• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3. NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI

3.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.4.1. Đối với Chính phủ

3.3.1.1.Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là thành quả của sự phối hợp nhiều chính sách như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại,… Trong đó chính sách tài khóa và chính sách tiền tệcó vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Nó có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi nhưng cũng có thểgây ra những khó khăn trong công tác huy động vốn.

Đối với Việt Nam hiện nay, một trong những nội dung của việc ổn định môi trường kinh tế vĩ mô chính là việc kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, đảm bảo an sinh xã hội. Thực tếthời gian vừa qua đã cho thấy Chính phủvà các ngành, các cấp, trong đó có sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát các chính sách tiền tệphù hợp với mục tiêu kiềm chếlạm phát để ổn định kinh tếvĩ mô có hiệu quả; đã hỗtrợ tăng trưởng kinh tế ởmức hợp lý: mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh và nhanh hơn dự kiến, đã góp phần kiềm chế và duy trì được tỷ lệ lạm phát hợp lý. Đây là điều kiện cần thiết, quan trọng cho việc thực hiện các giải pháp huy động vốn có hiệu quả.

Với mục tiêu tiếp tục thực hiệnổn định kinh tếvĩ mô, gia tăng nguồn vốn huy động ngân hàng, Chính phủ và các ngành hữu quan cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý nền kinh tếvĩ mô. Duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tếcao, bền vững. Kiểm

Trường Đại học Kinh tế Huế

soát và kiềm chế lạm phát ở mức thấp để mọi tài sản dù thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều được sử dụng vào các mục tiêu kinh tế, đồng thời bảo đảm khả năng sinh lời hợp lý trong mọi hoạt động đầu tư. Một trong những nỗi lo của người dân khi gửi tiền vào ngân hàng là sự trượt giá của đồng tiền. Do vậy, nếu nhà nước làm tốt công tác kiềm chếlạm phát, ổn định kinh tếvĩ mô sẽ là động lực quan trọng đểthu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Chính phủ cần quản lý tốt thị trường vốn ở quy mô toàn quốc để mọi nguồn vốn phân tán, nhỏ bé đều được tập trung vào các cơ hội đầu tư sinh lời. Thị trường vốn kém phát triển chính là một trong những nguyên nhân làm cho việc khai thác các tiềm năng về vốn trong dân chưa được đúng mức. Chính Phủcần chỉ đạo quyết liệt và tập trung đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là những bước đi cần thiết đểthị trường vốn sớm được hoàn thiện và phát huy tác dụng.

3.3.1.2. Tiếp tục hoàn thiện môi trường và hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng Với cơ chế kinh tếthị trường ở nước ta hiện nay, các thành phần kinh tế được tự lựa chọn hình thức sở hữu, tự lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề mà pháp luật không cấm, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh với nhau nhưng phải bình đẳng và có sựkiểm soát, quản lý của Nhà nước. Để kiểm soát, quản lý tốt hoạt động của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, Nhà nước cần thường xuyên rà soát hệ thống các chính sách, quy định nhằm hoàn thiện hệ thống môi trường, hành lang pháp lý với mục tiêu định hướng hoạt động cho các thành phần kinh tếnày và tạo sựchủ động cho các ngành kinh tếnói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng hoạt động kinh doanh an toàn và có hiệu quả.

Với vai trò là cầu nối, huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và có tác động rất lớn đến sựphát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc Nhà nước ban hành các chính sách, quy định đểcủng cố và hoàn thiện hệ thống pháp lý không chỉtạo được niềm tin đối với công chúng mà còn tácđộng trực tiếp đến việc điều chỉnh quan hệgiữa tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm của các tầng lớp

Trường Đại học Kinh tế Huế

dân cư, như: chuyển một bộ phận tiêu dùng chưa cấp thiết sang đầu tư, chuyển dần tài sản cất trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ hoặc bất động sản sang đầu tư trực tiếp vào sản suất kinh doanh hoặc gửi vốn vào ngân hàng...

Các văn bản Luật hoặc dưới luật cần được ban hành một cách có hệthống và kịp thời hơn nhằm đảm bảo mọi hoạt động tài chính, tiền tệ đều được pháp luật hoá, tạo nên một môi trườngổn định vềpháp lý và chế độchính sách cho các ngân hàng.

Song song với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng, cần kết hợp với việc ban hành và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các ngành, các lĩnh vực có liên quan khác như thuế, đầu tư,…

để tạo ra hệ thống môi trường pháp luật đầy đủ và đồng bộ, có tác dụng điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Chính phủ cần tập trung chỉ đạo các bộ ngành ban hành các văn bản dưới Luật, hướng dẫn thi hành Luật kịp thời, đồng bộ, rõ ràng, thống nhất và sát thực tiễn hơn để loại bỏnhững bất cập và chồng chéo trong quá trình thực hiện. Tránh tình trạng Luật đã có hiệu lực thi hành mà vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn (Ví dụ như 2 bộ luật: Luật NHNN và Luật các TCTD được Quốc hội ban hành từ năm 2010, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành).

3.3.1.3. Điều chỉnh tăng mức vốn pháp định của các TCTD phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập một doanh nghiệp.

Vốn pháp định do cơ quan có thẩm quyền ấn định, nó được xem là có thể để thực hiện được dựán khi thành lập doanh nghiệp, vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Theo Nghị định số 10/2014/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 26/01/2014về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006, trong đó lùi thời hạn qui định TCTD phải có biện pháp bảo đảm có sốvốn điều lệthực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định quy định chậm nhất vào ngày 31/12/2015. Cụ thể: Mức mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2015 đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 3.000 tỷ đồng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD; với

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngân hàng hợp tác và quỹtín dụng nhân dân Trung ương là 3.000 tỷ đồng; với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là 0,1 tỷ đồng; với công ty tài chính là 500 tỷ đồng; công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến hết năm 2017, số lượng các TCTD hoạt động tại Việt Nam bao gồm: 04 NHTM nhà nước, 01 ngân hàng phát triển, 01 ngân hàng chính sách, 31 ngân hàng cổphần, 06 ngân hàng liên doanh, 14 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 52 chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra còn có TCTD phi ngân hàng gồm 28 công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, 01 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (nay là Ngân hàng Hợp tác xã) và trên 915 Quỹtín dụng cơ sở. Ngoài ra, chưa kể đến mạng lưới hàng ngàn các chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, ATM, ... của các TCTD trải dài hoạt động khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Với số lượng lớn các TCTD hoạt động như vậy thì việc cạnh tranh và thậm chí là cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD là điều không tránh khỏi. Để có thể đứng vững trong cạnh tranh, nhất là cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài thì các ngân hàng thương mại trong nước phải tăng thêm quy mô về vốn. Theo thông tin mới nhất thì Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Ban soạn thảo chuẩn bịnội dung cho việc sửa đổi quy định về vốn pháp định tổ chức tín dụng, trong đó đưa ra phương án nâng mức vốn pháp định của các ngân hàng thương mại lên 5.000 tỷ đồng trong năm 2016 và 10.000 tỷ đồng trong năm 2017. Điều này rất cần thiết trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt như hiện nay.