• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3. NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI

3.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.4.3. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

tra, giám sát của NHNN.

Bên cạnh việc thanh tra, giám sát, NHNN yêu cầu các NHTM phải công khai thông tin vềtình hình hoạt động của ngân hàng. Việc công khai thông tin, một mặt sẽ giúp cho hoạt động của các ngân hàng lành mạnh hơn, mặt khác, giúp các khách hàng của ngân hàng theo dõiđược hoạt động của ngân hàng, từ đó yên tâm đầu tư, gửi tiền.

Thời gian vừa qua, lãi suất trên thị trường tiền tệ - ngân hàng có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là những lúc thị trường có biến động, một sốNHTM có hình thức khuyến mại hoặc tỷlệ huy động vốn bổsung ngầm (hay nói cách khác, có biểu hiện hai giá lãi suất huy động: giá lãi suất niêm yết và giá lãi suất thực tếngầm) gây cạnh tranh không lành mạnh. Có thời điểm có ngân hàng đã nâng lãi suất huy động cao hơn mặt bằng chung, gây xáo trộn, mấtổn định thị trường.

Trong thời gian tới, đề nghị NHNN tiếp tục tăng cường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng; đặc biệt, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và thanh tra hoạt động của các TCTD, xử lý đúng và kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền (áp dụng kịp thời quyền của NHNN theo quy định tại Điều 91 Luật Tổ chức tín dụng). Khi có biểu hiện biến động lớn, gây xáo động thị trường cần sử dụng biện pháp hành chính đủ mạnh và kịp thời để ngăn chặn cạnh tranh không lành mạng giữa các TCTD, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ trên địa bàn.

kinh doanh trên địa bàn.

- Trụ sở chính cần phải tăng cường công tác nghiên cứu dự báo đối với các thay đổi trong chính sách lãi suất của NHNN về trần lãi suất huy động để các chi nhánh chủ động triển khai thực hiện.

- Ban hành cơ chế cơ chế điều hành nguồn vốn, cơ chế điều hành lãi suất phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của từng địa bàn, vùng miền. Phải xây dựng theo hướng tạo khuôn khổpháp lý, nâng cao quyền tựchủ, linh hoạt, phân rõ trách nhiệm trong hoạt động nhằm phát huy tối đa vai trò và vị thế của từng chi nhánh.

Các văn bản hướng dẫn phải được ban hành kịp thời, cụthểvà tránh chồng chéo.

- Đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệthống về các quy định lãi suất, tránh tình trạng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh giữa các chi nhánh trong cùng một hệ thống để chạy theo quy mô tăng trưởng. Luôn bám sát mọi biến động của thị trường, điều hành chính sách lãi suất của VCB theo sự biến động của thị trường, giúp Vietcombank Quảng Bình cũng như các chi nhánh khác trong cùng hệ thống theo kịp xu thế, không bị động trong quá trình thực hiện công tác huy động vốn.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong quản lý nguồn vốn, đồng thời hỗ trợ kịp thời chi nhánh trong việc hạn chế rủi ro trong công tác huy động vốn và sửdụng vốn.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh, khắc phục các sai sót và phòng ngừa rủi ro.

- Đẩy mạnh việc quảng bá, nâng cao hình ảnh của VCB nói chung và Vietcombank Quảng Bình nói riêng nhằm tạo cho người dân sự thân quen với thương hiệu VCB, từ đó sẽcó nhiều lợi thếtrong quá trình huyđộng vốn.

Tóm lại, chương 2 đã hệthống hóa những tồn tại hạn chếtrong hoạt động huy động vốn của Vietcombank Quảng Bìnhgiai đoạn 2015-2017 vừa qua,ở chương 3, Luận văn đãđưa ra một hệthống các giải pháp đồng bộ từ Chính phủ cho đến các cấp như NHNN,Trụsở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam trên cơ sở những mặt hạn chế đã phát hiện ở chương 2 nhằm tăng tính khả thi của hệ thống giải pháp. Hy vọng những giải pháp trên khi được áp dụng vào thực tếsẽphát huy tác dụng và góp phần nâng cao hiệu quảkinh doanh nói chung và hiệu quảcông tác huy động vốn nói riêng tại Vietcombank Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

KẾT LUẬN

Hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đang có những bước phát triển cả về mặt lượng và mặt chất, quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng đang diễn ra thường xuyên và ngày càng gay gắt. Nhất là trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng gặp phải không ítkhó khăn, thách thức. Vì vậy, đẩy mạnh công tác huy động vốn và nâng cao hiệu quảcông táchuy động vốn là một yêu cầu cấp bách đặt ra đối với các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình nói riêng.

Luận văn với đề tài Hiu qu công tác huy động vn ti Ngân hàng TMCP Ngoại thươngVit Nam - Chi nhánh Qung Bình được hoàn thiện nhằm góp phần giúp các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình nói riêng có nhận thức đúng đắn, toàn diện hơn về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn để tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và đưa Vietcombank Quảng Bình phát triển ngày càng bền vững.

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn đã làm rõ những nội dung cơ bản sau:

- Nêu và phân tích cơ sởlý luận về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại.

- Phân tích thực trạng huy động vốn và hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình hiện nay; đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại đó.

- Sựcần thiết, yêu cầu, nguyên tắc cơ bản và nội dung đẩy mạnh huy động vốn và nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình, đồng thời nêu ra những điều kiện để thực hiện các nội dung hoàn thiện đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Luận văn được hoàn thành trên cơ sở tác giả sưu tầm, nghiên cứu những tài liệu liên quan của nhiều tác giả công bố trên các tạp chí, sách, báo đã xuất bản.

Quan trọng hơn nữa là sự giúp đỡ, hướng dẫn quý báu, tận tình của giáo viên hướng dẫn và các thầy cô giáo tại Trường Đại học Kinh tế Huế, của các đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình, với mong muốn đưa kiến thức của mình áp dụng vào thực tế, hy vọng đềtài sẽgóp phần nâng cao hiệu quảhoạt động huy động vốn tại Vietcombank Quảng Bình.

Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của NHTM là rất rộng và phức tạp. Nhất là trong điều kiện bối cảnh kinh tếhiện nay khi mà hoạt động này bị tác động ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, Luận văn này chỉ đề cập đến một sốvấn đề cơ bản chứ chưa đềcập và trình bày cụthể, sâu sắc hết tất cả những vấn đềcó liên quan.

Để hoàn thiện đề tài nghiên cứu ở cấp độ cao hơn nữa, cần phải tiếp tục nghiên cứu nội dung này sâu hơn nữa ở nhiều góc độ và phương diện khác nhau, đồng thời vấn đề này luôn được thay đổi theo quá trình phát triển của thị trường để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung, từ đó tiếp tục có những đóng góp quan trọng hơn nữa vào sựnghiệp phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập toàn cầu như hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế