• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC KHU

3.2.5. Giải pháp gia tăng kết quả sản xuất kinh doanh

Ngoài những hỗ trợ của Nhà nước, sự quan tâm của chính quyền địa phương thì bản thân các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN phải nỗ lực, chủ động đổi mới phù hợp với sự phát triển trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

a. Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý

Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh là nhu cầu đổi mới không ngừng của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở huyện Bố Trạch, vì hiện tại đa số các doanh nghiệp chưa xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, chưa có mục tiêu rõ ràng.

* Chiến lược về sản phẩm, mặt hàng:

Sản phẩm ở đây có thể là hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất ra bởi doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN. Mỗi loại sản phẩm có một vòng đời nhất định. Tính chủ động của doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sẽ giúp sản phẩm kéo dài hoặc bước sang một vòng đời mới. Các doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm thông qua nhập khẩu dây chuyền thiết bị đặc thù mà các cơ sở khác chưa có. Công tác nghiên cứu thị trường về sản phẩm phải được tiến hành một cách nghiêm túc. Doanh nghiệp cần tránh đầu tư tràn lan, chồng chéo, kém hiệu quả gây lãng phí nguồn lực. Cần lựa chọn các mặt hàng, dịch vụ phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệptrong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Tiếp tục đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đã có thị phần trên thị trường như: Dệt may, vật liệu xây dựng…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Với vị trí địa lý và điều kiện về tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, DNTN hoạt động trong lĩnh vực này cần nâng cấp máy móc thiết bị, đầu tư mở rộng bến bãi,đa dạng hóa các chủng loại mặt bằng vật liệu xây dựng. Huyện có đường quốc lộ chạy qua, nên lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng đường bộ cũng lànơi phát triển tốt của kinh tế tư nhân, có thể thành lập các cơ sở kinh doanh vận tải hàng hóa Bắc Nam. Phát triển các doanh nghiệp cung cấp phụ tùng, sửa chữa phương tiện giao thông vận tải theo tuyến Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và Tỉnh lộ561.

Hiện nay HuyệnBố Trạchcó tốc độ phát triển khá nhanh, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ. Các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN có thể lựa chọn phát triển theo hình thức các cơ sở kinh doanh, cung cấp vật liệu xây dựng (xi măng, gạch, ngói, thiệt bị nội thất, vệ sinh…), và kinh doanh vận tải hàng hóa nội địa bằng loại hình ô tô nhỏ.

- Đối với tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Phát triển theo các ngành nghề truyền thống theo vùng quy hoạch như nghề rượu (Vạn Lộc), nón lá (Mỹ Trạch)….

- Trong lĩnh vực dịch vụ: Phát triển các loại hình dịch vụ ăn uống, khách sạn, nhà nghỉ theo tuyến Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 561 phục vụ khách hàng.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp: Phát triển các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản tại các vùng quy hoạch như: nuôi tôm, cá, gà dưới hình thức các trang trại và nhà hàng, sản phẩm phục vụ khách du lịch và hướng ra xuất khẩu. Thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan…

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nông nghiệp tại các vị trí trung tâm các khu dân cư, cácthị tứ, thị trấn.

Xây dựng hệ thống các cơ sở chế biến, sơ chế sản phẩm nông sản: rau quả, đậu lạc, ớt tại Hòa Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Xuân Trạch. Sản phẩm nông sản dùng trên địa bàn và bán ra các tỉnh lân cận: Quảng Trị, Huế, Hà Tĩnh…

* Chiến lược chọn giá bán: Doanh nghiệp cần chủ động đề ra chiến lược giá bán thích hợp với từng thời gian, từng thị trường. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đa dạng về giá phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Chiến lược phân phối sản phẩm: Sản phẩm có thể được phân phối theo hai kênh: Gián tiếp hoặc trực tiếp. Doanh nghiệpcó thể sử dụng đồng thời cả hai kênh phân phối sản phẩm, song về tỷ lệ kênh nào nhiều hơn, kênh nào ít hơn thì tùy thuộc vào sự cân nhắc về chi phí và mức độ thâm nhập thị trường. Thông qua kênh gián tiếp sản phẩm nhanh chóng được triển khai ở nhiều nơi, chi phí ban đầu không lớn, có hiệu quả ngay, nhưng lại không hoàn toàn kiểm soát được giá bán, hàng giả có thể xâm nhập được, thông tin phản hồi từ phía khách hàng không đầy đủ và không chính xác. Vì vậy, các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN cần triển khai từng bước, tìm hiểu kỹ các điểm phân phối sản phẩm của bản thân đơn vị mình.

* Chiến lược đầu tư: Chiến lược đầu tư phải được xây dựng dựa trên các dự báo, kế hoạch phát triển chung của thành phố, sức mua của khách hàng, thị hiếu, điều kiện tài chính, sự phát triển của khoa học công nghệ, chiến lược không chỉ bó hẹp trog một phương án mà chỉ có 2 đến 3 phương án khác nhau. Mặt khác, trước xu thế cạnh tranh quyết liệt, để đảm bảo đứng vững và giành ưu thế trên thị trường thì khu vực KTTN phải luôn chú trọng đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của người lao động... để sản xuất các sản phẩm có hàm lượng giá trị cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

* Chiến lược đối ngoại: Trong nền kinh tế thị trường với nhiều mối quan hệ phức tạp, công tác đối ngoại ngày càng tỏ rõ vai trò của nó. Đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, dịch vụ cho doanh nghiệp; đó là mối quan hệ của doanh nghiệp với các cơ quan chức năng, lãnh đạo địa phương…Đây không phải là quan hệ hành chính đơn thuần, công tác này giúp doanh nghiệp nhanh chóng đề xuất các vướng mắc về chính sách với cơ quan có thẩm quyền, phối hợp chặt chẽ với bạn hàng vì lợi ích chung.

b, Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc khu vựcKinh tế tư nhân

Cần có cách thức sắp xếp bố trí các nguồn lực một cách khoa học, hợp lý để sử dụng các nguồn lực có hạn một cách hiệu quả nhất, phục vụ cho việc thực hiện các mục đích đặt ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nhằm tạo ra một tổ chức năng động, hiệu quả, nhạy cảm và có tính thích nghi với môi trường kinh doanh, tạo ra một cơ chế quản lý đảm bảo nhịp nhàng, đồng bộ trong hoạt động, phát huy cao độ tính chủ động và những tài năng sáng tạo của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong việc xử lý các tình huống trong sản xuất kinh doanh.

Cơ cấu tổ chức phải ổn định lâu dài, vừa đảm bảo tính năng động, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ. Đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp, cần áp dụng chế độ khuyến khích đặc biệt, gắn liền với hiệu quả kinh doanh, đó là các yếu tố về tiền lương, bảo hiểm, điều kiện làm việc…Nên tránh hiện tượng đưa các thành viên trong gia đình vào tham gia quản trong công ty mặc dù họ không có trình độ, chúng ta nên chọn những người có trình độ, có năng lực, nhạy bén có khả năng mang lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp ở từng vị trí.

Phải nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp bằng các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, chuyên môn, khoa học , kỹ thuật dưới các hình thức, mở các lớp tại chỗ hoặc hỗ trợ tạo điều kiện về thời gian, tài chính cho cán bộ, công nhân tham gia các lớp học ngoài giờ mở tại các trường đào tạo.

Thực tế hiện nay cho thấy các nhà quản lý DN phần đông hoạt động thiếu bài bản, dựa nhiều vào kinh nghiệm, chạy theo thị hiếu thị trường, không có phân tích khoa học nên không ít doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả. Vì vậy, việc nâng cao trìnhđộ cho các nhà quản lý phải được đưa vào kế hoạch và tiến hành ngay.

Cần có chiến lược thu hút lao động, đặc biệt là lao động có trìnhđộ và tay nghề cao thông qua các chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến…

Trong doanh nghiệp cần xây dựng chức năng, nhiệm vụ cho từng vị trí từ đó đặt ra yêu cầu về trìnhđộ đào tạo, kinh nghiệm, giới tính, độ tuổi…Việc đào tạo lại, bổ sung nghiệp vụ để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

c, Đẩy mạnh xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực, chuyên nghiệp.

Các doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp điều này rất cần thiết cho sự phất triển bền vững của họ. Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong công việc này. Văn hoá doanh nghiệp là hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của doanh nghiệp đồng thuận. Nó có ảnh hưởng đến cách thức hành động của các thành viên.

Thông thường, văn hoá doanh nghiệp có thể hình thành sau khi tiến hành 4 bướcxây dựng sau:

Bước 1: Phổ biến kiến thức chung: Đây là bước chuẩn bị tinh thần quan trọng cho quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Nếu chỉ mỗi cấp lãnh đạo hiểu về văn hoá doanh nghiệp là chưa đủ. Một khi tất cả nhân viên đều hiểu và thấy rõ lợi ích của văn hoá doanh nghiệp, công cuộc xây dựng mới thành công.

- Giai đoạn này tập trung vào việc phổ biến kiến thức chung về văn hoá doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành, ý nghĩa của văn hoá doanh nghiệp cho mọi thành viên.

- Tuỳ theo quy mô, doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi nói chuỵên và khoá học về văn hoá, hoặc phát động các cuộc thi tìm hiểu, xây dựng cơ sở dữ liệu về văn hoá để nhân viên tự tìm hiểu. Nên chuẩn bị trước nội dung cần phổ biến xuyên suốt giai đoạn này, từ cơ bản đến nâng cao. Mục đích của những việc làm này là giúp cho các thành viên về văn hoá doanh nghiệp và ý thức được lợi ích của nó đối với sự phát triển của bản thân và doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thuê các đối tác đào tạo, hoặc tự đào tạo về nội dung này.

Bước 2: Định hình văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá doanh nghiệp không hình thành cùng lúc với doanh nghiệp. Thông thường, nó chỉ có thể được nhận dạng sau 3 năm hoạt động trở lên. Giai đoạn này phải có sự chủ trì của người sáng lập và ban lãnhđạo cấpcao của doanh nghiệp.

- Kết quả của giai đoạn này sẽ xác định được những yếu tố của văn hoá doanh nghiệp, bao gồm: Hệ tư tưởng (hoài bão và sứ mệnh của doanh nghiệp), hệ giá trị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(triết lý kinh doanh và giá trị cốt lõi); các chuẩn mực hành vi và các biểu trưng nhận dạng của doanh nghiệp.

- Văn hoá doanh nghiệp là “linh hồn” của doanh nghiệp, trong giai đoạn này,

“linh hồn” ấy mới dần hiện rõ. Chính nó sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng được nhận biết bằng những khác biệt của mình. Việc thuê một đối tác vào tư vấnchỉ là phương tiện để những yếu tố của văn hoá doanh nghiệp hình thành, chứ không thể quyết định các yếu tố đó sẽ như thế nào.

Bước 3: Triển khai xây dựng: Giai đoạn này, văn hoá doanh nghịêp cần được tiến hành từng bước nhưng đồng bộ và kiên trì, từ tuyên truyền những quan điểm, hệ giá trị cho đến việc thực hiện các chuẩn mực hành vi phải được tổ chức một cách khéo léo. Doanh nghiệp có thể tổ chức các phong trào, phương thức tôn vinh hành vi văn hoá, góp phần xây dựng văn hoá theo đúng định hướng ở bước 2.

- Giai đoạn này, doanh nghiệp phải đối mặt với một số thay đổi, bước đầu có thể ban hành quy chế để bắt buộc thực hiện. Sau một thời gian, từ vị thế bắt buộc, nhân viên sẽ thực hiện một cách tự nguỵên. Đây chính là dấu hiệu của thành công.

- Song song với việc điều chỉnh những yếu tố vô hình, doanh nghiệp cần tiến hành thay đổi những yếu tố hữu hình như kiến trúc, màu sắc, nội thất văn phòng, nghi thức… sao cho phù hợp với văn hoá của mình. Kết quả của giai đoạn này sẽ dần hình thành những đặc trưng văn hoá của doanh nghiệp, giúp các thành viên nhận biết các giá trị văn hóa của doanh nghiệp mình.

Bước 4: Ổn định và phát triển văn hoá: Bất cứ một yếu tố văn hoá nào hình thành xong, doanh nghiệp phải bắt tay ngay vào việc duy trì, cập nhật để nó không bị lạchậu và mai một. Lãnh đạo là người quyết định văn hoá doanh nghiệp, nhưng nó “sống” được hay không là nhờ sức mạnh của mọi thành viên. Các hoạt động văn hoá lúc này sẽ phát huy tác dụng tich cực như là công cụ trong việc quản lý điều hành công ty. Doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền nội bộ, quảng bá ra bên ngoài, tôn vinh những cá nhân, tập thể, những hành vi phù hợp với văn hoá doanh nghiệp. Hãy làm cho các thành viên thấy rằng sẽ mất đi ý nghĩa nếu không có những yếu tố của vănhoá doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Ngày nay, để đánh giá một doanh nghiệp, ngoài thị trường, cơ cấu tổ chức…, người ta còn quan tâm đến giá trị cốt lõi của nó. Đó chính là văn hoá doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp xây dựng thành công văn hoá của mình tức là đã sở hữu một tài sản đặc trưng, điều làm nên sự khác biệt với đối thủ và giúp cho nó trường tồn. Khi văn hoá doanh nghiệp là một tài sản, một nguồn lực thì nó cũng rất cần khả năng sử dụng để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, cũng như cho mỗi thành viên trong đó.

d, Thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

Trong sản xuất kinh doanh thì rủi ro là điều không thể tránh khỏi, nó luôn xảy ra bất kỳ lúc nào do vậy hộ, doanh nghiệp phải phòng ngừa và hạn chế những tác động của chúng. Để hạn chế tố rủi ro doanh nghiệp cần làm tốt các vấn đề sau:

- Thâm nhập vào thị trường từng bước để đánh giá được phản ứng của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp để điều chỉnh cho phù hợp.

-Đa dạng hóa sản phẩm, ngành nghề kinh doanh để hỗ trợ cho nhau. Cần tập trung vào một số sản phẩm chính có khả năng thu lợi nhuận cao, giảm thiểu rủi ro.

- Liên kết với những doanh nghiệp khác để mua các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, tận dụng được lợi thế của nhau, hạn chế rủi ro.

- Dự trữ nguồn lực ở mức hợp lý nhất để phòng ngừa rủi ro, song không để bị đọng vốn lớn để tăng hiệu quả kinh doanh. Mức dự trữ nguồn lực phụ thuộc vào mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh đang tiến hành và khả năng của doanh nghiệp.

Như vậy, hoạt động trong cơ chế thị trường doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược, kế hoạch kinh doanh riêng phù hợp với năng lực của mình, cần phải xác định rõ mục tiêu phát triển, căn cứ vào điều kiện cụ thể của hộ, doanh nghiệp để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, và đưa ra những cách thức để thực hiện kế hoạch đề ra.

e,Tăng cường đầu tư công nghệ mới, hiện đại hóa trang thiết bị

Công nghệ mới và thiết bị đi kèm sẽ giúp cho các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN có năng suất cao hơn, chất lượng hàng hóa tốt hơn và có thể tung ra thị trường nhiều mẫu mã mới. Doanh nghiệp cần phải tính toán, cân nhắc kỹ giữa yêu cầu đầu tư công nghệ mới, hiện đại hóa các trang thiết bị và yêu cầu tăng doanh thu để đạt được hiệu quả cao nhất. Đầu tư công nghệ mới là vấn đề phải đặt ra thường

Trường Đại học Kinh tế Huế