• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản trị rủi ro hoạt động tại

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI

2.3. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản trị rủi ro hoạt động tại

2.3.3. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản trị rủi ro hoạt động tại

2.3.3.1. Thống kê mô tả về công tác quản trị rủi ro hoạt động của Agribank CN tỉnh Quảng Trị

Công tác quản trị rủi ro được đánh giá dựa trên 5 nhóm yếu tố của rủi ro hoạt động và sự đánh giá chung của nhân viên Agribank CN tỉnh Quảng Trị. Kết quả được thể hiện quabảng sau đây:

Bảng 2.9: Thống kê mô tả về công tác quản trị rủi ro hoạt độngtạiCN Phát biểu Cơ mẫu Thấp nhất Cao nhất Trung

bình

Độ lệch chuẩn

CN1 150 3 5 4,37 0,60

CN2 150 2 5 4,27 0,63

CN3 150 2 5 4,17 0,68

CN4 150 2 5 4,18 0,66

CN5 150 2 5 4,18 0,67

QT1 150 2 5 4,21 0,68

QT2 150 2 5 4,01 0,73

QT3 150 2 5 4,01 0,78

QT4 150 2 5 4,12 0,67

QT5 150 2 5 4,07 0,66

HT1 150 1 5 3,48 0,73

HT2 150 1 5 3,45 0,76

HT3 150 2 5 3,49 0,74

HT4 150 2 5 3,59 0,61

HT5 150 2 5 3,57 0,65

BN1 150 1 5 3,35 0,96

BN2 150 1 5 3,21 1,04

BN3 150 1 5 3,32 0,90

BN4 150 1 5 3,34 0,88

BN5 150 1 5 3,26 0,90

DGC 150 3 5 4,37 0,60

Trường Đại học Kinh tế Huế

a, Đánh giá về yếu tố Con người

Kết quả điều tra cho thấy, yếu tố Con người trong công tác quản trị rủi ro được các nhân viên ngân hàng đánh giá cao. Thể hiện ở tất cả các phát biểu gồm “Cán bộ nhân viên Agribank ở các bộ phận khác nhau có ý thực hợp tác cao”, “Agribank có chính sách đãi ngộ tốt nhằm thúc đẩy nhân viên phát huy khả năng, hạn chế gian lận nội bộ”, “Agribank có các chính sách kỷ luật thích đáng đối với các cán bộ nhân viên không tuân thủ quy trình nghiệp vụ, gây tổn thất về tài sản và uy tín của ngân hàng”, “Agribank thuờng xuyên có các chuơng trình đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, kĩ năng mềm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên”, “Ít xảy ra các truờng hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp ở Agribank” đều có điểm đánh giá trung bình lớn hơn 4. Như vậy, đối với nhân tố con người, AgribankCN tỉnh Quảng Trị đã thực hiện và quản trị tốt các nhân tố để phòng tránh rủi ro hoạt động.

Agribank CN tỉnh Quảng Trị đã có chính sách đãi ngộ tốt, các chính sách kỷ luật thích đáng cho nhân viên nếu không tuân thủ quy trình nghiệp vụ cũng như đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nghề nghiệp. Vì vậy nhân viên Agribank CN tỉnh Quảng Trị ý thức hợp tác cao và ít xảy ra các trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Nhờ vậy, công tác quản trị rủi ro về phía yếu tố con người được kiểm soát tốt tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị.

b, Đánh giá về yếu tốQuy chế, quy trình hoạt động

Tương tự yếu tố Con người, yếu tố Quy chế, quy trình hoạt động được đánh giá tốt với các phát biểu gồm “Tất cả các sản phẩm dịch vụ của Agribank đều có văn bản hướng dẫn đầy đủ”, “Văn bản quy định nội bộ được ban hành kịp thời, đồng bộ”, “Văn bản, quy chế quy trình nghiệp vụ phù hợp với quy định của pháp luật”, “Các văn bản hướng dẫn rõ ràng, hợp lý, ít có hiện tượng hiểu lầm, chồng chéo trong quátrình thực hiện nghiệp vụ”, “Văn bản quy định nội bộ thiết kế đầy đủ các chốt kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ” được đánh giá với điểm bình quân đều lớn hơn 4. Đặc thù của ngành ngân hàng là phải thực hiện đúng và đầy đủ các hệ thống quy trình.Vì vậy để thực hiện các nghiệp vụ liên quan, luôn có quy trình được xây dựng chặt chẽ, hướng dẫn đầy đủ để nhân viên có thể hạn chế tối đa sai sót và thuận lợi. Bên cạnh đó việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

ban hành văn bản luôn kịp thời để phổ biến được đến nhân viên để họ có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Như vậy với kết quả điều tra, ta có thể nhận thấy AgribankCN tỉnh Quản Trị đã thực hiện tốt các nội dung Quy chế, quy trình nghiệp vụ để kiểm soát rủi ro hoạt động cho ngân hàng mình.

c, Đánh giá về yếu tố Hệ thống

Đối với các nội dung thuộc về yếu tố Hệ thống bao gồm “Hệ thống cơ sở hạ tầng kiên cố, an toàn, kịpthời khắc phục khi có hỏng hóc”, “Hệ thống phần cứng từ Hội Sở đến phòng giao dịch hiện đại, đồng bộ, đáp ứng đuợc yêu cầu công việc”, “Agribank chú trọng đến công tác bảo trì bảo duỡng, khắc phục lỗi hệ thống phần cứng nhanh chóng”, “Hệ thống bảo mật thông tin an toàn, ít xảy ra lỗi”, “Hệ thống ATM hiện đại, ít sai sót” chưa được đánh giá cao với điểm trung bình của các yếu tố này ở mức bình thường là trên 3 điểm nhưng dưới 4 điểm. Măc dù Agribank CN tỉnh Quảng Trị đã có chú trọng đến công tác quản trị rủiro về yếu tố Hệ thống nhưng mới được đánh giá ở mức bình thường. Như vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng cần phải củng cố hơn để tăng sự kiên cố, an toàn và phải kịp thời khắc phục sự cố; hệ thống phần cứng cũng cần hiện đại và đồng bộ hơn; cần chú trọng hơn nữa đến công tác bảo dưỡng, khắc phục lỗi hệ thống phần mềm, tăng cường bảo trì hệ thống ATM để công tác quản trị rủi ro hoạt động đối với nhóm yếu tố này được thực hiện tốt hơn.

d, Đánh giá về yếu tố Tác động bên ngoài

Tương tự yếu tố Hệ thống, các nội dung thuộc yếu tố Tác động bên ngoài đều được đánh giá ở mức bình thường, bao gồm “Agribank thường xuyên cẩn trọng, cảnh giác với các hành động phá hoại an ninh hệ thống”, “Agribank thường nhanh chóng khống chế, giải quyết dứt điểm các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng”, “Agribank lựa chọn kĩ càng các đối tác cung cấp sản phẩm, dịch vụ,... để giảm thiểu sai sót”, “Agribank chú trọng an ninh nhằm hạn chế các trường hợp trộm cắp, phá hoại tài sản, phòng chóng cháy nổ, thiên tai”, “Agribank thường dự báo, có biện pháp phòng tránh các thay đổi trong chính sách của CP và NHNN cóảnh hưởng đến hoạt động của Agribank” với điểm đánh giá trung bình lớn hơn 3

Trường Đại học Kinh tế Huế

động bên ngoài nhưng Agribank CN tỉnh Quảng Trị cần cảnh giá cao độ với các hành động phá hoại an ninh hệ thống có thể xảy ra vì hiện nay các tội phạm công nghệ cao có nhiều thủ đoạn rất tinh vi để đánh cắp dữ liệu hoặc vô hiệu quá hệ thống của mình làm ảnh hưởng đến hoạt động và hao hụt tài sản của ngân hàng.

Bên cạnh đó cần nhanh chóng khống chế, giải quyết dứt điểm các tin đồn để khỏi ảnh hưởng đến uy tín vì sức mạnh phá hoại của tin đồn là vô cùng lớn. Ngoài ra cần chú trọng lựa chọn kỹ càng đối tác cung cấp dịch vụ, chú trọng an ninh, phòng chóng cháy nổ cũng như thích ứng tốt hơn với các thay đổi về chính sách để ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro hoạt động của đơn vị mình.

e, Đánh giá chung về công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CNtỉnh Quảng Trị.

Kết quả điều tra cho thấy, điểm đánh giá của nhân viên về công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị là 4,37. Như vậy, mặc dù vẫn có nhiều vấn đề cần phải khắc phục về các nội dung thuộc về Hệ thống và Tác động bên ngoài nhưng nhìn chung, công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị được thực hiện tốt. Trong thời gian tới cần có những giải pháp để khắc phục các nội dung về Hệ thống và Tác động bên ngoài để công tác quản trị rủi ro ngày càng hoàn thiện hơn.

2.3.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha)

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo được thể hiện trong bảng dưới đây và kết quả cụ thể đối với từng nhóm biến được thể hiện rõ từ bảng 1 đến bảng 6 trong phần phụ lục 2.

Bảng 2.10: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Tên nhóm biến Số biến

quan sát

Cronbach’s Alpha

Tương quan biến tổng thấp nhất trong nhóm

Con người 5 0,77 0,49

Quy chế, quy trình nghiệp vụ 5 0,80 0,55

Hệ thống 5 0,83 0,56

Tác động bên ngoài 5 0,87 0,61

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hệ số Cronbach’s Alpha phản ánh mức độ chặt chẽ trong mối tương quan giữa các biến quan sát của nhân tố hướng đến.

“Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu”[12], Theo Nunnally (1978), Peterson (1994), thang đo được đánh giá chấp nhận và tốt đòi hỏi đồng thời 2 điều kiện là hệsố Cronbach’s Alpha của tổng thể> 0,6 và hệsố tương quan quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) > 0,3.

Từ bảng số liệu phân tích Cronbach’s Alpha được trình bày ở trên . Có thể thấy hệ số Cronbach’s Alpha của mỗi thang đo đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) của tất cả các biến quan sát đều >0.3 nên thang đo được chấp nhận và đảm bảo chất lượng tốt. Do đó, tất cả các biến quan sát đều được giữ nguyên để tiến hành các phân tích tiếp theo.

2.3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

a, Rút trích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ra tại ngân hàng Agribank CN tỉnh Quảng Trị.

Phiếu điều tra đánh giá công tác quả trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng Agribank CN tỉnh Quảng Trị. Nội dung đánh giá bao gồm 20 biến quan sát được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 mức độ (1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Trung lập, 4: Đồng ý và 5: Hoàn toàn đồng ý). Nhóm 1: Con người gồm có 5 biến quan sát. Nhóm 2: Quy chế, quy trình nghiệp vụ có 5 biến quan sát. Nhóm 3: Hệ thống có 5 biến quan sát. Nhóm 4: Tác động bên ngoài có 5 biến quan sát. Để phân tích nhân tố khám phá EFA, ta cần rút trích các nhân tố. Cụ thể:

Để rút trích những nhân tố tạo thành ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị, cần dựa vào các tiêu chuẩn sau:

 Fator Loading > 0,5

 0,5 < KMO < 1

 Kiểm định Barlett có Sig < 0,05

 Phương sai trích Total Varicance Explained > 50%

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Kết quả phân tích EFA được thể hiện ở bảng 5,bảng 6, bảng 7 phụ lục 2 như sau:

Hệ số KMO bằng 0,73 (lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1) và trong kiểm định Bartlett’s Test ta có giá trị Sig. bằng 0,00 (nhỏ hơn 0,05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan trong tổng thể, thỏa mãn hai điều kiện trên thì có thể tiến hành phân tích nhân tố EFA với dữ liệu thu thập được.

Có 4 yếu tố được trích từ thang đo, các yếu tố này đều có giá trị Eigenvalue>1, chứng tỏ các yếu tố được trích có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc và được giữ lại mô hình. Tổng phương sai trích bằng 59,59% (lớn hơn 50%) nên việc phân tích là thích hợp.

Bảng 2.11: Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tại AgirbankCN tỉnh Quảng Trị

Nhóm nhân tố-Phương sai trích Kí hiệu tên biến Hệ số tải nhân tố

Con người (13,23%)

CN2 0,77

CN4 0,74

CN1 0,70

CN3 0,70

CN5 0,69

Quy chế, quy trình nghiệp vụ (14,21%)

QT2 0,79

QT4 0,79

QT5 0,75

QT1 0,71

QT3 0,71

Hệ thống (15,18%)

HT1 0,82

HT2 0,78

HT3 0,75

HT4 0,75

HT5 0,73

Tác động bên ngoài (16,96%)

BN5 0,89

BN4 0,88

BN3 0,79

BN1 0,76

BN2 0,74

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhân tố 1: Con người

Con người có phần trăm biến động thấp nhất với 13,23%, hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,77. Nhóm này gồm có 5 biến quan sát và hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 chứng tỏ thang đo đạt hội tụ và phân biệt trong nhóm nhân tố này. Các biến quan sát bao gồm: “Cán bộ nhân viên Agribank ở các bộ phận khác nhau có ý thực hợp tác cao”, “Agribank có chính sách đãi ngộ tốt nhằm thúc đẩy nhân viên phát huy khả năng, hạn chế gian lận nội bộ”, “Agribank có các chính sách kỷ luật thích đáng đối với các cán bộ nhân viên không tuân thủ quy trình nghiệp vụ, gây tổn thất về tài sản và uy tín của ngân hàng”, “Agribank thuờng xuyên có các chuơng trình đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, kĩ năng mềm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên”, “Ít xảy ra các truờng hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp ở Agribank”.

Nhân tố 2:Quy chế, quy trình nghiệp vụ

Quy chế, quy trình nghiệp vụ có phần trăm biến động cao hơn sau nhân tố con người với 14,21%, hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,80. Nhóm này gồm có 5 biến quan sát và hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 chứng tỏ thang đo đạt hội tụ và phân biệt trong nhóm nhân tố này. Các biến quan sát bao gồm: “Tất cả các sản phẩm dịch vụ của Agribank đều có văn bản hướng dẫn đầy đủ”, “Văn bản quy định nội bộ được ban hành kịp thời, đồng bộ”, “Văn bản, quy chế quy trình nghiệp vụ phù hợp với quy định của pháp luật”, “Các văn bản hướng dẫn rõ ràng, hợp lý, ít có hiện tượng hiểu lầm, chồng chéo trong quá trình thực hiện nghiệp vụ”, “Văn bản quy định nội bộ thiết kế đầy đủ các chốt kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ”

Nhân tố 3:Hệ thống

Hệ thống có phần trăm biến động cao hơn tiếp theo nhân tố quy chế, quy trình nghiệp vụ với 15,18%. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này bằng 0,83.

Nhóm này gồm có 5 biến quan sát và hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 chứng tỏ thang đo đạt hội tụ và phân biệt trong nhóm nhân tố này. Các biến quan sát bao gồm: “Hệ thống cơ sở hạ tầng kiên cố, an toàn, kịp thời khắc phục khi có hỏng

Trường Đại học Kinh tế Huế

ứng đuợc yêu cầu công việc”, “Agribank chú trọng đến công tác bảo trì bảo duỡng, khắc phục lỗi hệ thống phần cứng nhanh chóng”, “Hệ thống bảo mật thông tin an toàn, ít xảy ra lỗi”, “Hệ thống ATM hiện đại, ít sai sót”.

Nhân tố 4: Tác động bên ngoài

Hệ thống có phần trăm biến động lớn nhất trong 4 nhân tố với 16,96%. Hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố này bằng 0,87. Nhóm này gồm có 5 biến quan sát và hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 chứng tỏ thang đo đạt hội tụ và phân biệt trong nhóm nhân tố này. Các biến quan sát bao gồm: “Agribank thường xuyên cẩn trọng, cảnh giác với các hành động phá hoại an ninh hệ thống”, “Agribank thường nhanh chóng khống chế, giải quyết dứt điểm các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng”, “Agribank lựa chọn kĩ càng các đối tác cung cấp sản phẩm, dịch vụ,... để giảm thiểu sai sót”, “Agribank chú trọng an ninh nhằm hạn chế các trường hợp trộm cắp, phá hoại tài sản, phòng chóng cháy nổ, thiên tai”, “Agribank thường dự báo, có biện pháp phòng tránh các thay đổi trong chính sách của CP và NHNN cóảnh hưởng đến hoạt động của Agribank.”

2.3.3.4. Phân tích hồi quy

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tíchtương quan, cần tiến hành phân tích hồi quy để đo lường xem mức độ tác động của các giá trị trung bình các nhân tố trên đến công tác quả trị rủi ro hoạt động thông qua biến “ĐGC”.

Khi phân tích hồi quy, sử dụng các biến đại diện-giá trị trung bình của các biến trong một nhân tố để chạy mô hình hồi quy. Mô hình hồi quy có dạng như sau:

ĐGC=Const+β1.CN+β2.QT+β3.HT+β4.BN

Trong đó: ĐGC là biến phụ thuộc được giải thích bởi 4 biến độc lập CN, QT, HT. Cụthể:

-ĐGC: Đánh giá chung vềcông tác quản trịrủi ro tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị - CN: Con người, QT: Quy trình; HT:Hệthống; BN: Bên ngoài.

- β1, β2, β3, β4: hệsốhồi quy - Const: Hằng số

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết quả phân tích bảng 2.12 cho thấy: Hệ số R2 bằng 0,51 tức là biến độc lập giải thích được 51% sự biến thiên của công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị, giá trị này tương đối cao (lớn hơn 50%) nên có thể khẳng định mô hình phù hợp với tập dữ liệu mẫu. Kết quả kiểm định Dubin-Watson cho trị số 1,97 gần bằng 2, chứng tỏ không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

Bảng 2.12: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro hoạt động tại AgribankCN tỉnh Quảng Trị

Nhân tố

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩ

n hóa T Sig.

Tương quan Thống kê đa cộng tuyến

B Std.

Error Beta Partial Part Toler

ance VIF

Constant 0,21 0,39 0,53 0,60

CN 0,10 0,06 0,10 1,70 0,09 0,14 0,10 0,97 1,04

QT 0,14 0,05 0,39 6,74 0,00 0,49 0,39 1,00 1,00

HT 0,49 0,05 0,22 3,65 0,00 0,29 0,21 0,96 1,04

BN 0,29 0,04 0,51 8,58 0,00 0,58 0,50 0,95 1,06

R 0,71

R2hiệu chỉnh 0,51

Durbin-Watson 1,97

Sig. ANOVA 0,00

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu) Kiểm định F sử dụng trong phân tích nhân tố ANOVA là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Kết quả trong bảng trên cho thấy giá trị Sig. bằng 0,00 (nhỏ hơn 0,05) chứng tỏ rằng mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho tổng thể.

Giá trị Sig. của ba biến độc lập “QT”, “HT”, “BN” đều nhỏ hơn 0,05 (với độ tin cậy 95% thì Sig. nhỏ hơn 5% là có ý nghĩa), riêng sig của biến “CN” bằng 0,09

Trường Đại học Kinh tế Huế

có ý nghĩa. Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy. Với kết quả như trên, mô hình hồi quy được viết lại dựa trên hệ số Beta đãđược chuẩn hóa:

ĐGC= 0,10.CN+0,39.QT+0,22.HT+0,51.BN

Trong đó: ĐGC là biến phụ thuộc được giải thích bởi 4 biến độc lập CN, QT, HT. Cụthể:

-ĐGC: Đánh giá chung vềcông tác quản trị rủi ro tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị

- CN: Con người, QT: Quy trình; HT:Hệthống; BN: Bên ngoài.

Kiểm định giả thuyết

Giả thuyết H1: Nhân tố “Con người” có mối quan hệ đồng biến công tácquản trị rủi ro hoạt động tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị

Từ mô hình hồi quy ta có: Khi nhân tố “Con người” tăng 1 đơn vị thì chất lượng dịch vụ tăng lên 0,10 đơn vị. Trong kiểm định, giá trị Sig. bằng 0,09 (nhỏ hơn 0,1) nên ta chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy với mức ý nghĩa 10% ta khẳng định rằng khi quản trị tốt nhân tố con người thì hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị càng cao.

Giả thuyết H1: Nhân tố “Quy chế, quy trình nghiệp vụ” có mối quan hệ đồngbiến công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị

Từ mô hình hồi quy ta có: Khi nhân tố “Quy chế, quy trình nghiệp vụ” tăng 1 đơn vị thì chất lượng dịch vụ tăng lên 0,39 đơn vị. Trong kiểm định, giá trị Sig.

bằng 0,00 (nhỏ hơn0,05) nên ta chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy với mức ý nghĩa 5% ta khẳng định rằng khi quản trị tốt nhân tố “Quy chế, quy trình nghiệp vụ” thì hiệu quả công tác quản trị rủi ro hoạt động của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị càng cao.

Giả thuyết H1: Nhân tố “Hệ thống” có mối quan hệ đồng biến công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Trị

Từ mô hình hồi quy ta có: Khi nhân tố “Hệ thống” tăng 1 đơn vị thì chất lượng dịch vụ tăng lên 0,22 đơn vị. Trong kiểm định, giá trị Sig. bằng 0,00 (nhỏ

Trường Đại học Kinh tế Huế