• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoạt động sử dụng vốn của Vietcombank Quảng Bình giai đoạn 2015-201758

CHƯƠNG 2. HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI

2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn của Vietcombank Quảng Bình giai đoạn 2015-201758

truyền quảng cáo, chi khuyến mãi, chi khác cho huy động vốn,..). Các khoản chi thuộc nhóm 2 này thông thường chiếm khoảng 4-5% trong tổng chi phí hoạt động tại Vietcombank Quảng Bình.

Mặc dù trong quá trình huy động vốn, Vietcombank Quảng Bình đã không ngừng giảm thiểu tối đa các loại chi phí phát sinh để giảm chi phí huy động vốn, song trước áp lực của sự cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn, thậm chí là cạnh tranh không lành mạnh từ khối các NHTM cổ phần thời gian qua (như:

khuyến mại “ngầm”, thỏa thuận nâng lãi suất với từng khách hàng, từng món gửi tiền,...), Vietcombank Quảng Bìnhđã chủ động báo cáo Trụ sở chính và triển khai áp dụng các hình thức khuyến mãi ngoài lãi suất đểgiữ nền vốn và giữkhách hàng như: thẻ cào trúng thưởng, quay số trúng thưởng, tiết kiệm siêu khuyến mại…

2.2.2.4. Thị phần huy động vốn

Tại địa bàn Quảng Bình, cho đến thời điểm này, trong lĩnh vực tín dụng mới chỉ có ba ngân hàng hoạt động mạnh nhất gồm: BIDV, Agribank, Vietinbank, trong đó Agribank luôn có thị phần lớn nhất, chi phối thị trường tín dụng tên địa bàn. Cụ thể, trong 03 năm (2015-2017), mặc dù hoạt động huy động vốn của Vietcombank Quảng Bình có sự tăng trưởng mạnh mẽvềquy mô song thị phầnhuy động vốn của Vietcombank Quảng Bình trên địa bànchưa được cải thiện rõ rệt, xoay quanh mức 33% - 34% từ năm 2015 đến 2017, trong khi đó tỷ lệ của Agribank lần lượt qua các năm là 47,3 %, 48,7% và 49,8%.

Mặc dù Agribank có thị phần chi phối nhưng kết quả huy động vốn của Vietcombank vẫn tăng trưởng ở mức độ nhất định. Tỷ lệ tăng trưởng không nhiều qua các năm nhưng con số tuyệt đối thay đổi rất đáng kể (bảng 2.6)

2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn của Vietcombank Quảng Bình giai đoạn

hướng tăng dư nợcho vay kinh tếngoài quốc doanh, cho vay ngắn hạn, cho vay bán lẻvà cho vay có tài sản bảo đảm; tập trung cho vay chi phí sản xuất kinh doanh, cho vay doanh nghiệp nhỏvà vừa. Hạn chếcho vay lĩnh vực còn nhiều rủi ro như chứng khoán, bất động sản,... Đẩy mạnh cho vay bán lẻ...

Tình hình sử dụng vốn tại Vietcombank Quảng Bình 03 năm qua được thể hiện qua Bảng2.7 dưới đây:

Bảng 2.7 - Cơ cấu sử dụng vốn giai đoạn 2015-2017

Đơn vị : Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.350 1.410 1.590 1. Dư nợphân theo khn

1.1 Dư nợcho vay ngắn hạn 485 513 595

1.2 Dư nợcho vay trung, dài hạn 865 897 995

2. Dư nợphân theo loi tin

2.1 Dư nợcho vay VND 1.350 1.410 1.590

2.2 Dư nợcho vay ngoại tệ (qui đổi) 3. Dư nợphân theo khách hàng

3.1 Dư nợcho vay KH doanh nghiệp 1.205 1.223 1.342

3.2 Dư nợcho vay KH cá nhân 145 187 248

3.3 Dư nợ cho vay KH định chếTC 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Vietcombank Quảng Bình2015-2017) - Phân theo kỳ hạn: Tính đến 31/12/2017

+ Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 595 tỷ đồng, tăng 22,7% so với 31/12/2015 với mức tăng bình quân hàng năm là 10,3%/năm.

+ Dư nợcho vay trung, dài hạn đạt 995 tỷ đồng, tăng 15% so với 31/12/2015 với mức tăng bình quân hàng năm là 8,3%/năm.

- Phân theo đối tượng khách hàng: Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 1.342 tỷ đồng, tăng 11,4% so với 31/12/2015 với mức tăng bình quân hàng năm là 5,2%. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 248 tỷ đồng, tăng 71% với 31/12/2015 với mức tăng bình quân hàng năm là 28,8%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phân theo loại tiền:

+ Dư nợ cho vay VND đạt 1.590 tỷ đồng, tăng 17,8% so với 31/12/2015 với mức tăng bình quân hàng năm là 7%.

- Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn trên tổng dư nợ: có xu hướng tăng, năm 2015 là 63%, đến năm 2017 là 64,1%.

- Tỷtrọng dư nợ có tài sản đảm bảo/tổng dư nợ giảm, năm 2015 là 62% đến năm 2017chỉ còn 60%.

- Tỷlệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm dần, năm 2015 là 1,25%, đến năm 2017 giảm xuống còn 0,7%.

- Tỷ lệ nợ nhóm II/tổng dư nợ luôn được kiểm soát chặt chẽ và giảm dần qua các năm (năm 2015 là 18,2% đến năm 2017 giảm xuống là 13,4%).

