• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG

1.2. HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn

Các NHTM hoạt động trong nền kinh tếthị trường có tính cạnh tranh cao, tiếp xúc với nhiều nguồn vốn phong phú. Vì vậy, mở rộng công tác huy động vốn qua hệ thống NHTM là một vấn đề tất yếu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, phục vụ mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống NHTM nói riêng. Để đánh giá hiệu quả trong công tác huy động vốn, người ta chủyếu dựa vào đánh giá định lượng và đánh giá định tính.

1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính

Công tác huy động vốn ngân hàng liên quan đến nhiều chủthể trong nền kinh tế. Vì vậy, các chỉ tiêu định tính luôn được xem xét nhằm đảm bảo lợi ích của các bên liên quan trong quan hệ huy động vốn: ngân hàng, người gửi tiền, người sử dụng vốn và toàn bộnền kinh tế. Các chỉ tiêu định tính được quan tâm là:

- Mức độ đa dạng các hình thức huy động: Được thể hiện bằng sựphong phú của các loại hình sản phẩm dịch vụ huy động mà ngân hàng đưa vào áp dụng tại một thời điểm nhất định như: việc sử dụng nhiều loại kỳ hạn, nhiều cách thức trả lãi, nhiều loại ngoại tệ… Khách hàng có thểcó rất nhiều lựa chọn khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng.

- Mức độ thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch: Được thể hiện quy trình giao dịch nhanh gọn, nhanh chóng giải phóng khách hàng tại quầy,…

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Mức độ tuân thủ các chỉ tiêu về giới hạn an toàn, sự tuân thủ các quy định pháp luật vềhoạt động ngân hàng, tính lành mạnh trong hoạt động kinh doanh.

- Khả năng mởrộng và phát triển hoạt động từthị trường dịch vụtài chính của ngân hàng.

Hiệu quả huy động vốn còn được đánh giá thông qua sự điều chỉnh kếhoạch huy động vốn, khả năng giữ vững kết quảkinh doanh trong những tình huống biến động của thị trường, khả năng giảm thiểu các tổn thất và khả năng phát triển các sản phẩm phái sinh làm cơ sở đểphát triển thị trường tài chính...

1.2.3.2. Các chtiêuđịnh lượng

- Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn: đây là một trong những chỉtiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn của một NHTM.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷtrọng nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động Tổng nguồn vốn

Thông thường một ngân hàng được đánh giá là hoạt động tốt khi nguồn vốn huy động chiếm tỷtrọng khoảng 80% - 90% tổng nguồn vốn.

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Thông thường, nguồn vốn huy động được đánh giá là tăng trưởng tốt, hợp lý khi tốc độ tăng ổn định, bền vững và phù hợp với tốc độ tăng trưởng của sửdụng vốn.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Vốn huy động năm nay- Vốnhuy động năm trước Vốn huy động năm trước

- Cơ cấu nguồn vốn huy động: chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh từng loại vốn huy động so với tổng nguồn vốn huy động. Thông qua chỉ tiêu này, ngân hàng xác định được loại vốn nào đang được huy động tốt đểcó biện pháp kích thích hoặc mở rộng hình thức huy động vốn. Bên cạnh đó, qua đánh giá từng loại vốn trên góc độ kỳ hạn huy động, ngân hàng còn chủ động được nguồn vốn sử dụng, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

=

=

x 100 (%)

x 100 (%)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tỷlệvốn huy động loại(i)

Vốn huy động loại (i) Tổng vốn huy động

- Quy mô vốn huy động/chi phí huy động vốn: xác định chỉ tiêu này giúp ngân hàng xác định được nguồn vốn có chi phí thấp, phù hợp với yêu cầu của ngân hàng, qua đó có biện pháp khuyến khích nguồn vốn này. Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ tương quan giữa tổng nguồn vốn huy động với tổng chi phí huy động vốn. Tỷ lệnày càng nhỏcàng thểhiện ngân hàng đang có nguồn vốn huy động tốt.

- Chi phí huy động vốn: Một trong những mục tiêu của ngân hàng để có lợi nhuận cao là phải tìm kiếm được những nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Việc đo lường chi phí huy động vốn sẽ giúp ngân hàng có cơ sở xác định mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình, qua đó có khả năng tối đa hóa lợi nhuận thu được. Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm các chi phí tài chính và chi phí hoạt động.

Các phương pháp đánh giá chi phí vốn bao gồm:

+ Phương pháp “ Tổng hợp chi phí và thu nhập”

Do cạnh tranh huy động tiền gửi giữa các ngân hàng ngày càng tăng nên các ngân hàng có xu hướng không thu phí khách hàng cho các dịch vụliên quan đến tài khoản tiền gửi. Do đó, để bù đắp các dịch vụ miễn phí, ngân hàng phải tính phí cho việc cung cấp các dịch vụtài khoản tiền gửi theo công thức:

Giá khách hàng phải trảcho mỗi đơn vịdịch vụ tiền

gửi

Chi phí hoạt động cho một đơn vị dịch vụtiền gửi

Chi phí hoạt động chung dựtính phân bổcho dịch vụtiền

gửi

Định mức lợi nhuận mong đợi từmột đơn vịdịch vụtiền

gửi + Phương pháp“Chi phí quá khứ bình quân”

Phương pháp này nhằm vào việc xác định chi phí vốn của ngân hàng trong quá khứ theo số tương đối. Ngân hàng sử dụng phương pháp này để tính lãi suất huy động bình quân và lãi suất hòa vốn bình quân, qua đó đánh giá được hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Chi phí trảlãi bình quân của vốn huy động được xác định theo công thức sau:

=

=

x 100 (%)

+ +

Trường Đại học Kinh tế Huế

Lãi suất huy động bình quân

Tổng chi phí trảlãi Tổng nguồn vốn huy động Lãi suất hòa vốn

bình quân

Tổng chi phí trảlãi và chi phí khác Tổng tài sản sinh lời

Ngân hàng có thể điều chỉnh cơ cấu vốn sao cho tổng chi phí là thấp nhất. Tuy nhiên, chi phí huy động cần phải được đảm bảo ở mức hợp lý với sự gia tăng quy mô huy động.

+ Phương pháp“Chi phí cận biên”

Trong những điều kiện có thểthì ngân hàng nên sửdụng chi phí cận biên (chi phí tăng thêm đểcó thêm một đơn vịtiền gửi) chứkhông phải chi phí bình quânđể định giá tiền gửi. Do những biến động thường xuyên của lãi suất làm cho chi phí trung bình trở thành một tiêu chuẩn không thực tếvà thiếu độ tin cậy cho việc định giá tiền gửi. Việc tính toán được thực hiện như sau:

i) Xác định chi phí cận biên:

Chi phí cận biên

Mức lãi suất mới

Tổng vốn huy động tại mức lãi

suất mới

Mức lãi suất cũ

Tổng vốn huy động tại mức lãi

suất cũ

ii) Xác định tỷlệchi phí cận biên:

Tỷlệchi phí cận biên

Mức thay đổi của tổng chi phí Tổng nguồn vốn mới huy động thêm

Phương pháp chi phí cận biên là một công cụ rất quan trọng đối với các nhà quản lý ngân hàng, không chỉtrong việc xác định lãi suất tiền gửi mà còn trong việc quyết định mở rộng qui mô tiền gửi. Việc mở rộng này chỉ nên được thực hiện cho đến khi chi phí tăng thêm (do việc mở rộng tiền gửi) bằng thu nhập tăng thêm và tổng lợi nhuận đạt mức tối đa.

+ Phương pháp“Chi phí bình quân gia quyền”

Chi phí vốn của ngân hàng được xác định trên cơ sở mức chi phí của từng nguồn vốn kinh doanh (sau khi điều chỉnh tỷ lệ dự trữ ngân hàng) có tính đến cơ cấu nguồn vốn.

=

=

=

= x

-x

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY