• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Chương II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC

phầndi sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng nằm ở đây. Toàn huyện có 30 xã, thị trấn, trong đó: có 09 xã miền núi, 02 xã miềnnúi rẻo cao.

Địa giới hành chính:

- Phía Bắc giáp huyệnTuyên Hóa và huyệnQuảng Trạch - Phía Tây Bắc giáp huyệnMinh Hóa

-Phía Đông Nam giáp Thành phố Đồng Hới - Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh

-Phía Đông giáp Biển Đông

- Phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộnthuộc nước CHDCNDLào.

Huyện Bố Trạch hội đủ cả 4 dạng địa hình tiêu biểu bao gồm địa hình vùng núi, địa hình gò đồi, địa hình đồng bằng và địa hình ven biển. Cả 4 dạng địa hình trên đều có những lợi thế riêng để phát triển kinh tế xã hội.

2.1.1.2 Khí hậu, thuỷ văn

Huyện Bố Trạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, lượng mưa phân bố không đều trong năm. Bên cạnh đó, còn mangđặc trưng của khí hậu tiểu vùng. Khí hậu này chiếm một phần lãnh thổ khá lớn có độ cao trong khoảng 50 - 400m. Nhiệt độ trung bình năm khá cao, dao động trong khoảng 22 - 24C, tương ứng với tổng nhiệt năm dao động trong khoảng 8.000 - 8.700C. Mùa lạnh ở khu vực này dài từ 1 - 3 tháng (tháng 12 đến tháng 2). Ở đây có chế độ mưa vừa với tổng lượng mưa năm dao động trong khoảng1.500 -2.000mm. Mùa mưa dài 6 tháng, bắt đầu vào tháng 5 bị ngắt quãng vào tháng 7 và kết thúc vào tháng 11. Lượng mưa của mùa mưa chiếm khoảng 82% tổng lượng mưa năm. Thời kỳ mưa nhiều là 4 tháng (tháng 8 đến tháng 11). Mùa ít mưa dài 6 tháng (tháng 12 đến tháng 4 và tháng 7). Mức độ khô hạn mùa ít mưa thuộc loại hơi khô. Trong năm có 6 tháng thiếu nước, đây là thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 4 và tháng 6 đến tháng 7. Tính trung bình mỗi năm có khoảng 125 - 135 ngày mưa, 10 - 40 ngày khô nóng, thường phải chịu sự phá hoại nặng nề của khoảng 4 - 5 trận bão/năm kèm theo mưa lớn và hay gây ra ngập úng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 212.417.63 ha. Có 18 loại đất, trong đó: đất đang sử dụng vào các mục đích nông nghiệp là 23.828.28 ha; đất lâm nghiệp 170.882.95 ha; đất thủy sản 944.24 ha; đất nông nghiệp khác 41.65 ha; đất phi nông nghiệp 12.191.64 ha; đất chưa sử dụng 4.528 ha.Huyện còn có trên 9.000 ha đất phù sa, loại đất này là điều kiện đảm bảo an toàn lương thực cho huyện.

Trong thời gian qua, UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo công tác lập Quy hoạch sử dụng đất 5 năm, kế hoạch sử dụng đất hàng năm để có cơ sở tạo lập nguồn thu từ đất cho ngân sách.

* Quy mô, cơ cấu, chất lượng đất đai:

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 212.417,63 ha; thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Bố Trạch năm 2016

Hạng mục Số lượng (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 212.417,63 100

I. Đất nông nghiệp 23.828,28 11,2

1. Đất sản xuấtnông nghiệp 23.828,28 11,2

1.1 Đất trồng cây hàng năm 14.347,86 6,75

1.2 Đất trồng cây lâu năm 9.480,42 4,5

2. Đất lâm nghiệp 170.882,95 80,5

2.1 Đất rừng sản xuất 58.585,12 27,6

2.2 Đất rừng phòng hộ 19.292,32 9,1

2.3 Đất rừng đặc dụng 93.005,51 43,8

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 944,24 0,4

4. Đất nông nghiệp khác 41,65 0,02

II. Đất phi nông nghiệp 12.191,64 57,4

1. Đất ở 1.134,35 0,5

1.2 Đất chuyên dùng 6.632,82 3,1

1.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 17,90 0,008

III. Đất chưa sử dụng 4.528,87 2,1

1.Đất bằng chưa sử dụng 2.295,56 1,1

2. Đất đồi núi chưa sử dụng 1.458,28 0,7

3. Đất núi đá không có rừng cây 774,94 0,4

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng 2.1, ta thấy: Diện tích đất đai của huyện được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp tương đối lớn so với diện tích đất tự nhiên chiếm 80,5%. Trong khi đó đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp lại không lớn, chỉ chiếm 11,2% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện.Tuy nhiên sự phân bố lại không đồng đều giữa các xã trong huyện. Tiềm năng đất lâm nghiệp trong huyện còn rất lớn nhưng khả năng khai thác đưa vào sử dụng lại không cao vì để đưa được đất đai hoang hoá vào sản xuất người nông dân phải tốn rất nhiều công sức, tiền của. Trong khi trình độ trang bị khoa học kỹ thuật của người dân lại thấp, vốn cho các công trình khai hoang, định canh định cư không nhiều ...

- Tài nguyên nước: Huyện Bố Trạch có nguồn nước quanh năm dồi dào, mật độ sông suối lớn cùng với lượng mưa trung bình trên 2.000 - 2.300mm/năm, đủ khả năng cung cấp nước cho yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

+ Có 03 con sông lớn chảy qua là Sông Son, Sông Lý Hòa và Sông Dinh.

* Sông Son (còn có tên gọi là sông Troóc): Phát nguyên từ vùng núi Kẻ Bàng -Khe Ngang (Bố Trạch), đón nước từ các sông suối có nướcchảy tràn lên mặt và các sông ngầm trong vùng chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đến ngã ba Minh Lệ (Quảng Trạch) đón thêm nước sông Rào Nan rồi đổ vào Rào Nậy thoát ra cửa Gianh. Sông có chiều dài 45km (không tính các dòng ngầm trong hang động).

* Sông Lý Hòa: sông dài 22km, bắt nguồn từ rìa núi phía Tây của huyện Bố Trạch với độ cao 400m, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc về đến xóm Rẫy, sau đó uốn khúc chạy theo hướng Đông ra cửa Lý Hoà. Lưu vực sông có diện tích 177km2và mật độ sông suối 0,70 km/km2. Sông có 3 phụ lưu cấp 01 đều ngắn và nhỏ chảy gọn trong phần đất phía Nam của huyện Bố Trạch.

* Sông Dinh: sông có chiều dài 37,5km, có 3 phụ lưu nhỏ. Sông phát nguồn từ vùng núi Ba Rền - Bố Trạch, ở độ cao 200m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam về đến Phú Định - Bố Trạch chảy quặt theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đến Phương Hạ (xã Đại Trạch, Bố Trạch) thì chuyển sang hướng Đông chảy ra cửa Dinh (xã Nhân Trạch, Bố Trạch). Sông có lưu vực 212km2, bề rộng trung bình của

Trường Đại học Kinh tế Huế

lưu vực 8,5km, sông ngắn, dốc, nên ít nước cả mùa đông và mùa hè (chỉ có một số ngày có lũ lụt mới có lượng nước đáng kể). Mật độ sông suối 0,93 km/km2.

- Tài nguyên rừng: Hiện nay huyện có 176.084,89 ha đất lâm nghiệp chiếm 82,9% diện tích tự nhiên, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên 52.870,86 ha, rừng đặc dụng 91.743,9 ha, rừng phòng hộ 31.463,05 ha. Thảm thực vật rừng rất đa dạng và phong phú, có nhiều loại gỗ quý như: lim xanh, sến, táu, đinh, gụ, pơ mu… và nhiều loại thú quý hiếm như: hổ, báo, hươu đen, trĩ sao, gà lôi. Rừng trồng phần lớn là thông nhựa (diện tích 7.692 ha), phi lao, bạch đàn và keo các loại. Đất có khả năng lâm nghiệp còn khoảng trên 3.500 ha.

Một phần diện tích của vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nằm trên địa phận của xã Tân Trạch và Thượng Trạch của huyện Bố Trạch. Đây là khu bảo tồn có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong các khu bảo tồn thiên nhiênở Việt Nam.

- Tài nguyên biển, hải sản: Bố Trạch có bờ biển dài 40 km, ngư trường đánh bắt rộng và không bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổcủa địa phương. Huyện có 3 con sông lớn chảy qua: Sông Son dài 45km, sông Dinh dài 37,5, sông Lý Hoà dài 22km. Đây là vùng có khả năng nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thủy sản có giá trị. Biển có nhiều loại hải sản như tôm, cua, cá, mực, rong biển. Bên cạnh tài nguyên biển, huyện Bố Trạch có trên 947 ha mặt nước ao hồ nuôi trồng thủy hải sản đem lại thu nhập đáng kể cho người dân.

- Tài nguyên khoáng sản: Bố Trạch được coi là một vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú đãđược điều tra khảo sát nhưng chưa được khai thác nhiều, bao gồm: nguyên liệu hoá chất và phân bón có pyrit ở Xuân Sơn, đá vôi từ Xuân Sơn đến Troóc có trữ lượng 131.925 triệu tấn; đá ốp lát trang trí ở Phú Định với nhiều loại có màu sắc đẹp như Granit, Gabro, diệp thạch, mỏ sét Cao lanh ở Thọ Lộc với trữ lượng 800.000m3, nguồn cát xây dựng ở sông Dinh, sông Son với trữ lượng lớn; cát trắng ở Thanh Khê trữ lượng 5 triệu tấn có khả năng sản xuất thuỷ tinh.

Với nguồn tài nguyên phong phú và có trữ lượng lớn, đây là điều kiện để phát triển các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tài nguyên du lịch: Là huyện có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng bao gồm cả quần thể hệ thống hang động núi, rừng, được UNESCO công nhậnlà di sản thiên nhiên thế giới như: hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng; Động Thiên Đường; khu du lịch sinh thái Suối Nước Moọc; Bãi biển Đá Nhảy; đặc biệt hệ sinh thái hang Sơn Đoòng tuyệt đẹp vừa mới phát hiện và đưa vào khai thác.

Nhiều di tích truyền thống - lịch sử như như Làng kháng chiến Cự Nẫm, căn cứ Ba Rền, hệ thống đường Hồ Chí Minh, bến phà Xuân Sơn, cung đường 20 Quyết thắng và Hang Tám cô đã đi vào huyền thoại của tỉnhQuảngBình và cả nước.Ngoài ra còn có một số điểm du lịch chưa được khai thác như: bãi biển Lý Hoà, nhiều lễ hội dân gian truyền thống có khả năng tạo ra cơ sở cho phát triển du lịch, đều là những điểm nhấn quan trọng để Bố Trạch vươn lên phát triển kinh tế, dịch vụ- du lịch.

Tóm lại, huyện Bố Trạch có vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và cả nước. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triểndoanh nghiệp KTTN.