• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.2.3 Năng lực sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp thuộc Kinh tế tư nhân

2.2.3.1 Lao động

Hệ thống các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn huyện đang có xu hướng

Trường Đại học Kinh tế Huế

công ăn việc làm cho người lao động đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Chỉ có khu vực kinh tế tư nhân và đặc biệt các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân mới có khả năng thu hút và sử dụng nhiều lao động.

Bảng 2.7:Lao động làm việc trong các doanh nghiệp khu vực KTTN hàng năm

ĐVT: Lao động

2014 2015 2016

Tốc độ PTBQ(%) Số

lượng

Tỷ lệ(%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ(%) Dân số trong

độ tuổi lao động trên

địa bàn 111.986 100 112.398 100 112.703 100 100,3 1. LĐ thuộc KTTN 4.319 3,9 4.567 4,1 4.774 4,2 105,1

1.1 Công ty cổ phần 397 0,4 397 0,4 460 0,4 107,6

1.2 Công ty TNHH 2.187 2,0 2.435 2,2 2.664 2,4 110,4

1.3 DNTN 1.735 1,6 1.735 1,5 1.650 1,5 97,5

2.Theo ngành KT 4.319 3,9 4.567 4,1 4.774 4,2 105,1

2.1.Nông, LN và TS 830 0,7 796 0,7 730 0,7 93,8

2.2. CN & XD 2.229 2,0 2.472 2,2 2.724 2,4 110,5

2.3. Dịch vụ 1.260 1,1 1.299 1,2 1.320 1,2 102,4

(Nguồn: Chi cục thống kê huyệnBố Trạch) Trên thực tế, các doanh nghiệp thuộc KTTN trên địa bàn huyện Bố Trạch đã thu hút lượng lớn lao động vào làm việc, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Với sự gia tăng cả về số lượng doanh nghiệp và quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ngày càng được mở rộng. Nên số lượng lao động làm việc trong khu vực kinh tế này liên tục tăng. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2014-2016 là 105,1 %.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhìn chung, lao động thuộc doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân chiếm lực lượng đông đảo, với 3,9 % trong tổng dân số trong độ tuổi lao động năm2014và tăng lên 4,2% năm 2016.Trong đó, loạihình công ty TNHH thu hút nhiều lao động vào làm việc nhất, chiếm tới trên 2,0% trên tổng số lao động trong độ tuổi làm việc trên địa bàn hàng năm. Loại hình doanh nghiệp tư nhân có số lượng nhiều thứ 2 với tỷ trọng hơn 1,6% trong tổng số lao động trong độ tuổi làm việc trên địa bànhàng năm.Công ty cổ phầncó tỷ trọng lao động thấp nhất(từ 0,4% hàng năm) và tăng giảm không ổn định.

Nguyên nhân là do các Công ty Cổ phần làm ăn hiệu quả không cao mặt khác còn nhiều vấn đề về mặt quyền lợi người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, hạn chế nhiều mặt nên việc thu hút thêm lao động vào làm việc rất hạn chế.

Theo ngành kinh tế: Tỷ lệ lao động làm các ngành thuộc công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất với nguồn nhân lực phong phú và tăng đều qua các năm, từ2,0% năm 2014lên 2,4% năm 2016. Tỷ lệ lao động trong các ngành dịch vụ tăng, chiếm tỷ trọng từ 1,1% năm 2014 lên 1,2% năm 2016. Và ngược lại, tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành nông - lâm - thủy sản giảm đều qua các năm và chiếm tỷ trọng thấp nhất (từ 0,7%).

Theo xu thế hiện nay trong một vài năm tới công nghiệp và dịch vụ vẫn là hai ngành thu hút nhiều lao động địa phương vào làm việc nhất.

Các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đã thu hút số lượng lớn lao động vào làm việc. Điều này không chỉ giải quyết vấn đề xã hội mà còn giải quyết được vấn đề cơ bản của sự phát triển kinh tế địa phương hiện nay. Vì tạo thêm việc làm mới trong các ngành nghề phi nông nghiệp đã tạo cơ hội cho nông nghiệp phát triển, mở rộng được thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thêm sự công bằngtrong phân phối thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần giảm nghèo.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, để nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải có hướng đào tạo lại đội ngũ lao động nhằm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Bên cạnh đó, năng lực và trình độ quản lý của giám đốc doanh nghiệp được đánh giá qua kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đồng thời trình độ học

Trường Đại học Kinh tế Huế

vấn của giám đốc doanh nghiệp cũng phản ảnh phần nào về khả năng quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Để đánh giátrình độ quản lý của giám đốc doanh nghiệp chỉ dựa vào trìnhđộ đào tạo thì chưa thật đầy đủ. Tuy nhiên, để lượng hóa thìđề tài xin được dùng chỉ tiêu trình độ đào tạo giám đốc để phản ánh một phần nào về khả năng quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Qua bảng 2.8 cho thấy trình độ chuyên môn của người quản lý, điều hành các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở huyện Bố Trạch ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên là trìnhđộ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm. Điều này cho thấy trình độ quản lý điều hành của Giám đốc doanh nghiệp khu vực KTTN còn hạn chế. Tuy nhiên, chỉ số thống kê này chỉ mang tính tương đối. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xem việc đào tạo bồi dưỡng năng lực cho lãnh đạo doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Bảng 2.8: Trìnhđộ giám đốc DN thuộc KTTN giai đoạn 2014-2016 ĐVT: %

Năm 2014 2015 2016

Trung học phổ thông 9,2 8,3 7,5

Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp 48,0 47,2 45,1

Đại học 40,7 41,7 44,5

Sau đại học 2,1 2,8 2,9

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Bố Trạch)