• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm yết Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính thể hiện nội dung của tài chính doanh

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm yết 1.Căn cứ, nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm yết Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính thể hiện nội dung của tài chính doanh

nghiệp, cung cấp các thông tin tài chính trên nhiều khía cạnh khác nhau, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho đa dạng các chủ thể sử dụng. Có khá nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau các nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính.

Theo các nhà khoa học của Học viện tài chính, trong giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp”, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính được chia theo 4 nhóm nội dung phân tích: nhóm chỉ tiêu phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu phân tích chính sách tài chính của doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu phân tích tiềm lực của doanh nghiệp, và nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình tăng trưởng và dự báo tài chính doanh nghiệp.

Cũng chia theo nội dung phân tích, nhưng các nhà khoa học thuộc Đại học Kinh tế quốc dân lại chia hệ thống chỉ tiêu phân tích thành 5 nhóm: Nhóm chỉ tiêu phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu phân tích cấu trúc và cân bằng tài chính, nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh, và nhóm chỉ tiêu phân tích dấu hiệu khủng hoảng và rủi ro tài chính

Tuy nhiên, dựa vào mục đích quản trị tài chính, tác giả Nguyễn Minh Kiều trong tác phẩm “Tài chính doanh nghiệp” lại chia hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính thành 6 nhóm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu nợ (hay con gọi là tỷ số đòn bẩy tài chính), nhóm chỉ tiêu khả năng hoàn trả lãi

vay, nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động, nhómchỉ tiêu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu tăng trưởng

Cũng dựa vào mục tiêu quản trị tài chính, Eugene F. Brigham của Đại học Florida viết “Quản trị tài chính” lại phân chia hệ thống chỉ tiêu tài chính thành 4 nhóm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi, và nhóm chỉ tiêu tỷ số giá thị trường.

Sau khi nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính và trên cơ cở nghiên cứu các quan điểm của các nhà khoa học khác, luận án chia hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, theo quan điểm của tác giả, trong phạm vi luận án, tác giả phân chia hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo 10 nhóm theo hoạt động tài chính của doanh nghiệp như sau :

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn - Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tài trợ

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán - Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn - Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn - Nhóm các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của công ty cổ phần - Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình lưu chuyển tiền

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng của doanh nghiệp - Nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính và cảnh báo rủi ro tài chính 1.3.2.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn Tổng tài sản

Tổng tài sản = TSNH + TSDH = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu (1)

Chỉ tiêu Tổng tài sản là chỉ tiêu đầu tiên trong nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn.Chỉ tiêu tổng tài sản phản ánh khái quát quy mô tài chính của một doanh nghiệp, đồng thời chỉ tiêu cung cấp một cái nhìn tổng quan về cơ cấu tài sản cũng như cơ cấu nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp.

“Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong tổng tài sản”

Các chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tư và sử dụng từng loại tài sản trong tổng tài sản của doanh nghiệp.

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn trong tổng nguồn vốn

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn trong tổng nguồn vốn cho biết cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn này thể hiện chính sách huy động vốn và giúp đánh giá mức độ độc lập cũng như an ninh tài chính của doanh nghiệp.

Tong đó, các chỉ số cần lưu ý là :tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản; tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản; tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản dài hạn,tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn; tỷ trọng của nợ phải trả trong nguồn vốn; tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng số nguồn vốn; tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng số nguồn vốn ...

Tổng hợp cơ cấu của tài sản, nguồn vốn tạo nên cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp. Thông qua cấu trúc tài chính, các chủ thể sử dụng thông

Tỷ trọng từng bộ phận tài sản trong

tổng tài sản

Giá trị của từng bộ phận tài sản Tổng tài sản

= (2)

Tỷ trọng từng nguồn vốn trong tổng

nguồn vốn

Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn Tổng nguồn vốn

= (3)

tin sẽ biết được về tình hình sử dụng, chính sách huy động và chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp.

1.3.2.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tài trợ

Khi xem xét mô hình tài trợ của một doanh nghiệp, có thể sử dụng các chỉ tiêu Vốn lưu chuyển (hay Nguồn vốn lưu động thường xuyên), Chi phí sử dụng vốn bình quân

Vốn lưu chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn

= Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn (4) Trong hoạt động của doanh nghiệp, mô hình tài trợ được coi là an toàn khi Vốn lưu chuyển > 0, hay nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho nhu cầu tài sản dài hạn, và dư thừa một phần để tài trợ cho tài sản ngắn hạn.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng đa dạng các nguồn tài trợ khác nhau, để lựa chọn cơ cấu nguồn tài trợ hợp lý, có thể sử dụng chỉ tiêu Chi phí sử dụng vốn bình quân

Chi phí sử dụng vốn bình quân

Chi phí sử dụng vốn bình quân = ∑ (Fi x CPi) (5) Trong đó : Fi là tỷ trọng nguồn vốn i trong tổng nguồn vốn

CPi là chi phí sử dụng nguồn vốn i

Cơ cấu nguồn tài trợ hợp lý là cơ cấu nguồn vốn vừa đảm bảo chi phí sử dụng vốn bình quân thấp, vừa đảm bảo được tính tự chủ, an ninh tài chính của doanh nghiệp

Đánh giá tính tự chủ trong tài chính của doanh nghiệp, còn có thể sử dụng chỉ tiêu Hệ số tự tài trợ và Hệ số tài trợ thường xuyên

Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ

Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

= (6)

“Hệ số tự tài trợ” phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biếtvốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu. Hệ số tự tài trợ càng gần 1, thì doanh nghiệp có mức độ tự chủ tài chính càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, tùy đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà doanh nghiệp quyết định sử dụng một tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay nhất định, để vừa đảm bảo tự chủ về tài chính, vừa đảm bảo khuếch đại khả năng sinh lời

Hệ số tài trợ thường xuyên

Hệ số này > 1 chứng tỏ doanh nghiệp có sự an toàn về vốn khi sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Ngược lại, nếu hệ số <1 chứng tỏ doanh nghiệp mất ổn định về tài chính khi phải huy động nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu tài sản dài hạn

1.3.2.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả (%):

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng và ngược lại. Thực tế cho thấy, số vốn đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số vốn bị chiếm dụng đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh.

Hệ số các khoản phải thu

Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả

Nợ phải thu Nợ phải trả

= (8)

Hệ số tài trợ thường xuyên

Nguồn vốn dài hạn Tài sản dài hạn

= (7)

Hệ số các khoản phải thu

Các khoản phải thu Tổng tài sản

= (9)

Hệ số này cho biết mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, hệ số càng lớn chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều và ngược lại

Hệ số các khoản phải trả

Hệ số này cho biết mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, hệ số càng lớn chứng tỏ số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng được càng nhiều và ngược lại

Hệ số thu hồi nợ

Hệ số thu hồi nợ phản ánh tốc độ thu hồi nợ hay luân chuyển các khoản phải thu của doanh nghiệp trong kỳ. Hệ số càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi nợ tốt, thời gian thu hồi nợ ngắn (hay kỳ thu hồi nợ bình quân ngắn) và ngược lại.

Kỳ thu hồi nợ bình quân

Hệ số hoàn trả nợ

Hệ số này cho biết bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được bao nhiêu lần các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này càng cao thì số ngày doanh

Hệ số các khoản phải trả

Các khoản phải trả Tổng tài sản

= (10)

Kỳ thu hồi nợ bình quân

Thời gian trong kỳ báo cáo Hệ số thu hồi nợ

= (12)

(11) Hệ số thu hồi nợ

DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản phải thu bình quân

=

(13) Hệ số hoàn trả nợ

Giá vốn hàng bán

Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân

=

nghiệp trả nợ (hay Kỳ trả nợ bình quân của doanh nghiệp) càng ngắn và ngược lại

Kỳ trả nợ bình quân

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả năng chuyển đổi các loại tài sản của doanh nghiệp thành tiền để đáp ứng các nhu cầu thanh toán. Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, theo luận án có thể sử dụng các chỉ tiêu như: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số khả năng thanh toán lãi vay, và hệ số khả năng chi trả bằng tiền

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số này cho biết khả năng chi trả tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản mà doanh nghiệp hiện có.Theo lý thuyết thì trị số của Hệ số khả năng thanh toán tổng quát= 1 thì doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ, tuy nhiên không phải tất cả các tài sản của doanh nghiệp đều có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền để thanh toán. Do đó, trên thực tế, doanh nghiệp có Hệ số khả năng thanh toán tổng quát tối thiểu là 2 (khi đó tỷ trọng nợ/vốn chủ là 1/1) thì doanh nghiệp mới thực sự đủ khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ của mình

Thực tế cho thấy, khi trị số của chỉ tiêu này > 2, doanh nghiệp mới thực sự bảo đảm khả năng thanh toán tổng quát.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Tổng tài sản Tổng nợ phải trả

= (15)

(14) Kỳ trả nợ bình quân

Thời gian trong kỳ báo cáo Hệ số hoàn trả nợ

=

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số này được sử dụng để đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Về lý thuyết, khi trị số của chỉ tiêu bằng (=) 1, doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn;

trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có tính thanh khoản khác nhau, do đó khi xem xét chỉ tiêu này cần lưu ý xem xét những tài sản thực sự có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán nợ trong khoảng thời gian 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

“Hệ số khả năng thanh toán nhanh” được sử dụng để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng những tài sản có tính thanh khoản cao của doanh nghiệp. Những tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao là bộ phận tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ hàng tồn kho (là khoản mục có tính thanh khoản thấp nhất). Nếu trị số của chỉ tiêu bằng 1, doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán nhanh; trị số của chỉ tiêu càng lớn hơn 1, khả năng thanh toán nhanh càng cao. Ngược lại, chỉ tiêu có trị số < 1, doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán nhanh.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

= (17)

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Tiền và tương đương tiền Nợ đến hạn và nợ quá hạn

= (18)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

= (16)

“Hệ số khả năng thanh toán tức thời” phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ tới hạn bằng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp. Để bảo đảm xác định chính xác khả năng thanh toán ngay, mẫu số của chỉ tiêu cần xác định cho những khoảng thời gian khác nhau (tháng, quí; thậm chí theo tuần, ngày, ...). Tử số của chỉ tiêu có thể tách ra 2 bộ phận: bộ phận tiền (sử dụng để thanh toán ngay) và bộ phận tương đương tiền (sử dụng để thanh toán trong thời gian 3 tháng).

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số này cho biết khả năng chi trả chi phí sử dụng vốn vay bằng toàn bộ lợi nhuận trước lãi vay và thuế mà doanh nghiệp tạo ra được trong kỳ. Hệ số này càng lớn càng chứng tỏ khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng cao, khả năng chi trả chi phí sử dụng vốn cũng cao và ngược lại.

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền

Hệ số này cho biết khả năng chi trả tổng dư nợ ngắn hạn bằng dòng tiền mà doanh nghiệp tạo ra được trong kỳ. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền cao chứng tỏ lượng dự trữ tiền mặt của doanh nghiệp cao, khả năng thanh toán thực của doanh nghiệp tốt và ngược lại

1.3.2.4. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh Chỉ tiêu đầu tiên trong Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh là chỉ tiêu Tổng luân chuyển thuần :

Hệ số khả năng chi trả lãi vay

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Lãi vay phải trả

= (19)

Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền

Lưu chuyển thuần trong kỳ Nợ ngắn hạn bình quân

= (20)

Tổng luân chuyển thuần

Tổng luân chuyển thuần = DTT từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ + DTT từ hoạt động tài chính + Thu nhập khác (21)

Tổng luân chuyển thuần, cho biết tổng lượng vốn luân chuyển trong doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó phản ánh toàn bộ giá trị mà doanh nghiệp thu được từ tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong kỳ.

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

EBIT= Tổng lợi nhuận trước thuế + Lãi vay (22) Chỉ tiêu EBIT phản ánh quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp khi chưa tính đến chi phí sử dụng vốn

Lợi nhuận sau thuế(NI)

NI = EBIT - Lãi vay - Chi phí thuế TNDN (23) Chỉ tiêu này phản ánh quy mô lợi nhuận của các chủ sở hữu doanh nghiệp khi đã loại bỏ chi phí sử dụng vốn vay và hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước

Hệ số chi phí

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng luân chuyển thuần thì công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Trị số của chỉ tiêu này >1 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng và quản lý chi phí chưa hiệu quả và ngược lại

Hệ số giá vốn hàng bán

Hệ số giá vốn hàng bán

Trị giá vốn hàng bán Doanh thu thuần

= (25)

Hệ số chi phí Tổng chi phí

Tổng luân chuyển thuần

== (24)

Hệ số này cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng là giá vốn hàng bán, tỷ suất này càng lớn chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí giá vốn của doanh nghiệp là chưa tốt và ngược lại.

Hệ số chi phí bán hàng

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng, Hệ số này càng lớn chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí bán hàng của doanh nghiệp là chưa tiết kiệm và ngược lại.

Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí quản lý của doanh nghiệp là chưa tốt và ngược lại.

Hệ số sinh lời từ hoạt động sau thuế (Hệ số lợi nhuận ròng) (ROS)

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng thu nhập công ty thu được có bao nhiêu đồng là lợi nhuận sau thuế

Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp thu được có bao nhiêu đồng là lợi nhuận từ hoạt động bán hàng.

Hệ số CP bán hàng

Chi phí bán hàng Doanh thu thuần

= (26)

Hệ số CP QLDN trên DTT

Chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh thu thuần

= (27)

Hệ số lợi nhuận ròng từ bán hàng

Lợi nhuận ròng trong kỳ Tổng luân chuyển thuần

= (28)

(29) Hệ số sinh lời

từ bán hàng

Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng DTT từ hoạt động bán hàng và

CCDV

=