• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1. Tổng quan về các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.2. Phân loại công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam

dựng chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

Thứ ba, nhiều công ty xây dựng niêm yết được hình thành từ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (như các công ty xây dựng trong tập đoàn Sông Đà, tổng công ty Vinaconex, Licogi,...), số còn lại được thành lập mới hoặc chuyển đổi từ loại hình công ty TNHH sang. Khi chuyển sang công ty cổ phần, hầu hết những công ty xây dựng này vẫn có phần vốn cổ phần nhà nước. Mặt khác vẫn còn tồn tại hệ thống bộ máy quản lý công ty cũ, vẫn còn những quan điểm, tư tưởng chưa nhiều đổi mới.

Thứ tư, vấn đề minh bạch trong công bố thông tin của các công ty xây dựng niêm yết nhìn chung còn nhiều hạn chế. Các tài liệu liên quan đến tình hình tài chính chi tiết hay những giao dịch nội bộ còn chậm hoặc được công bố. Đặc biệt, qua nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả nhận thấy, BCTC đã qua kiểm toán công bố tới các nhà đầu tư chậm là tình trạng chung của hầu hết các công ty xây dựng niêm yết những năm qua

a. Phân loại công ty xây dựng niêm yết theo thời gian niêm yết

Công ty xây dựng niêm yết đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam là Công ty cổ phần cơ điện lạnh – Mã chứng khoán REE : niêm yết năm 2000, còn lại hầu hết các công ty xây dựng niêm yết trong khoảng thời gian từ năm 2006 trở lại đây

Bảng 2.4: Thống kê số lượng công ty cổ phần xây dựng niêm yết theo thời gian trên thị trường chứng khoán Việt Nam đến tháng 10/2014

STT Năm Số lượng Tỷ lệ

HASTC HOSE Tổng cộng %

(1) (2) (3) (4) (5) (6)= (5)/126

1 2000 0 1 1 0,79

2 2001 0 0 0 0

3 2002 0 1 1 0,79

4 2003 0 0 0 0

5 2004 0 0 0 0

6 2005 1 0 1 0,79

7 2006 20 4 24 19,06

8 2007 5 4 9 7,14

9 2008 21 1 22 17,46

10 2009 17 5 22 17,46

11 2010 22 15 37 29,37

12 2011 0 6 6 4,76

13 2012 1 4 5 2,38

14 2013 0 0 0 0

15 2014 0 0 0 0

Tổng cộng 87 41 128 100

(Nguồn: Tác giả Tổng hợp từ www.hsx.vnvà www.hnx.vn)

55,5%

44,5%

Sở hữu tư nhân Sở hữu Nhà nước

b. Phân loại công ty xây dựng niêm yết theo hình thức sở hữu

Theo hình thức sở hữu, các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể phân chia tương đối thành Công ty xây dựng niêm yết Nhà nước nắm cổ phần chi phối (gọi tắt là Công ty xây dựng niêm yết sở hữu Nhà nước) là những công ty xây dựng niêm yết mà Nhà nước hiện vẫn nắm trên 50% cổ phần; và Công ty xây dựng niêm yết mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối (gọi tắt là Công ty xây dựng niêm yết sở hữu tư nhân) là những công ty xây dựng niêm yết mà Nhà nước nắm dưới 50% cổ phần hoặc không nắm giữ cổ phần. Theo đó :

+ Công ty xây dựng niêm yết sở hữu Nhà nước: hiện có 57 mã chứng khoán, chiếm 44,5% tổng số công ty xây dựng niêm yết

+ Công ty xây dựng niêm yết sở hữu tư nhân: hiện có 71 mã chứng khoán, chiếm 55,5% tổng số công ty xây dựng niêm yết

Biểu đồ 2.1: Phân loại công ty xây dựng niêm yết theo hình thức sở hữu

(Nguồn : Tác giả tổng hợp)

67.90%

32.10%

Vốn điều lệ trên 120 tỷ Vốn điều lệ dưới 120 tỷ

c. Phân loại công ty xây dựng niêm yết theo quy mô vốn điều lệ

Các công ty cổ phần xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tại hai Sở GDCK (số liệu thống kê đến tháng 1/2015) :

+ Số vốn điều lệ thực tế dưới 120 tỷ đồng: hiện có 87 mã chứng khoán, chiếm 67,9%tổng số công ty xây dựng niêm yết

+ Số vốn điều lệ thực tế trên 120 tỷ đồng: hiện có 41 mã chứng khoán, chiếm 32,1% tổng số công ty xây dựng niêm yết

Biểu đồ 2.2 : Phân loại công ty xây dựng niêm yết theo quy mô vốn điều lệ

(Nguồn : Tác giả tổng hợp) 2.1.3. Đặc điểm của các công ty xây dựng niêm yết tác động đến việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.

Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích luỹ cùng với vốn đầu tư của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực XDCB.

So với các ngành sản xuất khác, ngành XDCB có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất, quản lý tài chính, do đó cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung, các công ty xây dựng niêm yết nói riêng.

Thứ nhất, Sản phẩm của ngành xây dựng là những công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài...Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình.

Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ lụt... Do đó, khoản mục “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” nằm trong “Hàng tồn kho” của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị tài sản ngắn hạn cũng như trong tổng tài sản. Đặc điểm riêng biệt này đặt ra yêu cầu đối với các công ty xây dựng niêm yết là cần phải có những chỉ tiêu phân tích chi tiết để đánh giá và quản trị khoản mục này

Thứ hai, Giá trị sản phẩm xây dựng lớn nên trong quá trình thi công, các doanh nghiệp xây dựng phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau.

Ngoài ra, quá trình thi công công trình dài, sử dụng lượng máy móc thiết bị cũng như nguyên vật liệu, nhân công lớn làm nảy sinh quan hệ thanh toán giữa chủ đầu tư, công ty xây dựng niêm yết, nhà cung cấp và người lao động vừa chồng chéo, vừa kéo dài. Điều này làm cho hệ số nợ của các doanh nghiệp ngành xây dựng thường cao so với các ngành khác. Đồng thời các khoản mục “nợ phải thu”, “nợ phải trả” của các doanh nghiệp trong ngành thông thường cũng cao và gây khó khăn trong công tác quản trị các khoản

mục này. Đặc điểm này dẫn đến việc các công ty xây dựng niêm yết cần phải có những chỉ tiêu phản ánh công nợ và tình hình thanh toán tổng quát và chi tiết theo thời gian cũng như theo từng công trình, hạng mục công trình.

Thứ ba, Việc thi công một công trình kéo dài dẫn đến việc chênh lệch phát sinh chi phí, sản lượng và doanh thu giữa các kỳ kế toán là rất lớn. Đặc điểm này khiến các công ty xây dựng niêm yết phải xây dựng các chỉ tiêu tài chính chi tiết để quản trị chi phí, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận có hiệu quả

Thứ tứ, Cũng do quá trình thi công các công trình dài làm cho các chỉ tiêu tài chính nói chung trong toàn bộ hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính đôi khi có sự chênh lệch lớn giữa các niên độ kế toán. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các công ty xây dựng niêm yết là cần phải có những chỉ tiêu đánh giá rủi ro tài chính riêng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành mình.

Thứ năm, Các công ty xây dựng niêm yết cũng giống như các công ty niêm yết của các ngành khác, cũng phải tuân thủ việc công bố các chỉ tiêu tài chính cơ bản trong báo cáo thường niên của mình. Ngoài ra, để đảm bảo duy trì niêm yết thì các công ty xây dựng niêm yết cũng cần phải có những chỉ tiêu phân tích phục vụ quản trị trong nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo các tiêu chí về tài chính để duy trì niêm yết.

2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty