• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI

2.1. Khái quát về Agribank CN tỉnh Quảng Trị

2.2.4. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị

- Quyết định số 102/QĐ-HĐTV-KTNB ngày 12/2/2014 của Chủ tịch Hội đồng thành viên về “Ban hành quy chế kiểm soát nội bộ của Agribank”. Yêu cầu đặt ra trong quy chế này đó là các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của Agribank phải được đo lường, đánh giá thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản lýrủi ro thích hợp. Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ không tách rời các hoạt động hàng ngày của Agribank.Kiểm soát nội bộ được thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ tại tất cả các đơn vị, bộ phận của Agribank.

- Quyết định số 491/QĐ-NHNN ngày 17/3/2014 của Thống đốc NHNN về việc “Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soátAgribank”.

2.2.4. Thực trạngquản trị rủi ro hoạt động tạiAgribank CN tỉnh Quảng Trị

+ Tại các bộ phận tham gia hạch toán kế toán: Chỉ thực hiện giao dịch sau khi hồ sơ, chứng từ đãđược kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp; việc nhận biết tiền thật, tiền giả trong quá trình kiểm đếm, những hiện tượng lừa đảo như giả mạo chữ ký, mẫu dấu, giả mạo hồ sơluôn được cảnh báo và phổ biến đến toàn thể cán bộ;

những khách hàng có dấu hiệu rửa tiền thông qua các giao dịch chuyển và nhận tiền với khối lượng giao dịch lớn là những đối tượng khách hàng mà CN đưa vào diện cảnh giác cao trong quá trình tác nghiệp.Quán triệt và nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc kiểm soát các giao dịch, không thực hiện kiểm soát giao dịch khống, tránh trường hợp để lộ User cũng như mật khẩu cho người khác…

+ Tại bộ phận tín dụng: Các khách hàng vay vốn tạinhiều tổ chức tín dụng, trả nợ không đúng thời gian quy định, cung cấp báo cáo tài chính không đúng, sử dụng vốn sai mục đích,đặc biệt là các khách hàng vay vốn trong lĩnh vực thương mại dịch vụ với thời hạn vay ngắn và luân chuyển vốn nhanh khó kiểm soát… là những đối tượng khách hàng thuộc diện hạn chế cho vay, được theo dõi thường xuyên và tăng cường các biện pháp thu hồi vốn ngay khi có thể nhằm hạn chế rủi ro. Thông qua kiểm tra, đối chiếu trực tiếp với khách hàng để phát hiện và ngăn chặn tình trạngcho vay đảo nợ, vay ké của khách hàng,cán bộ tín dụngcấu kết với khách hàng nâng giá trị hàng hóa, tài sản đảm bảo lên nhằm mục đích chiếm đoạt vốn, thu tiền của khách hàng nhưng khôngnộp vào quỹ…

+ Tại bộ phận phát hành và quản lý thẻ: Lắp đặt camera giám sát tại các máy ATM, tăng cường công tác bảo vệ tại các điểm đặt máy ATM; chủ động kiểm tra, rà soát các giao dịch phát sinh tại các đơn vị chấp nhận thẻ như số lượng phát sinh nhiều, liên tục trong khoảng thời gian ngắn bằng nhiều thẻ khác nhau, doanh số của đơn vị chấp nhận thẻ tăng đột biến…

- Dấu hiệu rủi ro liên quan đến quá trình tác nghiệp: Đây là nhóm dấu hiệu rủi ro có tần suất xảy ra lớn nhất. Những sai sót này xảy ra trong quá trình xử lý công việc liên quan đến tất cả các bộ phận nghiệp vụ và rất khó có thể đo lường. Hiện tượng đăng ký sai thông tin khách hàng, chữ ký và mẫu dấu của khách hàng đãđăng ký thay đổi nhưng chưa cập nhật trên hệ thống; chứng từ và bảng kê phân loại tiền

Trường Đại học Kinh tế Huế

thiếu chữ ký của khách hàng cũng như của cán bộ ngân hàng; lập lệnh chuyển tiền sai so với yêu cầu của khách hàng (sai số tiền, sai ngân hàng thụ hưởng, sai tên và tài khoản người thụ hưởng…); mở sổ tiết kiệm sai kỳ hạn, đăng ký sai lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay…Tuy không thể thống kê đầy đủ, nhưng đây là nhữngdấu hiệu rủi ro thường gặp nhất trong quá trình tác nghiệp tại chi nhánh.

- Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến tính tuân thủ trong quá trình tác nghiệp:

Tuân thủ là hành động thực hiệntheo các yêu cầu điều chỉnh mọi mặt về tổ chức và hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy mà việc không tuân thủ các quy định tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như có thể bị phạt theo quy định của pháp luật, hoặc gây tổn thất về tài chính và gây mất uy tín của ngân hàng. Trong quá trình tác nghiệp, tính tuân thủ được đặt lên hàng đầu. Những dấu hiệu rủi ro về tính không tuân thủ đó là việc cán bộ bỏ qua một số khâu trong quy trình nghiệp vụ như hạch toán vào hệ thống trước khi kiểm đếm tiền khách hàng nộp vào, chi tiền cho khách hàng trước khi thực hiện giao dịch trên hệ thống IPCAS, giao User và mật khẩu cho người khác, kiểm soát giao dịch khi chưa có chứng từ của khách hàng, cán bộ tín dụng không kiểm tra đối chiếu nợ vay, bỏ qua trình cấp tín dụng, giải ngân khi hồ sơ chưa hoàn thành …

- Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến chính sách,sự kiệnbên ngoài: Nhóm dấu hiệu rủi ro này được xác định đó là những rủi ro liên quan đến cơ chế chính sách của nhà nước như sự thay đổi về thay đổi giá cả các mặt hàng làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp;thiên tai, hỏa hoạn… đây là nhóm rủi ro rất khó dự đoán và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của đơn vị. Là ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp như cà phê, cao su, tôm, chăn nuôi gia súc gia cầmlà lĩnh vực rất nhạy cảm với sự biến động của giá cả thị trường. Do vậy, khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính hoặc gặp rủi ro do thiên tai thì Agribank CN tỉnh Quảng Trị cũng gặp rất nhiều khó khăn, phải thực hiện cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, giãn nợ, thậm chí không thu hồi đủ vốn khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính hoặc phá sản.

- Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến công tác tổ chức cán bộ:để hạn chế nhóm rủi ro này, hàng năm CNđã thực hiện rà soát, đánh giá cơ cấu tổ chức cán bộ tại các

Trường Đại học Kinh tế Huế

cán bộ để định hướng đào tạo, bố trí cán bộ thông qua đó phát hiện những rủi ro có thể xảy ra do sựlạm quyền,biến chất của một số cán bộ.

2.2.4.2. Kiểmsoát rủi ro hoạt độngvà báo cáo rủi ro hoạt động

* Kiểm soát rủi ro hoạt động

- Hệ thống kiểm soát nội bộ là một yếu tố mang tính sống còn đối với các ngân hàng thương mại. Đây là hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình, quyđịnh nội bộ, cơ cấu tổ chức, được thiết lập để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, nó cũng đảm bảo mọi cán bộ nhân viên đều phải tuân thủ các chính sách, các quy định nội bộ.Quá trình kiểm soát rủi ro tại chi nhánhchủ yếu dựa vào giới hạn rủi ro vàủy nhiệm. Đó là việc quy định các giới hạn về quyền được giao dịch, quyền phán quyết, giới hạn về hạn mức giao dịch, giới hạn tiền mặt… đồng thời, thông qua ủy nhiệm nhằm mục đích tản quyền trong các quy trình đưa ra quyết định, thực hiện đúng những tiêu chuẩn về giới hạn ủy quyền theo quy định của Agribank.

- Thực hiện quy trình giao dịch một cửa theo Quyết định số 149/QĐ-HĐTV-TCKT ngày 28/2/2014 của Chủ tịch Hội đồng thành viên, CN đã ban hành Quyết định số 265/QĐ/NHNo-KTNQ ngày 31/3/2014 về việc tổ chức quầy giao dịch với khách hàng. Theo quy định, mỗiCN phải bố trí thực hiện một quầy giao dịch loại 1, quầy giao dịch loại 2 tùy thuộc vào nhân sự của các CN, hướng tới sựthuận tiệnvà bảo đảm an toàn cho ngân hàng và cho khách hàng trong giao dịch. Các hạn mức giao dịch và hạn mức tiền mặt được cấp theo năng lực của từng cá nhân, quầy giao dịch loại 2 hạn mức giao dịch tiền mặt tối đa không quá 1tỷ đồng.

