• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực Kinh tế tư nhân ở một số

Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT

1.2. Thực tiễn phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực Kinh tế tư nhân hiện nay ở Việt

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực Kinh tế tư nhân ở một số

phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 1367,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2015 và bằng 32,6% GDP. Vốn khu vực Nhà nước đạt 519,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 38% tổng vốn và tăng 6,7% so với năm trước;

vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 529,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,7% và tăng 13%;

vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 318,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% và tăng 19,9%.

Nhìn một cách khách quan, sự hồi sinh và phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong quá trìnhđổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội cho sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách Nhà nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp thuộc khu vựcKinh tế tư nhân ở một

quyết nhanh các khó khăn liên quan đến các hoạt động quản lý Nhà nước mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò điều phối, giám sát. Thời hạn tối đa mà các cơ quan phải trả lời các vướng mắc của doanh nghiệp chỉ được quy định không quá 5 ngày.

Mới đây, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3-6-2017 của Hội nghị T.Ư 5 (khóa XII) về phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Theo đó, thành phố tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư sản xuất, kinh doanh minh bạch, thông thoáng, bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Phát triển DN bền vững, theo hướng tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao và các lĩnh vực thành phố khuyến khích phát triển; hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.

Chương trình hành động của Thành ủy TP Hồ Chí Minh cũng đã đề ra hệ thống nhiệm vụ, giải pháp toàn diện để triển khai thực hiện. Trong đó, ưu tiênhỗ trợ vốn cho DN mới; đẩy mạnh hỗ trợ khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên; khuyến khích các DN thành lập mới hướng vào sản xuất các thiết bị đầu cuối để phục vụ xây dựng đô thị thông minh. Mặt khác, hệ thống MTTQ, các tổ chức chính trị- xã hội, xã hội nghề nghiệp của thành phố thường xuyên hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN, nhất là trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"…

1.2.2.2. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Thành phố đã xây dựng Đề án số 36/ĐA-UBND về cơ chế chính sách phát triển các doanh nghiệp kinh tế tư nhân5. Đây là điểm nhấn quan trọng, lần đầu tiên thành phố có một cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp thuộc khu vực này. Các

5 Nguyễn Thị Thanh Thủy (2004), Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm phát triển doanh nghiệp thuộc khu vựckinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố

Trường Đại học Kinh tế Huế

chính sách hỗ trợ trên đã tạo ra sự phấn khởi, mạnh dạn đầu tư nhiều hơn vào sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân.

Ngoài đề án, một số chính sách ưu đãi được ban hành và các quyết định quy định thưởng xuất khẩu, xúc tiến thương mại, xây dựng ISO... hỗ trợ chung cho các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, tạo nhiều thuận lợi góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tư nhân.

Công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân đãđược chú trọng. Hàng năm thành phố trích từ kinh phí đào tạo để tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản trị doanh nghiệp, kế toán, quản lý nhân sự, kiến thức về ISO, marketing... cho hàng trăm doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân.

Lãnh đạo thành phố thường xuyên định kỳ tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Qua đó, nhiều vướng mắc, bức xúc đãđược giải quyết tại chỗ, tạo không khí cởi mở, tin tưởng vào sự chỉ đạo, lãnh đạo của thành phố.

1.2.2.3 Kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp khu vực Kinh tế tư nhân ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Quảng Trạch là huyện phía Bắc của tỉnh Quảng Bình, nơi tiếp giáp với Hà Tĩnh, cùng chung nhau dãy Hoành Sơn - Đèo Ngang và được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện lỵ đến năm 2025 sẽ là huyện lỵ khu vực phía bắc của tỉnh Quảng Bình. Đồng thời cùng với huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), huyện Triệu Phong (Quảng Trị), Quảng Trạch được xem là trung tâm giữ vai trò hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, một huyện lỵ có sức lan tỏa mạnh, tạo đà cho các đôthị trong khu vực duyên hải miền Trung phát triển. Để huyện Quảng Trạch sớm trở thành huyện lỵ phát triển mạnh về kinh tế, du lịch, dịch vụ trong những năm qua UBND huyện đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhắm khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư sản xuất, hoạt động phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện 108,7%. Đến nay, KTTN Quảng Trạch có chuyển biến tích cực, các DNTN không

Trường Đại học Kinh tế Huế

chỉ tăng nhanh về số lượng mà ngày càng phát triển về chất, đóng góp một phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội.

Quá trình phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở Quảng Trạch đã mang lại một số kinh nghiệm:

- Đơn giản hoá thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” triển khai rà soát các quy định về thủ tục hành chính của các ngành các cấp. Thời gian hoàn thành thủ tục gia nhập thị trường của doanh nghiệp chỉ còn 5 ngày theo quy định, giảm số lần đi lại của người dân trong thành lập doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm bớt thời gian và chi phí.

- Hỗtrợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp ngày càng được chú trọng hơn. Các cơ sở đào tạo không ngừng nâng cao chất lượng tay nghề, đặc biệt là công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp...

- Việc cấp đất, mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp một cách kịp thời, công khai quy hoạch sử dụng đất. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuê đất để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Xây dựng các làng nghề tập trung có chất lượng, hiệu quả trong sản xuất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chương II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC