• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC KHU

3.2.2. Giải pháp tăng cường các yếu tố nguồn lực

- Đa dạng hoá hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng.

- Phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống thuỷ lợi, chú trọng xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông, các trạm bơm, các công trình ngăn mặn và xả lũ. Xây dựng các công trình phòng tránh thiên tai, các khu neo đậu tàu thuyền để giảm nhẹ thiệt hại cho nhân dân. Phát triển nhanh và bền vững nguồn điện, hoàn chỉnh hệ thống lưới điện, đi đôi với sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển. Hiện đại hoá ngành thông tin -truyền thông và hạ tầng công nghệ thông tin.

3.2.2. Giải pháp tăng cường các yếu tố nguồn lực

-Liên đoàn lao động Huyện, Đoàn Thanh niên, Phòng Lao động- Thương binh và xã hội cần phối hợp với doanh nghiệp định kỳ mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, chuyên môn và quản trị kinh doanh cho người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, đặc biệt là DNTN trên địa bàn.

* Đối với doanh nghiệpthuộc khu vựcKinh tế tư nhân

- Coi trọng việc học tập nâng cao trìnhđộ của nhân viên là việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình qua việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, cụ thể :

+ Nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động nhằm phát huy tinh thần tự giác, hành vi, thái độ làm việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động để người lao động linh hoạt, sáng tạo, sử dụng có hiệu quả các công cụ, phương tiện lao động tiến tiến, tăng cường khả năng tiếp thu và áp dụng khoa học công nghệ mới.

+ Phát huy tinh thần rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao tay nghề của người lao động.

- Thường xuyên cải thiện điều kiện làm việc để tăng năng suất lao động, tạo sự hấp dẫn trong công việc, phát huy tinh thần sáng tạo của người lao động. Duy trì sử dụng các công cụ tiền lương qua thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng phù hợp với những đóng góp, công hiến của người lao động để kịp thời động viên, khuyến khích họ làm việc tốt hơn, hết mình vì doanh nghiệp.

- Chú trọng việc trang bị, bồi dưỡng kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn kỹ thuật, kiến thức đặc thù cần thiết của mỗi chủ doanh nghiệp đảm bảo đủ trìnhđộ cũng như bản lĩnh để lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp ngày một phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

b. Phát triển nguồn lực vật chất

Nguồn lực vật chất của doanh nghiệp được bổ sung từ đầu tư thêm và từ lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài việc các doanh nghiệp tăng nguồn vốn bổ sung, thì việc quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện cho sự phát triển kinh tế cũng góp phần quan trọng để doanh nghiệp tăng lợi nhuận, do vậy huyện cần :

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất kinh doanh

Cần có các giải pháp về xây dựng hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành du lịch và dịch vụ chất lượng cao. Cụ thể là tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn thiện các tuyến đường chính. Đầu tư nâng cấp, mở rộng để hoàn chỉnh mạng giao thông nội thị ở các khu vực còn lại. Trong đó quan trọng hàng đầu là xây dựng hệ thống xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn về môi trường.

- Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh

Huyện cần cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và rộng rãi cho các doanh nghiệp, bao gồm:

Công bố công khai và kịp thời cho mọi doanh nghiệp các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề truyền thống.

- Tạo điều kiện để doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN dễ tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ, có lãi suất thấp như giảm bớt các thủ tục, điều kiện thế chấp…

để doanh nghiệp trang bị nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh

- Chính sách thuế nên xem xét về chế độ ưu đãi, miễn giảm phù hợp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng thời gian ưu đãi, miễn giảm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, sử dụng nhiều lao động.

c. Quản lý và sử dụngcó hiệu quả vốn và tài sản doanh nghiệp

Để chủ động được trong việc huy động vốn doanh nghiệp cần phải tính toán được nhu cầu tài chính trong ngắn hạn và dài hạn, xây dựng kế hoạch huy động vốn. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ phải tính toán đầy đủ chi phí huy động vốn vìđây là yếu tố ảnh hưởng tới giá thành, giá bán của hàng hóa từ đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của đơn vị.

Cần có một chiến lược, kế hoạch tài chính lâu dài, có độ chính xác cao.

Doanh nghiệp cần quan tâm điều chỉnh tài chính như các tín dụng, ưu đãi thuế…Một kế hoạch tài chính có độ chính xác cao sẽ giúp doanh nghiệp trong việc huy động vốn kinh doanh, đặc biệt là vốn lưu động. Khả năng thanh toán kịp thời

Trường Đại học Kinh tế Huế

các khoản chi phí, phản ánh sự lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp. Kế hoạch thu chi đầy đủ, đúng quy định là một phần quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch tài chính.

Các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trên địa bàn huyệnBố Trạch cần hình thành kỹ năng xây dựng dự án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi làm cơ sở tạo lòng tin với ngân hàng. Trong đó: Doanh nghiệp phải nêu rõđược mục tiêu của dự án, dự tính được kết quả kinh doanh, khả năng hoàn trả vốn, phân tích kinh tế- kỹ thuật dự án, tổ chức quản lý sản xuất, lao động, đào tạo, dự trù cân đối thu chi và kế hoạch trả nợ ngân hàng. Để dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn, các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN cần liên kết với nhau thành các nhóm kinh doanh theo ngành nghề với sự bảo lãnh tín chấp của chính quyền địa phương, các hội, đoàn thể xã hội.

Doanh nghiệp cần thực hiện tốt việc kiểm soát nội bộ hoạt động tài chính của đơn vị, tiến tới thực hiện kiểm toán độc lập theo định kỳ qua đó xây dựng lòng tinđối với Ngân hàng, nhà đầu tư. Cần có sự cân đối hợp lý về tỷ lệ giữa vốn lưu động và vốn cố định, để bảo toàn phát triển vốn cố định, các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN nên sử dụng một số phương pháp như đánh giá lại tài sản cố định thường xuyên; lựa chọn các phương pháp khấu hao thích hợp để thu hồi vốn nhanh, bảo toàn được vốn.

Sau mỗi kỳ kế hoạch người quản lý cần tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn cố định thông qua những chỉ tiêu phân tích và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, trên cơ sở đó rút ra những bài học về quản lý, bảo toàn vốn cố định. Đối với vốn lưu động, đơn vị cần xác định rõ số vốn cầnthiết đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tổ chức khai thác các nguồn huy động vốn lưu động với chi phí thấp nhất. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, xử lý kịp thời các vật tư hàng hóa chậm luân chuyển, áp dụng các hình thức tín dụng thương mại. Kịp thời điều chỉnh và có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua việc phân tích các chỉ tiêu như: Vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hệ số nợ…

Hiện nay các kênh huy động vốn rất đa dạng, nhưng đối với các doanh nghiệp thuộckhu vựcKTTN cần nghiên cứu kỹ lưỡng, lựa chọn cho mình một kênh huy động vốn hợp lý với chi phí thấp và sử dụng vốn có hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một trong những giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp huy động được các nguồn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh là phải có một chiến lược tài chính rõ ràng cho hoạt động của mình. Khả năng thanh toán kịp thời các chi phí phản ánh sự lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp. Kế hoạch thu chi đầy đủ, đúng quy định là một phần quan trọng không thể thiếu trong chiến lược tài chính.

Song song với việc huy động vốn, doanh nghiệp cũng cần xây dựng các phương án sử dụng vốn hiệu quả. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp sau khi huy động vốn mới phát hiện ra nguồn nhân lực của mình vừa thiếu lại vừa yếu về nghiệp vụ để quản lý vốn. Vì thế, doanh nghiệp nên bắt đầu bằng một kế hoạch tốt, có nhiều phương án sử dụng vốn cũng như chuẩn bị cả nguồn nhân sự và kỹ thuật để quản lý số vốn huy động hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần duy trì việc lập các báo cáo tài chính theo quy định, đặc biệt là báo cáo tài chính có qua kiểm toán độc lập. Các báo cáo trên không chỉ giúp doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược vốn có tính chính xác cao mà còn tạo uy tín cho doanh nghiệp đối với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức tín dụng như các bạn hàng.

d. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinhtế tư nhân ở huyệnBố Trạch đang gặp khó khăn trong tiếp cận và ứng dụng công nghệ tiên tiến do thiếu kinh phí, thiếu lao động khoa học công nghệ. Ngoài ra sự hỗ trợ của Nhà nước chưa sát sao, phù hợp với tình hình thực tế. Do đó, loại hình này rất yếu thế trong cạnh tranh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, cần khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao kết quả SXKD qua việc hỗ trợ doanh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, việc hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới hiện đại, thích hợp và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng cường cạnh tranh trong sản xuất, chế biến sản phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cập nhật kịp thời lên Website của huyện các thông tin liên quan đến chế độ chính sách, thị trường, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn hỗ trợ của tỉnh một cách có hiệu quả nhất.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú ý đưa tin về việc hoạt động của các doanh nghiệp nhằm quảng bá tình hình sản xuất kinh doanh, kịp thời đưa tin các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đúng pháp luật, đúng định hướng, hiệu quả, có những thành tích đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.