• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải pháp phát triển số lượng và quy mô các doanh nghiệp

Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC KHU

3.2.1. Giải pháp phát triển số lượng và quy mô các doanh nghiệp

- Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển, vận hành thông suốt, hiệu quả các loại thị trường và bảo đảm cạnh tranh bìnhđẳng, minh bạch.

+ Hoàn thiện Luật Doanh nghiệp, luật cạnh tranh tạo ra sự bình đẳng thực sự giữa nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp trong khu vực KTTN phải được thể hiện trong tất cả các quan hệ quản lý từ việc đăng ký kinh doanh, tổ chức điều hành của các hộ tư nhân đến các việc nộp thuế, xuất khẩu, nhập khẩu, thanh kiểm tra, kiểm toán…

+ Việc xây dựng hành lang pháp lý phải rõ ràng, đầy đủ, quy định rõ những việc mà DN được làm, không được làm, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành và lãnh thổ đối với việc tôn trọng quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh tế tư nhân, trách nhiệm đền bù những thiệt hại của DN do cơ quan quản lý gây ra.

- Hình thành và phát triển hệ thốngchương trình khởi nghiệp.

- Chủ động gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe các phản hồi, phản ánh từ cơ sở, doanh nghiệp để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc và hoàn thiện cơ chế, chính sách của huyện, tỉnh.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến + Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, loại bỏ các giấy phép không cần thiết, các điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của pháp luật do địa phương ban hành.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Đẩy nhanh việc công bố công khai các thủ tục hành chính đãđược chuẩn hóa trên cơ sở dữ liệu quốc gia. Niêm yết đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trên mạng Internet và tại trụ sở của các đơn vị trực thuộc .

+ Tin học hoá việc cấp Giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Tiếp tục nâng cao chất lượng, có hiệu quả mô hình “một cửa liên thông”

trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cấp phép xây dựng và lĩnh vực đất đai.

+ Cần có chế tài xử lý cụ thể những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ công chức trực tiếp làm việc vớicác doanh nghiệp.

3.2.1.2 Tháo gỡ khó khăn về đất đai- mặt bằng sản xuất kinh doanh

Để doanh nghiệp tiếp cận nhiều hơn các thông tin liên quan về đất đai và mặt bằng kinh doanh, tỉnh Quảng Bình nói chung và huyệnBố Trạchnói riêng cần cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và rộng rãi cho các doanh nghiệp. Bao gồm các giải pháp:

- Quy hoạch đất đãđược cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố những quỹ đất chưa sử dụng để doanh nghiệp có nhu cầu thuê đăng ký thuê.

- Thu hồi những diện tích đất sử dụng sai mục đích hay bỏ hoang để doanh nghiệp có thể thuê làm mặt bằng sản xuất kinh doanh.

- Giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung, các khu sản xuất, làng nghề truyền thống công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên tại các cụm xã trên địa bàn nằm xa khu dân cư. Kêu gọi vốn đầu tư vào xây dựng mặt bằng các cụm công nghiệp này và xây dựng đường giao thông nối liền với đường quốc lộ, tỉnh lộ.

- Hình thành và phát triển thị trường bất động sản chính thống nhằm minh bạch các thông tin về đất đai; định hướng và kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản; cũng như tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế đều được tham gia bình đẳng như nhau trong mọi hoạt động mua bán bất động sản. Qua đó tăng tính minh bạch về thông tin thị trường nhà đất, giảm chi phí tìm kiếm thông tin về đất đai và mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp. Đồng thời khuyến khích người sử dụng đất đăng ký, kê khai các giao dịch sử dụng đất tại cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về phía doanh nghiệp, cần phải thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về mặt bằng sản xuất và trụ sở sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng gian dối, khai báo trụsởkhông có thật.

3.2.1.3 Giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn

Để các DN dễ dàng hơn trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, cần có sự hài hòa lợi ích của 3 nhân tố là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và cơ chế, chính sách của Nhà nước.

- Về phía ngân hàng: Cần cơ cấu lại đối tượng khách hàng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc KTTN là đối tượng tiềm năng mà ngân hàng cần hướng đến. Ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức tiếp xúc để khai thác thông tin của doanh nghiệp khu vực KTTN. Về công tác thẩm định tín dụng, tránh dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo như thời gian qua, thực hiện nghiêm túc khâu thẩm định để đánh giá chính xác tiềm năng kinh doanh và hiệu quả dự án của khách hàng, từ đó hình thành các quyết định cho vay. Ngoài ra cần thực hiện chính sách hỗ trợ sau vay điều này vừa giúp DN trong khâu quản trị tài chính vừa giúp ngân hàng bảo toàn vốn cho vay. Các ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường; cải tiến thủ tục cho vay đối với DN theo hướng đơn giản, rõ ràng hơn nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay.

- Về phía DN cần thực hiện minh bạch hóa, bài bản hóa hệ thống sổ sách kế toán tạo thuận tiện cho ngân hàng trong việc theo dõi hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó nhanh chóng đưa ra quyết định cho vay vốn.

- Về phía địa phương, chính quyền cũng cần chủ động thành lập các tổ chức, các quỹ hỗ trợ vốn, quỹ bảo lãnh tín dụng... tạo thêm nhiều cơ hội cho các DN tiếp cận nguồn vốn. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN có thể tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư chính thống.

Đối với chính quyền cấp Huyện không có thẩm quyền quyết định trực tiếp những chính sách về vốn, tín dụng đối với hệ thống Ngân hàng. Chính vì vậy để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN có thể tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư cần làm tốt một số vấn đề sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Chính quyền Huyện cần thường xuyên quan tâm, cập nhật thông tin, tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư từ Trung ương, Tỉnh, từ các quỹ đầu tư phát triển của các tổ chức trong và ngoài nước. Nắm các thông tin về thủ tục từ đó sẽ hướng dẫn các cơ sở KTTN trên địa bàn có thể tiếp cận với các nguồn vốn này.

+ Thành lập tổ thẩm định các dự án khả thi trực thuộc Phòng Tài chính - Kế hoạch, có chức năng, nhiệm vụ sàng lọc những dự ánkhả thi, có lợi cho địa phương nhưng thiếu vốn. Từ đó Huyện sẽ có chương trình làm việc với Ngân hàng cùng phối hợp với doanh nghiệp tìm ra giải pháp tốt nhất để huy động vốn cho doanh nghiệp phát triển.

+ Cần có sự thay đổi trong tư tưởng cũng như cách thức hoạt động của các Ngân hàng kể cả trong và ngoài quốc doanh. Kiên quyết xóa bỏ tình trạng đối xử không bìnhđẳng trong vay vốn giữa khu vực tư nhân với khu vực Nhà nước.

+ Có giải pháp kiến nghị, phối hợp vớitỉnh phát triển các công ty cho thuê tài chính để cho doanh nghiệp dễ dàng tiến hành sản xuất kinh doanh mà không cần vốn lớn và không phải thế chấp tài sản. Các công ty cho thuê tài chính sẽ hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho người thuê đạt hiệu quả khi sản xuất.

+ Để tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, cần tạo điều kiện, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng dự án; hợp thức hoá quyền sử dụng đất đai và quyền sở hữu tài sản trên đất của doanh nghiệp đang sử dụng, nếu việc sử dụng đó là phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh và có đủ cơ sở pháp lý. Khi đó doanh nghiệp sẽ có đủ thủ tục pháp lý cần thiết để thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trong vay vốn các ngân hàng.

Trong việc định giá tài sản để thế chấp vay vốn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần xác định mức giá sát với thị trường hơn.

+ Xây dựng và mở rộng quy mô hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân ở nông thôn, khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, cư dân đô thị tham gia cổ phần quỹ tín dụng nôngthôn, chuyển dần thành những công ty cho vay cổ phần hoạt động ở nông thôn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.1.4Đào tạokiến thức cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp

Để doanh nghiệp ra đời, tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay, giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp cần có kiến thức nhất định về kỹ năng chuyên môn cũng như bản lĩnh để lãnh đạo doanh nghiệp ngày một phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt không chỉ ở trên địa bàn mà còn phạm vi quốc gia.

Để phát triển các năng lực nói trên, cần có sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp và sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức hữu quan. Ngoài sự chủ động, tích cực phấn đấu của bản thân doanh nghiệp, tỉnh cần có chính sách khuyến khích nhiều hình thức đào tạo với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và một số kỹ năng hữu ích như: Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo của chủ và giám đốc doanh nghiệp; kỹ năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ công chúng; kỹ năng quản lý thời gian... Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động đối với các doanh nhân, các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

3.2.1.5 Phát triển cơ sở hạ tầng tạo môi trường hấp dẫn cho phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân

Tỉnh Quảng Bình đang có kế hoạch triển khai Đề án nâng cấp xây dựng thị trấn Hoàn Lão lên cấp thị xã, vấn đề này cũng nằm trong chiến lược phát triểnkinh tếxã hội tỉnh, đưa thị xã trở thành động lực phát triển kinh tế của khu vực phíaBắc Quảng Bình. Việc ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông là giải pháp đột phá, có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển kinh tế của huyện.

- Hình thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại là một đột phá chiến lược, là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế. Tập trung rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong huyện và trong từng vùng, nhất là giao thông, thủy điện, thủy lợi, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực và hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Đa dạng hoá hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng.

- Phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi, chú trọng xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông, các trạm bơm, các công trình ngăn mặn và xả lũ. Xây dựng các công trình phòng tránh thiên tai, các khu neo đậu tàu thuyền để giảm nhẹ thiệt hại cho nhân dân. Phát triển nhanh và bền vững nguồn điện, hoàn chỉnh hệ thống lưới điện, đi đôi với sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển. Hiện đại hoá ngành thông tin -truyền thông và hạ tầng công nghệ thông tin.

3.2.2. Giải pháp tăng cường các yếu tố nguồn lực