Trong hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng, chỉ tiêu tổng nguồn vốn huy động/Tổng dư nợ tín dụng được xác định là một trong những thước đo quan trọng xác định tỷlệ cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn. Tỷ lệnày cho biết có bao nhiêu % vốn huy động tài trợ cho dư nợcủa ngân hàng và với 1% tăng thêm của tín dụng, đầu tư thì nguồn vốn huy động tăng tương ứng bao nhiêu % (xem Bảng2.8).

Bảng 2.8. Cân đối huy động vốn - Sử dụng vốn của Vietcombank Quảng Bình 2015 -2017

TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017

1. Tng ngun vốn huy động (triu VND) 1.522 1.953 2.418

1.1 Vốn ngắn hạn (triệu VND) 986 1.531 2.024

1.2 Vốn trung, dài hạn (triệu VND) 536 441 394

2. Tổng dư nợtín dng (triu VND) 1.350 1.410 1.590

2.1 Cho vay ngắn hạn (triệu VND) 485 513 595

2.2 Cho vay trung, dài hạn (triệu VND) 865 897 995

3. Tltổng huy động vn/ Tổng dư nợtín dng

3.1 Tỷlệvốn NH/dư nợNH (%) 203 298 340

3.2 Tỷlệvốn TDH/dư nợTDH (%) 62 49 40

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2017 của Vietcombank Quảng Bình)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn của Vietcombank Quảng Bình giai đoạn 2015-2017 cho thấy: nguồn vốn huy động của Vietcombank Quảng Bình là rất lớn, so với dư nợ tín dụng, nguồn vốn thường lớn hơn, tăng trưởng huy động vốn thời gian qua đã tạo được sựgắn kết với sửdụng nguồn vốn một cách an toàn, hiệu quả. Bên cạnh tăng trưởng tín dụng bền vững, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên, công tác xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng được tăng cường, chất lượng tài sản Có được nâng cao, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo đúng quy định của NHNN... Vietcombank Quảng Bình hàng năm luôn hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn được Trụsởchính giao.

Tuy nhiên, qua phân tích số liệu ở trên cho thấy:thời gian qua Vietcombank Quảng Bình thừa vốn rất nhiều, số vốn này được điều chuyển về Trụ sở chính để điều chuyển đến các chi nhánh ở các tỉnh khác thiếu hụt nguồn vốn. Theo mô hình hiện đại hoá mà Vietcombank Quảng Bìnhđang áp dụng và với cơ chế quản lý vốn tập trung, nguồn vốn huy động của các đơn vị thành viên đều tập trung tại Hội sở chính, được trả lãi toàn bộ trên nguồn vốn huy động, đồng thời khi sử dụng vốn Vietcombank Quảng Bình sẽ được Trụ sở chính chuyển nguồn vốn tương ứng với số cho vay. Huy động vốn, cũng như tín dụng đều là hoạt động kinh doanh.Ðiều đó càng tạo điều kiện cho Chi nhánh phát huy tiềm năng thế mạnh của mình trongđẩy mạnh hoạt động huy động vốn và nâng cao hiệu quảcông táchuy động vốn.

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn và hiệu quả công tác huy động vốn của Vietcombank Quảng Bình

2.2.3.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội

Kinh tế tỉnh Quảng Bình trong những năm qua đang trên đà phát triển, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mặc dù 3 năm qua (2015 -2017), trong điều kiện xã hội chịu nhiều diễn biến phức tạp, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhất là các lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thu hút đầu tư, xuất khẩu,… đã tác động không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng. Song, nền kinh tế của tỉnh Quảng Bình vẫn phát triển ổn định: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2017 (GRDP) 4,5% (kế hoạch 8%; năm 2016 tăng 6,5%); trong đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,1% (năm 2016 tăng 3,4%), khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 10,6% (năm 2016 tăng 10,8%), khu vực dịch vụ tăng 4,4% (năm 2016 tăng 7,2%); Giá trịsản xuất các ngành dịch vụ tăng 4,0 (kếhoạch 9,5%); GRDP bình quân đầu người 28,72 triệu đồng (kếhoạch 35 triệu đồng);Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 10.823,9 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2016 (kếhoạch 12.000 tỷ đồng); Sản lượng lương thực đạt 30,6 vạn tấn, tăng 2,2% so với năm 2016, vượt kế hoạch 8,5% (kế hoạch 28,2 vạn tấn);Kim ngạch xuất khẩu đạt 79,4 triệu USD, giảm 25,1% so với năm 2016và đạt 52,3% so kế hoạch (kếhoạch 150 triệu USD);

2.2.3.2. Tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn Quảng Bình

Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn năm 2017 đạt 7.023 tỷ, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2016. Tổng dư nợ cho vay đạt 6.424 tỷ đồng, tăng gấp 1,25 lần so với năm 2016. Đến hết năm 2017, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện có 10 ngân hàng thương mại cùng hoạt động, bao gồm: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank, Lienvietpostbank, MB, Sacombank, VPBank, Bắc Á…

Trong 3 năm qua, hệ thống mạng lưới của các ngân hàng đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình không ngừng được mở rộng và phát triển, điển hình là Agribank, BIDV.... Đối với Vietcombank Quảng Bình, thị phần hoạt động (kể cả huy động vốn, tín dụng và dịch vụ) đều đứng ở vị trí thứ 2, sau Agribank.

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETCOMBANK