• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

- Tài nguyên du lịch: Là huyện có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng bao gồm cả quần thể hệ thống hang động núi, rừng, được UNESCO công nhậnlà di sản thiên nhiên thế giới như: hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng; Động Thiên Đường; khu du lịch sinh thái Suối Nước Moọc; Bãi biển Đá Nhảy; đặc biệt hệ sinh thái hang Sơn Đoòng tuyệt đẹp vừa mới phát hiện và đưa vào khai thác.

Nhiều di tích truyền thống - lịch sử như như Làng kháng chiến Cự Nẫm, căn cứ Ba Rền, hệ thống đường Hồ Chí Minh, bến phà Xuân Sơn, cung đường 20 Quyết thắng và Hang Tám cô đã đi vào huyền thoại của tỉnhQuảngBình và cả nước.Ngoài ra còn có một số điểm du lịch chưa được khai thác như: bãi biển Lý Hoà, nhiều lễ hội dân gian truyền thống có khả năng tạo ra cơ sở cho phát triển du lịch, đều là những điểm nhấn quan trọng để Bố Trạch vươn lên phát triển kinh tế, dịch vụ- du lịch.

Tóm lại, huyện Bố Trạch có vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và cả nước. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triểndoanh nghiệp KTTN.

mại- dịch vụ tăng từ 45,9% năm 2014 lên 46, 9% năm 2016, tỷ trọng công nghiệp -xây dựng tăng từ 21,7% năm 2014 lên 23,5năm 2016, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm mạnh từ 32,4% năm 2014 xuống còn 29,6% vào năm 2016.

Cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷlệ lao động sản xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành phi nông nghiệp lên đến 66,87%. Kinh tế huyện đã có sự chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các thành phần kinh tế trên địa bàn đãđược chútrọng sắp xếp theo hướng đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát huy tiềm năng khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác xã.

Tổng giá trị sản xuất năm 2016theo giá so sánh tăng gấp 2,57 lần so với năm 2014. Thu nhập bình quân đầu người đạt 31 triệu đồng/năm, tăng gấp 1,39 lần so năm 2014 (22,3 triệu đồng/năm).

Bảng 2.2Cơ cấu tổng sản phẩm và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Bố Trạch ĐVT: %

Cơ cấu kinh tế theo ngành 2014 2015 2016

1. Cơ cấu tổng SP (giá so sánh 2013) 100 100 100

a. CN-Xây dựng 21,7 23,4 23,5

b. Dịch vụ 45,9 46 46,9

c. Nông-lâm-ngư nghiệp 32,4 30,6 29,6

2. Cơ cấu các ngành kinh tế 100 100 100

a. CN –Xây dựng 21,0 21,8 21,8

b. Dịch vụ 43,8 45,1 45,4

c. Nông lâm ngư nghiệp 35,2 33,1 32,8

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch Những năm qua sản xuất nông nghiệp huyện Bố Trạch đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện và to lớn. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2016 đạt 4,4%/năm. Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp (theo giá so sánh 2013) năm 2016 đạt hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm 38,4% giá trị sản xuất của huyện. Cơ cấu kinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

nội ngành có bước chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông nghiệp: 60,9%, Lâm nghiệp: 6,5%, Thủy sản: 32,6%.

Sản xuất trồng trọt được mùa trong nhiều năm, sản lượng lương thực đạt bình quân 46.000 tấn/năm, năng suất các loại cây trồng không ngừng được cải thiện; tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận chiếm trên 55%; lúa chất lượng cao có 4.000 ha, chiếm 46,6% tổng diện tích lúa của huyện; đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung trên một số cây trồng như lúa, sắn, ngô, lạc... bước đầu đã có liên kết trong sản xuất, tiêu thụ giữa doanh nghiệp và nông dân; nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống, biện pháp canh tác tiên tiến được áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả cao. Giai đoạn 2014 - 2016 toàn huyện có gần 500 ha diện tích chuyển đổi trên đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa hấu, ngô, rau, cá lúa... mang lại hiệu quả gấp 1,5- 3 lần so với trồng lúa.

Nuôi trồng thuỷ sản từng bước phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Diện tích nuôi trồng thủy sản hằng năm ổn định trên 1.000 ha, sản lượng đạt trung bình 2.200 tấn. Hình thức nuôi ngày càng đa dạng như nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh, sử dụng chế phẩm sinh học, nuôi luân canh với hình thức một vụ tôm, một vụ nuôi loài thuỷ sản khác, nuôi quảng canh cải tiến.

Nhiều đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao được đưa vào nuôi thử nghiệm như cá chình, cá rô đầu vuông, cá chẽm, cá bống bớp, cá dìa... mang lại thu nhập cao cho ngườinuôi.

Nhờ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cây trồng, con nuôi thủy sản nên nhiều hộ đãđổi mới tư duy, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, đa dạng các loại cây trồng, con nuôi; đời sống của người dân trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 9,85% (theo tiêu chuẩn mới).

2.1.2.2 Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng được tăng cường xây dựng, nâng cấp mở rộng các đoạn Quốc lộ 1A, Quốc lộ 15A, đường mòn Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 2, 2B, 3, tỉnh lộ 20 nối liền các tuyến đường dọc huyện, hoàn thành các tuyến đường ở miền núi. Triển khai nâng cấp mở rộng đường liên thôn, liên xã, nâng cấp mở rộng các trạm cấp nước sinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

hoạt, hoàn chỉnh các công trình phúc lợi xã hội thiết yếu, xây dựng mới một số chợ, trường học, trạm y tế…

Đến năm 2016 các xã miền núi đều có đường ô tô đến trung tâm xã. Đặc biệt có tuyến đường dẫn khách du lịch đến tham quan các điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn huyện như đường lên Phong Nha - Kẻ Bàng; đường đến động Sơn Đoòng;động Thiên Đường… đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế của miền núi Huyện trong những năm qua.

Bảng 2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Bố Trạch năm 2016 ĐVT: xã/thị trấn

TT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

Tổng số xã, thị trấn 30 100

1 Số xã cóđường ô tô đến trung tâm xã 30 100

2 Số xã cóđiện sinh hoạt 30 100

3 Số xã có trường Tiểu học 30 100

4 Số xã có trường THCS 30 100

5 Số xã có trạm y tế 30 100

6 Số trung tâm xã có máyđiện 30 100

7 Số xã có chợ nông thôn 21 70

8 Số xã phủ sóng phát thanh và TH 30 100

Nguồn số liệu: Niêm Giám thống kê huyện Bố Trạch 2.1.2.3 Dân số và lao động

Đến năm 2016, dân số huyện Bố Trạch là 183.960 người, trong đó nam92.948 người và nữ 91.012người, phân bố ở thành thị 17.663 người, ở nông thôn166.297 người. Mật độ dân số bình quân năm 2016 là 86,9 người/km2; địa bàn có mật độ dân số cao nhất là xã Hải Trạch (4.575,7 người /km2), thấp nhất là xã Tân Trạch (1,2người/km2).

Về lao động, việc làm: năm 2016, huyện Bố Trạch có số người trong độ tuổi lao động là 112.703người, trong đó: nam là 56.546 người, nữ là 5.157người.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo số liệu điều tra về tình hình dân số và lao động cho thấy, lao động của huyện là lao động trẻ, khoẻ, cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Nếu được đào tạo thìđây chính là nhữnghạt nhân cơ bản của huyện sẽ giúp huyện phát triển kinh tế một cách bền vững.

2.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu