• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3. NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI

3.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

ngân hàng hợp tác và quỹtín dụng nhân dân Trung ương là 3.000 tỷ đồng; với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là 0,1 tỷ đồng; với công ty tài chính là 500 tỷ đồng; công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến hết năm 2017, số lượng các TCTD hoạt động tại Việt Nam bao gồm: 04 NHTM nhà nước, 01 ngân hàng phát triển, 01 ngân hàng chính sách, 31 ngân hàng cổphần, 06 ngân hàng liên doanh, 14 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 52 chi nhánh, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra còn có TCTD phi ngân hàng gồm 28 công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, 01 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (nay là Ngân hàng Hợp tác xã) và trên 915 Quỹtín dụng cơ sở. Ngoài ra, chưa kể đến mạng lưới hàng ngàn các chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, ATM, ... của các TCTD trải dài hoạt động khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Với số lượng lớn các TCTD hoạt động như vậy thì việc cạnh tranh và thậm chí là cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD là điều không tránh khỏi. Để có thể đứng vững trong cạnh tranh, nhất là cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài thì các ngân hàng thương mại trong nước phải tăng thêm quy mô về vốn. Theo thông tin mới nhất thì Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Ban soạn thảo chuẩn bịnội dung cho việc sửa đổi quy định về vốn pháp định tổ chức tín dụng, trong đó đưa ra phương án nâng mức vốn pháp định của các ngân hàng thương mại lên 5.000 tỷ đồng trong năm 2016 và 10.000 tỷ đồng trong năm 2017. Điều này rất cần thiết trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt như hiện nay.

tếtừng thời kỳ để giúp người dân yên tâm gửi tiền vào ngân hàng. Khi nền kinh tế ổn định, giá trị đồng tiền không biến động lớn và có thểkiểm soát được, người dân có thu nhập ổn định hơn, họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng. Do đó, ngân hàng có cơ hội thu hút nhiều nguồn vốn hơn để đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư sinh lời.

Trong những năm qua, NHNN đã can thiệp vào thị trường thông qua việc sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ như: lãi suất, tỷ giá, thị trường mở,... đã góp phần quan trọng vào mục tiêu kiềm chếlạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giữ tỷ giá hối đoái ổn định và xây dựng hệ thống ngân hàng ngày càng vững mạnh,... trong đó có sự phát triển về hoạt động huy động vốn của các NHTM.NHNN đã chủ động triển khai các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và thận trọng nhằm mở rộng tín dụng ở mức hợp lý, giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay và đảm bảo khả năng thanh khoản cho nền kinh tế.

Với định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian tới vẫn phải thận trọng, linh hoạt, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2015 và để đồng thời đạt mục tiêu kìềm chếlạm phát và bảo đảm tăng trưởng hợp lý của nền kinh tế, NHNN cần sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành khác trong việc triển khai các giải pháp điều hành kinh tếvĩ mô cũng như việc điều chỉnh thận trọng và linh hoạt giá các mặt hàng thiết yếu. Từ đó sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng cường ổn định kinh tếvĩ mô, tạo lòng tin của người dân đối với sự ổn định và phát triển kinh tếcủa đất nước.

3.2.2.2. Hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định về Luật bảo hiểm tiền gửi Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng không chỉ quan tâm đến lãi suất mà còn quan tâm đến sự ổn định của thị trường tài chính, sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế và đặc biệt là sự ổn định của chính các ngân hàng, tổchức tín dụng. Họluôn quan tâm đến các biện pháp bảo đảm lợi ích của mình khi gửi tiền vào ngân hàng.

Để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, đồng thời duy trì sự phát triển ổn định, an toàn và lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng, góp phần tích cực vào quá trình phát triển nền kinh tế, ổn định chính trị, xã hội; trước đây Chính Phủ đã ban hành Nghị định về Bảo hiểm tiền gửi và Nghị định đã nâng lên thành Luật, Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2015, Luật có hiệu lực từ 01/01/2016. Có thể nói sự ra đời của Luật

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhiên với việc chuyển từhoạt động theo Nghị định sang hoạt động theo Luật, một khối lượng công việc khổng lồ yêu cầu phát huy vai trò tổng lực của cả hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm được đặt lên hàng đầu trong giai đoạn này chính là việc tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, tạo khung pháp lý hoàn chỉnh cho lĩnh vực hoạt động này.

Chính sách bảo hiểm tiền gửi nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần khôi phục lòng tin thị trường, để người có tiền không lo đồng tiền bị mất giá, đồng thời cũng góp phần giám sát an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, giảm gánh nặng tài chính cho Chính phủnếu ngân hàng mất khả năng thanh toán.

Hiện nay Việt Nam đang thực hiện mục tiêu kiềm chếlạm phát,ổn định vĩ mô với cáchứng xửtình thế, đối phó và mang tính ngắn hạn, chủyếu dựa vào can thiệp hành chính, chứa đựng những nguy cơ gây bất ổn hơn là tạo lập thị trường ổn định.

Vì vậy, việc hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi là một trong những biện pháp đồng bộvà có ý nghĩa lâu dài, nhằm hoàn thiện hệthống giám sát tài chính quốc gia cùng song song tồn tại với các cơ quan giám sát khác của Nhà nước… Nhất là trong bối cảnh hiện nay khi tình hình chính trị xã hội có nhiều thay đổi kéo theo hoạt động của thị trường tài chính có nhiều bất ổn, một số ngân hàng bị khủng hoảng thông tin, gặp khó khăn thì càng cần tăng thêm lòng tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, vào thị trường tài chính. Vì vậy, chính sách bảo hiểm tiền gửi cần được triển khai thực hiện để bảo vệlợi ích của người gửi tiền và giảm thiểu rủi ro cho thị trường tài chính.

3.2.2.3. Đẩy mạnh triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến hiện nay, được nhiều quốc gia sử dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch thương mại, các giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt sẽ góp phần làm giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông việc thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia, mặt khác sẽ làm tăng khả năng tạo tiền của toàn hệthống NHTM, từ đó làm tăng tốc độ tăng trưởng vốn.

Nắm bắt xu thế đó, ngày 29/12/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai

Trường Đại học Kinh tế Huế

hành Nghị định số 161/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định về thanh toán bằng tiền mặt, trong đó bao gồm các quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt, phí giao dịch tiền mặt và việc rút tiền mặt với số lượng lớn bằng Đồng Việt Nam trong giao dịch, thanh toán tại Việt Nam. Tiếp đó, ngày 24/08/2007, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Hệthống máy ATM, POS phục vụ cho việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng. Tính đến T3/2015 đã có 52 ngân hàng trang bị máy ATM với số lượng trên 15.500 máy, đã phát triển được trên 137.700 máy POS, số lượng thẻ phát hành trên 68 triệu thẻ.

Dịch vụthẻ đã giúp ngân hàng thương mại có thêm kênh huy động vốn, tăng nguồn thu và phát triển thêm các dịch vụ cung cấp cho khách hàng qua tài khoản ngân hàng, cung cấp các giá trị gia tăng trên sản phẩm thẻvới nhiều tiện ích khác nhau.

Để triển khai thành công đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN, đồng thời phát huy hiệu quả đầu tư các trang thiết bịhệthống ATM của các NHTM, đề nghị NHNN tiếp tục tham mưu và kiến nghị, đề xuất với Chính phủ trong việc chỉ đạo Kho bạc Nhà nước tiến hành dừng việc chi trả lương bằng tiền mặt và thực hiện nghiêm túc việc chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN tại các khu vực địa bàn đã có máy ATM; đồng thời có lộ trình cụthểtrong việc xác định thời điểm thực hiện hoàn toàn việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN, đểcác ngân hàng thương mại chủ động xây dựng kế hoạch triển khai lắp đặt máy ATM phục vụ. Đồng thời, đề nghị NHNN tiếp tục có văn bản chỉ đạo các NHTM đẩy mạnh áp dụng các phương thức thanh toán mới, hiện đại (thanh toán qua internet, điện thoại di động…) phù hợp với xu hướng thanh toán toán trên toàn thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, phát triển các hình thức thanh toán điện tử trong việc thanh toán các loại cước phí định kỳ (điện, nước, điện thoại…) thay thế dần việc nhân viên thu ngân phải thu tiền kiểm đếm tại nhà.

3.2.2.4. Tăng cường thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động của TCTD

Công tác thanh tra có ý nghĩa quyết định đối với việc phát hiện, ngăn chặn và xửlý các vi phạm của TCTD, làm cho các TCTD hoạt động lành mạnh và hiệu quả.

Việc thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng phải được tiến hành thường xuyên để

Trường Đại học Kinh tế Huế

tra, giám sát của NHNN.

Bên cạnh việc thanh tra, giám sát, NHNN yêu cầu các NHTM phải công khai thông tin vềtình hình hoạt động của ngân hàng. Việc công khai thông tin, một mặt sẽ giúp cho hoạt động của các ngân hàng lành mạnh hơn, mặt khác, giúp các khách hàng của ngân hàng theo dõiđược hoạt động của ngân hàng, từ đó yên tâm đầu tư, gửi tiền.

Thời gian vừa qua, lãi suất trên thị trường tiền tệ - ngân hàng có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là những lúc thị trường có biến động, một sốNHTM có hình thức khuyến mại hoặc tỷlệ huy động vốn bổsung ngầm (hay nói cách khác, có biểu hiện hai giá lãi suất huy động: giá lãi suất niêm yết và giá lãi suất thực tếngầm) gây cạnh tranh không lành mạnh. Có thời điểm có ngân hàng đã nâng lãi suất huy động cao hơn mặt bằng chung, gây xáo trộn, mấtổn định thị trường.

Trong thời gian tới, đề nghị NHNN tiếp tục tăng cường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng; đặc biệt, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và thanh tra hoạt động của các TCTD, xử lý đúng và kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền (áp dụng kịp thời quyền của NHNN theo quy định tại Điều 91 Luật Tổ chức tín dụng). Khi có biểu hiện biến động lớn, gây xáo động thị trường cần sử dụng biện pháp hành chính đủ mạnh và kịp thời để ngăn chặn cạnh tranh không lành mạng giữa các TCTD, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ trên địa bàn.