• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2. HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETCOMBANK QUẢNG

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Thứ nhất, thị trường vốnở nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển, do đó khách hàng có nhiều sựlựa chọn trong các kênh đầu tư vốn. Tùy theo nhu cầu và khả năng vốn của mình, ngoài việc gửi tiền vào ngân hàng, khách hàng có thể đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, vàng, bất động sản… mức độ rủi ro của các kênh này có thể cao hơn nhưng lại mang lại lợi nhuận lớn hơn. Điều này cũng làm hạn chếviệc thu hút lượng tiền gửi vào ngân hàng.

- Thứ hai, mặc dù chỉ sốlạm phátở nước ta hiện nay đãđược kiểm soát nhưng cũng luôn tiềm ẩn những biến động khó lường; chỉ sốgiá cả tiêu dùng thường tăng lên mỗi khi Chính phủ có quyết định tăng lương hay tăng giá, các mặt hàng thiết yếu như: than, điện, xăng,... cũng như tăng lên mỗi khi có những biến động của thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó là sự biến động thất thường của giá USD, giá vàng và sự ảm đạm của thị trường chứng khoán, bất động sản vàđặc biệt trong thời gian gần đây với sự điều hành quyết liệt của Ngân hàng nhà nước về chính sách lãi suất và nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái và tăng trưởng chậm

Trường Đại học Kinh tế Huế

lại… Đó chính là những nhân tố làm cho người dân có nhiều đắn đo, do dự khi gửi tiền vào ngân hàng.

- Thứ ba, hoạt động huy động vốn của NHTM phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ. Khi nền kinh tếngày càng phát triển thì nhu cầu của khách hàng càng đa dạng, luôn thay đổi và có phần khắt khe hơn, đòi hỏi sựchuyên nghiệp trong việc lựa chọn các sản phẩm dịch vụ tiền gửi ngân hàng. Vì vậy, hiệu quả của việc huy động vốn phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng của khách hàng trong từng thời kỳ.

- Thứ tư, công cụphái sinh và các giao dịch phái sinh hầu như ít được áp dụng với một sốkhách hàng. Do vậy, việc lượng hóa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷgiá trong huy động vốn chưa tính toán được đầy đủ và chính xác, hạn chế khả năng phòng ngừa các rủi ro này.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất, trình độ cán bộ nhân viên làm công tác nghiệp vụmặc dù đãđược nâng lên rất nhiều, nhất là kể từ khi Vietcombank Quảng Bình hoạt động theo mô hình TA2 và triển khai dự án hiện đại hóa ngân hàng. Nhưng nhìn chung sự hiểu biết vềquản lý nguồn vốn nói chung và việc đánh giá hiệu quả quản lý nguồn vốn nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập. Do vậy, việc đềxuất mở rộng huy động nguồn vốn có chi phí thấp hay thu hẹp huy động nguồn vốn có chi phí cao chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên và liên tục. Việc đề xuất các biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn có nơi, có lúc chưa thực sự quan tâm được thường xuyên và đúng mức.

- Thứ hai, bên cạnh các hình thức huy động vốn truyền thống, Vietcombank Quảng Bình đã nghiên cứu áp dụng và đưa ra thêm các hình thức huy động mới.

Tuy nhiên, các hình thức huy động vốn này chưa thực sự phong phú, hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

- Thứ ba, hoạt động điều hành và quản lý nguồn vốn của VCB trong thời gian qua chưa đáp ứng được theo yêu cầu đề ra, trong hệ thống vẫn còn tình trạng các Chi nhánh cạnh tranh nhau vềlãi suất huy động để tăng trưởng quy mô nhưng lại ít quan tâm đến hiệu quả và chi phí huy động, vì vậy làm tăng chi phí huy động vốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

của cảhệthống. Công tác dựbáo tại Trụsởchính còn yếu, mang tính xửlý tình thế, chưa đưa ra được các định hướng dài hạn mang tính đón đầu, vì vậy trong thời gian ngắncó nhiều thay đổi trong chỉ đạo, điều hành công tác huy động vốn, chi nhánh rất khó bắt kịp và thíchứng nhanh đểkịp với diễn biến thị trường.

- Thứ tư, công tác marketing trong thời gian qua mặc dù đãđược quan tâm triển khai thực hiện nhưng chưa mang hiệu quả như mong muốn. Chưa chủ động đềxuất, xây dựng, thiết lập cơ chế marketing và cơ chế tài chính cho các chương trình marketing huy động vốn. Việc phối hợp thực hiện các chương trình marketing giữa các bộphận, phòng ban thực hiện chưa đồng đều. Việc thực hiện marketing mới chỉ ở khâu quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng. Việc quảng bá những tiện ích riêng có của từng sản phẩm dịch vụtheo từng nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng chưa được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp. Trong quá trình chăm sóc khách hàng, phải kết hợp việc nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng với việc tư vấn nghiên cứu các sản phẩm thiết thực. Điều này rất quan trọng và có tính chất quyết định hiệu quảhoạt động trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.

- Thứ năm, phong cách phục vụ khách hàng và công tác bán hàng chưa đủsức cạnh tranh với các ngân hàng khác. Thái độphục vụcủa cán bộquan hệkhách hàng tại Vietcombank Quảng Bình chưa linh hoạt, chưa có sự tư vấn chuyên nghiệp hay nói cách khác độ bám khách hàng chưa tốt, chưa đủ để giữchân các khách hàng gửi tiền và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của VCB. Các kỹ năng mềm trong giao tiếp, ứng xử, phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng còn thiếu và yếu. Phương thức bán hàng tại Vietcombank Quảng Bình còn mang nặng tính thụ động, mới chỉ quan tâm đến lãi suất chứ chưa chú trọng quan tâm thực sự đến công tác nghiên cứu, phân tích, quản lý chăm sóckhách hàng sau bán hàng.

Tóm lại, trên cơ sở lý luận chung ở chương 1, chương 2, Luận văn đã làm rõ thực trạng hoạt động huy động vốn của Vietcombank Quảng Bình giai đoạn 2015-2017, trong đó tác giả đã đi sâu phân tích tình hình, đánh giá hoạt động huy động vốn của Vietcombank Quảng Bình trong điều kiện ảnh hưởng chung từ đặc điểm của nền kinh tế đất nước trong giai đoạn này. Từ đó, đưa ra nhận xét để thấy rõ những kết quả đạt được, những điểm còn hạn chế tồn tại trong công tác huy động

Trường Đại học Kinh tế Huế

vốn của Vietcombank Quảng Bình, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó. Đây chính là những cơ sở thực tiễn để tác giả đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế đã nêu, đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động huy động vốn của Vietcombank Quảng Bình trong chương 3.

Trường Đại học Kinh tế Huế