• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THUỘC KHU

3.2.6. Giải pháp mở rộng thị trường

Phát triển thị trường là một giải pháp then chốt khẳng định sự tồn tại của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN cần phải đổi mới, hoàn thiện mình cho phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh, đảm bảo uy tín, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, biết gắn kết lợi ích của bản thân doanh nghiệp với lợi ích người tiêu dùng.

a, Đẩy mạnh hoạt động Marketing.

Hiện nay hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tuy có những bước phát triển nhất định song hầu như nhận thức về hệ thống lý thuyết Marketing là rất yếu, vì vậy khi gặp những thay đổi của thị trường, hay nhu cầu khách hàng các DN thường rất lúng túng.

Mỗi doanh nghiệp trong khu vực KTTN cần xây dựng một chiến lược kinh doanh riêng, phù hợp với khả năng về vốn, năng lực cán bộ và trình độ phát triển,

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong đó cần xác định rõ mục tiêu phát triển, căn cứ ngành hàng sản xuất kinh doanh, bàn hàng và thị trường, các nguồn lực để thực hiện chiến lược kinh doanh cũng như kế hoạch và giải pháp tổ chức, thực hiện trong từng giai đoạn. Mọi hoạt động của hộ, doanh nghiệp phải nhằm vào thực hiện mục tiêu cụthể của chiến lược sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, những thất bại trong kinh doanh hầu hết là do chưa có chiến lược hoặc chiến lược sai lầm, hạn chế trong việc triển khai một số chiến lược kinh doanh đúng đắn.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong thời gian tới, các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN cần xây dựng và tổ chức thực hiện tốt ba chiến lược sau:

Chiến lược hướng tới khách hàng, chiến lược cạnh tranh, chiến lược thích nghi thông qua tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó chiến lược hướng tới khách hàng là quan trọng nhất, bởi vì khi nắm bắt được nhu cầu đích thực của khách hàng, kết hợp với khả năng nguồn lực của mình để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm, sản xuất kinh doanh sẽ có lãi và phát triển đi lên.

Việc nghiên cứu, nắm bắt các thông tin về thị trường, sẽ giúp các cán bộ, quản lý các nhà chính sách của doanh nghiệp vạch ra những chiến lược cụ thể trong việc giữ gìn thị trường hiện có và mở rộng kinh doanh sang khu vực khác.

Hiện nay, các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trên địa bàn huyện Bố Trạch đa số không chủ động và thiếu tính kế hoạch trong việc nghiên cứu thị trường quốc tế. Doanh nghiệp gần như lựa chọn theo cách phản ứng lại với thị trường.

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải cố gắng chuyển từ tiếp cận thị trường một cách có định hướng, có mục tiêu và có chiến lược rõ ràng.

Doanh nghiệp nên chủ động lựa chọn thị trường, phân loại khách hàng, thường xuyên cập nhật các thông tin về thị trường quốc tế. Đối với các mặt hàng xuất khẩu là nông sản, thủy sản như: Rau, củ, quả, mực, tôm…nên tập trung vào thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan vì các thị trường này có dân số đông, nhiều nét văn hóa tương đồng đối với người Việt Nam, việc nghiên cứu, thâm nhập thị trường này cũng dễ dàng hơn. Đối với các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản…là các

Trường Đại học Kinh tế Huế

thị trường lớn, khắt khe về chất lượng sản phẩm thì các doanh nghiệp cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, các quy định của nước sở tại, vì các doanh nghiệp trên địa bàn huyện ở thời điểm này chưa đủ khả năng xuất khẩu trực tiếp và bán sản phẩm trực tiếp tới thị trường trên.

Để đảm bảo thành công cho chiến lược kinh doanh và cạnh tranh, các doanh nghiệp cần có thông tin đầy đủ, tin cậy và kịp thời về thị trường, sản phẩm, các điều kiện thương mại, về các dịch vụ hỗ trợ. Phải tiến hành nghiên cứu thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường thế giới nghiên cứu thị trường có thể gây tốn kém cho đơn vị nhưng lợi thế mà nó mang lại là rất lớn. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, doanh nghiệp nào chưa sẵn sàng đầu tư cho nghiên cứu thị trường thì đồng nghĩa với việc sẽ phải chấp nhận kết qủa kinh doanh không được như mong muốn. Không đầu tư để có thông tin sẽ không nắm bắt được nhu cầu thị trường, sẽ thua kém đối thủ cạnh tranh.

Nghiên cứu thị trường không phải là công việc dễ dàng, nó đòi hỏi những kỹ thuật và công cụ khá tốn kém. Cácdoanh nghiệpcó thể thuê hoặc mua để có kết quả nghiên cứu thị trường, tránh thiệt hại cho việc cập nhật thông tin không đúng, thiếu độ tin cậy. Có thể khai thác các thông tin về thị trường qua mạng Internet, các cơ quan thông tin đại chúng, qua đài báo…

Ngoài công tác nghiên cứu thị trường thì bên cạnh đó các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN cũng cần hết sức quan tâm tới các hoạt động xúc tiến thương mại. Do tài chính có hạn nên đơn vị cần tăng cường quảng cáo trên các phương tiện truyền tin, khuyếch trương, bằng cách quảng cáo trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, sử dụng tờ rơi, quảng cáo trên internet…, tham gia các hội trợ quốc tế, giới thiệu sản phẩm. Các doanh nghiệp cần trang bị kiến thức đầy đủ, có tính nhạy cảm, có đầy đủ thông tin, và xử lý thông tin nhanh trong các hoạt động tác nghiệp của hoạt động xúc tiến thương mại.

Công tác tiếp thị ở các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trên địa bàn huyện đã có những bước phát triển nhất định trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn ítđược đầu tư hoặc chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng. Do hạn

Trường Đại học Kinh tế Huế

chế về tài chính nên hầu hết các doanh nghiệp chưa có các chương trình cụ thể hay có một sự chuẩn bị ban đầu về quảng cáo sản phẩm thông qua các quảng cáo ở nước ngoài, tìm hiểu lĩnh vực, cơ hội và các đối tác đầu tư. Các hoạt động định hướng khách hàng trong nước như khuyến mãi, khuếch trương sản phẩm, quan hệ công chúng chưa được các doanh nghiệpsử dụng rộng rãi.

Các doanh nghiệp cần tích cực, thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm được tổ chức tại tỉnh Quảng Bình và trong cả nước. Đặc biệt coi trọng các cuộc hội thảo, hội nghị, tranh thủ tiếp cận các đối tác, bạn hàng, nắm bắt và tận dụng mọi cơ hội để đàm phán, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tìm kiếm các hợp đồng, dự án cho doanh nghiệp mình.

Cần tích cực xây dựng, quảng bá thương hiệu. Khi đã có thương hiệu, lấy được uy tín, lòng tinđốivới khách hàng cần tiếp tục duy trì, bảo vệ thương hiệu của mình. Các doanh nghiệpcần đăng ký thương hiệu tại các cơ quan có thẩm quyền để được pháp luật bảo vệ tránh được hiện tượng bị đánh cắp thương hiệu hoặc kiện cáo về sau.

b, Phối hợp phát triển với các địa phương khác

Có kế hoạch phối kết hợp với các địa phương trong tỉnh, các địa phương của tỉnh Quảng Trị để tạo ra sự phát triển hiệu quả, ổn định và bền vững cho huyện, cụ thể:Phối hợp trong kết cấu hạ tầng trong khuôn khổ các dự án như xây dựng đường ven biển Bảo Ninh- Nhân Trạch, dự án đường đê kè sông biển,...; hợp tác xây dựng các tuyến du lịch; hợp tác trong lĩnh vực thương mại; phối hợp nâng cao năng lực khai thác hệ thống thủy nông; hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; hợp tác trong phát triển y tế, nghiên cứu trong lĩnh vực y học.

c. Hoàn thiện việc chăm sóc khách hàng - Gia tăng sự giao tiếp đối với khách hàng.

- Tổ chức điều tra về khách hàng, thiết lập hệ thống các thông tin cập nhật về các khách hàng của doanh nghiệp kể cả đối tác hiện nay của họ, các tiêu chuẩn cần thiết để trở thành một nhà cung cấp hàng hóa cho khách hàng đó. Ngược lại, các doanh nghiệp cũng cần cung cấp nhiều thông tin của mình cho khách hàng hiện tại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Càng biết nhiều về doanh nghiệp, khách hàng càng thấy gần gũi với doanh nghiệp và càng có khả năng trở thành những khách hàng trung thành.

- Nắm bắt các sự kiện quan trọng, tham gia tài trợ cho các chương trình và bất kỳ sự kiện nào cho phép nhân viên của doanh nghiệp tương tác, gặp gỡ với khách hàng tốt nhất.

- Liên lạc thường xuyên với khách hàng bằng đa dạng hóa những kiểu chăm sóc khác nhau mà doanh nghiệp gửi đi. Doanh nghiệp có thể phối hợp các cách gửi thư trực tiếp, liên lạc điện thoại, email...