- Việc phân quyền trên hệ thống được thực hiện theo đúngchức năng của từng phòng ban nghiệp vụ và cũng theo năng lực và nhiệm vụ được phân công của từng cá nhân. PhòngĐiện toán tại chi nhánh được giao trách nhiệm quản lý các User và cấp quyền giao dịch trên hệ thống, việc thay đổi, bổ sung các menu nghiệp vụ của các cá nhân phải được lãnhđạo phòng xác nhận và phải được sự đồng ý của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc CN thực hiện theo Quyết định số 527/QĐ-NHNo-CNTT của Tổng giám đốc Agribank.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Xác định được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, Agribank CN tỉnh Quảng Trị luôn thực hiện đúng các quy định nội bộ của Agribank. Bố trí đội ngũ cán bộ có năng lực và đạo đức thực hiện kiểm soát các giao dịch trên từng phân hệ nghiệp vụ, thành lập bộ phận Hậu kiểm thuộc Phòng Kế toán thực hiện nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ các giao dịch hạch toán lẫn giao dịch không hạch toán, xây dựng chương trình kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất của Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ.

- Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Agribank, xây dựng các chính sách phù hợp với thực tiễn của đơn vị, như ban hành Quyết định số 256/QĐ/NHNo-TCCB về việc phân công cán bộ quản trị hệ thống IPCAS, Quyết định số 257/QĐ/NHNo-TCCB về việc phân công cán bộ quản lý, đăng ký hạn mức giao dịch trên hệ thống, quyết định về việc tổ chức quầy giao dịch khách hàng, các quyết định phân công nhiệm vụ trong Ban Giám đốc, quyết định ủy quyền trong giao dịch cho các Phó Giám đốc phụ trách…

- Quy trình quản lý rủi ro được thực hiện từ trên xuống thông qua chỉ đạo chung, những mục tiêu định hướng đã được Giám đốc phê duyệt mà các phòng nghiệp vụ phải thực hiện. Việc theo dõi báo cáo rủi ro mang tính từ dưới lên, bắt đầu từ các giao dịch và kết thúc là rủi ro và thu nhập tổng thể của chi nhánh.

- Việc kiểm soát rủi ro được thực hiện trước, trong và sau khi kết thúc giao dịch.

Giao dịch viên là người đầu tiên chịu trách nhiệm nhận diện và kiểm soát rủi ro, ngay từ khâu nhận hồ sơ, chứng từ của khách hàng đến khi kết thúc giao dịch và chuyển chứng từ cho Bộ phận Hậu kiểm. Trong quá trình tác nghiệp, nếu phát hiện có dấu hiệu đáng ngờ hoặc hành vi gian lận phải báo ngay cho trưởng phòng hoặc phó phòng.

Tại mỗi phòng nghiệp vụ, trong mỗi nghiệp vụ đều bố trí các kiểm soát viên là trưởng hoặc phó phòng trực tiếpgiám sát, kiểm soát và ký duyệt trên hồ sơ, chứng từ.

Đây là đội ngũ lãnhđạo có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, hiểu rõ quy trình nghiệp vụ nên đã hạn chế đáng kể những rủi ro có nguyên nhân từ sai quy trình, sai nghiệp vụ tại chi nhánh. Đồng thời, các kiểm soát viên phải có trách nhiệm chỉ đạo và phối hợp với giao dịch viên trong việc tìm nguyên nhân và khắc phục sự cố xảy ra, báo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giao dịch viên

Hậu kiểm viên

Thủ kho lưu

Tổ trưởng hậu kiểm Sắp xếp, chấm chích,

đánh số hồ sơ

Kiểmsoát viên

Giám đốc /Phó giám đốc

Phòng Kiểm tra, Kiểm soát

Đồn g ý

Đồng ý Không đồng ý

Không đồng ý

Phê duyệt -Tiếp nhận hồ

sơ.

-Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp.

-Xử lý giao

Kiểm tra hồ sơ Kiểm tra

Lập báo cáo

Lập báo cáo

-Kiểm tra -Kết luận, kiến nghị

(Nguồn:Quyết định số 2406/QĐ/NHNo-TCKT ngày 29/12/2009)

Đầu ngày làm việc tiếp theo, bộ phận Hậu kiểm tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ chứng từ mà giao dịch viên đã bàn giao. Báo cáo ngay cho tổ trưởng hậukiểm hoặc trưởng phòng nếu phát hiện các giao dịch đáng ngờ, bất thường để kiểm travà xử lý.Trong quá trình hậu kiểm, thực hiện kiểm tra tính tuân thủviệc chấp hành các quy định của giao dịch viên, đối chiếu tối thiểu 10% chữ ký và mẫu dấu của khách

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phòng Kiểm tra kiểm soát là chốt chặn kiểm tra cuối cùng tạiCN. Hàng năm, căn cứ vào đề cương của Agribankvà kế hoạch hoạt động kinh doanh của chi nhánh để lập các đề cương, các chương trình kiểm tra định kỳ cũng như độtxuấttại các chi nhánh. Thực hiện kiểm tratoàn bộhoạt động tạiCN, cơ sở thiết kếnội dungkiểm tra chủ yếudựa vào tính tuân thủcác quy trình nghiệp vụ.

Trong những năm qua, Phòng Kiểm tra kiểm soát đã làmđầu mối cho rất nhiều cuộc kiểm tra của các đơn vị kiểm toán, thanh traNHNN,cơ quanthuế… đồng thời, thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại các CN trong toàn tỉnh, qua kiểm tra đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót xảy ra tại CN, kiến nghị các giải pháp xử lý, góp phần không nhỏ vào công tác quản trị rủi ro tạiCN.

Bảng 2.6.Thống kê các cuộc kiểmtra từ năm 2014–2016 tại AgribankCN Quảng Trị

Đơn vị tính:cuộc Đơn vị thực hiện Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Kiểm toán nội bộ 1

Văn phòngđại diện miền Trung 1 1 2

NHNN tỉnh Quảng Trị 2 4 3

Agribank tỉnh Quảng Trị 15 21 20

(Nguồn:Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ AgribankCN tỉnh Quảng Trị) Ngoài ra, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ còn thực hiện chức năng giám sát từ xa, kiểm tra trực tiếp đối với các giao dịch bất thường và các giao dịch đáng ngờ trực tiếp để kịp thời ngăn chặn, phát hiện và có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, chức năng này đến nay vẫn chưa phát huy được hiệu quả nên chưa có tác dụng ngăn ngừa rủi ro, các sai sót chủ yếu được phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm tra định kỳ.

* Báo cáo rủi ro hoạt động

- Báo cáo được thực hiện theo quy trình từ dưới lên, từ nhân viên cho đến cán bộ quản lý. Tuy nhiên, chương trình để thực hiện báo cáo vẫn còn hạn chế, các báo cáo về sai sót được phát hiện trong quá trình hậu kiểm được thực hiện trên hệ thống

Trường Đại học Kinh tế Huế

kỳ và đột xuất của Phòng Kiểm tra kiểm soátnội bộ chủ yếu thực hiện bằng phương pháp thủ công trên cơ sở tập hợp, thống kê các dữ liệu, các nghiệp vụ sai sót phát sinh trong quá trình kiểm tra.

- Với quy trình kiểm soát rủi ro khá chặt chẽ như vậy, AgribankCN tỉnh Quảng Trị đã bước đầu xây dựng cho mình một “văn hóa” về quản lý rủi ro, tạo ra bước chuyển biến trong nhận thức của cán bộ về quản lý rủi ro trong mỗi quy trình nghiệp vụ.Tuy nhiên, chỉ quy trình vẫn chưa đủ, nhân tố con người để vận hành quy trìnhđó một cách thông suốt và hiệu quả mới thật sự quan trọng.

2.2.4.3. Một số dấu hiệu rủi ro hoạt động đã xảy ra tạiAgribank CN tỉnh Quảng Trị Những năm gần đây, tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn các dấu hiệu rủi ro hoạt động. Đã xảy ra một số trường hợp liên quan đến gian lận cả bên ngoài lẫnbên trong nội bộ, vi phạm nội quy, quy định, rủi ro do các sự kiện bên ngoài như chính sách, thiên tai. Đó là:

- Thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý tổ vay vốn, không tuân thủ chế độ thẩm định,thiếukiểm tra đối chiếu nợ vay của tổ để cho tổ trưởng vay ké và chiếm dụng lãi của tổ viên.

- Không tuân thủ quy trình thẩm định, tham mưu không tốt trong quá trình giải ngân vốn vay, dẫn đến nợ xấu tăng cao.

- Vay ké của khách hàng trong các quan hệ giao dịch vay vốn và mượn tiền của khách hàng tiền gửi.

- Lợi dụng cương vị công tác để chiếm dụng tiền, thu nợ gốc và lãi của khách hàng nhưng không nộp vào quỹ ngân hàng.

- Thu tiền bán bảo hiểm bảo an tín dụng nhưng không nộp kịp thời vào quỹ ngân hàng.

- Năm 2014, giá cà phê xuất khẩu giảm nhanh từ 5.511USD/tấn xuống 3.130 USD/tấn làm cho doanh nghiệp kinh doanh cà phê thua lỗ, dẫn đến với nợ xấu tại chi nhánh gia tăng; do ảnh hưởng bão lụt làm cho diện tích lớn cao su bị đổ gãy;

nhiều diện tích tiêu, sắn, màu, thủy sản bị thiệt hại... đã gây thiệt hại lớn đến nguồn vốn của ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế