+ Về số lượng chỉ tiêu tính toán và công bố : 8/10 công ty đều tính toán và công bố 4 chỉ tiêu theo quy định của UBCKNN là “Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần”, “Hệ số lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu”,

“Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản” và “Hệ số lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần” . Hai công ty còn lại là Công ty cổ phần Sông Đà 6 (SD6) và Công ty cổ phần lắp đường ống bể chứa dầu khí (PXT) chỉ công bố 3 chỉ tiêu “Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần”, “Hệ số lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu”, “Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản”, mà không công bố chỉ tiêu “Hệ số lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần”

+ Về tên gọi chỉ tiêu : có một số công ty sử dụng tên gọi không thống nhất, như Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp và dân dụng dầu khí (PXI) gọi chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần” thay cho “Hệ số lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần”. Hay như 2 Công ty : Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 (TV1) và Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An (PVA) lại sử dụng tên gọi của 4 chỉ tiêu là : “Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần”, “Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu”, “Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản” và “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần”

Đối với các chỉ tiêu liên quan đến cổ phần : Trong nhóm công ty khảo sát, chỉ có duy nhất Công ty cổ phần xây dựng 3-2 (C32) là tính toán và công bố 2 chỉ tiêu trong nhóm này là : “Thu nhập trên mỗi cổ phần” và

“Giá trị sổ sách một cổ phần”. Tất cả các công ty còn lại đều không công bố chỉ tiêu này

Như vậy, qua khảo sát nhóm công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu Nhà nước thì hầu hết các công ty đều tính toán và công bố các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, nhưng số lượng và tên gọi các chỉ tiêu còn chưa thống nhất.

Đồng thời đa số các công ty vẫn sử dụng sai thuật ngữ “Tài sản ngắn hạn” là

“Tài sản lưu động” trong các công thức tính. Riêng các chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và các chỉ tiêu liên quan đến cổ phần thì chỉ duy nhất một công ty tính toán và công bố

b. Khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo quy định đối với các công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu tư nhân

Bảng 2.8 : Danh sách công ty xây dựng niêm yết chọn khảo sát có hình thức sở hữu tƣ nhân

STT Tên công ty Mã CK Vốn điều lệ (đồng) Sàn giao dịch 1 Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ

thuật thành phố Hồ Chí Minh

CII 1.129.275.000.000 HSX

2 Công ty cổ phần xây dựng Cotec CTD 184.500.000.000 HSX

3 Công ty cổ phần xây dựng số 5 SC5 86.000.000.000 HSX

4 Công ty cổ phần kỹ thuật và nền móng công trình ngầm FECON

FCV 165.663.280.000 HSX

5 Công ty cổ phần xây dựng 47 C47 80.000.000.000 HSX

6 Công ty cổ phần Sông Đà 27 S27 15.728.330.000 HNX

7 Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng số 2

DC2 30.000.000.000 HNX

8 Công ty cổ phần xây dựng điện 3 TV3 29.400.000.000 HNX 9 Tổng công ty công trình giao

thông 6

CT6 44.374.010.000 HNX

10 Công ty cổ phần Hồng Hà dầu khí PHH 50.000.000.000 HNX

(Nguồn : tác giả tổng hợp từ trang web : hsx.vn và Hnx.vn)

Khảo sát thực tế tại các công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu tư nhân này hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đã công bố được tổng hợp trong bảng sau :

Bảng 2.9 : Bảng tổng hợp khảo sát các chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu tƣ nhân đã công bố theo

quy định của UBCKNN

Chỉtiêu CII CTD SC5 FCV C47 S27 DC2 TV3 CT6 PHH

Hệ số tài ngắn hạn/ Tổng tài sản X - - - - - - - - - Hệ số tài sản dài hạn/ Tổng tài sản X - - - - - - - - -

Hệ số thanh toán ngắn hạn X X X X X X X X X X

Hệ số thanh toán nhanh X X X X X X X X X X

Hệ số nợ/Tổng tài sản X X X X X X X X X X

Hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu X X X X X X X X X X

Vòng quay hàng tồn kho X X X X X X X X X X

Doanh thu thuần / Tổng tài sản Khác Khác X Khác X X Khác Khác X X Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh

thu thuần

X X X Khác X Khác X Khác X X Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ

sở hữu

X X X Khác X Khác X Khác X X Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài

sản

X X X Khác X Khác X Khác X X Hệ số lợi nhuận từ hoạt động

kinhdoanh/Doanh thu thuần

X X X Khác X Khác X Khác X X

(Nguồn : tác giả tổng hợp) Qua bảng tổng hợp 2.9 có thể nhận thấy :

Đối với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản : Trong tất cả các công ty được khảo sát thì chỉ có Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Hồ Chí Minh (CII) là tính toán và công bố 2 chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản là “Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản” và “Tài sản dài hạn/Tổng tài sản”. Các công ty còn lại đều không công bố các chỉ tiêu này

Đối với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn: Tất cả các Công ty được khảo sát đều tính toán và công bố 2 chỉ tiêu thống nhất” là Hệ số nợ/

Tổng tài sản” và “ Hệ số nợ / vốn chủ sở hữu” theo quy định. Riêng Công ty cổ phần xây dựng Cotec (CTD), ngoài 2 chỉ tiêu trên còn tính toán và công bố thêm chỉ tiêu “Hệ số vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn”