• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vai trò của Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT

1.2. Thực tiễn phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực Kinh tế tư nhân hiện nay ở Việt

1.2.1. Vai trò của Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay

1.2. Thực tiễn phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực Kinh tế tư nhân hiện nay ở

nhờ vậy thành phần kinh tế này đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta đã xác định là cần phải: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế”.

Nghị quyết Đại hội XII đã có một một bước phát triển mới về nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân và được đông đảo dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao.

Đó là sự xác nhận “kinh tế tư nhân là động lực quan trọng” trong sự phát triển của đất nước. Hoàn toàn có thể khẳng định rằng đó không chỉ là một sự xác nhận vai trò mới của kinh tế tư nhân mà còn mở ra những cơ hội mới để thành phần kinh tế này phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới.

Với tư cách là “một động lực quan trọng”, về mặt cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước phải tạo mọi điều kiện để phát huy tốt nhất động lực đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải coi phát triển kinh tế tư nhân là một bộ phận của công cuộc phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là một trong những phương tiện cần được ưu tiên để đạt đến mục đích là nâng cao năng suất lao động xã hội- yếu tố quyết định sự thắng lợi của công cuộc đổi mới.

Kể từ khi thực hiện đường lối "Đổi mới", nhất là khi Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, khối doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển và có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2016, khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp, chiếm gần 90% số doanh nghiệp của cả nước.

Trong giai đoạn 2006-2016, so với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khu vực kinh tế tư nhân đóng góp gần 40% GDP cả nước, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, 64% tổng lượng hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa vận chuyển. Trong thời gian tới, khu vực kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục đóng góp khoảng 30% ngân sách và khoảng 40% GDP của cả nước.

Đặc biệt, khu vực kinh tế tư nhân thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần

Trường Đại học Kinh tế Huế

không nhỏ tái cấu trúc nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt tạo việc làm mới cho những đối tượng bị giảm biên chế hoặc mất việc làm do quá trình tinh giản bộ máyhành chính, cải cách doanh nghiệp nhà nước hay dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn.Mức thu nhập cho người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân được cải thiện đáng kể. Tính trung bình, mức thu nhập bình quân hàng năm của người lao động năm 2005 khoảng 25.4 triệu đồng/ người đã tăng 1,66 lần lên 42.3 triệu đồng/người vào năm 2014, hơn 45 triệu đồng/ người năm 2015 và khoảng 48.6 triệu đồng vào năm 2016.

Giai đoạn 2006- 2016, phần vốn dành cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn phát triển bình quân 214,4%/năm (gấp 28,3 lần), vốn đầu tư phát triển tăng bình quân hàng năm 34%, gấp 3,04 lần trong vòng 09 năm. Tỷ lệ vốn dành cho đầu tư phát triển bình quân tăng 56,4%/năm, cho thấy sự chủ động tích cực về huy động và sử dụng vốn hiệu quả của khu vực này.

Bảng 1.1:Tốc độ phát triển vốn đầu tư phát triển toàn xã hội các năm 2014, 2015 và 2016 so với năm trước

(Theo giá hiện hành)

ĐVT: %

( Nguồn: Tổng cục thống kê ) Về cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn tư nhân không chỉ luôn chiếm vị trí thứ 02 giữa 03 khu vực, mà còn có xu hướng tăng nhẹ từ mức 22% năm 2000 lên 38,4% năm 2016, trong khi khu vực FDI lại giảm rõ rệt từ mức cao nhất 30,9%

năm 2008 về mức 21,7% năm 2016 và khu vực kinh tế nhà nước giảm từ 47% năm 2006 về khoảng 40% năm 2016. Theo cơ quan thống kê Trung ương, vốn đầu tư Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số 108,4 111,5 112,0

Khu vực Nhà nước 108,7 110,2 106,7

Khu vực ngoài Nhà nước 107,1 113,6 113,0

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài 109,9 110,5 119,9

Trường Đại học Kinh tế Huế

phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 1367,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2015 và bằng 32,6% GDP. Vốn khu vực Nhà nước đạt 519,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 38% tổng vốn và tăng 6,7% so với năm trước;

vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 529,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,7% và tăng 13%;

vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 318,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% và tăng 19,9%.

Nhìn một cách khách quan, sự hồi sinh và phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong quá trìnhđổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội cho sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách Nhà nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1.2.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp thuộc khu vựcKinh tế tư nhân ở một